Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Công tác huy động vốn trong năm 2001 của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội đã đạt kết quả tốt. Ước tính đến cuối tháng 12 năm 2001 tổng nguồn vốn huy động quy VND đạt 3268 tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ năm 2000.

Trong đó:

Nguồn vốn VND tăng 24% và chiếm 19,73% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngoại tệ tăng 17% và chiếm tới 80,27% tổng nguồn vốn huy động.

Cụ thể huy động từ các tổ chức kinh tế (gồm vốn nội tệ và ngoại tệ) chiếm 17% tổng nguồn vốn huy độngvà tăng 38% so với năm 2000, còn huy động từ dân cư (gồm vốn nội tệ và ngoại tệ) chiếm 81% tổng nguồn vốn huy động và tăng 11,86% so với năm 2000, các nguồn khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2% tổng nguồn vốn huy động và tăng 45,76% so với năm 2000.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, ngoại thương và ngoại hối của Hà Nội. Trên cơ sở đó, tăng cường các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ sản xuất, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ ngoại hối, tăng thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế địa phương. * Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước của Ngân hàng trong lĩnh vực ngoại hối tại địa phương ; xem xét và xử lý các vụ việc vi phạm điều lệ quản lý ngoại hối phát sinh tại Hà Nội, trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm được giao và thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở địa phương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở cơ sở của thành phố Hà Nội. * Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ phục vụ khách nước ngoài ra vào thành phố Hà Nội theo quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. * Thực hiện quan hệ giao dịch và mở tài khoản " không cư trú " cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài thường trú tại Hà Nội thuộc đối tượng " người không cư trú " theo sự phân công của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. * Thực hiện thanh toán quốc tế trong quan hệ giao dịch trực tiếp với Ngân hàng đại lý nước ngoài khi có điều kiện, theo sự uỷ quyền của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam về các mặt nghiệp vụ: a) Thanh toán về xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc kim ngạch mậu dịch của trung ương hoặc địa phương. b) Thực hiện các nghiệp vụ cấp bảo lãnh tín dụng thương mại đối với các đơn vị kinh tế thuộc địa phương, theo quy chế về bảo lãnh tín dụng do Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam công bố. c) Thanh toán về kiều hối, và về xuất khẩu " lao động, chuyên gia kỹ thuật " của ta đi các nước. d) Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác về phi mậu dịch phục vụ các chỉ tiêu của các cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài và các đoàn Việt Nam đi nước ngoài. e) Thực hiện các quan hệ tài khoản với một số ngân hàng đại lý nước ngoài trong việc điều hành và quản lý vốn ngoại tệ. * Theo sự phân công của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, thực hiện phục vụ và quản lý các tổ chức, các đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đối ngoại trên địa bàn Hà Nội trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán đối ngoại ; thực hiện việc phân tích và cấp quyền sử dụng ngoại tệ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trung ương và địa phương, quản lý tài khoản ngoại tệ của các đơn vị này theo quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. * Theo dõi tổng hợp và kiểm tra việc thanh toán kiều hối tại các chi nhánh Ngân hàng nhà nước cơ sở thuộc thành phố Hà Nội theo quy định của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. * Thực hiện một số công việc khác do Chủ tịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam giao. 3.Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội. Tổ chức bộ máy của Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội theo quyết định số 287/QĐ/TCCB-ĐT ngày 27/7/2000 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam gồm có các phòng sau: 1- Phòng Tín dụng - Tổng hợp. 2- Phòng Kế toán và Tài chính. 3- Phòng Thanh toán Xuất Nhập khẩu. 4- Phòng Hành chính - Nhân sự. 5- Phòng Ngân quỹ. 6- Phòng Tin học. 7- Phòng Dịch vụ Ngân hàng. 8- Phòng Giao dịch số 2 Hàng Bài. 9- Tổ Kiểm tra và kiểm toán nội bộ. Mỗi phòng do Trưởng phòng điều hành và có một số Phó phòng giúp việc. Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội do Giám Đốc điều hành, giúp việc cho Giám Đốc có từ 2 - 3 Phó Giám Đốc. II) Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2001. 1- Công tác quản lý điều hành vốn. a) Về nguồn vốn: Công tác huy động vốn trong năm 2001 của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội đã đạt kết quả tốt. Ước tính đến cuối tháng 12 năm 2001 tổng nguồn vốn huy động quy VND đạt 3268 tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó: Nguồn vốn VND tăng 24% và chiếm 19,73% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngoại tệ tăng 17% và chiếm tới 80,27% tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể huy động từ các tổ chức kinh tế (gồm vốn nội tệ và ngoại tệ) chiếm 17% tổng nguồn vốn huy độngvà tăng 38% so với năm 2000, còn huy động từ dân cư (gồm vốn nội tệ và ngoại tệ) chiếm 81% tổng nguồn vốn huy động và tăng 11,86% so với năm 2000, các nguồn khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2% tổng nguồn vốn huy động và tăng 45,76% so với năm 2000. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh chỉ tiêu % ± Nguồn vốn huy động a) Đồng Việt Nam: - Tiền gửi tổ chức kinh tế - Tiền gửi dân cư - Các nguồn khác b) Ngoại tệ: - Tiền gửi tổ chức kinh tế - Tiền gửi dân cư - Các nguồn khác 2.756.735 520.072 330.338 180.592 9.140 2.236.663 72.998 2.097.062 24.942 3.268.935 645.023 415.000 230.000 23 2.623.912 143.013 2.431.221 49.678 18,58 24,03 24,50 27,36 -99,75 17,31 95,91 15,93 99,17 512.200 124.951 81.662 49.408 -9.117 387.249 70.015 334.159 24.736 * Nhận xét: Nhìn chung, mặc dù trong năm 2001 tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt và đa dạng theo đó là việc giảm lãi suất huy động liên tục đặc biệt là lãi suất huy động ngoại tệ tuy có gây cản trở trong việc huy động vốn nhưng các chỉ tiêu huy động vốn đều tăng so với năm 2000. Đạt được kết quả đó là nhờ vào những nguyên nhân: Về chủ quan, Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng, thay đổi phong cách phục vụ khách hàng, từng bước tìm kiếm khách hàng mới và điều đó đã tạo được niềm tin trong khách hàng đến giao dịch và tạo thế đứng vững chắc cho Chi nhánh trong xu thế phát triển chung của các Ngân hàng thương mại ở Thủ đô. Mặt khác, để thay đổi cơ cấu huy động vốn toàn ngành, đáp ứng nhu cầu đầu tư thực tế theo chỉ đạo của Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương, Chi nhánh đã tiến hành huy động trái phiếu ngoại tệ Ngân Hàng Ngoại Thương (bao gồm: trái phiếu đích danh, trái phiếu ghi sổ, trái phiếu vô danh với ba loại mệnh giá khác nhau) và sau 2 tháng thực hiện, tổng số tiền huy động đạt 6,97 triệu USD. Về khách quan, do tâm lý người dân muốn gửi tiền vừa để hưởng lãi vừa bảo đảm an toàn tiền của mình vì vậy nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn tăng liên tục.Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh khoảng 344 tỷ mặc dù lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn lãi suất huy động nội tệ và đặc biệt là sự kiện khủng bố 11/ 9/ 2001 tại Mỹ vừa qua vì tâm lý quá tin tưởng đồng Đô la, mặt khác do tỷ giá USD/VND còn chưa phản ánh đúng trị giá của đồng USD so với VND luôn có chiều hướng biến động không ngừng (chủ yếu là gia tăng) nên người dân ưa thích gửi UDS hơn vừa hưởng lãi tiền gửi vừa hưởng lợi do tỷ giá gia tăng. b) Sử dụng vốn: Tổng sử dụng vốn sinh lời của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội chiếm 96% tổng nguồn vốn huy động và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó: Sử dụng vốn bằng đồng VND chiếm 21,8% tổng sử dụng vốn và tăng 29,74% so với năm 2000, còn sử dụng vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn tới 78,2% tổng sử dụng vốn và tăng 16,28% so với năm 2000. Cụ thể trong sử dụng vốn,tổng dư nợ cho vay (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ) chiếm 21% tổng sử dụng vốn và tăng 37% so với năm 2000, còn tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ) chiếm tỷ trọng lớn 75,4% tổng sử dụng vốn và tăng 16,57% so với năm 2000,các khoản còn lại chủ yếu là bằng VND gồm: tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD, mua công trái kho bạc và các khoản khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sử dụng vốn và thay đổi không đáng kể. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh chỉ tiêu % ± Sử dụng vốn. a) Đồng Việt Nam: - Tổng dư nợ cho vay + Dư nợ vốn lưu động + Dư nợ vốn trung hạn + Nợ khoanh + Góp vốn đồng tài trợ - T/g có kỳ hạn tại VCBTW - T/g có kỳ hạn & kỳ phiếu tại các TCTD - Các khoản khác b) Ngoại tệ: - Tổng dư nợ cho vay + Dư nợ vốn lưu động + Dư nợ vốn trung hạn + Nợ khoanh + Góp vốn đồng tài trợ - T/g có kỳ hạn tại VCBTW 2.596.000 518.921 263.317 245.412 17.700 204 0 130.000 115.000 10.000 604 2.077.079 210.061 112.020 69.648 28.364 0 1.867.018 3.088.474 673.225 450.204 385.000 40.000 204 25.000 111.021 100.000 10.000 2.000 2.415.249 197.795 100.861 30.108 21.990 37.635 2.217.454 18,97 29,74 70,97 56,88 125,99 0,00 -14,60 -13,04 0,00 231,13 16,28 -5,84 -9,96 -56,77 -22,47 18,77 492.474 154.304 186.887 139.588 22.300 0 25.000 -18.979 -15.000 0 1.396 338.170 -12.266 -11.159 -39.540 -6.374 37.635 350.436 * Nhận xét: Nhìn chung, mặc dù hơn 96% tổng nguồn vốn huy động được sử dụng để sinh lời tuy nhiên nhìn vào các chỉ tiêu ta thấy rằng tổng dư nợ cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sử dụng vốn mà chủ yếu là dư nợ vốn lưu động. Trong tổng dư nợ cho vay thì dư nợ cho vay đối với VND chiếm tỷ trọng cao 69,44% và luôn tăng 70,97% so với năm 2000 còn dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có tỷ trọng thấp 30,56% và giảm sút 5,84% so với năm 2000.Hơn 3/4 tổng sử dụng vốn là tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương,tuy nhiên tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất lớn 95,3% và tăng 18,77% so với năm 2000 ngược lại tiền gừi bằng VND thì chiếm tỷ trọng nhỏ 4,7% và có chiều hướng giảm 14,62% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến tình trạnh này là: Do môi trường đầu tư chưa thuận lợi còn nhiều bất cập và thị trường chứng khoán có quy mô nhỏ ít hàng hoá khả năng hấp thụ vốn thấp nên việc sử dụng qua hình thức đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sử dụng vốn. Do tâm lý e ngại và dè dặt trong việc cho vay ngoài quốc doanh cũng như vấn đề hình sự hoá trong quan hệ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên nhìn chung khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp nhà nước đã có quan hệ lâu dài tín nhiệm và có sự bảo trợ của các cơ quan nhà nước (các Bộ, các Ngành...). Việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp chủ yếu là tín dụng ngắn hạn như cho vay theo hạn mức, thấu chi... nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và thu hồi vốn và lãi nhanh chóng giảm thiểu thất thoát cũng như nợ khó đòi. Tín dụng trung và dài hạn còn nhiều cản trở chưa thực sự được quan tâm mà chỉ tiến hành đầu tư có trọng điểm, đổi mới thiết bị máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm cho một số ngành sản