Báo cáo Tình hình kinh doanh của công ty TNHH Đức Phương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I 2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐỨC PHƯƠNG 2

1.1. Thông tin chung về công ty thực tập. 2

1.1.1 Giới thiệu công ty. 2

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. 2

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động. 3

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty. 4

1.2.1. Sơ đồ tổ chức. 4

Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty. 4

1.2.2. Nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận. 5

1.2.2.1. Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty. 5

1.2.2.2. Hai kế toán trưởng: 5

1.2.2.3. Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội 5

1.2.2.4. Phó tổng giám đốc. 5

1.2.2.5. Các giám đốc và các trưởng phòng ban: 5

1.3. Thị trường tiêu thụ và khách hàng. 6

1.3.1. Thị trường và nhóm khách hàng chính. 6

1.3.2. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm. 6

1.3.3. Hệ thống các Chi nhánh và cửa hàng trưng bày sản phẩm của Công ty. 8

1.3.4. Mạng lưới Đại lý tiêu thụ hiện có của Công ty 10

Bảng 1: hệ thống các đại lý. 10

PHẦN 2.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 11

2.1. Các nguồn lực hiện tại của công ty. 11

2.1.1. Nguồn nhân lực. 11

2.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất. 13

2.1.2.1. Máy móc thiết bị. 13

2.1.2.2. Nhà xưởng và các công trình xây dựng trên đất. 14

2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. 15

2.3. Tính toán các chỉ số tài chính cơ bản. 22

PHẦN 3. NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN TẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA. 24

