Báo cáo Tình hình hoạt động phòng kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (huosinhgbank)

 Sau khi thẩm định phương án kinh doanh, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định tài sản thế chấp.

 Thẩm định tài sản thế chấp là một khâu quan trọng nhằm mục đích bảo đảm an toàn về nguồn vốn của ngân hàng đồng thời kích thích các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn. Chính vì những lí do trên nên công tác thẩm định đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực nắm bắt thông tin kịp thời để khi xãy ra tình trạng xấu nhất ngân hàng vẫn đảm bảo thu hồi nợ được.

 Cán bộ tín dụng hẹn khách hàng đi kiểm tra các cơ sở kinh doanh, đồng thời xác định thế chấp, cầm cố của khách về mặt pháp lý, kiểm tra các chứng từ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp đối với tài sản thế chấp cầm cố.

 Tiến hành định giá tài sản thế chấp cầm cố theo phương pháp sau: Phương pháp định giá dựa trên việc thu nhập thông tin thị trường. Đẩ áp dụng phương pháp này cần thu nhập và cập nhật trhường xuyên về giá cả của các loại hàng hóa doanh nghiệp dùng để thế chấp hay cầm cố,xác định giới hạn để so sánh. Quá trình thu nhập, cập nhật càng vhiều độ chính xác càng cao.

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động phòng kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (huosinhgbank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả cho sự kiểm soát ngày càng tăng này là: Nhận diện các tài sản của chính mình và các nhiệm vụ của chúng. Xác định giá của các tài sản cố định. Xác định xem những tài sản này có được sử dụng với vai trò phục vụ hữu hiệu cho cộng đồng hay không. Biết giá trị tổng quát của toàn bộ cơ sở kinh doanh. Các cơ quan giải quyết tốt các câu hỏi này cần được chẩn bị tốt hơn để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường thương mại, sụ khắc khe của phương pháp kế toán tích lũy và báo tài chính khác. Quan trọng hơn nữa là tổng giá trị của một tổ chức, sau khi xác định được, cần phải được phân tích ra thành nhiều loại tài sản khác nhau. Sự phân chia ra thành những chương mục tài chính khác nhau tài chính khác nhau này sẽ trở nên quan trọng trong việc xác định tỷ lệ lợi tức và cơ cấu vốn đầu tư và sự sử dụng tài sản trong tương lai. Sự liên tục thẩm định giá tài sản là cần thiết cho việc: Theo dõi và báo thành tích hoạt động của bộ máy quản lý. Đặt kế hoạch để sử dụng tốt tài sản. Đảm bảo sự vững chắc liên tục về mặt tài chính. Quyết định về hướng đi tương lai của các tổ chức về khu vực công cộng. Các nhà thẩmđịnh giá khi tiến hành thẩmđịnh giá đối với vật đảm bảo nợ vay,đồ cầm cố và giấy nợ,họ cần thiết phải tuân theo những chỉ dẫn trong tiêu chuẩn thứ tư của Ủy ban thẩm định giá tài sản quốc tế (TIAVSC), có nội dung như sau: TIÊU CHUẨN THỨ 4 CỦA TIAVSC Thẩm định giá đối với vật đảm bảo nợ vay, đồ cầm cố và giấy nợ 1. Mở đầu Tiêu chuẩn thứ tư cung cấp cơ sở để cho nhàthẩm định giá có thể thực hiện các hoạt động thẩm định phục vụ cho các tổ chức cho vay, hoặc các tổ chức thực hiện việc cấp vốn cần được bảo đảm bằng tài sản cố định cụ thể chứ không phải tín dụng thông thường của một ca ùnhân hay một doanh nghiệp. Các nhà thẩm định giá có thể còn tư vấn cho các lĩnh vực khác, song tiêu chuẩn này chỉ sử dụng cho thẩm định giá tài sản, cho vật đảm bảo nợ,đồ cầm cố và