Báo cáo Tình hình công tác tài chính, kế toán tại công ty Xây dựng Số 1 Hà Nội

Mục lục

 

 

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY 1

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1

1. Kết quả hoạt động 1

2. Chức năng , nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2

3. Quy trình xây dựng 2

Sơ đồ quy trình tổ chức xây lắp 2

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY. 3

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 5

1. Tình hình tài chính của công ty 5

2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty 5

3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty: 6

4. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 7

5. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty 12

6. Tổ chức công tác kế toán tính giá thành tại công ty 13

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 14

I. NHẬN XÉT CHUNG 14

1. Những ưu điểm: 14

2. Những tồn tại: 14

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 14

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tình hình công tác tài chính, kế toán tại công ty Xây dựng Số 1 Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong những năm gần đây, khi cơ chế nền kinh tế thị trường ra đời, đặc biệt ngành xây dựng cơ bản- một ngành sản xuất vật chất- cho toàn xã hội đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để kinh doanh có hiệu quả, cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp phải biết tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và có được lợi nhuận. Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Hạch toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí giá thành, góp phần quản lý tài sản vật tư, lao động và tiền vốn của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, qua quá trình thực tập tại Công ty Xây dựng Số 1 Hà Nội, được sự giúp đỡ của các cán bộ Phòng Tài vụ cũng như sự chỉ bảo tận tình của thầy Lê Thế Tường, em viết báo cáo thực tập này. Nội dung báo cáo gồm 3 chương: Chương 1 : Giới thiệu chung về Công ty Xây dựng số 1 Chương 2 : Tình hình công tác tài chính, kế toán tại công ty Chương 3 : Nhận xét chung và một số phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty Xây dựng số 1 tiền thân là Công ty Kiến trúc Phương Nam Hà Nội, được thành lập ngày 5/8/1958 trực thuộc Bộ Kiến Trúc. Ngày 18/3/1977 công ty chính thức đổi tên là Công ty Xây dựng số 1 trực thuộc Bộ Xây dựng. Để phục vụ công tác xây dựng ngày càng phát triển của Thủ Đô, ngày 31/8/1983, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội được thành lập và từ đó cho đến nay Công ty Xây dựng số 1 chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, công ty có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, ngân hàng Công Thương Ba Đình Hà Nội, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế : Contruction Company No (CC1) Trụ sở chính : 59 Quang Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội Từ khi thành lập đến nay, công ty đã thi công và bàn giao nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có giá trị cao, đúng tiến độ. Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường, đóng góp một phần không nhỏ cho Ngân sách Nhà Nước, nâng cao đời sống cho người lao động. 1. Kết quả hoạt động Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong 2 năm gần đây (đơn vị tính:1000 đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 Số tiền Tốc độ tăng(%) 1 Tổng doanh thu 185.222.099 287.234.428 102.012.329 55,08 2 Giá vốn hàng bán 177.114.952 271.257.325 94.142.373 53,15 3 Chi phí quản lý DN 3.443.985 5.951.526 2.507.541 72,81 4 Thu nhập hoạt động TC 187.934 334.511 146.577 77,99 5 Chi phí hoạt động TC 2.531.445 5.255.662 2.724.217 107,62 6 Tổng LN trước thuế 1.747.142 3.844.156 2.097.014 120,03 7 LN sau thuế 1.342.896 2.614.026 1.271.130 94,66 Nhận xét: + Qua bảng trên ta thấy doanh thu của năm sau cao hơn năm trước. Đạt được ở mức độ cao, tổng doanh thu của năm 2002 so với năm 2001 tăng lên 55,08% tương ứng với số tiền là 102.012.329.000 đồng +Giá vốn hàng bán năm 2002 so với năm 2001 tăng lên 53,15% tương ứng với số tiền là 94.142.373.000 +Thu nhập hoạt động tài chính năm 2002 so với 2001 tăng 77,99 tương ứng với số tiền 146,177 *đạt được kết quả này đó là do sự cố gắng không ngừng hoành thiện. Hoat động sản xuất kinh doanh cuả công ty ngày càng phát triển và ổn định, bởi vậy công ty đạt đựơc những thành tích rất đáng tự hào. 