Bên cạnh sự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng cấp trên, thì tại phòng giao dịch rất quan tâm tới công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ một cách chặt chẽ, thường xuyên. Nhiệm vụ kiểm tra và kiểm toán nội bộ, đi sâu kiểm soát các chứng từ kế toán, công tác an toàn kho quỹ, hồ sơ tín dụng của đơn vị. Ngoài ra còn tham gia các đợt kiểm tra của ngân hàng cấp trên, kiểm tra đột xuất hoạt động của các mặt công tác khác. Thực hiện lấy ý kiến đóng góp của khách hàng, kết hợp với ban giám đốc ngân hàng cơ sở để giải quyết đóng góp. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện theo đúng quy trình, chế độ nghiêm ngặt của Nhà Nước và của ngành.
Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ trung thành, tận tụy với công việc, phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ có hành vi tham ô lợi dụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cũng như sửa chữa kịp thời những thiếu sót trong kinh doanh. Hoạt động kiểm tra kiểm soát sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động của phòng giao dịch Nguyễn Trãi ngày càng tốt hơn, trong sạch và vững mạnh.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình huy động vốn và công tác đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng cho ta thấy được phòng giao dịch đã thực hiện hiệu quả chính sach huy động vốn của BIDV Quảng Bình đó là chi nhánh chủ trương từng bước thay đổi kênh huy động thông qua việc huy động vốn tiền gửi của dân cư thành kênh huy động chủ lực của ngân hàng. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi khác.
Xét theo cơ cấu loại tiền, sau đây là số liệu về huy động vốn của phòng giao dịch Nguyễn Trãi:
Bảng 2: Cơ cấu theo loại tiền vốn huy động của phòng giao dịch Nguyễn Trãi- BIDV Quảng Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng vốn huy động
345.300
100
407.454
100
490.982
100
- Huy động bằng VNĐ
238.948
69,2
297.156
72,93
382.819
77,97
- Huy động bằng ngoại tệ
106.352
30,08
110.298
27,07
108.163
22,03
Từ bảng 2 cho thấy nguồn vốn huy động bằng VNĐ ngày càng tăng qua các năm cả về tỷ trọng lẫn số lượng, tỷ lệ gia tăng trong 03 năm lần lượt là 69,2%; 72,93%; 77,97%. Ngược lại với sự gia tăng đó là huy động bằng ngoại tệ có sự giảm sút tỷ trọng rõ rệt qua 03 năm so với huy động bằng VNĐ cụ thể là: 2006 là 30,8%; 2007 là 27,07% đến 2008 xuống còn 22,03%, nguyên nhân của sự giảm sút này một phần do chuyển giao số dư cho một số chi nhánh mới thành lập, công tác huy động ngoại tệ gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, thị trường ngoại hối thường xuyên biến động và rủi ro đã tác động đến tâm lý khách hàng. Tuy nhiên về số lượng tuyệt đối thì huy động ngoại hối vẫn tăng trong 03 năm qua. Đó là do phòng giao dịch đã áp dụng hiệu quả các hình thức huy động vốn của BIDV Quảng Bình. Chi nhánh luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, triển khai tốt, an toàn các đợt huy động giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bảo hiểm, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút dần … chi trả lãi, gốc, trái phiếu an toàn, đúng chế độ đảm bảo uy tín của hệ thống BIDV.
Với phương châm đi vay để cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của một số đối tượng khách hàng, BIVD Quảng Bình nói chung và phòng giao dịch Nguyễn Trãi nói riêng đã tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng môi trường đầu tư và góp phần khẳng định vị thế của mình với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Đạt được kết quả trên là sự cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo phòng giao dịch Nguyễn Trãi, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển tốt hơn.
2. Tình hình chung về sử dụng vốn
Nếu như nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thì hoạt động sử dụng vốn (hoạt động tín dụng ngân hàng) đóng vai trò then chốt đem lại lợi nhuận chính và cao nhất cho ngân hàng. Việc mở rộng cho vay gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Các bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận tín dụng chủ động bám sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng trên cở sở của các chế độ quy định; theo dõi phân loại nợ, phân loại khách hàng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn vay.