3.1. Những khó khăn hiện tại. 24

3.2. Đề xuất 1 số phương hướng giúp doanh nghiệp phát triển. 25

3.2.1. Nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu. 25

3.2.2. Chính sách sản phẩm. 25

3.2.3. Chính sách bán hàng và phát triển thương hiệu. 26

3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ. 26

KẾT LUẬN 28

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình kinh doanh của công ty TNHH Đức Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong trường hợp đặc biệt. 1.2.2.2. Hai kế toán trưởng: Chức năng: giúp Tổng Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hoạch toán kinh tế ở nhà máy theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính Nhà nước tại nhà máy. 1.2.2.3. Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội Là người được ủy quyền của Tổng Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp tại chi nhánh Hà Nội. Điều hành hoạt động của chi nhánh Hà Nội và khu vực phía Bắc. 1.2.2.4. Phó tổng giám đốc. Là người cộng sự đắc lực của giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về những phần việc được phân công. Giúp đỡ tổng giám đốc giám sát hoạt động ở các đơn vị, các phong ban bộ phận thành viên trong công ty. Các giám đốc và các trưởng phòng ban: Giúp đỡ Tổng Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động của các phòng ban trực thuộc nhà máy. Thực hiện các chính sách mục tiêu của Tổng giám đốc giao phó. Xây dựng kế hoạc hoạt động của phòng ban mình phụ trách. Báo cáo về hoạt động của phòng ban, lĩnh vực mà mình chịu trách nhiêm quản lý. 1.3. Thị trường tiêu thụ và khách hàng. 1.3.1. Thị trường và nhóm khách hàng chính. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trải rộng khắp đất nước, từ Bắc vào Nam. Nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, … Với những sản phẩm có mức giả cả phải chăng, do đó nhóm khách hàng chính mà công ty hướng tới đó là những người tiêu dùng bình dân, những doanh nghiệp nhỏ, những người tiêu dung có nhu cầu sử dụng nhưng phương tiện đi lại có giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của họ. 1.3.2. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm. Kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc nối kết giữa người sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, kênh phân phối cũng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng. Những năm gần đây, kênh phân phối của công ty đã phát triển cả về số lượng lẫn quy mô. Do đó, bước đầu cũng đã đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dung và đẩy mạnh việc phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các kênh phân phối hiện đại như các showroom ngày càng phát triển và thu hút một bộ phận lớn người tiêu dùng. Tuy nhiên, các đại lý, chi nhánh cũng góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. - Công ty phân phối sản phẩm qua hai kênh chủ yếu là: Công ty Đức Phương Hệ thống của hàng giới thiệu sản phẩm của công ty Người Tiêu Dùng Công ty Đức Phương Nhà Bán Buôn Các đại lý Người Tiêu Dùng Sơ đồ 2: kênh phân phối sản phẩm. Chính sách và phát triển và kiểm soát kênh phân phối: Công ty sẽ phát triển kênh phân phối một cách chọn lọc. Công ty sẽ chọn lọc các nhà bán buôn, các đại lý một cách kỹ lưỡng: Chọn những nhà bán buôn, những đại lý có uy tín. Với những đại lý mới công ty sẽ đánh giá khả năng hoạt động của họ. Công ty có chế độ ưu đãi hơn với những nhà bán buôn, bán lẻ bán được nhiều sản phẩm. Công ty có những biện pháp cứng rắn với những nhà bán buôn, bán lẻ lợi dụng uy tín của công ty để bán hàng giả , hàng kém chất lượng. Chiết khấu thương mại cho nhà bán buôn, bán lẻ với khối lượng lớn. Tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường để mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các chi nhánh của công ty trên từng khu vực phù hợp để thúc đẩy việc mở rộng thị trường. 