Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2003 đạt 2.552 tỷ VNĐ tăng so với thời điểm đầu năm là 1.138 tỷ VNĐ với tốc độ tăng 224%; đạt 185% kế hoạch năm. Tuy nhiên trong tổng nguồn có nguồn vốn huy động của TW là 486 tỷ VNĐ theo chủ trương của Tổng giám đốc. Như vậy, tổng nguồn vốn của chi nhánh sau khi loại trừ phần vốn này sẽ là 2.006 tỷ VNĐ, tăng 931 tỷ VNĐ so với thời điểm đầu năm và bằng 150% kế hoạch năm.
Trong đó, nguồn nội tệ là 2.105 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 82,5%; Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ là 445 tỷ, chiếm tỷ trọng 17,5%. Xét về cơ cấu thì nguồn vốn nội tệ tăng khá nhanh, gấp 2,7 lần so với thời đIểm đầu năm
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp vụ tại Hội sở có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn. Xây dung chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh trong từng thời kỳ
- Tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như: thanh toán thẻ, thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh…
- Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án uỷ thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài…
- Thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng mở L/C bằng vốn tự có, kỹ quỹ 100%.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị khách hàng (kể cả khách hàng về nguồn vốn) để không ngừng mổ rộng kinh doanh.
- Hướng dẫn và kiểm tra, đào tạo nghiệp vụ theo chuyên đề.
- Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất; báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm theo quy định.
- Tổ chức theo dõi, bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định của ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc giao.
Mối quan hệ với các phòng trong chi nhánh:
Đối với tổ kiểm tra kiểm toán: Trên cơ sở văn bản nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp với cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm toán nộ bộ để kịp thời phát hiện và tự sửa sai nhằm thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản.
Đối với phòng kế toán ngân quỹ: Trên cơ sở văn bản nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp với phòng kế toán ngân quỹ để thực hiện tốt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế tổ chức theo dõi, hạch toán kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đối với phòng hành chính nhân sự: Phối kết hợp với phòng hành chính nhân sự để quản lý chặt chẽ toàn bộ tài sản được trực tiếp giao quản lý sử dụng, tiếp đón khách khi đến làm việc tại chi nhánh…
Đối với phòng kế hoạch – kinh doanh, phòng thẩm định: Phối kết hợp với phòng kế hoạch – kinh doanh, phòng thẩm định thiết lập hồ sơ, thẩm định phương án vay vốn ngoại tệ, bảo lãnh, vay vốn mở L/C của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi đúng hạn. Thông báo kịp thời nhu cầu, khả năng đáp ứng ngoại tệ để chủ động trong thanh toán quốc tế…
1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán – ngân quỹ.
Chức năng:
Phòng kế toán – ngân quỹ thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là một đơn vị nghiệp vụ tại Hội sở có chức năng:
- Tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý về tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh.
- Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn chi nhánh.
- Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề tài chính, kế toán, ngân quỹ đối với các đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và quy định về hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt.
- Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương của chi nhánh trình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt.
- Quản lý, giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại chi nhánh.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định.
- Tổ chức công tác thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.
- Quản lý việc sử dụng thiết bị tin học, định kỳ tổ chức bảo dưỡng máy móc, thiết bị tin học.
- Nghiên cứu, tổ chức triển khai việc ứng dụng công nghệ tin học, công tác đIện toán, phục vụ kinh doanh trong chi nhánh.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán và báo cáo theo chế độ.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên đề.
- Tổ chức tấp huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ trong toàn chi nhánh.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được giao.
Mối quan hệ với các phòng trong chi nhánh.
Đối với tổ kiểm tra kiểm toán: Trên cơ sở văn bản nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp với tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ để phát hiện kịp thời và tự sửa sai nhằm thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản.
Đối với phòng thanh toán quốc tế: Trên cơ sở văn bản nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp với phòng thanh toán quốc tế để thực hiện tốt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, hạch toán kịp thời, chính xác các giao dịch ngoại tệ phát sinh, tổ chức thanh toán quốc tế nhằm thu hút khách hàng.