Trong chỉ đạo điều hành, một mặt làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm chất, và đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của cán bộ tín dụng, nhưng mặt khác phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đề ra.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, đơn vị đã có những quyết định chiến lược thích hợp trong việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc chấp hành giới hạn tín dụng được hội Sở chính phê duyệt, kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, nâng cao tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo. Phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã thực hiện tốt theo định hướng chung đó của BIDV Quảng Bình. Cụ thể:
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng của phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Dư nợ tín dụng cuối kỳ
267.240
100
334.112
100
417.335
100
1. Cho vay ngắn hạn
85.331
30,89
115.636
34,61
156.876
37,59
2. Cho vaytrung và dài hạn
77.872
28,19
87.905
26,31
103.916
24,90
3. Cho vay hợp đồng tài trợ
67.513
24,44
83.428
24,97
111.721
26,77
4. Cho vay KHNN
45.524
16,48
47.143
14,11
44.822
10,74
Qua bảng 3 ta có thể nhận xét:
Quy mô tăng trưởng tín dụng:
Hoạt động cho vay tín dụng trong 03 năm 2006, 2007 và 2008 đã có sự tăng trưởng tương đối bền vững lần lượt năm 2007 tăng 57.872 triệu đồng, tương ứng với 20,95% so với năm 2006 và năm 2008 tăng là 83.223 triệu đồng tương ứng với 24,9% so với năm 2007. Sự tăng trưởng là rõ nét của dư nợ tín dụng 20,95% lên 24,9%, điều này cho thấy phòng giao dịch không chỉ đảm bảo được tăng trưởng tín dụng, mà còn đảm bảo được dư nợ tín dụng trong giới hạn được giao, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Về cơ cấu tín dụng:
Dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng trưởng đều đặn trong 03 năm 2006, 2007, 2008. Trong năm 2007 dư nợ tín dụng ngắn hạn cuối kỳ đạt 115.636 triệu đồng, tăng 30.305 triệu đồng, hay 35.5% so với năm 2006, năm 2008 đạt 156.876 triệu đồng tăng 41.240 triệu đồng tương ứng 35.67%. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của phòng giao dịch là ổn định. Có được tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do phòng giao dịch đã thực hiện có hiệu quả chủ trương của chi nhánh BIDV Quảng Bình, đó là chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ trọng ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. Tỷ trọng của tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ tăng dần trong 03 năm qua: từ 30,89% năm 2006 lên 34,61% năm 2007 và 37,59% năm 2008.
Như đã trình bày ở trên, phòng giao dịch đã thực hiện tốt định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng, nâng tỷ trọng ngắn hạn và giảm tỷ trọng trung và dài hạn. Từ bảng số liệu có thể thấy, năm 2006 dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 77.872 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,19% tổng dư nợ, tuy đã tăng lên thành 87.905 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 26,31% năm 2007 và tăng lên thành 103.916 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm khoảng 24,90% năm 2008. Đây là một kết quả đáng chúc mừng vì dư nợ tín dụng trung và dài hạn không chỉ tăng về số lượng mà còn đáp ứng được việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng, có thể giúp ngân hàng quay vòng vốn nhanh hơn, từ đó đồng vốn an toàn và có thể đầu tư được nhiều hơn.
Dư nợ cho vay theo KHNN liên tục giảm trong 03 năm qua về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ đó là: năm 2006 chiếm 16,48%; năm 2007 giảm còn 14,11%; đến năm 2008 còn khoảng 10,74%. Về số liệu tuyệt đối thì dư nợ cho vay theo KHNN có sự gia tăng trong năm 2007, nhưng đến năm 2008 đã giảm xuống lại. Về cơ bản đến nay phòng giao dịch đã dừng giải ngân các dự án vay vốn KHNN và chỉ định, khả năng sinh lời thấp của một số dự án cho vay theo KHNN vì thế việc giảm tỷ trọng cho vay theo KHNN là hợp lý.