1.3.3. Hệ thống các Chi nhánh và cửa hàng trưng bày sản phẩm của Công ty. - Chi nhánh Công ty TNHH Đức Phương tại Hà Nội. - Địa chỉ : Đường Trần Bình - Phú Mỹ - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội - Điện thoai : 0437685373 - Fax : 0437685372 - Chức năng nhiệm vụ chính: Liên hệ với các Bộ, Ngành và các Cơ quan chức năng của Nhà nước và các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kinh doanh vận chuyến hành khách bằng taxi. - Chi nhánh Công ty TNHH Đức Phương tại Tp.HCM. - Địa chỉ : 450 Nguyễn Xiển- Phường Long Thạnh Mỹ- Quận 9- Tp.HCM - Điện thoại : 0837335881 - Fax : 0837335880 - Chức năng nhiệm vụ chính: Kinh doanh xe ôtô, sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy, xe bốn bánh gắn động cơ, chế biến kinh doanh nước đá tinh khiết, kinh doanh vận chuyến hành khách bằng taxi. - Nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô Đức Phương tại Nam Định. - Địa chỉ : Khu Công nghiệp Hoà Xá - Tp. Nam Định - Nam Định. - Điện thoại : 0350-842797 - Fax : 0350-849553 - Chức năng nhiệm vụ chính: Sản xuất lắp ráp, kinh doanh sản phẩm xe ôtô, xe bốn bánh gắn động cơ các loại. - Khách sạn Anh Đức: 291 Hoàng Văn Thụ - thành phố Nam Định. - Địa chỉ : 291 Hoàng Văn Thụ- Tp. Nam Định- Nam Định - Điện thoại : 0350 3849743 - Fax : 0350 3849743 - Chức năng nhiệm vụ chính: Kinh doanh khách sạn, nhà làm việc tại Thành phố Nam Định, nơi đón tiếp khách và cán bộ Công ty cũng như cán bộ chuyên gia nước ngoài về làm việc tại Nhà máy sản xuất lắp ráp. - Các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm ôtô của Công ty TNHH Đức Phương. - Cửa hàng: 113 đường Cộng Hòa- thành phố Hồ Chí Minh - Cửa hàng: 264 Võ Thị Sáu- thành phố Hồ Chí Minh - Cửa hàng: 18 Bình Triệu- thành phố Hồ Chí Minh. - Cửa hàng: Bắc Giang, thành phố Bắc Giang- tỉnh Bắc Giang - Cửa hàng: Lạng Sơn- thành phố Lạng Sơn 1.3.4. Mạng lưới Đại lý tiêu thụ hiện có của Công ty Bảng 1: hệ thống các đại lý. TT Tên chi nhánh và đại lý Hàng hóa tiêu thụ 1 Chi nhánh Hồ Chí Minh Ôtô, xe gắn máy hai bánh, xe bốn bánh gắn động cơ 2 Showroom Bình Triệu. 3 Showroom Hà Nội 4 Showroom Võ Thị Sáu 5 Showroom Bắc Giang 6 Đại lý Minh Sơn 7 Đại lý Thanh Hóa 8 Đại lý Sóng Mới 9 Đại lý Hưng Vượng 10 Đại lý Việt Hải 11 Đại lý Công Anh 12 Đại lý Thành Công 13 Đai lý Quảng Thành Long 14 Đai lý Xuân Hùng 15 Đại lý Nguyễn An 16 Đại lý Ngọc Thy 17 Đại lý Hưng Vượng 18 Đại lý Lương Sơn 19 Đại lý Trung Anh 20 Đại lý Nghệ An 21 Đại lý An Phát 22 Đại lý Minh Khai 23 Đại lý Hoàn Mỹ 24 Đại lý Ngọc Bảy 25 Đại lý An Thiện Tâm 26 Đại lý Tâm Trí Mạnh 27 Đại lý SAMICO Đà Nẵng 28 DNTN Hai Thành Long an Xe gắn máy hai bánh, xe bốn bánh gắn động cơ 29 Cty Thiên Ân Lạc Gia 30 DNTN Ba Phi Bình Dương 31 DNTN Huỳnh Lan Hưng yên 32 Cty Tam Tú Nam Định 33 Cty Huy Tùng Bến tre 34 DNTN Kim Hưng Thịnh 35 Cty HINO Trường Vinh 36 DNTN Chí Trung Tiền Giang 37 DNTN Thu Vân Đồng Tháp 38 Cty Hồng Sơn Hà Tây 39 Cty Tín Thành 40 DNTN Lương Sơn Ninh thuận 41 Cty Duy Tùng PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 2.1. Các nguồn lực hiện tại của công ty. 2.1.1. Nguồn nhân lực. Ngành công nghiệp ôtô, xe máy là một ngành sử dụng những công nghệ có kĩ thuật cao, chính xác. Do đó, nó đặt ra 1 yêu cầu là phải có đội ngũ công nhân viên của công ty phải có trình độ văn hóa nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật, sức khỏe tốt, kỷ luật và có tác phong công nghiệp để có thể vận hành và sử dụng hệ thống dây truyền tiên tiến. Công ty chú trọng tuyển chọn những cán bộ có khả năng đáp ứng nhiệm vụ của công ty. Xây dựng một đội ngũ nhân sự đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh ngày càng hoàn thiện về kiến thức chuyên môn cũng như trình độ thương mại, trình độ ngoại ngữ. Bảng 2 : Cơ cấu về lao động của công ty. (Đơn vị : người ). Năm Trình độ lao động 2007 2008 2009 Đại học và trên đại học 30 60 80 Cao đẳng 40 55 70 Công nhân kỹ thuật 100 160 200 Công nhân có tay nghề 180 235 250 Lao động phổ thông 20 15 12 Tổng số 360 525 612 ( nguồn : báo cáo nhân sự của công ty). Thông qua bảng trên, ta thấy tình hình nguồn lao động của công ty đang tăng lên, điều đó cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang mở rộng hơn vì vậy cần thêm nhiều lao động, tạo thêm được công ăn việc làm cho người dân. Lượng lao động có trình độ cao cũng ngày tăng lên qua từng năm, nhất là lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên. Công nhân kĩ thuật và thợ có tay nghề vẫn chiếm số lượng lớn trên tổng số lao động, đây cũng là điều dễ hiểu vì lĩnh vực chính của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất và lắp ráp xe máy, xe gắn máy ô tô, .... Do đó lượng lao động là việc trực tiếp tại phân xưởng vẫn là chính mặc dù đã có sự hỗ trợ của dây truyền sản xuất hiện đại, tiên tiến. Về cơ bản, công ty Đức Phương đã tổ chức được một bộ máy quản lý và hoạt động phù hợp với một công ty chuyên lắp ráp và tiêu thụ ôtô. Nhờ có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ và năng lực, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nhiệt huyết cới cong việc, công ty đã tạo được sức mạnh nội lực vững chắc, làm tiền đề cho sự phát triển của công ty. 2.