2. Chức năng , nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Công ty hoạt động kinh doanh xây dựng theo quy hoạch, phát triển của tổng công ty và bộ xây dựng,cụ thể là: +đầu tư kinh doanh phát triển nhà, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng. +tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, các công trình kỹ thuật hạ tầng. Lập dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế tổng dự toán,giám sát thi công. 3. Quy trình xây dựng SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TỔ CHỨC XÂY LẮP Mua vật tư, bố trí nhân công Nhận thầu Tổ chức thi công xây lắp công trình Nghiệm thu bàn giao công trình Thanh toán Lập kế hoạch thi công II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY. Công ty Xây dựng số 1 là công ty lớn trong ngành xây dựng, chính vì vậy quy mô của công ty cũng tương ứng với khả năng hoạt động của mình. Do đặc điểm sản xuất của ngành, của sản phẩm xây dựng nói chung và đặc điểm của công ty nói riêng nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý được tổ chức theo sơ đồ sau Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất ở công ty GIÁM ĐỐC CÔNG TY Kế toán trưởng Phó giám đốc Phó giám đốc KHTT Phó giám đốc KTTCCĐ Phòng tài vụ Phòng tổ chức LĐTL-HC- Y tế Phòng kế hoạch tiếp thị Phòng kỹ thuật thi công Các đơn vị trực thuộc Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Bộ máy của công ty gồm: Ban giám đốc: Giám đốc công ty 3 Phó giám đốc : Phó giám đốc kinh tế, Phó giám đốc kế hoạch, Phó giám đốc kỹ thuật thi công mỗi phòng ban có chức năng riêng biệt, song đều có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. Phòng Tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản, tham mưu tài chính cho giám đốc, phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty, tổ chức công tác kế toán, giám sát, phân tích các hoạt động kinh tế, giúp giám đốc nắm bắt tình hình tài chính cụ thể của công ty. Phòng Tổ chức lao động tiền lương- Hành chính – Y tế: Có nhiệm vụ tham mưu cho cấp Đảng Uỷ, giám đốc công ty về các lĩnh vực xây dựng, phương án mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động, tiền lương, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các chính sách đối với người lao động Phòng Kế hoạch tiếp thị: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, ra kế hoạch để kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch, đồng thời tiếp cận thị trường tìm kiếm các dự án, tham gia đấu thầu các công trình. Phòng Kỹ thuật thi công: Có nhiệm vụ giám sát chất lượng, an toàn, tiến độ thi công các công trình của toàn công ty, tham gia nghiên cứu, tính toán các công trình đấu thầu, chủ trì, xem xét sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các phòng về các nghiệp vụ kỹ thuật với các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra công ty còn có các đơn vị trực thuộc: chịu sự lãnh đạo của các ban giám đốc công ty, dưới các đơn vị trực thuộc lại phân ra các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ lao động, tiền lương, an toàn, các đội sản xuất lại phân thành các tổ sản xuất chuyên môn như: tổ sắt… Đứng đầu các xí nghiệp là các giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 1. Tình hình tài chính của công ty + Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng Trong đó: - Vốn cố định 6.500.000.000 - Vốn lưu động 5.500.000.000 + Công ty hoạt động theo hình thức vốn góp, hặch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi. Để thực hiện bảo toàn vốn cho các cổ đông, tái sản xuất mở rộng và cổ tức năm sau cao hơn năm trước. 2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Là một đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, lên công ty áp dụng chế độ kế toán mới từ tháng 10/1994, theo dự thảo lần thứ tư của Vụ Chế độ Kế toán Bộ Tài chính. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán, tiến hành công tác kế toán theo hình thức nhật ký chung. Đối với phần hành kế toán hàng tồn kho, công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán vật tư- TSCĐ- kiêm thủ quỹ Kế toán công nợ, tính lương, BHXH Kế toán thanh toán NH chi tiền mặt Kế toán doanh thu vốn thuế Kế toán tổng hợp Bộ phận kế toán các xí nghiệp, các đội, ban chủ nhiệm công trình Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Phòng Kế toán công ty gồm 6 người và tổ chức theo cơ cấu sau: Đứng đầu là kế toán trưởng. Phòng tài vụ được đặt dưới sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của kế toán trưởng + Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính, kế toán cho công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi mặt hoạt động tài chính. + Kế toán vật tư TSCĐ kiêm thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, theo dõi các nghiệp vụ về TSCĐ của toàn công ty, cuối kỳ kiểm tra số liệu, đối chiếu, kiểm kê vật liệu, công cụ dụng cụ. + Kế toán thanh toán Ngân hàng, thu chi tiền mặt: Theo dõi các khoản thanh toán nội bộ, thanh toán các khoản có liên quan đến công nợ căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để viết phiếu thu chi. + Kế toán doanh thu, vốn, thuế: Căn cứ vào quyết toán được bên A chấp nhận hợp đồng để làm thủ tục thu vốn, hàng tháng kê khai thuế để làm nhiệm vụ với Nhà Nước, cuối quý tính doanh thu của đơn vị. + Kế toán công nợ tính lương, bảo hiểm xã hội: Kiểm tra,đối chiếu sổ sách với các đơn vị, tiến hành nhập số liệu phát sinh hàng tháng về công nợ với khách hàng để cuối kỳ lên báo cáo, tính lương và các khoản trích theo lương. + Kế toán tổng hợp : Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm , kết chuyển lãi lỗ. Kiểm tra báo cáo tài chính các đơn vị, kiểm tra sổ sách, đôn đốc việc lập báo cáo. 3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty: Chất lượng công tác hặch toán ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán sau này. chính vì vậy công ty luôn chấp hành đúng hệ thống chứng từ và sổ sách của Cục Thống kê. Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ chi tiết Sổ cái tài khoản Bảng chi tiết số phát sinh Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính *Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu 4. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 4.1 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp Trong ngành xây dựng nói chung và ở công ty Xây dựng số 1 nói riêng, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm 60-70% trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, việcc tập hợp chính xác và đầy đủ chi phí NVL có tầm quan trọng trong việc xác định tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo chính xác của giá thành công trình. Nguyên liệu chính của công ty gồm: xi măng, gạch, cát sỏi, sắt thép… Vật liệu phụ: gỗ, ván, sơn, đinh, khuôn, giàn giáo, cốt pha… Công ty hặch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Từ bảng tổng hợp xuất vật tư của xí nghiệp, kế toán của công ty theo định khoản: Nợ TK 621 : 9.865.117.091 Nợ TK 133 : 986.511.709 Có TK 152 : 10.851.628.800 .Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: Tiền lương công nhân trong danh sách Tiền lương công nhân thuê ngoài Các khoản trích BHYT,BHXH, kinh phí công đoàn Đối với công nhân viên chức trong danh sách tỷ lệ trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn ở công ty là 25% trong đó 6% khấu trừ vào lương của CNV, còn 19% tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. 15% BHXH, 2% BHYT tính trên tổng tiền lương cơ bản. 2% KPCĐ tính trên tổng tiền lương trong toàn doanh nghiệp ( bao gồm cả trong biên chế và ngoài biên chế ) Từ bảng phân bổ lương và bảng phân tích lương, kế toán định khoản: (1) Nợ TK 622 : 45.233.000 Có TK 334 : 45.233.000 Sct: Công nhân trong biên chế: 15.450.000 Công nhân ngoài biên chế: 29.783.000 Căn cứ biểu trích BHXH kế toán định khoản: Nợ TK 622 : 3.531.160 Có TK 338 : 3.531.160 Chi tiết TK 3382 : 904.660 TK 338.3 : 2.317.500 TK 338.4 : 309.000 4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí máy thi công là loại chi phí đặc thù trong lĩnh vực sản xuất xây lắp, chi phí này bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công nhằm hoàn thành khối lượng công tác xây lắp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công… Hiện nay máy móc thiết bị công ty bao gồm hai loại : một loại đi thuê, còn một loại thuộc quyền quản lý công ty sử dụng. + Đối với loại máy thi công thuộc quyền công ty quản lý sử dụng hàng tháng trích khấu hao cho từng loại máy. Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng. Máy thi công sử dụng cho công trình nào thì tập hợp chi phí riêng cho công trình đó. Dựa trên sổ theo dõi trích khấu hao máy thi công kế toán định khoản: Nợ TK 623 : 8.064.000 Có TK 214 : 8.064.000 Đồng thời ghi Nợ TK 009 : 8.064.000 Đối với nhân công sử dụng máy, quy trình kế toán như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định vào chi phí sử dụng máy vào TK 623.1. Tổng số tiền lương cấp bậc để tính BHXH, BHYT : 6.450.000 kế toán định khoản Nợ TK 623.1 : 3.136.500 Có TK 334 : 2.000.000 Có TK 338 : 1.136.500 Sổ chi tiết : TK 338.2 : 129.000 TK 338.3 : 967.500 TK 338.4 : 40.000 Các chi phí khác vật liệu được tập hợp hặch toán như chi phí NVL trực tiếp, với các chi phí khác bằng tiền được hặch toán vào tài khoản 623.8 để tiện cho việc vào sổ chi tiết chi phí .Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí dùng để quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vi xí nghiệp, chi phí đó bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân viên quản lý + Chi phí vật liệu, công cụ , dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Chi phí nhân viên quản lý: chi phí này bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, làm thêm, phụ cấp, bảo hiểm. Hàng tháng chủ nhiệm công trình theo dõi thời gian lao động cho từng nhân viên trên bảng chấm công. Việc tính lương cho từng người sẽ dựa vào bảng phân bổ tiền lương. Căn cứ vào bảng chấm công, bảng tính lương theo hệ số và bảng phân bổ tiền lương Kế toán định khoản: Nợ TK 627.1 : 6.432.000 Có TK 334 : 6.432.000 Căn cứ biểu trích BHXH: Nợ TK 627.1 : 1.222.080 Có TK 338 : 1.222.080 Sổ chi tiết TK 338.2 : 128.640 TK 338.3 : 964.800 TK 338.4 : 128.640 +.Kế toán chi phí công cụ, dụng cụ, sản xuất chi phí này bao gồm chi phí vật liệu phụ xuất dùng để phục vụ sản xuất kế toán định khoản : Nợ TK: 627.3: chi phí dụng cụ sản xuất Có TK: 153: công cụ, dụng cụ VD: căn cứ vào phiếu xuất kho số 33. tháng 12.2002 xuất bạt dứa phục vụ vào công trình để che phủ, lót nền.trị giá 22.400.000 Nợ TK:627.3: 22.400.000 Có TK: 153: 22.400.000 Tất cả các số liệu xuất công cụ dụng cụ cho công trình được phản ánh vào sổ NKC Sổ cái TK có liên quan. +.Chi phí khấu hao tài sản cố định. TSCĐ trong doanh nghiệp được tính khấu hao phải xác định thời gian sử dụng của TSCĐ và phải đăng ký với cơ quan trực tiếp quản lý. Xi nghiệp tính khấu hao TSCĐ cho từng tháng caưn cứ vào bẳng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ mức trích của những TSCĐ mà mình quản lý. VD: trong tháng 12, công trình đường thạch phú thạch xuân có sử dụng một xe trộn bê tông trị giá 450.000.000, ước tính thời gian khấu hao hết TSCĐ này là 10 năm.Như vậy tiền khấu hao xe ô tô trong tháng 12 là: = 3.750.000 Kế toán định khoản: Nợ TK: 627.4: 3.750.000 Có TK: 214: 3.750.000 Tất cả các số liệu được phản ánh trên sổ NKC, sổ cái + Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí như tiền điện ,nước…phục vụ thi công. các khoản chi phí này đuề được phản ánh vào sổ kế hoạch tổng hợp, nhật ký, sô cái Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi: Nợ TK:627.7 Có TK: 111,112,141,331 VD: theo phiếu ghi số 73 ngày 31/12 công ty trả tiền điện thoại , số tiền là 1.650.000, kế toán ghi: Nợ TK:1.500.000 NợTK:150.000 Có TK: 1.650.000 +. Chi phí khác bằng tiền Chi phí khác bằng tiền là những chi phí về giao dịch tiếp khách, in ấn… các chi phí này thuộc công trình nào thì tập hợp công trình đó,số liệu được phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp theo định khoản: VD:định kỳ công ty trả tiền khám sức khoẻ cho cán bộ theo phiếu chi tiền mặt số 56 ngày 15/12/2002. số tiền:225.000đ, kế toán ghi theo định khoản Nợ TK:627.8: 225.000 Có TK:111: 225.000 *Tổng hợp chi phí sản xuất Sau khi đã tập hợp được chi phí theo khoản mục tính giá thành, bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sư dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Sau đó lên sổ tổng hợp chi phí hàng tháng avf kết chuyển toàn bộ chi phí đã tập hợp sang TK 154 chi phi sản xuất kinh doanh dở dang của từng công trình. Kế toán ghi theo định khoản: Nợ TK:154: 304.790.096 Có TK:621: 188.141.436 Có TK:622: 48.764.160 Có TK:623: 15.820.500 Có TK: 627: 52.064.000 5. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty Xuất phát từ đặc điểm của công trình xây dựng là có khối lượng giá trị lớn, thời gian thi công dài, phù hợp với yêu cầu quản lý và kỳ hạch toán nên kỳ tính giá thành của công ty được xác định vào cuối mỗi quý. Việc tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa bên A và công ty. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng khi hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế của từng công trình theo tỷ lệ dự toán . Cuối mỗi quý phongf kỹ thuật của công ty kiêm kê xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ cho tưng công việc cụ thể. Sau đó căn cứ vào đơn giá định mức tính ra giá trị dự toán sản phẩm đơang cuối kỳ. Ví dụ :đánh giá sản phẩm dở dang công trình Ngân Hàng Ngoại Thương Chi phí dở dang đầu kỳ: 2.577.488.164 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ :932.091.350 Chi phí NVLTT: 368.266.743 Chi phí NCTT : 52.470.000 CPSD máy thi công : 202.078.527 CP sản xuất chung : 309.276.080 Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ: 622.308.000 Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ : 350.000.000 = x 350.000.000 = 360.953.475 6. Tổ chức công tác kế toán tính giá thành tại công ty Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thanh flà công tác cuối cùng của quá trình tổng hợp chi phí sản xuất. Trên cơ sỏ các số liệu tông hợp về chi phí sản xuất, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang, đối với các khối lượng công việc xây lắp hoàn thành bàn giao theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Với các công trình chưa hoàn thành toàn bộ,nhưng được bàn giao theo từng giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, vẫn được tính giá thành và được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ: chi phí dở dang công trình đương thạch phú thạch xuân được tính : Chi phí dở dang đầu kỳ : 0 Chi phí phát sinh trong kỳ : Chi phí NVLTT: 188.141.436 Chi phí NCTT: 48.764.160 CPSD máy thi công TT: 15.820.500 CPSXC : 52.064.000 Chi phí dở dang cuối kỳ : 304.790.096 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN I. NHẬN XÉT CHUNG Qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng, em xin mạnh dạn đưa ra một số ưu điểm và những tồn tại cần hoàn thiện công tác ké toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty Xây dựng số 1 như sau 1. Những ưu điểm: Với hình thức kế toán “Nhật ký chung” phòng kế toán công ty đã tận dụng được những ưu điểm của nó là mẫu số đơn giản. phòng kế toán đã đưu máy vi tính vào phục vụ cho công tác kế toán, do vậy tuy công ty có quy mô lớn, số lượng các nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp song phòng kế toán vẫn bố trí gọn nhẹ, hợp lý, đáp ứng kịp thời ngững yêu cầu quản lý của ban giám đốc. Đánh giá là phòng chủ lực của công ty. 2. Những tồn tại: + Kế toán vật tư + tài sản cố định kiêm thủ quỹ là chưa đúng luật kế toán vì luật quy định thủ quỹ không kiêm kế toán . + Đối với kế toán NVL, công cụ, dụng cụ Việc nhập chứng từ xuất kho không được tiến hành một cách thường xuyên. thường vào cuối tháng mới nhận được chứng từ. Điều đó làm dồn khối lượng công tác vào cuối tháng,khiến cho việc theo dõi sổ sách không cập nhật, mâu thuẫn với hình thúc kê khai thường xuyên. Ngoài ra chi phí NVL, công cụ tiêu thức phân bổ không thống nhất. Lúc phân bổ theo số lần sử dụng, lúc phân bổ theo giá trị sản lượng. Do đó việc tính giá thành sản phẩm trong kỳ thiếu chính xác. II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. + Để gỉam bớt khối lượng công việc kế toán vào cuối tháng, cuối quý, để theo dõi cập nhật và chính xác thì việc xuống kho lấy chứng từ nhập xuất vật liệu cần tiến hành một cách thường xuyên hơn. Có như vây việc định khoản, nạp số liệu được cập nhật hơn. + Đối với VL sử dụng luân chuyển, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng, công ty cần thống nhất tiêu thúc phân bổ sẽ tránh được sự sai lệch giữa cách phân bổ. Đảm bảo giá thành đượctính toán một cách chính xác. tránh trường hợp tăng giảm chi phí trong kỳ . Mục lục KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập là cơ hội tốt nhất để mỗi sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sao cho nhuần nhuyễn, khoa học sáng tạo sẽ giúp cho mỗi sinh viên hiểu sâu hơn. Nhận biết được tầm quan trọng này, trong quá trình thực tập ở công ty Xây dựng số 1. Nhìn chung bộ máy kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nói riêng đã đáp ứng phần nào cho nhu cầu quản lý tại công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nên bài báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi sai xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng ban lãnh đạo công ty và các cán bộ phòng Tài vụ để bài báo cáo này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thế Tường và toàn thể ban lãnh đạo công ty cùng các cán bộ phòng Tài vụ công ty Xây dựng số 1 đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Hà Nội, ngày tháng năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình công tác tài chính, kế toán tại công ty Xây dựng Số 1 Hà Nội.doc