giấy nợ. Nhiều kế hoạch tài chính đảm bảo bởi những tài sản cụ thể. Vật đảm bảo cho một khoản vay,đồ cầm cố hay những giấy nợ trong những quan hệ tài chính khác có thể được xác định ở một mức độ rộng hơn. Trong một số trường hợp giá trị ròng của một doanh nghiệp được dùng làm vật đảm bảo ma økhông cần một tài sản cụ thể. Các nhà thẩmđịnh giá thường dùng giá trị thị trường khi đánh giá những tài sản cụ thể dùng để đảm bảo cho các khoản vay tài chính. Mặt dù các tài sản khác nhau về vị trí, lợi ích sử dụng,thời gian đã sử dụng và những yếu tố khác, những nguyên tắc của thẩm định phải có tính thống nhất. Điều quan trọng là các nhà thẩm định giá phải áp dụng thống nhất những nguyên tắc thẩm định trong phạm vi khuôn khổ của những tiêu chuẩn này, tiến hành một cách khách quan việc thẩm định phù hợp với yêu cầu và hiểu biết của những người sử dụng kết quả thẩm định. 2. Phạm vi Tiêu chuẩn này áp cho tất cả các tình huống khi mà các nhà thẩm định giá cần phài tư vấn hoặc báo cáo cho những tổ chức cho vay hoặc là những người cung cấp vốn vay khác khi mà mục tiêu của thẩm định giá có liên quan đến các khoản vay, đồ cầm cố hoặc giấy nợ. THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẤT ĐỘNG SẢN Tổng quan về thị trường tài sản Định nghĩa về bất động sản Bất động sản là một thuật ngữ rộng chỉ các tài sản như đất trống, đất đai và công trình xây dựng dùng cho các mục đích cư trú, giải trí, nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh và thương mại. Bất động sản ám chỉ đến đất đai và tất cả các công trình xây dựng một cách vĩnh viễn trên khu đất, bao gồm cả công trình phương tiện cống rãnh thoát nước và các hạng mục công trình cố định khác. Quyền lợi đối với bất động sản Có nhiều loại hình quyền lợi đối với bất động sản, dưới đây là những loại hình phổ biến nhất. Đối với đất đai: có ba loại hình chiếm giữ Sở hữu vĩnh viễn: sở hữu đất đai được ghi nhận bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu. Đây là hình thức sở hữu cao nhất. Thuê có hợp đồng. Đất thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn có thể được đem cho thuê dài hạn hoặc ngắn hạn. Quyền sử dụng đất. Tương tự như cho thuê theo hợp đồng nhưng thường gắn liền với hoạt động nào đó trên vùng đất đã thuê. Đối với các công trình trên đất đai Sở hữu vĩnh viễn. Khi chủ sở hữu đất còn sở hữu luôn các công trình trên vùng đất ấy. Thuê có hợp đồng. khi các đối tác thứ ba thuê các công trình nằm trên vùng đất ấy. Thị trường bất động sản Thị trường bất động sản là “địa điểm” tại đó những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau. Đối với thị trường bất động sản thì không có địa điểm thị trường chính thức, và nó được thể hiện bởi con số cung và cầu. Những người bán và những người mua có thể cùng ở một địa điểm cụ thể tại một cuộc bán đấu giá, hay có thể liên lạc với nhau qua mạng lưới thông tin liên lạc. Giá cả hàng hóa bất động sản được xác định tại thị trường bất động sản. Các đặc trưng của thị trường bất động sản Thị trường bất động sản có những đặc trưng sau: Không có thị trường trung tâm. Tính không công khai của thị trường làm cho các thông tin về giá cả rất khó thu thập, độ tin cậy kém, tạo nên tính không hiệu quả của thông tin thị trường. Là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Do tính chất không tái tạo được của đất, nên thị trường