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất. 2.1.2.1. Máy móc thiết bị. Bảng 3: hệ thống máy móc thiết bị. STT Danh mục thiết bị hàng hóa Nơi sản xuất Giá trị tài sản(VNĐ) 1 Thiết bị dây chuyền hàn ôtô tải nhẹ Hàn Quốc 3.390.616.000 2 Hệ thống thiết bị cân chỉnh góc đặt bánh xe tự độn và phụ kiện Đài Loan 187.938.600 3 Dây chuyền sơn điện ly Italia 4.564.000.000 4 Thiết bị dây chuyền gá hàn Italia 16.660.350.000 5 Dây chuyền hàn ôtô tải nhẹ Đức 100.330.500 6 Bộ thiết bị hàn xe ôtô côn và thiết bị phụ trợ Đức 266.460.312 7 Máy bơm dùng cho dây chuyền sơn điện ly Hàn Quốc 14.362.200 8 Thiết bị dây chuyền lắp ráp ôtô tải nhẹ Trung Quốc 237.240.000 9 Thiết bị kiểm tra độ bám dính của sơn xe ôtô Trung Quốc 238.950.000 10 Thiết bị dây chuyền sơn ôtô Italia 237.270.000 11 Máy cân bằng lốp TĐ, máy vào lốp ôtô Đài Loan 15.870.000 12 Dây chuyền sơn ôtô tải nhẹ Đức 1.183.951.500 13 Thiết bị dây chuyền sơn ôtô Đức 7.060.538.940 14 Thiết bị treo dây chuyền lắp ráp xe tải nhẹ Đức 8.312.850.000 15 Dây chuyền lắp ráp ôtô tải nhẹ và thiết bị kiểm tra xe xuất xưởng Trung Quốc 1.747.140.000 16 Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy Trung Quốc 134.359.500 17 Biến thế và trạm biến áp 800KVA & 400KVA-Việt Nam Sx. Việt Nam 445.545.208 Tổng 44.797.772.760 2.1.2.2. Nhà xưởng và các công trình xây dựng trên đất. Bảng 4: Nhà xưởng và các công trình. STT Danh mục Giá trị TS(VNĐ) 1 Giá trị công trình xây dựng trên diện tích đất 10.500m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AC 533166 cấp ngày 17/11/2005 của UBND tỉnh Nam Định 12.105.850.672 2 Giá trị công trình xây dựng trên diện tích đất 12.136m2 theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số: AC 630912 cấp ngày 21/7/2005 của UBND tỉnh Nam Định 18.805.448.662 3 Nhà máy diện tích 20,000 m2 tại 450 Nguyễn Xiển, P.Long Thạnh Mỹ, TP Hồ Chí Minh 40.789.987.664 4 Tổng 71.701.286.998 2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 5: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2007- 2009. (Đơn vị: đồng). Chỉ tiêu. Năm. 2007 2008 2009 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 340.801.084.877 217.639.542.313 175.268.553.182 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung câp dịch vụ. 340.801.084.877 217.639.542.313 175.268.553.182 2. Giá vốn hàng bán. 321.630.616.530 201.312.566.830 160.758.710.967 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 19.170.468.347 16.326.975.483 14.509.842.215 3. Doanh thu từ hoạt động tài chính. 10.225.362 8.254.362 5.658.965 4. Chi phí tài chính. 5.121.965.000 8.388.650.000 8.896.117.490 Trong đó: lãi vay phải trả. 5.121.965.000 8.388.650.000 8.896.117.490 5. Chi phí bán hàng. 5.212.655.346 3.276.985.300 2.456.985.123 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 5.496.949.587 3.905.660.325 2.781.546.322 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 3.349.123.776 763.934.220 380.852.245 8. Thu nhập khác. - - - 9. Tổng lợi nhuận trước thuế. 3.349.123.776 763.934.220 380.852.245 10. Thuế TNDN phải nộp. 937.754.657 213.901.582 76.170.449 11. Lợi nhuận sau thuế. 2.411.369.119 550.032.638 304.681.796  (Nguồn: báo cáo của công ty). Bảng báo cáo kết quả kinh doanh các đã cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang có những dấu hiệu không tốt. Doanh thu trong các năm 2008 và 2009 đã giảm sút một cách đáng kể. Trong đó, doanh thu của năm 2008 đã giảm khoảng 120 tỷ đồng so với năm 2007, tương đương với mức sụt giảm khoảng 35%. Doanh thu tiếp tục giảm vào năm 2009 với mức giảm khoảng 42 tỷ đồng tương ứng khoảng 19,4% so với năm 2008. Sự sụt giảm này có thể giải