xuất truyền thống xuất khẩu của thành phố. Do tâm lý tin tưởng đồng Đô la cũng như chiều hướng của tỷ giá có thể nên nhìn chung các doanh nghiệp khi vay đều muốn vay bằng đồng nội tệ với tỷ giá hiện tại để khi trả nếu tỷ giá gia tăng thì sẽ không bị thiệt hại (đặc biệt đối với doanh nghiệp nhập khẩu vay nội tệ để mua ngoại tệ trả hàng nhập khẩu). Vì vậy dư nợ cho vay bằng ngoại tệ suy giảm còn dư nợ cho vay bằng nội tệ gia tăng so với năm 2000. Do lãi suất tiền gửi trên thị trường trong nước sau nhiều lần hạ và thấp hơn so với lãi suất tiền gửi trên thị trường quốc tế vì vậy phần lớn nguồn vốn huy động của cả hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương được chuyển gửi tại các ngân hàng ở nước ngoài và một phần được sử dụng mua chứng khoán quốc tế có giá trị để hưởng phần chênh lệch giữa lãi suất huy động tiền gửi trong nước và lãi suất Libid, đây cũng chính là nguồn thu chủ yếu của hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương cũng như các ngân hàng thương mại quốc doanh khác. Vậy nên, phần lớn nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh đều là tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương và luôn có chiều hướng gia tăng so với năm 2000. 2- Công tác tín dụng Ước tính đến hết 31/12/2001 doanh số cho vay đạt 2.199.859 triệu đồng tăng 18% so với năm 2000, tổng dư nợ cho vay là 648.270 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2000 và vượt kế hoạch 11%. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt kết quả cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh thấp, tuy nhiên cho vay VND tăng nhanh trong khi vay ngoại tệ giảm, doanh số cho vay bằng VND đạt 1.721.266 triệu đồng và chiếm 78% tổng doanh số cho vay và tăng 36% so với năm 2000 trong khi doanh số cho vay bằng ngoại tệ giảm 26% so với năm 2000. Tín dụng ngắn hạn: Doanh số cho vay cả năm 2001 ước đạt 2.112.862 triệu đồng tăng 17% so với năm 2000, doanh số nợ cả năm đạt 1.968.342 triệu đồng, tăng 10% so với năm trước. Dư nợ cho vay ngắn hạn ước đến cuối tháng 12/2001 đạt 485.862 triệu tăng 36% so với năm 2000 vượt kế hoạch 12% trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhà nước chiếm 84% tổng dư nợ ngắn hạn. Tín dụng trung hạn: Doanh số cho vay cả năm 2001 ước đạt 86.997 triệu đồng và tăng 48% so với năm 2000, doanh số thu nợ cả năm đạt 41.289 triệu đồng và tăng 81% so với năm trước. Dư nợ cho vay trung và dài hạn ước đến 31/12/2001 đạt 132.743 triệu đồng tăng 15% so với năm 2000, tăng 14% so với kế hoạch đề ra, chiếm 20% tổng dư nợ trong đó đã cho vay được 14 dự án kể cả các dự án phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các dự án đều phát huy hiệu quả. Cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 78% tổng dư nợ. Tình hình giải quyết nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn 20.302 triệu đồng chiếm 3,1% so với tổng dư nợ, là nợ quá hạn của ba đơn vị quốc doanh phát sinh từ các năm trước, giảm 10% so với năm 2000. Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Năm 2001 (2000) So sánh% Năm 2001 (2000) So sánh% Năm 2001 (2000) So sánh% Tổng số 2199859 (1815104) 17,49 2009631 (1788370) 11,01 648270 (408734) 36,95 I-T/D ngắn hạn a) VNĐ T/đ: Nợ quá hạn b) Ngoại tệ T/đ: Nợ quá hạn II- T/D trung dài hạn a) VNĐ b) Ngoại tệ III- Nợ khoanh a) VNĐ b) Ngoại tệ 2112862 (1813615) 1657758 (1268254) 7400 (3600) 29354 (38231) 0 (209) 86997 (58726) 63468 (10796) 1563 (3374) 0 (0) 16,50 30,71 105,55 -23,22 48,14 487,88 -53,68 1968342 (1787466) 1513139 (1216437) 8181 (841) 30238 (39976) 131 (337) 41289 (22754) 15381 (7851) 1721 (1046) 0 (0) 10,12 24,39 872,77 -24,36 -61,13 81,46 95,91 64,53 485862 (357652) 385000 (245617) 4947 (5729) 6700 (7725) 1020 (1131) 132743 (115730) 65000 (17700) 4500 (6762) 29665 (29665) 204 (204) 1957 (1957) 35,85 56,75 -13,65 -13,27 -9,82 14,70 267,23 33,45 0,00 0,00 0,00 * Nhận xét: Hoạt động đầu tư tín dụng trong năm 2001 vẫn tiếp tục đứng trước tình hình khó khăn chung của ngành ngân hàng: cơ chế chính sách tuy có nhiều thay đổi để đáp ứng thực trạng kinh tế của Việt Nam song vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự thông thoáng, kịp thời, hạ tầng kinh tế của nhiều doanh nghiệp còn thấp, trên địa bàn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng... đã gây áp lực lớn đến công tác tín dụng của ngân hàng nhất là đối với Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội, vì hầu hết các doanh nghiệp là đơn vị kinh tế địa phương với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ khả nămng hấp thụ vốn thấp... Tuy nhiên, Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp để mở rộng tín dụng với phương châm an toàn và hiệu quả. Trong năm 2001, Chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị dưới mọi hình thức và tiếp tục vận dụng chính sách tài chính mềm dẻo để thu hút khách hàng mới và giữ vững khách hàng đã có như: phân loại khách hàng và áp dụng chính sách lãi suất đối với khách hàng mới hoặc những hợp đồng vay ngắn hạn có giá trị lớn, đặc biệt chú trọng ưu tiên các khách hàng sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu …do đó Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội không những củng cố được đội ngũ khách hàng truyền thống mà còn thu hút được một số khách hàng mới vậy nên doanh số hoạt động tương đối lớn về cả tiền gửi và tiền vay. Mặt khác, Chi nhánh luôn bám sát các đơn vị có nợ quá hạn và thường xuyên thông báo tình hình của các đơn vị có nợ quá hạn với cấp chủ quản để tìm biện pháp sử lý tài sản của đơn vị giảm thiểu rủi ro tín dụng. 3- Các hoạt động kinh doanh khác. a)Công tác thanh toán xuất nhập khẩu Chỉ tiêu (Đơn vị 1000 USD) Nhập khẩu Xuất khẩu Năm 2000 Năm 2001 % Năm 2000 Năm 2001 % Tổng doanh số 210144 239085 13.77 83434 87721 5.14 Mở L/C 95366 113589 19.11 25445 29641 16.49 Thanh toán L/C 90209 98824 9.55 23435 25472 8.69 Chuyển tiền và nhờ thu 24569 26672 8.56 34554 32608 -5.63 Trong năm 2001 tuy tình hình xuất nhập khẩu nói chung gặp nhiều khó khăn do nhiều biến động về thị trường bên ngoài và sự thay đổi về tỷ giá USD, nhưng tổng doanh số XNK của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội theo ước tính vẫn đạt 327 triệu USD, tăng 12% so với năm 2000, trong đó số lượt thanh toán qua Chi nhánh Hà nội tăng 22% so với cùng kỳ năm 2000 và chất lượng thanh toán luôn được khách hàng tín nhiệm. Để giữ vững được thị phần thanh toán xuất nhập khẩu Chi nhánh đã không ngừng cải tiến công nghệ thanh toán, quan tâm đến chính sách khách hàng (nét mới là cán bộ thanh toán chủ động đến đơn vị có hàng xuất tiếp nhận và giải quyết bộ chứng từ), áp dụng mức phí ưu đãi và cố gắng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho đơn vị thanh toán nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: thiết bị, máy móc, sắt thép, thuốc chữa bệnh, bông sợi, hoá chất các loại ... Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản... b) Công tác kế toán. Năm 2001 Chi nhánh đi vào áp dụng chương trình ngân hàng bán lẻ rất phức tạp và đầy mới mẻ, nhưng được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên nghiệp vụ trong Chi nhánh nói chung và cán bộ nhân viên phòng kế toán nói riêng đã hoàn thành tốt công tác hoạch toán kế toán trên chương trình SILVERLAKE. Cụ thể qua các chỉ tiêu nghiệp vụ ước tính đến cuối năm 2001 như sau: Mở tài khoản: Năm 2001 số tổ chức đơn vị mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội tăng 25% so với năm 2000. Công tác thanh toán: Thanh toán bù trừ tăng 14% so với năm 2000, thanh toán cùng hệ thống tăng 16% so với năm 2000. Công tác thanh toán luôn bảo đảm kịp thời chính xác giảm tối thiểut mọi sai sót xảy ra trong quá