3. Hoạt động khác
Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng được chú trọng để mở rộng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Việc phát triển các loại hình dịch vụ không những mang lại thu nhập an toàn cho Ngân hàng, mà còn là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các sản phẩm chính, quảng bá hình ảnh thương hiệu Ngân hàng, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng, nên trong thời gian qua chi nhánh BIDV Quảng Bình nói chung và phòng giao dịch Nguyễn Trãi nói riêng đã chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Phòng giao dịch Nguyễn Trãi luôn chú trọng đến công tác phát triển dịch vụ theo hướng chuyển đổi tăng thu dịch vụ ròng trong tổng lợi nhuận, thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 15%/năm với kết quả như sau:
3.1 Hoạt động thanh toán
Phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIVD Quảng Bình đã tạo được khả năng thanh toán linh hoạt hơn, với nhiều phương thức thanh toán giúp cho khách hàng thanh toán được mọi lúc mọi nơi thông qua các dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến. Sự phát triển thẻ ATM cũng theo hướng đa dạng đã mở rộng được một thị trường thẻ với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Chiếc thẻ không chỉ dừng lại ở chức năng rút tiền mà ngày càng mở rộng hơn, khi có thể dùng nó như một công cụ đa năng trong việc thanh toán tiền điện, nước, cước phí điện thoại, mua hàng qua mạng. Ngoài ra, sự liên kết qua hệ thông Banknet của một số ngân hàng đã góp phần tăng tính tiện ích của thẻ hơn khi thẻ của một số ngân hàng có thể sử dụng cho máy ATM của một số nhóm các ngân hàng. Chính những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy và mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Trong năm 2008, phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã phát hành được hơn 1.000 thẻ với mức thu phí đạt trên 80 triệu đồng. Thu dịch vụ thanh toán bao gồm cả thanh toán trong nước và quốc tế cuối năm 2008 đạt 3.434 tỷ đồng, chiếm 46% trong tổng dịch vụ. Các loại hình thanh toán trong nước được phòng giao dịch đa dạng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với những sản phẩm mới, hiện đại như Homebanking, BIVD-Smart@count, mạng lưới thanh toán ngày càng được mở rộng … Doanh số thanh toán quốc tế tăng trưởng bình quân 15%, các giao dịch hàng xuất khẩu đã mở rộng ra với các khách hàng mới, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tại phòng giao dịch ngày càng tăng, cho thấy được hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV Quảng Bình đã tạo được uy tín đối với khách hàng và có vị thế trên thị trường tiền tệ.
3.2 Hoạt động kinh doanh tiền tệ
Bước đầu đã triển khai việc đưa thanh toán quốc tế vào là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Với các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đã tạo được sự tin cậy, tín nhiệm với khách hàng, lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng đông.
Trong những năm qua, BIDV Quảng Bình luôn khẳng định là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống về công tác kinh doanh tiền tệ trên cả phương diện doanh số giao dịch và lợi nhuận. Phòng giao dịch Nguyễn TrãI đã góp phần không nhỏ vào thành công đó.
3.3. Hoạt động quản lý tài chính và kho quỹ
Hoạt động quản lý tài chính của phòng giao dịch luôn được thực hiện tốt, kịp thời và chính xác, quản lý và thực hiện tốt cơ chế chi tiêu tài chính nội bộ, mua sắm và quản lý tài sản cố định, công cụ trang thiết bị cơ sở vật chất, phục vụ hoạt động kinh doanh. Công tác hạch toán các giao dịch với khách hàng được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, nhờ cào hệ thống thanh toán điện tử. Tuy vậy, hệ thống này cần được hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động kho quỹ của phòng giao dịch trong những năm qua luôn được đánh giá tốt, hoàn thành các nhiệm vụ được giao với doanh số thu chi tiền mặt các loại cao. Phòng giao dịch cũng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kiểm đếm, thu giữ các laoị tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Đội ngũ cán bộ, nhân viên là công tác kho quỹ luôn được khen thưởng trong việc trả lại tiền thừa cho khách hàng, điển hình có 1 cán bộ nữ đã trả lại món tiền thừa lên đến 50 triệu đồng.
3.4. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Bên cạnh sự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng cấp trên, thì tại phòng giao dịch rất quan tâm tới công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ một cách chặt chẽ, thường xuyên. Nhiệm vụ kiểm tra và kiểm toán nội bộ, đi sâu kiểm soát các chứng từ kế toán, công tác an toàn kho quỹ, hồ sơ tín dụng của đơn vị. Ngoài ra còn tham gia các đợt kiểm tra của ngân hàng cấp trên, kiểm tra đột xuất hoạt động của các mặt công tác khác. Thực hiện lấy ý kiến đóng góp của khách hàng, kết hợp với ban giám đốc ngân hàng cơ sở để giải quyết đóng góp. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện theo đúng quy trình, chế độ nghiêm ngặt của Nhà Nước và của ngành.
Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ trung thành, tận tụy với công việc, phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ có hành vi tham ô lợi dụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cũng như sửa chữa kịp thời những thiếu sót trong kinh doanh. Hoạt động kiểm tra kiểm soát sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động của phòng giao dịch Nguyễn Trãi ngày càng tốt hơn, trong sạch và vững mạnh.
Ngoài các hoạt động trên thì những dịch vụ khác của phòng giao dịch như: bảo lãnh, giữ hộ tài sản - giấy tờ có giá, Home banking, Mobile banking, Phone banking cũn đạt được nhiều thành tích đáng kể, mở ra cho khách hàng một hướng nhìn mới về tiện ích dịch vụ ngân hàng, đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của BIDV Quảng Bình nói riêng và toàn hệ thống BIDV nói chung.
II. Công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình
1. Tình hình tiền gửi
Như chúng ta đã biết ngiệp vụ huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàngco vai trò rất quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Thông qua hoạt động này, ngân hàng có thể huy động được một lượng vốn khá lớn nhàn dỗi trong lưu thông, giúp ngân hàng hoạt động, thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, dự trữ ... ở phần trên ta đã có sự phân tích sơ lược về tình hình huy động vốn thông qua hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng. Để có sự nhìn nhận thấu đáo hơn về vấn đề này em xin đi vào phân tích sâu hơn về một khía cạnh tiền gửi của khách hàng.
1.1. Tiền gửi cảu tổ chức kinh tế
Một trong những kênh huy động vốn của ngân hàng là nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đây là nguồn huy động có quy mô lớn trong tổng nguồn huy động. Sự biến động của nguồn tiền gửi này được thể hiện qua bảng phân tích sau:
Bảng 4: Tiền gửi của Tổ Chức Kinh Tế Theo Kỳ Hạn của phòng giao dịch Nguyễn Trãi BIDV Quảng Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Không kỳ hạn
87.810
81,5
97.870
79,8
113.466
77,55
2. Có kỳ hạn
19.924
18,5
24.774
20,2
32.847
22,45
Tổng cộng
107.734
100
122.644
100
146.313
100
Như đã phân tích ở trên, trong những năm gần đây, bằng sự đổi mới của hệ thống Ngân Hàng nói chung và hệ thống BIDV nói riêng, Phòng giao dịch Nguyễn Trãi BIDV Quảng Bình đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng gửi tiền, đơn vị đã cung cấp nhiều tiện ích và dịch vụ cho khách hàng là tổ chức kinh tế và nhóm đối tượng khách hàng này đã nhận thấy được lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng, do vậy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế này ngày càng tăng qua các năm.
Cấu trúc tiền gửi của tổ chức kinh tế bao gồm tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) và tiền gửi có kỳ hạn như đã phân tích ở các số liệu trên. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng số tiền của tổ chức kinh tế năm 2006 là 81,5%, năm 2007 là 79,8%, năm 2008 là 77,55%, còn lại là tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, như vậy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi có kỳ hạn là rất nhiều. Điều này cho thấy nhu cầu về tiền gửi thanh toán là rất cao, còn việc gửi tiền vào ngân hàng để đầu tư hưởng lợi thì ít được các tổ chức kinh tế quan tâm hơn.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, về số tiền thì năm 2006 đạt 87.810 triệu đồng, năm 2007 đạt 97.870 triệu đồng tăng 11,46% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 113.466 triệu đồng, tăng 15,94% so với năm 2007.
Đối với tiền gửi co kỳ hạn thì ta thấy đều tăng qua các năm. Đến cuối năm 2008 thì tổng tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tại phòng giao dịch là 32,847 triệu đồng, tăng 64,86% so với năm 2006. Điều này cho thấy sự thành công trong công tác huy động tiền gửi có kỳ hạn TCKT của phòng giao dịch.