thích do sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang ảnh hưởng một cách mạnh mẽ tới tất cả các ngành nghề của nền kinh tế. Trong đó ô tô xe máy là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất. Đặc biệt là năm 2008, năm mà nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng. Bước sang năm 2009, đã có những dấu hiệu khả quan hơn về sự phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt là những tháng cuối năm, tuy nhiên nó vẫn chưa đủ sức để có thể giúp các doanh nghiệp đạt được mức doanh thu như kì vọng do tâm lý của người tiêu dùng vẫn còn đang lo ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên của thế kỉ 21 được bắt nguồn từ tài chính ngân hàng, do đó đây cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Doanh thu từ hoạt động này của công ty cũng bị sụt giảm 1 cách đáng kể, doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2008 đã giảm khoảng 20% so với năm 2007 và mức sụt giảm của năm 2009 là 37,5%. Tuy nhiên, đây không phải là lĩnh vực hoạt động chính của công ty, mức doanh thu chỉ ở mức trên dưới chục triệu đồng, do đó mức độ ảnh hưởng của hoạt động mày đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh là không đáng kể. Trong khi doanh thu của công ty đang giảm sút thì các chi phí lại tăng lên một cách tương đối. Đặc biệt là chi phí tài chính, trong đó lãi vay phải trả chiếm toàn bộ. Chi phí này năm 2008 đã tăng lên hơn 3 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với mức tăng là 60%. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại do chi phí tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả. Năm 2009, chi phí này tiếp tục tăng nhưng với mức độ không lớn lắm. Tuy nhiên, các chi phí phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm, năm 2008 đã giảm gần 2 tỷ đồng chi phí bán hàng và gần 1,5 tỷ đồng về chi phí quản lý doanh nghiệp so với năm 2007. Năm 2009, chi phí bán hàng tiếp tục giảm khoảng gần 1 tỷ đồng, và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm khoảng 1,1 tỷ đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm tốt hơn công tác quản lý của mình, có những biện pháp để giảm thiểu chi phí một cách hợp lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp đã giảm tương đối lớn, nếu như lợi nhuận năm 2007 là trên 2,4 tỷ đồng thì sang đến năm 2008 mức lợi nhuận chỉ đạt đucợ trên 550 triệu đồng và sang năm 2009 chỉ còn là hơn 300 triệu đồng. Sự sụt giảm này cũng là điều dễ hiểu bởi vì doanh thu đã giảm một cách đáng kể, trong khi đó tổng chi phí của doanh nghiệp lại tăng cao, đặc biệt là chi phí tài chính. Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có giảm xuống nhưng do có tỷ trọng không lớn lên sự tác động vào toàn bộ chi phí cũng không đáng kể. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút. Năm Tài sản 2007 (VNĐ) 2008 2009 VNĐ Tăng trưởng VNĐ Tăng trưởng VNĐ % VNĐ % A – Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 76.460.021.619 110.150.249.327 33.690.227.708 44 41.121.178.218 37,33 I. Tiền 273.341.443 356.735.827 83.394.384 31 162.230.487 (194.505.340) (54,52) 1. Tiền mặt tại quỹ 210.365.800 118.275.600 (92.090.200) (44) 36.598.000 (81.677.600) (69,06) 2. Tiền gửi ngân hàng. 62.975.643 238.460.227 175.484.584 279 125.632.487 (112.827.740) (47,32) II. Các khoản phải thu. 12.314.868.600 22.289.156.000 9.974.287.400 81 22.508.656.000 219.500.000 0,98 III. Hàng tồn kho. 63.292.611.576 87.239.682.500 23.947.070.924 38 126.724.821.058 39.485.138.558 45,26 IV. Tài sản lưu động khác. 579.200.000 264.675.000 (314.525.000) (54) 1.875.720.000 1.611.045.000 608,69 B – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200.337.479.659 207.907.567.017 7.570.087.358 4 207.907.567.017 - 0 I. Tài sản cố định. 199.356.829.659 192.715.029.659 (6.641.800.000) (3) 192.715.029.659 - 0 II. Chi phí đầu tư xây dựng dở dang. 980.650.000 15.192.537.358 14.211.887.358 1.449 15.192.537.358 - 0 Tổng tài sản 276.797.501.278 318.057.816.344 41.260.315.066 15 359.178.994.562 41.121.178.218 12,92884 Bảng 6: cơ cấu tài sản. (Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty). Tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng lên qua từng năm, với mức tăng tương ứng vào