đất mang tính độc quyền nhiều hơn thị trường hàng hóa, biến động của giá đất thường biến động hơn giá hàng hóa. Các khu vực của thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản thường được phân chia theo khu vực, bao gồm thị trường nhà ở, thị trường văn phòng, thị trường các cửa hàng bán lẻ, thị trường công nghiệp và thị trường các tài sản đặc biệt khác. Thị trường nhà ở. Thị trường nhà ở thuộc khu vực tư nhân thường có hai loại: Loại thứ nhất là những nhà ở gắn liền với đất đai bao gồm: Những căn nhà riêng biệt hoặc nữa riêng biệt, và những dãy nhà xây cùng một kiểu. Những kiểu nhà này được đầu tư nhiều, nói chung có sẵn, được sử dụng phổ biến cho những người chủ sở hữu cư trú. Những căn nhà riêng biệt ở vị trí tốt, có tiền thuê cao, sử dụng phổ biến cho các công ty. Loại thứ hai là những khu chung cư, là hình thức đầu tư phổ biến. Thị trường nhà ở thuộc khu vực công cộng là những nhà ở công cộng, có nhiều phòng với kích thước khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người có thu nhập thấp. Thị trường văn phòng: các văn phòng tốt nhất được định vị tại các khu vực trung tâm kinh doanh. Thị trường cửa hàng bán lẻ: giá trị của cửa hàng phụ thuộc vào kiểu cách hấp dẫn, bài trí thuận tiện và chất lượng của môi trường xung quanh. Thị trường công nghiệp:việc thiết kế và xây dựng trong thị trường này nhằm hướng đến thõa mãn nhu cầu của người sử dụng. Nó không phải là sự đầu tư chung, mà thông thường là của mgười chủ sở hữu sử dụng. Giá trị của thị trường phụ thuộc vào dung lượng hoạt động công nghiệp, và khả năng sẵn có về cung cấp lao động, vật tư và thị trường. Thị trường tài sản đặc biệt: thông thường xây theo tập quán để đáp ứng những yêu cầu của người chủ sở hữu như là: các xưởng đóng tàu, nhà máy hóa dầu, trạm xăng, trung tâm giải trí Tổng quan về phương pháp thẩm định giá bất động sản Những phương pháp chủ yếu để tiến hành thẩm định giá bất động sản bao gồm: Phương pháp so sánh trực tiếp. Phương pháp chi phí. Phương pháp thặng dư. Phương pháp thu nhập. Phương pháp thu nhập truyền thống. Các kỹ thuật luồng tiền chiết khấu. Phương pháp lợi nhuận. Trong việc sử dụng các phương pháp để tiến hành thẩm định giá, không có phương pháp nào chính xác riêng rẻ, mà chỉ có phương pháp thích hợp nhất, còn các phương pháp khác có thể được sử dụng để kiểm tra kết quả của phương pháp thích hợp nhất. Việc xác định các phương pháp tyhích hợp nhất phụ thuộc vào các yếu tố sau: Thuộc tính của tài sản. Sự tin cậy và khả năng sử dụng các tài liệu thị trường. Mục đích và mục tiêu của việc thẩm định giá. Phương pháp so sánh trực tiếp Là phương pháp thường dùng nhất để đánh giá tài sản. Phương pháp so sánh dựa trên lý thuyết cho rằng gía trị thị trường của một tài sản có quan hệ mật thiết với các giá trị của tài sản đã mua bán. Mục tiêu của phương pháp so sánh là tìm kiếm các tài sản đã được giao dịch trên thị trường hiện hành, và giống nhau so với tài sản đối tượng định giá, và tiến hành những điều chỉnh thích hợp để phản ánh bất kỳ sự khác nhau nào giữa chúng. Các nguyên tắc Thay thế: một nhà đầu tư có lý trí sẽ không trả giá cho một tài sản nhiều hơn chi phí để mua một tài sản lựa chọn mà có cùng sự hữu ích như nhau. Sự đóng góp: quá trình điều chỉnh có ước tính sự ham gia đóng góp của các yếu tố hay các bộ phận của tài sản đối với tổng số