Từ việc phân tích trên cho thấy, tuy đã có sự gia tăng đáng kể trong việc huy động tiền gửi có kỳ hạn vào TCKT nhưng không thể phủ nhận rằng việc huy động tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Ta có thể thấy rằng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn vẫn còn kém xa nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Nguyên nhân là do các tổ chức kinh tế làm ăn với lợi nhuận chưa cao nên chưa có nhiều tiền dư thừa để gửi vào ngân hàng để hưởng lợi, và điều quan trọng là các tổ chức kinh tế nhận thấy sự không linh hoạt của tiền gửi có kỳ hạn, không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong việc thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng làm ảnh hưởng đến khả năng huy động của BIDV Quảng Bình. Vì vậy, trong thời gian tới, phòng giao dịch cần có các giải pháp để thu hút loại tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, nhằm làm tăng tính ổn định cho nguồn huy động của ngân hàng, đảm bảo tính vững mạnh về nguồn vốn.
1.2. Tiền gửi của dân cư
Đối với một ngân hàng, thì nguồn tiền huy động từ dân cư là rất quan trọng. Đây là nguồn có quy mô lớn và tương đối ổn định. Ngân hàng huy động nguồn vốn này của dân cư chủ yếu thông qua hình thức tiết kiệm.
Bảng 5: Tình hình tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn của dân cư tại phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Tiền gửi KKH
34.022
15,59
34.377
13,02
34.101
10,62
2. Tiền gửi có kỳ hạn
138.685
63,55
171.091
64,8
213.212
66,4
+ 3 tháng
50.433
23,11
63.578
24,08
79.248
24,68
+ 6 tháng
46.268
21,21
54.126
20,5
66.308
20,65
+ 12 tháng
41.966
19,23
53.387
20,22
67.656
21,07
3. TGTK bậc thang
45.523
20,86
58.562
22,18
73.789
22,98
Tổng cộng
218.230
100
246.030
100
321.102
100
Trước hết, ta xem xet một cách tổng thể về gửi tiết kiệm năm 2006 đạt 218.230 triệu đồng, năm 2007 đạt 264.030 triệu đồng, tăng 45.800 triệu đồng, tương ứng 21% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 321.102 triệu đồng, tăng 57.072 triệu đồng, tương ứng 21,62% so với năm 2007. Có được kết quả như vậy là nhờ đơn vị đã quan tâm đến công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng việc đa dạng hóa các loại hình huy động tiết kiệm, bên cạnh đó là sự chỉnh lãi suất bám sát với diễn biễn của thị trường cũng đã góp phần hấp dẫn, thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Qua sự phân tích trên cho thấy, qua 03 năm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn năm 2006 đạt 138.685 triệu đồng, năm 2007 đạt 171.091 triệu đồng tăng 32.406 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 23,37% so với năm 2006, năm 2008 đạt 213.212 triệu đồng tăng 42.121 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 24,62%. Nguyên nhân chính đối với sự tăng trưởng đều cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng tương đốicủa tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đó là nhờ ngân hàng thường có những loại hình huy động, tương ứng với nó thường có các mức lãi suất hấp dẫn, các chương trình dự thưởng, khuyến mại … bên cạnh đó người gửi tiền đã xác định được nhu cầu chi tiêu trong tương lai của mình, nên họ đầu tư vào ngân hàng với kỳ hạn dài để hưởng lãi và bảo toàn đồng vốn của mình.
Tiền gửi tiết kiệm bậc thang là loại hình mà BIDV mới bắt đầu cung cấp cho khách hàng trong những năm gần đây. Do những ưu điêm nổi bật của loại hình gửi tiền này mà tỷ trọng của nguồn vốn từ nguồn huy động này đã tăng lên đáng kể qua các năm lần lượt trong 03 năm là năm 2006 chiếm 20,86% sang năm 2007 tăng lên 22,18%, và đến năm 2008 là 22,98% trong tổng vốn huy động từ dân cư.
Từ thực tế trên cho thấy đây là một sự cố gắng nỗ lực của đơn vị trong công việc không ngừng nâng cao uy tín của mình trong dân chúng, làm cho mọi người tin tưởng hơn vào đơn vị và an tâm khi giao đồng vốn của mình vào ngân hàng.
2. Các chính sách huy động vốn
Qua phân tích trên, có thể thấy rằng phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã và đang trên đà hoạt động phát triển, nguồn vốn huy đông tăng trưởng mạnh, dư nợ cho vay cũng tăng cao, 03 năm liền hoạt động kinh doanh đều có lãi. Để đạt được kết quả này là do phòng đã áp dụng nhiều biện pháp huy động khác nhau, dựa trên nền tảng các hình thức huy động vốn truyền thống, kết hợp với các hình thức đã được cải tiến mang tính linh hoạt, thuận lợi và an toàn cho người gửi tiền, theo đúng định hướng mà chi nhánh BIDV Quảng Bình đã đề ra.