trình thanh toán, toạ điều kiện cho khách hàng luân chuyển vốn nhanh phục vụ công tác kinh doanh. Doanh số thanh toán qua Ngân hàng tăng đã góp phần tăng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, hạn chế tiền mặt lưu thông, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thu cho Ngân hàng. Kết quả kinh doanh năm 2001: Tổng thu: 160.000 triệu đồng tăng 21% so với năm 2000 Các nguồn thu chủ yếu: + Thu lãi tiền gửi tăng 21% + Thu lãi cho vay giảm 4% + Thu phí dịch vụ tăng 4% Tổng chi: 130.000 triệu đồng tăng 35% so với năm 2000 Các nguồn chi chủ yếu: + Trả lãi tiền gửi tăng 27% + Chi phí quản lý giảm 6% + Chi về tài sản văn phòng tăng 18% + Chi về thuế tăng 7% Lãi ước đạt 30 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch đề ra. c) Kinh doanh dịch vụ: Sau khi ứng dụng chương trình Ngân hàng bán lẻ, hoạt động kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh của ngày càng tăng trưởng, phương pháp và phong cách phục vụ khách hàng được đổi mới và nâng cao, qua đó tạo được long tin vững chắc trong trong công chúng Thủ đô nên khối lượng công việc ngày càng tăng. Các chỉ tiêu hoạt động đều đạt cao, góp phần tích cực vào tăng trưởng nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh. Chỉ tiêu (1.000.000 đồng) Năm 2000 Năm 2001 So sánh % + Tiền gửi tích kiệm Đồng Việt Nam Ngoại tệ + Chi trả kiều hối + Thanh toán thẻ 21.150.592 180.592 20.970.000 100.000 1218 24.527.000 230.000 24.297.000 120.270 1340 15,96 27,28 11,81 16,01 5,95 d) Kinh doanh ngoại tệ Trong năm 2001, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 114.371 ngàn USD tăng 13% so với năm 2000, trong đó mau của khách hàng chiếm 56% doanh số mua ngoại tệ, phần còn lại nhờ vào sự hỗ trợ của Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương.Trong tình hình khó khăn về ngoại tệ, Chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như: thuốc chữa bệnh, phân bón, nguyên vật liệu sản xuất... Nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước lớn song nguồn mua ngoại tệ tại chỗ chỉ đáp ứng được 56% do hàng xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam, hơn nữa do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá cả của các mặt hàng xuất khẩu đều giảm mạnh dẫn đến nguồn thu ngoại tệ giảm. Việc khan hiếm ngoại tệ đã làm ảnh hưởng đến công tác mở rộng khách hàng của Chi nhánh. Chỉ tiêu (1000 USD) Năm 2000 Năm 2001 So sánh % + Doanh số mua vào Mua của TCKT Mua của VCB TW Mua của các chi nhánh khác + Doanh số bán ra Bán cho TCKT Bán cho VCB TW Bán cho ngân hàng khác 100.581 56.023 35.008 7.410 100.935 98.897 724 1.200 115.371 64.006 49.013 1.188 115.371 103.050 5.588 14,7 14,25 40 -83,97 13,31 4,2 365,67 d) Công tác ngân quỹ: Trong năm 2001 số lượng khách hàng giao dịch về ngan quỹ nhiều với khối lượng giao dịch lớn, nhưng công tác ngân quỹ vẫn vừa giải phóng khách hàng nhanh vừa đảm bảo an toàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, ngoại tệ và ngân phiếu thanh toán theo đúng quy định hiện hành, tổ chức công tác thu chi và và điều hoà tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạo lòng tin với khách hàng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh % + VND(1.000.000) Tiền mặt: - Tổng thu - Tổng chi Ngân phiếu thanh toán - Tổng thu - Tổng chi + Ngoại tệ (1.000 USD) - Tổng thu - Tổng chi 1.383.943 1.044.659 354.432 189.590 69.999 70.196 2.200.000 2.175.000 176.000 100.000 140.000 130.000 70 70 -40 -40 100 90 III) Một số giải pháp và phương hướng hoạt động kinh doanh Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội trong năm tiếp theo. 1) Đối với Chi nhánh: - Tăng trưởng nguồn vốn: Chi nhánh cần tiếp tục mở rộng nguồn vốn huy động thông qua nhiều hình thức huy động khác phong phú hơn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chú trọng huy động các nguồn vốn tiết