giá trị thị trường. Các bước tiếp cận của phương pháp so sánh trực tiếp Tìm kiếm những tài sản được bán trong thời gian gần đây mà có thể so sánh với tài sản đối tương định giávề các mặt: kiểu cách, điều kiện, vị trí, Tiến hành điều tra khu vực của tài sản đối tượng thẩm định và tài sản có khả năng so sánh, để xác định giá của so sánh gầ gũi nhất – từ 3 đến 6 khả năng. Phân tích các giá bán và điều chỉnh những sự khác nhau giữa các giá bán có thể so sánh với tài sản đối tượng thẩm định giá. Tiến đến ước tính giá trị của tài sản đối tượng thẩm định giá dựa trên cơ sở các giá bán được điều chỉnh. Các yếu tố so sánh Các đặc điểm của tài sản: kích cỡ, kiểu loại, sự sắp xếp, số lượng các phòng, tuổi, Yếu tố địa điểm: môi trường, khu vực sử dụng đất, Thời gian bán. Các điều khoản và điều kiện của giao dịch: các điều khoản như nguồn tài chính, các điều kiện như việc bán cưỡng ép, người bán tự nguyện và người mua tự nguyện. Những hạn chế và điều kiện cần có của phương pháp so sánh trực tiếp Hạn chế Cần thiết phải có thông tin Các dữ liệu thường mang tính lịch sử: đây là điều kiện không thể tránh khỏi. Trong điều kiện thị trường biến động. Những thông tin này sẽ trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn. Các điều kiện cần thiết Chất lượng của thông tin phải cao Thông tin thu thập được là có thể so sánh được Trong trường hợp những cuộc mua bán có thể so sánh được lại không giống nhau lắm vì tính đặc biệt của tài được xem xét, điều này sẽ gây ảnh hưởng của phương pháp này. Thị trường cần phải ổn định. Phương pháp chi phí Phương pháp chi phí dùng cho thẩm định giá được dựa trên cơ sở lập luận là một người mua tiềm năng có đầy đủ thông tin hợp lý thì sẽ không bao giờ trả giá cho một tài sản lớn hơn so với chi phí bỏ ra để mua đất hoặc xây dựng công trình có cùng một sự lợi ích tương tự. Phương pháp này chủ yếu dựa trên phương pháp thay thế, mà giả định rằng giá trị của tài sản hiện có có thể được đo bằng chi phí làm ra một tài sản tương tự như là một vật thay thế. Cách tiếp cận phương pháp chi phí Ước tính giá trị của miếng đất mục tiêu thẩm định, coi như miếng đất đó là đất trống. Giả định rằng sự sử dụng hiện tại là sử dụng cao nhất và tốt nhất. Ước tính các chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc để thay thế các công trình xây dựng hiện có trên miếng đất. Quyết định mức độ thích hợp của khấu hao tích luỹ của các công trình hiện có trên miếng đất. Khấu trừ khoảng khấu hao tích lũy trên khỏi chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc để thay thế các công trình xây dựng hiện có trên miếng đất, để có được một chi phí hiện tại đã trừ đi khấu hao. Cộng chi phí hiện tại đã trừ đi khấu hao này vào giá trị ước tính của miếng đất để có được giá trị của tài sản tính theo phương pháp chi phí. Bảng tóm tắt mẩu thẩm định giá theo phương pháp chi phí Khoản mục Đồng Giá trị thị trường của miếng đất trống + Chi phí hiện tại của các công trình xây dựng = Tổng giá trị của các công trìng xây dựng mới - Khấu hao tích lũy trên những công trình hiện có = Giá trị thị trường của tài sản Những hạn chế của phương pháp chi phí Do phương pháp chi phí dựa vào những dữ liệu thị trường, nên những hạn chế của phương pháp so sánh trực tiếp đã nói đến ở phần trên cũng đúng đối với phương pháp chi phí. Chi phí không bằng với gía trị, và chi