Các hình thức huy động mà phòng giao dịch đã áp dụng: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ chứng vàng, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm khuyến mại bằng quà tặng, bảo hiểm … đa dạng hình thức gửi tiền.
Thực hiện nối mạng, thanh toán điện tử với các ngân hàng trên địa bàn và trên toàn quốc, thực hiện thanh toán qua mạng, làm cho quy trình thanh toán được nhanh chóng và chính xác. Đổi mới hệ thống máy móc thiết bị, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của mình.
Ngoài ra là phong cách phục vụ của cán bộ niềm nở, lịch sự, luôn tạo được cảm giác thân thiện, gần gũi với khách hàng.
3. Kết quả của công tác huy động vốn
3.1. Thành công trong công tác huy động vốn
Trong 03 năm qua, phòng giao dịch đã thu được nhiều thành quả to lớn và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trên tất cả mọi mặt, phòng giao dịch đã góp phần giúp chi nhánh khơi tăng nguồn vốn bằng cách đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh và hoạt động dịch vụ ngân hàng, thực hiện các biện pháp thu hút tiền gửi của khác hàng, như: thực hiện các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích khác hàng mở tài khoản bằng cách không thu phí, linh hoạt các mức lãi suất huy động, tận tình niềm nở, lịch sự, hướng dẫn cho khách hàng, tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng.
Nhìn chung, phòng giao dịch đã phát huy được những ưu thế của Ngân hàng trong việc huy động vốn. Kết quả đạt được là nguồn vốn huy động chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả.
3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn
Mặc dù trong thời gian qua, ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian tới được hoàn thiện hơn thì cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục những hạn chế mà chi nhánh đang còn gặp phải. Trước hết ta phải xem xét qua một số vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động vốn tại phòng giao dịch thời gian qua.
Công tác quảng cáo tiếp thị về ngân hàng: Mặc dù áp dụng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm đến với khách hàng mà chi nhánh đã đưa ra, nhưng công tác quảng cáo, tiếp thị đã được thực hiện nhưng chưa thật rầm rộ. Cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đầy đủ về các sản phẩm tiền gửi có tại ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các hình thức gửi tiền truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây nên một sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi của ngân hàng. Như chúng ta đã biết, để cho một sản phẩm mới ra đời, thì ngân hàng phải tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí, nhưng đến khi ra đời lại không được khách hàng hưởng ứng, thì điều này sẽ gây nên một sự lãng phí rất lớn cho ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là điều nên tránh.
Chính sách thu hút khách hàng: Ngân hàng tăng cường chính sách ưu đãi cũng như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi họ đến giao dịch với ngân hàng. Hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, không chỉ ở thành phố Đồng Hới, mà ở các địa bàn khác trong tỉnh, ngoài công cụ lãi suất, các ngân hàng sẽ dùng chính sách ưu đãi khách hàng để giành khách hàng về mình.
Trong thời gian tới phòng giao dịch cần tiếp tục thực hiện những kế hoạch cụ thể, để nhanh chóng giải quyết một số vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động vốn của mình. Qua đó góp phần hoàn thiện công tác này và nâng cao khả năng thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho xã hội.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ở phòng giao dịch Nguyễn Trãi
I. Những thuận lợi và khó khăn của công tác huy động vốn trong thời gian tới
1. Thuận lợi
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Bình đã có nhiều khởi sắc, tình hình kinh tế trên địa bàn có những bước tăng trưởng khá tốt,tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập của người dân tăng lên rõ rệt, số lượng các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập ngày càng nhiều. Đây là các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển. Tình hình chính trị trên địa bàn thành phố rất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
Về quan hệ khách hàng: Với lợi thế là một ngân hàng thương mại có uy tín trên địa bàn, từ ngày thành lập đến nay đã có rất nhiều quan hệ với chi nhánh, làm cho số lượng hàng của BIDV Quảng Bình ngày càng nhiều, chi nhánh đã thường xuyên tổ chức các hoạt động như tọa đàm, giao lưu, hội nghị khách hàng, qua đó đã thắt chặt hơn mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, nắ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26534.doc