khoảng 40 tỷ mỗi năm. Trong đó, tăng mạnh nhất là khoản mục tài sản ngắn lưu động và đầu tư ngắn hạn, năm 2007 mới có khoảng 76 tỷ thì đến năm 2008, con số đã lên là khoảng 110 tỷ, tăng khoảng 34 tỷ tương ứng mức tăng 44%, tiếp theo đó vào năm 2009 đã lên tới hơn 151 tỷ, tăng khoảng 41 tỷ tương đương với tốc độ tăng 37,33 %. Sự gia tăng giá trị của khoản mục tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn là do sự tăng đều của tất cả các khoản mục khác như khoản mục phải thu và đặc biệt là lượng hàng tồn kho tăng cao. Lượng hàng tồn kho năm 2009 đạt mức gần 127 tỷ đồng, tức đã tăng gấp đôi so với mức 63 tỷ đồng của năm 2007. Lượng hàng tồn kho lớn sẽ gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là về vấn đề nhà kho, bảo quản sản phẩm, nó khiến cho chi phí lưu trữ tăng lên, qua đó làm tăng giá thành sản phẩm và gây ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường. Các khoản phải thu cũng tăng lên 22 tỷ vào năm 2008 và giữ nguyên như vậy tròn năm 2009, gần gấp 2 lần so với con số 12 tỷ của năm 2007. Sự tăng lên của khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu khiến cho lượng vốn của doanh nghiệp bị ứ động, làm giảm đi tốc độ lưu chuyển của dòng vốn trong doanh nghiệp. Trong khi đó lượng tiền vào năm 2008 có tnagư so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 lại giảm đi, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của doanh nghiệp. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn vẫn giữ được mức tương đối ổn định, năm 2008 tăng hơn 4% so với năm 2007 và sang năm 2009 không co biến dống gì nhiều khi mức giá trị của nó vẫn giữ nguyên so với mức của năm 2008. Năm Nguồn vốn. 2007 (VNĐ) 2008 2009 VNĐ Tăng trưởng. VNĐ Tăng trưởng. VNĐ % VNĐ % A – Nợ phải trả. 58.662.936.378 78.396.586.447 19.733.650.069 34 102.906.657.863 24.510.071.416 31,26 I. Nợ ngắn hạn. 48.666.225.243 70.621.367.312 21.955.142.069 45 97.352.930.728 26.731.563.416 37,85 1. Vay ngắn hạn 36.819.379.763 58.312.530.000 21.493.150.237 58 75.886.158.250 17.573.628.250 30,14 3. Phải trả người bán. 1.521.613.200 826.371.500 (695.241.700) (46) 1.254.336.251 427.964.751 51,79 4. Người mua ứng trước 4.682.450.000 6.411.036.702 1.728.586.702 37 20.212.436.227 13.801.399.525 215,28 5. Các khoản phải nộp 5.642.782.280 5.071.429.110 (571.353.170) (10) - (5.071.429.110) -100 II. Nợ dài hạn. 9.996.711.135 7.775.219.135 (2.221.492.000) (22) 5.553.727.135 (2.221.492.000) 28,57 B – Nguồn vốn chủ sở hữu 218.134.564.900 239.661.229.897 21.526.664.997 10 251.006.639.898 11.345.410.001 4,73 I. Nguồn vốn, quỹ. 217.722.444.900 239.499.109.897 21.776.664.997 10 250.721.639.898 11.222.530.001 4,69 1. Nguồn vốn kinh doanh 217.417.081.839 239.343.714.198 21.926.632.359 10 250.566.244.198 11.222.530.000 4,69 2. Lợi nhuận chưa phân phối. 305.363.061 155.395.699 (149.967.362) (49) 155.395.700 1 0.00 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác. 412.120.000 162.120.000 (250.000.000) (61) 285.000.000 122.880.000 75,8 Tổng nguồn vốn. 276.797.501.278 318.057.816.344 41.260.315.066 15 353.913.297.761 35.855.481.417 11,273 Bảng 7: cơ cấu nguồn vốn. (Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty). Nguồn vốn của doanh nghiệp đã tăng lên, điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang được mở rộng. Nợ phải trả của doanh nghiệp đang tăng khá cao, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, nó làm tăng chi phí tài chính, qua đó gián tiếp làm tăng giá thành của sản phẩm đi và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên nó cũng cho thấy doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển doanh nghiệp, quyết tâm đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Vay ngắn hạn là khoản mục có tốc độ tăng mạnh nhất khi từ mức 36 tỷ đồng của năm 2007 tăng lên 58 tỷ đồng tương ứng mức tăng 58% vào năm 2008 và tiếp tục tăng lên gấp đôi vào năm 2009 lên mức gần 76 tỷ đồng. Tiếp theo đó là khoản người mua ứng trước, năm 2009 đã lên tới mức trên 20 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2007 và hơn 3 lần so với năm trước đó. Điều này cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp đang được người mua chấp nhận, nhu cầu sản phẩm đã bắt đầu tăng trưởng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Vốn chủ sở hữu cũng đã tăng lên, nó giúp tăng khả năng tự chủ của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay. 2.3. Tính toán các chỉ số tài chính cơ bản. Bảng 8: chỉ tiêu tài chính. Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản TSCĐ/Tổng TS % 72,02 60,59 53,65 TSLĐ/Tổng TS % 27,62 34,63 42,12 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng NV % 21,19 24,65 30,03 Vốn CSH/Tổng NV % 78,81 75,35 69,97 2. Khả năng thanh toán 2.1. Kn thanh toán nợ NH Lần 2.2. Kn thanh toán nhanh Lần 0,27 0,32 0,24 2.3 Kn thanh toán tức thời Lần 1,57 1,56 1,45 3. Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất LN/DT LNTT/DT % 0,98 0,35 0,22 LNST/DT % 0,71 0,25 0,17 3.2. Tỷ suất LN/Tổng TS LNTT/Tổng TS % 1,21 0,24 0,11 LNST/ Tổng TS % 0,87 0,17 0,09 3.3 Tỷ suất LNST/Vốn CSH % 1,11 0,23 0,12 Cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của công ty đã có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm. Tỉ lệ tài sản lưu động đã tăng lên rất cao với tốc độ tăng đều hàng năm khoảng 8%, đến năm 2009 đã lên tới 42,12%. Trong khi đó, tỉ lệ nợ cũng tăng lên khá cao và đạt tới mức 30,03% vào năm 2009, nó làm tăng chi phí của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời làm tăng sự phụ thuộc của doanh nghiệp với các chủ nợ và giảm tính cơ động của doanh nghiệp trong việc sử dụng những nguồn vốn của mình. Khả năng thanh toán các khoản vay của doanh nghiệp được giữ ở mức tương đối ổn định. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đạt mức cao nhất vào năm 2008 là 0,32 lần, điều này cho thấy doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán nhanh những khoản nợ ngắn hạn nếu có những thay đổi từ phía những chủ nợ. Trong khi đó, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp lại luôn lớn hơn 1, nó cho thấy doanh nghiệp đang bị ứ đọng nhiều tiêng mặt, doanh nghiệp đã không sử dụng hiệu quả những nguồn lực hiện có của mình. Lợi nhuận, điều đáng quan tâm nhất đối với doanh nghiệp đang bị giảm sút. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đang ở mức rất thấp và đang giảm xuống qua từng năm. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu và vốn chủ sỏ hữu ở mức trên dưới 1%. Điều đó phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả. PHẦN 3. NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN TẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA. 3.1. Những khó khăn hiện tại. Chính sách của Nhà nước về hạn ngạch nhập khẩu linh kiện còn hạn chế làm cho công ty không phát huy hết được năng lực sản xuất. Trong khi các doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất các phụ tùng thay thế để giảm giá thành sản phẩm đã gây không ít khó khăn cho công ty. Việc tiêu thụ ôtô ở thị trường nội địa cũng bị Nhà nước kiểm tra giám sát khá nghiêm ngặt thông qua các quy định đối với đối tượng được mua và sử dụng xe, loại xe nào, giá trị bao nhiêu. Tình hình này ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Công tác nghiên cứu thị trường và quảng cáo chưa hiệu quả, chưa đem lại lợi ích cao cho công ty. Hình thức bán hàng của công ty chủ yếu qua các đại lý. Việc sản xuất và lắp ráp ôtô chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, những sản phẩm sản xuất ra chưa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng khiến cho hàng cần thì không có, hàng có thì không cần. Cơ sở vật chất cho bảo hành, bảo dưỡng chưa đáp ứng được đối với mặt hàng của công ty, có thể không hoạt động được nếu như tình hình thị trường đi xuống, ảnh hưởng rất lớn số lượng bán ra và dịch vụ sau bán hàng của công ty. Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khiến cho nhu cầu sử dụng ô tô xe máy bị giảm sút, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ, đặc biệt là các hang xe lớn của nước ngoài: Honda, Toyota, Lexus, … 3.2. Đề xuất 1 số phương hướng giúp doanh nghiệp phát triển. 3.2.1. Nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu. Muốn nâng cao thị phần trong thị trường ôtô Việt Nam hiện nay công ty cần phải có xác định mục tiêu hàng đâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh của công ty ô tô xe máy.doc
Tài liệu liên quan