phí không tạo ra giá trị. Phương pháp chi phí sử dụng cách tiếp cận cộng tới, song tổng của nhiều bộ phận chưa chắc bằng giá trị toàn bộ. Người thẩm định giá cần phải thông thạo kỹ thật xây dựng và phải có đủ kinh nghiệm để có thể áp dụng được phương pháp định giá này. Phương pháp thặng dư Một tài sản được coi là tiềm năng phát triển bất cứ khi nào một phần của giá trị tiềm tàng có thể được giải thoát bằng sự đầu tư vốn trên tài sản đó. Có ba ví dụ về tình huống phát sinh như vậy: Có một miếng đất trống hoặc chưa phát triển song đã cho phép phát triển, hoặc có khả năng đạt được sự cho phép đó. Có một tài sản với công trình xây dựng đang tồn tại có tiềm năng để nâng cấp thông qua việc thay đổi trong sử dụng hoặc cãi tạo chung. Có một tài sản với một trình xây dựng đang tồn tại mà không có giá trị kinh tế, song đã được phép hoặc có khả năng được cấp phép phá hủy và thay thế nó. Khái niệm và các nguyên tắc Phương pháp thặng dư được sử dụng rộng rãi để đánh giá tài sản/ đất có tiềm năng phát triển. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là giá trị vốn hiện tại của tài sản là giá trị còn lại nhận được từ giá ước tính của sự phát triển giả định, trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó. Bảng tóm tắt mẩu thẩm định giá theo phương pháp thặng dư như sau Khoản mục Đồng Tổng giá trị phát triển của sự phát triển dự kiến - Chi phí phát triển bao gồm cả lợi nhuận của người làm việc dự kiến = Giá trị còn lại của tài sản Qua sự nhận thức bằng trực giác có thể thấy rằng phương pháp thặng dư là sự đảo ngược của phương pháp chi phí. Những hạn chế của phương pháp thặng dư Khó khăn trong việc sử dụng cao nhất và tốt nhất. Tất cả mọi ước tính về chi phí và giá bán có thể bị thay đổi tùy theo cá điều kiện của thị trường. Giá trị còn lại cuối cùng nhạy cảm đối với những thay đổi của việc ước tính các chi phí và giá bán. Cần phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tốt để ước tíonh các khoản mục khác nhau. Phương pháp này không tính đến giá trị thời gian của đồng tiền, như đã giả định là tất cả các dòng tiền mặt xảy ra ở cùng một thời điểm, mà giả định là không hiện thực. Phương pháp thu nhập (hay phương pháp đầu tư) Cơ sở lý luận của phương pháp thu nhập của thẩm định giá là giá trị thị trường của một tài sản bằng giá trị hiện tại của tất cả các lợi nhuận tương lai có thể nhận được từ tài sản. Những khoản lợi nhuận tương lai đó nói chung ở dưới dạng cho thuê hoặc giá trị của vốn cho thu hồi tương lai (nghĩa là giá khi chuyển nhượng tài sản). Quá trình chuyển đổi các dòng thu nhập ròng tương lai thành giá trị vốn hiện tại được biết như là quá trình vốn hóa và có thể được thể hiện đơn giản như sau: Giá trị vốn = thu nhập ròng / lãi suất vốn hóa Như vậy có hai bộ chính cấu thành là thu nhập có khả năng nhận được và lãi suất vốn hóa. Tiền thuê và lãi suất vốn hóa Các chi phí như là sửa chữa và bảo dưỡng, quản lý, bảo hiểm và thuế tài sản được khấu trừ khỏi tiền cho thuê đã nhận để đạt được tiền cho thuê thực. Các thứ thua lỗ khác cũng được cho phép khấu trừ. Các lãi suất rủi ro, lãi suất ban đầu, và tổng lãi suất vốn hóa, đây là các loại lãi suất gốc chung nhất sử dụng trong phương pháp thu nhập cho sự định giá các tài sản sở hữu tòan quyền. Thu nhập nhiều năm đối với tài sản vĩnh viễn. Suất lợi tức khi hoàn vốn, là suất lợi