Đối với phòng hành chính nhân sự: Phối kết hợp với phòng hành chính nhân sự để quản lý chặt chẽ toàn bộ tài sản chung, thực hiện việc chi trả lương theo kết quả lao động và thực hiện các nghĩa vụ đóng góp với nhà nước về BHXH, BHYT, đoàn phí…cũng như các khoản chi đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đối với phòng kế hoạch – kinh doanh và phòng thẩm định: Phối kết hợp với phòng kế hoạch – kinh doanh, phòng thẩm định hoàn thiện và tiếp nhận, quản lý hồ sơ cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi đúng hạn. Thông báo kịp thời nhu cầu về vốn, khả năng đáp ứng để chủ động trong thanh toán…
1.3.5. Chức năng, nhiệm vụ của phòng thẩm định
Chức năng:
Phòng thẩm định thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ tại Hội sở có chức năng:
- Thu thập, quản lý cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các khoản vay, bảo lãnh do Giám đốc chỉ định.
- Hướng dẫn, đào tạo và thực hiện kiểm tra chuyên đề theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
Nhiệm vụ:
- Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, bảo lãnh của khách hàng trong những trường hợp sau:
+ Thẩm định, tái thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh vượt quyền phán quyết của Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp II, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
+ Tái thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh, thiết lập hồ sơ trình ngân hàng cấp trên.
- Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh do Giám đốc, Phó giám đốc chỉ định.
- Tái thẩm định về điều kiện áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định, tái thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thiết lập hồ sơ xử lý rủi ro tín dụng, theo dõi, quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
- Hướng dẫn, kiểm tra theo chuyên đề thẩm định, thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc chi nhánh.
- Thống kê tập hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam.
Mối quan hệ với các phòng của chi nhánh.
Đối với phòng kế hoạch – kinh doanh: Trên cơ sở quy trình nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch – kinh doanh trong việc thẩm định, tái thẩm định các dự án vay vốn của khách hàng, đảm bảo an toàn hiệu quả, tuyệt đối không gây chậm trễ, ách tắc cho khách hàng.
Đối với tổ kiểm tra kiểm toán: là quan hệ chấp hành các nội dung yêu cầu kiểm tra kiểm toán, phối kết hợp để hoàn thiện hồ sơ cho vay, xử lý nợ, chế độ thông tin báo cáo; đảm bảo mọi khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các quy định của nhà nước, của ngành.
Đối với phòng thanh toán quốc tế: là quan hệ phối hợp cùng giải quyết một số nghiệp vụ hoặc một số công đoạn trong quy trình nghiệp vụ có liên quan đến cấp tín dụng và thanh toán quốc tế.
Đối với phòng hành chính nhân sự: Phối kết hợp với phòng hành chính nhân sự quản lý chặt chẽ toàn bộ tài sản được trực tiếp giao quản lý, sử dụng; thực hiện đầy đủ nội quy của cơ quan, tổ chức tiếp đón khách khi đến làm việc tại chi nhánh.
Đối với phòng kế toán – ngân quỹ: Là mối quan hệ giữa cho vay, thu nợ, thu lãi và lưu trữ hồ sơ chứng từ liên quan đến một khoản cho vay.
1.3.6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Chức năng:
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập với các phòng nghiệp vụ khác, giúp giám đốc điều hành đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng; hạn chế rủi ro trong kinh doanh và bảo vệ an toàn tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán. Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra kiểm toán.
Nhiệm vụ:
- Giám sát việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định cuả ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam; trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
- Kiểm tra toàn bộ các hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
- Báo cáo kịp thời với Ban giám đốc, Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, kết quả kiểm tra kiểm toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết đIểm tồn tại.
- Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra, kiểm tra kiểm toán của các ngành các cấp và của thanh tra ngân hàng nhà nước đối với NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
- Xem xét trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Quyền hạn:
- Yêu cầu các phòng nghiệp vụ, nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội giải trình các vấn đề; cung cấp các văn bản, chứng từ sổ sách và các tài liệu liên quan khác trong hoạt động để phục vụ việc kiểm tra kiểm toán.