kiệm nhất là ngoại tệ và tăng huy động nội tệ bằng nhiều hình thức duy trì các hoạt động truyền thống của Ngân Hàng Ngoại Thương. - Tăng trưởng tín dụng: Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu. Cung cấp nhiều loại hình ưu đãi cho khách hàng có quan hệ tín dụng (đặc biệt là các khách hàng mới) qua đó quảng bá đến các khách hàng khác nhằm tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh. Tập trung thu nợ quá hạn đồng thời hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, cần tìm kiếm các dự án lớn có hiệu quả để đầu tư, đặc biệt phục vụ phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại của Thủ đô Hà Nội. - Công tác quản lý vốn: Tiếp tục đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý, sử dụng vốn nhằm tăng tính chủ động và nâng cao khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động. Đồng thời thực thi các biện pháp và công cụ linh hoạt để tăng khả năng mua ngoại tệ trên thị trường. - Công tác khách hàng: Tiếp tục phát triển mạng lưới hoạt động và áp dụng các biện pháp quảng bá các tiện ích của dịch vụ Ngân hàng tới đối tượng khách hàng: nâng cao chất lượng và đổi mới phong cách phục vụ khách hàng nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch. - Công nghệ thông tin: Tiếp tục triển khai và khai thác các tiện ích trên chương trình Ngân hàng bán lẻ, khắc phục những vướng mắc trong việc sử dụng chương trình Ngân hàng bán lẻ, áp dụng công nghệ tiên tiến vào các nghiệp vụ Ngân hàng, nối mạng thông tin với một số khách hàng lớn, chuyển tiền nhanh, phát hành và thanh toán thẻ, triển khai một bước các dịch vụ Ngân hàng hiện đại (đặt máy ATM, triển khai dịch vụ Ebanking). Tăng cường chất lượng dịch vụ lên cao hơn nữa. 2) Một số kiến nghị: - Chi nhánh cần phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng, gia tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng sử dụng vốn, chú trọng tìm kiếm khách hàng mới thông qua tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại các đơn vị, nên mở rộng cho vay đối với cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn hiệu quả trong nhiều năm liên tiếp, tăng cường cho vay trung và dài hạn đối với các dự án có tính khả thi cao (sau khi thẩm định chác chắn) của tất cả các loại hình doanh nghiệp đặc biệt những dự án đầu tư vào các công trình công cộng và theo định hướng phát triển của thành phố. Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc đào tạo lại cán bộ, tuyển dụng cán bộ mới, thay đổi thái độ cũng như phong cách phục vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và trình độ chính trị từ đó tạo ra sự tin tưởng vững chắc cho khách hàng và nâng cao uy tín cho Chi nhánh tăng cường sự cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. - Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương nên cho phép Chi nhánh mở thêm nhiều phòng giao dịch cũng như các điểm giao dịch để thu hút khách hàng khai thác các tiện ích của chương trình Ngân hàng bán lẻ. Đồng thời Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương cũng nên giảm bớt các quy định quá chặt chẽ trong việc cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là trong việc thế chấp cầm cố, mức cho vay, quy trình cho vay … cần tạo điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn hiệu quả có cơ sở vững chắc có quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với Ngân hàng được vay vốn ưu đãi như các doanh nghiệp quốc doanh, và đầu tư cho các dự án trung và dài hạn có tính khả thi cao có trọng điểm. - Các cơ quan ban ngành và Uỷ ban chứng khoán quốc gia cần đề ra các biện pháp thúc đẩy phát triển hơn nữa môi trường đầu tư trực tiếp đặc biệt là thị trường chứng khoán, gia tăng số lượng hàng hoá trên thị trường chứng khoán tạo thuận lợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100120.doc
Tài liệu liên quan