tức nội tại của một đầu tư khi nó tiêu biểu cho suất lợi tức thực trên một đầu tư đã được đưa vào tính toán sự tăng hoặc giảm của giá trị vốn và thu nhập. Suất lợi tức tương đương là suất lợi tức mục tiêu hoặc chi phí về vốn và thường được sử dụng trong đánh giá đầu tư. Đây là lợi tức bắt buộc ch một vụ đầu tư. Cách tiếp cận phương pháp thu nhập truyền thống Ước tính thu nhập trung bìng hàng năm cho một tài sản có tính đến các yếu tố liên quan có tác động đến thu nhập. Ước tính tất cả các khoản chi phí để trừ khỏi thu nhập hàng năm như thuế tài sản, sữa chữa, bảo hành .v.v.. Nhận được các lãi suất vốn hóa bằng cách phân tích các doanh số tài sản tương tự. Aùp dụng công thức vốn hóa để tìm giá trị của tài sản. Phương pháp lợi nhuận Phương pháp lợi nhuận của thẩm định giá được sử dụng cho những tài sản đặc biệt như khách sạn, rạp chiếu bóng và những tài sản khác mà việc so sánh tài sản tương tự sẽ gặp khó khăn do giá trị chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản. Cách tiếp cận của phương pháp này là ước tính tổng các thu nhập trừ đi những chi phí liên quan đến việc tạo ra trường hợp nhập đó, trừ tiếp khoản lãi trên vốn mà người thuê nhà nhận được từ khoản vốn của họ, và một số tiền thưởng công cho người thuê nhà vì rủi ro và sự tháo vát của người đó. Số dư còn lại là số lượng được coi là hợp lý để trả cho sự thuê mướn. Giá trị tiền cho thuê ước tính khi đó sẽ được chuyển hóa thành vốn theo thu hoạch nhiều năm bằng cách phân tích doanh thu của các tài sản tương tự. Khuôn mẩu của thẩm định giá theo phương pháp lợi nhuận Khoản mục Tiền Doanh thu - chi phí phải gánh chịu trong thu nhập phát sinh (không bao gồm thuê tài sản, sữa chữa và bảo dưỡng) - lãi trên vốn của người hưởng dụng = số dư có thể phân chia được - phần của người thuê (thường giả định là hoạt động có hiệu quả) = tổng tiền cho thuê gán cho - thuế tài sản, sữa chữa, bảo dưỡng và bảo hiểm = doanh thu ròng từ đất đai và nhà cửa * suất lợi tức thị trường Giá trị thị trường tài sản Những hạn chế của phương pháp lợi nhuận Phương pháp lợi nhuận của thẩm định giá chỉ áp dụng được đối với những tài sản mà hoạt động của nó có tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận ước tính có thể sẽ không phản ánh được mức độ thu nhập thực của tài sản. Một mức lợi nhuận cao có thể là kết quả của sự làm việc chăm chỉ quá mức của người vận hành tài sản đó. Muốn làm việc tốt theo phương pháp này nhà thẩm định phải có kiến thức tốt về loại hình kinh doanh này, hoặc loại hình kinh doanh mà tài sản đang sử dụng. Kỹ thuật thẩm định giá Phương pháp kỹ thuật được dùng là tuỳ thuộc vào loại hình bất động sản và mục đích thẩm định. Ngành thẩm định đã phát triể được các phương pháp luận xác định giá trị bất động sản theo thị trường, thống kê theo kinh nghiệm những phương pháp hay nhất sử dụng rong các trường hợp thẩm định giá trị bất động sản như sau: Dạng bất động sản Phương pháp thẩm định Động lực Thước đo tương ứng Đất đai cư trú So sánh bán Thị trường đ/m2 Công nghiệp So sánh bán Thị trường Lợi tức cho thuê Thương mại So sánh bán Thị trường Lợi tức cho thuê Khách sạn So sánh bán Giá trị đang hoạt động có lãi Thị trường Phi thị trường Kết quả kinh doanh Bệnh viện So sánh bán Phân tích tài chính Chi phí thay thế khấu hao Thị trường Phi thị trường Phi thị trường Lợi tức cho thuê Kết