- Đề nghị giám đốc thành lập đoàn kiểm tra, phúc tra để thực hiện nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiến nghị Giám đốc xử lý theo thẩm quyền đối với các phòng chuyên đề, các nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
- Hoàn toàn độc lập khi đánh gía, kết luận và kiến nghị trong hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Trách nhiệm:
- Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm tra, kiểm toán đã được giám đốc phê duyệt, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng, tính trung thực, hợp lý của các báo cáo kiểm tra kiểm toán và những thông tin tài chính, kế toán đã được kiểm tra kiểm toán.
- Trong quá trình thực hiện kiểm tra kiểm toán phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc về chuẩn mực kế toán; tuân thủ chế độ chính sách của nhà nước, của ngành và quy định nội bộ của NHNo&PPTNT Việt Nam. Đề cao tính độc lập, trung thực khách quan trong hoạt động kiểm tra kiểm toán.
- Những đánh giá, kết luận, kiến nghị của tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ với những ưu khuyết điểm, những tồn tại, thiếu sót…trong quá trình kiểm tra phải mang tính chất khẳng định, rõ ràng, chính xác.
- Chịu trách nhiệm về những đánh giá, kết luận, kiến nghị trong quá trình kiểm tra kiểm toán.
-Thực hiện bảo mật số liệu, tài liệu theo quy định của nhà nước.
Mối quan hệ với các phòng của chi nhánh:
Các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm gửi cho tổ kiểm tra kiểm toán những thể lệ chế độ, quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ; các tàI liệu, báo cáo liên quan đến công tác kiểm tra kiểm toán; các kết quả kiểm tra hoặc tổng hợp kết quả kiểm tra do phòng nghiệp vu tổ chức.
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ gửi báo cáo và tổ chức các cuộc họp, thông báo kết quả kiểm tra, kiểm toán định kỳ cho các phòng nghiệp vụ liên quan để phối hợp cùng hướng dân xử lý, sửa chữa các tồn tại thiếu sót phát hiện qua kiểm tra kiểm toán.
1.3.7. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch – kinh doanh.
Chức năng:
Phòng kế hoạch – kinh doanh thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ tại Hội sở có chức năng:
- Tham mưu cho Ban giám đốc về: chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý và tổ chức các nghiệp vụ về kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
Nhiệm vụ:
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm cho toàn chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức quyết toán kế hoạch quý, 6 tháng, năm của chi nhánh. Tổng hợp, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch quí, năm trình Giám đốc giao cho các đơn vị trực thuộc.
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh tháng, quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết quý, 6 tháng,9 tháng, một năm và định hướng hoạt động kinh doanh cho kỳ kế hoạch.
- Thực hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, điều hoà vốn toàn chi nhánh.
- Tổng hợp, phân tích và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro.
- Nghiên cứu, đề xuất triển khai áp dụng các dịch vụ, sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng. Đề xuất các chính sách thu hút khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Nghiên cứu, đề xuất các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng, mức lãi suất huy động và cho vay, phí dịch vụ trong từng thời kỳ cho phù hợp.
- Trực tiếp thẩm định các dự án tín dụng, bảo lãnh của khách hàng.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước.
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của toàn chi nhánh, có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
- Hướng dẫn, kiểm tra theo chuyên đề kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc chi nhánh.
- Thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam.
Mối quan hệ với các phòng của chi nhánh.
Đối với phòng thẩm định: Trên cơ sở quy trình, nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp chặt chẽ với phòng thẩm định trong việc thẩm định, tái thẩm định các dự án đầu tư vay vốn của khách hàng, đảm bảo an toàn hiệu quả, tuyệt đối không gây chậm trễ, ách tắc cho khách hàng.
Đối với bộ phận kiểm tra kiểm toán: là quan hệ chấp hành các nội dung yêu cầu kiểm tra kiểm toán, phối hợp để hoàn thiện hồ sơ cho vay, hồ sơ kinh tế, xử lý nợ, chế độ thông tin báo cáo; đảm bảo mọi khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các quy định của nhà nước của ngành.
Đối với phòng thanh toán quốc tế: là quan hệ phối hợp cùng giải quyết một số nghiệp vụ hoặc một số công đoạn trong quy trình nghiệp vụ có liên quan giữa cấp tín dụng và thanh toán quốc tế.
Đối với phòng hành chính nhân sự: phối kết hợp với phòng hành chính nhân sự quản lý chặt chẽ toàn bộ tài sản được trực tiếp giao quản lý, sử dụng; thực hiện đầy đủ nội quy của cơ quan, tổ chức tiếp đón khách khi đến làm việc tại chi nhánh.
Đối với phòng kế toán ngân quỹ: là mối quan hệ giữa cho vay, thu nợ, thu lãi và lưu trữ hồ sơ chứng từ liên quan đến một khoản vay. Khi có phát sinh nghiệp vụ cho vay, phòng kế hoạch – kinh doanh có trách nhiệm bàn giao đầy đủ hồ sơ cho vay để kế toán lưu trữ. Các trường hợp khách hàng vay không trả được nợ gốc hoặc lãi phát sinh, trước khi chuyển nợ quá hạn phòng kế toán – ngân quỹ báo cho phòng kế hoạch – kinh doanh biết để cùng phối hợp giải quyết.
Chương II
Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
2.1. Tình hình kinh tế xã hội địa phương năm 2003 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm.
Thuận lợi:
- Tình hình kinh tế – chính trị – xã hội trên địa bàn trong năm 2003 về cơ bản là ổn định và có chiều hướng thuận lợi đối với các hoạt động của Ngân hàng (sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn đều tăng; môi trường đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải thiện với các chính sách và biện pháp của nhà nước được cởi mở thông thoáng hơn).
- Được sự chỉ đạo sâu sát và sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của Đảng uỷ, Ban lãnh đạo các Phòng, Ban tại TTĐH cả về đường lối chiến lược kinh doanh, cơ chế nghiệp vụ và cơ sở vật chất đối với chi nhánh.
- Hoạt động của chi nhánh đã đi vào ổn định cơ sở vật chất, cán bộ và đã xác lập được thị phần của mình trên địa bàn Hà Nội; được các khách hàng nhìn nhận, đánh giá và tin tưởng vào các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cung cấp.
- Hoàn thiện và đổi mới các phương tiện và phong cách giao dịch, tạo điều kiện thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Phòng nghiệp vụ trong chi nhánh.
Khó khăn:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi cơ chế điều hành lãi suất đối với nền kinh tế từ chế độ lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thoả thuận.
- Cạnh tranh lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp lớn.
- Sự biến động bên ngoài của đồng ngoại tệ so với đôla Mỹ trong năm 2003, sự biến động của thị trường đất đai theo từng vùng cũng ảnh hưởng khá mạnh tới tình hình huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
- Một số cơ chế điều hành nội nghành thay đổi cũng ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh như cơ chế điều hành lãi suất huy động ở từng thời kỳ, cơ chế bảo đảm tiền vay…(Thiếu sự đồng nhất trong cơ chế lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, giữa ngân hàng thương mại quốc doanh với liên doanh các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh).
2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh.
Căn cứ chiến lược kinh doanh trên địa bàn đô thị của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, chiến lược kinh doanh của chi nhánh và kế hoạch kinh doanh năm 2003 đã được Tổng giám đốc phê duyệt thì dự kiến các kết quả hoạt động của chi nhánh trong cả năm 2003 đều đạt và vuợt kế hoạch đề ra. Cụ thể:
2.2.1. Nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2003 đạt 2.552 tỷ VNĐ tăng so với thời điểm đầu năm là 1.138 tỷ VNĐ với tốc độ tăng 224%; đạt 185% kế hoạch năm. Tuy nhiên trong tổng nguồn có nguồn vốn huy động của TW là 486 tỷ VNĐ theo chủ trương của Tổng giám đốc. Như vậy, tổng nguồn vốn của chi nhánh sau khi loại trừ phần vốn này sẽ là 2.006 tỷ VNĐ, tăng 931 tỷ VNĐ so với thời điểm đầu năm và bằng 150% kế hoạch năm.
Trong đó, nguồn nội tệ là 2.105 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 82,5%; Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ là 445 tỷ, chiếm tỷ trọng 17,5%. Xét về cơ cấu thì nguồn vốn nội tệ tăng khá nhanh, gấp 2,7 lần so với thời đIểm đầu năm.