quả kinh doanh Chi phí Nông trang So sánh bán Năng suất Thị trường Phi thị trường đ/ha đ/kg sản phẩm đ/ đơn vị dự trữ Lâm nghiệp So sánh bán Thị trường Khối lượng gỗ Tỹ lệ chiết khấu trên thị trường Cơ sở hạ tầng (đường , sá,) Chi phí thay thế khấu hao Phi thị trường Chi phí dực trên lợi ích sử dụng CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TPHCM GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ P[HÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TPHCM : Tên gọi: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÁT TRIỂN NHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tên giao dịch: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ. Tên tiếng anh: HOUSING DEVERLOPNENT COMMERCIAL JOIN STOCK BANK. Tên giao dịch: HOUSINGBANK – viết tắt là: HDB. HOUSINGBANK ra đời vào năm 1989, căn cứ trên quyết định số 47/QĐ – UB ngày 11/02/1989 do UBND TPHCM cấp. Giấy phép thành lập số 365/GP – UB cấp ngày 27/07/1992 do UBND TPHCM. Giấy phép hoạt động số 00019/NH – GP ngày 06/06/1992 do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059025 ngày 11/08/1992 do trọng tài kinh tế cấp. Các quyết định thành lập của hội đồng Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phẩn Phát Triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh.Căn cứ theo nguyề n hạn đạ ban cho hợi đồng. Trên cơ sở điều chỉnh sửa đổi và bổ sung điều lệ Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Nhà được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ II thông qua ngày 12/12/1997 và được chủ tịch nước ký lệnh số 01-L/CTN ngày 26/02/1997 công bố và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1998.Thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phep`1 hoạt động.Trụ sở chính của Ngân Hàng Cổ Phần Nhà đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, số 33 – 39 Pasteur – Quận 1 – TP Hồ Chí Minh. Ngân hàng được phép mở các chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Địa bàn hoạt động cua Ngân Hàng Cổ Phần Phát Triển Nhà là Thành Phố Hồ Chí Minh nơi đặt trụ sở chính và nơi mà Ngân Hàng Cổ Phần Nhà được phép đặt chi nhánh, phòng giao dịch. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nhà Thành Phố Hố Chí Minh dưới đây được gọi tắt là Ngân Hàng Cổ Phần Nhà được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, thuộc sở hữu của các cổ đông. Khi mới thành lập là 3 tỷ VND, mệnh giá cổ phiếu là 5.000.000 đồng bằng 600 cổ phần. Đến năm 1991 cổ phần là 5.35 tỷ đồng, mệnh giá cổ phiếu là 6.500.000 đồng bằng 776 cổ phần. Đến năm 1992 cổ phần là 8.438 tỷ đồng, mệnh giá cổ phiếu là 8.000.000 đồng bằng 1351 cổ phần. Đến năm 1994 cổ phần là 21.616 tỷ đồng, mệnh giá cổ phiếu là 8.000.000 đồng bằng 2702 cổ phần. Sau thay đổi mệnh giá cổ phần là 1.000.000 đồng một cổ phiếu bù số cổ phần là 21.616 cổ phần. Ngày 22/01/1998 vốn điều lệ là 42.074 tỷ đồng, mệnh giá cổ phiếu là 1.000.000 đồng bằng 42.074 cổ phần. Ngày 20/02/1999 đến nay, vốn điều lệ là 59.726 tỷ đồng, mệnh giá cổ phiếu là 1.000.000 đồng bằng 59.726 cổ phần. Ngoài hội sở chính số 33 – 39 pasteur Quận 1 TPHCM Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Nhà Thành Phố Hố Chí Minh có 05 chi n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van moi.doc
  • docBIA.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNOI DUNG.doc
Tài liệu liên quan