Cơ cấu nguồn huy động: Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Thực hiện
31/12/2002
Tỷ trọng(%)
Thực hiện
31/12/2003
Tỷ
Trọng(%)
+/-
%(+,-)
Không kỳ hạn
168
14,7
314
12,24
146
87,0
Kỳ hạn < 12 T
221
19,4
640
25,1
419
189,0
Từ 12 T – 24 t
733
64,4
596
23,36
-137
-18,7
Huy động hộ TW
486
19,06
486
Nguồn uỷ thác đầu tư
16
1,4
516
20,24
500
3.125
Tổng cộng
1.138
100,0
2.552
100,0
1.414
124,0
So với thời điểm đầu năm thì tất cả các loại nguồn vốn ở các loại kỳ hạn đều tăng. Trong đó, nguồn vốn không kỳ hạn tăng cả về giá trị tuyệt đối và cả về tỷ trọng với tốc độ tăng gấp 2 lần; tập trung chủ yếu vào tăng ở tiền gửi không kỳ hạn của tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng. Và do vậy, chất lượng nguồn vốn có chiều hướng tăng lên do lãi suât bình quân đầu vào giảm thấp.
Phân theo tính chất nguồn huy động: Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Thực hiện
31/12/2002
Tỷ trọng(%)
Thực hiện
31/12/2003
Tỷ trọng(%)
+/-
%
(+/-)
Tiền gửi dân cư
435
38,2
449
18
14
3,2
Tiền gửi TCKT
148
13,0
272
11
125
83,8
TG, TV TCTD
539
47,4
830
32
291
54,0
Huy động hộ TW
0
0,0
486
19
486
Nguồn vốn UTĐ
16
1,4
515
20
499
3.119
Tổng cộng
1.138
100,0
2552
100
1.414
124
Theo như số liệu trên thì tính chất nguồn vốn ở thời điểm 31/12/2003 đã có những xu hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng khá tích cực. Tỷ trọng tiền gửi đã tăng lên và đưa dần vào thế ổn định. Bên cạnh đó, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng đã dần tăng lên, cùng với tiền gửi của dân cư đã chiếm một tỷ trọng khá ưu thế trong cơ cấu nguồn của chi nhánh. Đạt được kết quả này là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các phòng chức năng và toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh, chỉ đạo định hướng kinh doanh mở rộng mạng lưới hoạt động, hăng hái thu hút khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ, không ngừng hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cung ứng cho khách hàng.
Trong tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của KBNN và tiền vay của Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn ở thời điểm đầu năm: 429 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 37,68% tổng nguồn vốn của toàn chi nhánh. Đến thời điểm 31/12/2003 là 1881 tỷ đồng với tỷ trọng 75% cho thấy xu hướng đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, nâng hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2.2. Dư nợ:
Doanh số cho vay 12 tháng là: 2823 tỷ VNĐ
Doanh số dư nợ 12 tháng là: 1966 tỷ VNĐ
Tổng dư nợ đến 31/12/2003 là 1278 tỷ VNĐ tăng so với thời điểm đầu năm 810 tỷ VNĐ với tốc độ tăng 267%, bằng 167% so với kế hoạch cả năm. (Nếu loại trừ dư nợ cho vay chỉ định của TW thì dư nợ thực tế đạt được 610 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 132 tỷ VNĐ). Trong đó: dư nợ ngắn hạn là 418 tỷ VNĐ chiếm 32,7% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung hạn là 31 tỷ VNĐ, chiếm 2,4%; dư nợ cho vay dài hạn 829 tỷ VNĐ, chiếm 64.8% tổng dư nợ (nếu loại trừ dư nợ cho vay theo chỉ định của TW thì dư nợ trung và dài hạn chiếm 31,5% tổng dư nợ).
Trong cơ cấu tổng dư nợ, có 164 tỷ VNĐ là dư nợ cho vay uỷ thác đầu tư chiếm tỷ trọng 12,8%; dư nợ cho vay thông thường chiếm 87,2%.
Hiện nay, chi nhánh đang có 546 khách hàng còn dư nợ vay; trong đó 62 khách hàng là doanh nghiệp (41 doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần, còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và 484 hộ gia đình cá nhân. So với thời điểm đầu năm thì tăng 17 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 109 hộ gia đình (Chủ yếu là vay cầm cố sổ tiết kiệm và vay tiêu dùng đối với các bộ công nhân viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước).
Phân tích cho thời gian cho vay: Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Thực hiện
31/12/2002
Tỷ trọng(%)
Thực hiện
31/12/2003
Tỷ trọng(%)
+/-
%(+/-)
Ngắn hạn
300
62,6
418
32,7
118
39,0
Trung hạn
17
3,6
31
2,4
14
82,0
DàI hạn
161
33,7
829
64,8
668
415,0
Tổng cộng
478
100,0
1278
100,0
800
164,0
Xét về giá trị tuyệt đối thì dư nợ cả ở ngắn hạn và trung hạn đều tăng (Loại trừ dư nợ chỉ định của TW về cho vay dài hạn công ty Chứng khoán NHNo&PTNT và công ty dịch vụ thương mại ngân hàng) đưa tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 31,5%.
Phân tích theo thành phần kinh tế: Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Thực hiện
31/12/2002
Tỷ trọng(%)
Thực hiện
31/12/2003
Tỷ trọng
+/-
% (+/-)
DNNN
398
83,3
541
43,0
142
35,7
DNNQD
66
13,7
708
55,0
642
973,0
Hộ gia đình cá thê
14
3,0
30
2,0
16
114,0
Tổng cộng
478
100,0
1278
100,0
800
167,0
So với thời điểm đầu năm, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước tăng nhanh cả về số lượng khách hàng cũng như về dư nợ – tăng 17 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, mức dư nợ tăng 142 tỷ VNĐ với tốc độ tăng 35%.
Về cơ cấu thì tập trung chủ yếu là dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó các khách hàng có dư nợ lớn nhất là: công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Công ty thực phẩm miền Bắc, Tổng công ty sông đà, Công ty xuất nhập khẩu với Lào, Công ty Ginexim Hà Nội, Tổng công ty máy và thiết bị nông nghiệp, Tổng công ty xuất nhập khẩu máy…
Bên cạnh đó, dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như dư nợ hộ tư nhân cá thể cũng tăng nhanh: doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng chủ yếu của Công ty chứng khoán NHNo Việt Nam (tăng ở dư nợ cho vay dài hạn, số dư đến 31/12/2003 là 668 tỷ đồng). Kết quả này cũng khẳng định một cách chắc chắn đường lối chiến lược là phát triển theo xu hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng cường tập trung phát triển khu vực khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Dư nợ theo ngành kinh tế: Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Thực hiên
31/12/2002
Tỷ trọng(%)
Thực hiện
31/12/2003
Tỷ
Trọng(%)
+/-
% (+,-)
CN và tiểu thủ CN
106
22,2%
275
25,7
169
159,0
Thương nghiệp DV
208
43,4%
839
58,9
631
203,3
Dự án đầu tư
164
34,4%
164
15,4
0
0,0
Tổng cộng
478
100%
1.278
100,0
800
167,0
Trong năm chi nhánh đã được Hội đồng tín dụng phê duyệt cho vay vượt hạn mức tín dụng đối với công ty thực phẩm miền Bắc số tiền 150 tỷ VNĐ. Thẩm định trình TW phê duyệt cho vay đồng tài trợ Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và đã được Tổng giám đốc phê duyệt đầu tư số tiền 250 tỷ VNĐ, dự kiến giải ngân trong 2 năm 2004, 2005.
Năm 2003, chi nhánh tiếp tục triển khai, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các đề án cho vay đối với cán bộ công nhân viên thông qua tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp nhà nước, tập trung thẩm định cho vay đồng tài trợ một số dự án lớn như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng dự kiến sẽ giải ngân trong năm 2004 – 2005, thẩm định và trình duyệt cho vay dự án nhà máy cán nóng thép tấm của Tổng công ty công nghiệp tầu thủy Việt Nam. Nhằm thực hiện có hiệu quả theo đúng chủ trương, định hướng là mở rộng tín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100119.doc