Báo cáo Tình hình quản lý hoạt động đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam

Để nâng cao sức cạnh tranh, 4 năm qua BIDV đã thực hiện chiến lược phát triển đề án cơ cấu lại, chuyển dịch cơ cấu hoạt động từ một NH tập trung chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển sang NHTM đa năng tổng hợp. Đến cuối năm 2004, BIDV đã có sự chuyển mình rất quan trọng trong cơ cấu hoạt động.

BIDV đã chú trọng phát triển các hình thức đầu tư như: góp vốn liên doanh, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu. Đặc biệt, với hình thức tham gia góp vốn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã tạo ra hướng đi mới cho BIDV trong thời gian tới.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình quản lý hoạt động đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chính sách Marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn. Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hành động (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của SGD. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của SGD. Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại SGD. Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng. Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro. Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của SGD, các hệ số NIM, ROA…trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 3.6.2. Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của SGD. Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách sản phẩm, biện pháp huy động vốn. Tham mưu, giúp Giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại SGD. Thực hiện các giao dịch mua- bán ngoại tệ với gồm: giao ngay (trừ mua giao ngay), kỳ hạn, quyền lựa chọn, SWAP theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc. 3.6.3. Thực hiện nhiệm vụ pháp chế, chế độ Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ. Tham mưu tư vấn cho Giám đốc những vấn đề về pháp lý để SGD hoạt động đúng pháp luật nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập các đơn vị trực thuộc. Tham mưu tư vấn cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ về việc soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng, những vấn đề giải quyết tố tụng, trực tiếp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của SGD. 3.6.4. Nhiệm vụ khác Thư ký ban giám đốc, thư ký hội đồng khoa học. Thư ký Hội đồng quản trị, quản lý tài sản nợ- tài sản có của SGD. 3.7. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng. Thẩm định đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. Thẩm định đánh giá về tài sản đảm bảo nợ vay. Thư ký hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro của SGD. Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng. Quản lý kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ SGD. Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị các tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn (hết hạn). Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại SGD. Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu. Giám sát sự tuân thủ các quy định của xã hội, Nhà nước, quy định và chính sách của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam về tín dụng và các quy định chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng. Thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng. 3.8. Phòng tài chính- kế toán Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán, kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại SGD. Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kỹ thuật (bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của SGD). Tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán. Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ. Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ. Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (thu nhập, chi phí, lợi nhuận) của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn SGD. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chi tiêu thanh khoản của SGD. 3.9. Phòng điện toán Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quy định của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại SGD, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động tại SGD. Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc SGD vận hành hệ thống thông tin phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của SGD. 3.10. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở SGD và tất cả các đơn vị trực thuộc SGD. Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại SGD. Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại SGD theo quy chế hoạt động kiểm tra- kiểm toán nội bộ (bao gồm ở cả các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm). Tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của SGD, giúp SGD hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao. Kiểm tra và đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong SGD. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra nội bộ theo quy định chung về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam. 3.11. Phòng tổ chức hành chính 3.11.1. Công tác tổ chức cán bộ Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của SGD. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của SGD. Tham mưu cho giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của SGD. Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét của cán bộ nhân viên. Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên. Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của SGD. Bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khóa đào tạo theo quy định. Thừa ủy quyền giám đốc, ký một số công văn trong phạm vi nội bộ do giám đốc quyết định. 3.11.2. Công tác hành chính quản trị Thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật…) Thực hiện công tác hậu cần cho SGD như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản…phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc của SGD và khách hàng đến giao dịch tại SGD. 3.12. Các phòng giao dịch Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân và các tổ chức kinh tế như sau: Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội- ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện cho vay, phát hành bảo lãnh trong phạm vi uỷ quyền của giám đốc; thực hiện thu nợ theo quy định; xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng theo thẩm quyền được giám đốc giao. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng…cho khách hàng. Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán, lập các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) của các phòng giao dịch. Thực hiện lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, các loại báo cáo liên quan đến hoạt động của phòng giao dịch theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Tham mưu cho giám đốc về chính sách khách hàng của SGD. PHẦN II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI SGDI – NH ĐT&PT VN 1. Công tác thẩm định dự án: Nội dung, phương pháp, tổ chức thực hiện Thẩm định dự án đầu tư thực hiện từ khi tiếp nhận hồ sơ, được triển khai qua 4 bước như sau: TIẾP NHẬN VÀ KIỂM TRA HỒ SƠ VAY VỐN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ VÀ LÊN KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP VÀ NÊU Ý KIẾN TRÌNH 1.1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn Cán bộ thẩm định tiếp nhận và kiểm tra về tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn bao gồm 4 nội dung: 1.1.1. Giấy đề nghị vay vốn. Khách hàng đề nghị và do người đại diện thep pháp luật của doanh nghiệp hoặc ủy quyền. 1.1.2. Hồ sơ về khách hàng vay vốn. Bản tự giới thiệu năng lực (nếu có) bao gồm các tài liệu sau: Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Các tài liệu chứng minh tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có) 1.1.3. Hồ sơ về dự án vay vốn. Báo cáo nghiên cứu, Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập Báo cáo đầu tư. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các văn bản, hồ sơ khác (việc yêu cầu phải tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng dự án cụ thể): 1.1.4. Hồ sơ bảo đảm tiền vay. Theo quy định của Hội Sở Chính. Tham chiếu chuyên đề tài sản bảo đảm. 1.2. Đánh giá sơ bộ hồ sơ và lên kế hoạch công việc - Cán bộ thẩm định đọc và đánh giá sơ bộ hồ sơ với mục đích xem xét các vấn đề cần lưu ý của hồ sơ (những điểm mạnh, điểm yếu), từ đó có ý kiến kịp thời về những vấn đề cần bổ sung hoặc nêu ý kiến từ chối cho vay. - Nếu hồ sơ đạt yêu cầu trong đánh giá sơ bộ, CBTĐ lên kế hoạch công việc bao gồm những yếu tố hỗ trợ (Nếu có). Kế hoạch công việc do CBTĐ đề xuất đối với từng dự án cụ thể và ở những thời điểm khác nhau nên có cách thu xếp và mức độ chi tiết cho từng công việc khác nhau, tuy nhiên cần thể hiện được những nội dung sau: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC Dự án: Người thực hiện: STT Nội dung Thời gian Đề nghị hỗ trợ Ghi chú Bắt đầu Kết thúc Chuyên môn Thời gian A Thẩm định khách hàng I Thẩm định tình hình tài chính II Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh III Đánh giá quan hệ tín dung và xếp loại DN B Thẩm định dự án I Mục đích và sự cần thiết phải đầu tư II Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án 1 Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án 2 Đánh giá tổng quan về Cung sản phẩm của dự án 3 Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của dự án 4 Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối 5 Dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án III Đánh giá khả năng cung cấp NVL và các yếu tố đầu vào của dự án IV Đánh giá nội dung về phương diện kỹ thuật 1 Địa điểm xây dựng 2 Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án 3 Công nghệ, thiết bị 4 Quy mô, giải pháp xây dựng 5 Môi trường, PCCC V Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án VI Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn 1 Tổng vốn đầu tư dự án 2 Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án 3 Nguồn vốn đầu tư VII Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án 1.3. Thẩm định dự án đầu tư STT Nội dung B THẨM ĐỊNH DỰ ÁN I Mục đích và sự cần thiết phải đầu tư 1 Mục đích đầu tư dự án 2 Sự cần thiết đầu tư dự án 2.1 Đối với dự án đầu tư mới - Thời điểm đầu tư - Hình thức đầu tư - Quy mô đầu tư 2.2 Đối với dự án đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu II Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án 1 Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án 1.1 Định dạng sản phẩm dự án 1.2 Xác định nhu cầu sản phẩm hiện tại 1.3 Xác định nhu cầu hiện tại của sản phẩm thay thế 1.4 Mức độ gia tăng của sản phẩm trong những năm qua 1.5 Sự gia tăng trong tương lai 1.6 Dự báo nhu cầu gia tăng trong tương lai của sản phẩm 2 Đánh giá tổng quan về Cung sản phẩm của dự án 3 Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của dự án 3.1 Xác định và khoanh vùng thị trường mục tiêu 3.2 Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm - Thị trường nội địa - Thị trường xuất khẩu 4 Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối 4.1 Mạng lưới phân phối 4.2 Phương thức tiêu thụ 5 Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án 6 Kết luận chung về thị trường và khả năng tiêu thụ sp III Khả năng cung cấp NVL và các yếu tố đầu vào của dự án 1 Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án 2 Các nhà cung cấp NVL & các yếu tố đầu vào của dự án 3 Các tác động khác 4 Kết luận chung về việc cung cấp các yếu tố đầu vào IV Đánh giá nội dung về phương diện kỹ thuật 1 Địa điểm xây dựng 1.1 Vị trí địa lý 1.2 Đánh giá về địa điểm xây dựng 2 Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án 2.1 Công xuất thiết kế 2.2 Sản phẩm dự án 3 Công nghệ, thiết bị 3.1 Công nghệ dự án ứng dụng 3.2 Trình độ công nghệ ứng dụng 3.3 Phương thức chuyển giao công nghệ 4 Quy mô, giải pháp xây dựng, tiến độ đầu tư 4.1 Giải pháp xây dựng 4.2 Phương án kiến trúc 5 Môi trường, PCCC V Phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án Mô hình tổ chức thực hiện dự án VI Tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn 1 Tổng vốn đầu tư dự án 1.1 Chi phí xây dựng 1.2 Chi phí thiết bị 1.3 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 1.4 Chi phí quản lý dự án và chi phí khác 1.5 Chi phí dự phòng 2 Nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án 2.1 Tiến độ thực hiện dự án 2.2 Tiến độ huy động vốn theo quá trình thực hiện dự án 3 Nguồn vốn đầu tư 3.1 Nguồn vốn tự có của chủ đầu tư 3.2 Vốn huy động khác 3.3 Xác định vốn có thể cho vay VII Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án 1 Thuyết minh các thông số cơ sở 1.1 Các thông số về tổng vốn đầu tư 1.2 Các thông số về nguồn vốn đầu tư 1.3 Các thông số về chi phí vốn 1.4 Các thông số về dòng thu của dự án 1.5 Các thông số về dòng chi của dự án 1.6 Các thông số khác 2 Các chỉ tiêu tài chính 2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án - Chỉ tiêu NPV - Chỉ tiêu IRR - Chỉ tiêu DSCR - Thời gian hoàn vốn - Các chỉ tiêu khác nếu cần 2.2 Các kết qủa phản ánh độ nhạy của dự án VIII Phân tích rủi ro tiềm ẩn của dự án 1 Rủi ro về cơ chế chính sách 2 Rủi ro xây dựng, hoàn tất: 3 Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: 4 Rủi ro về cung cấp 5 Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì 6 Rủi ro về môi trường và xã hội 7 Rủi ro về kinh tế vĩ mô 1.4. Ý kiến trình STT Nội dung 1 Tình hình tài chính doanh nghiệp 2 Đối với dự án đầu tư Đối với ý kiến đồng ý cho vay 2.1 Đối tượng cho vay: 2.2 Mức vốn cho vay (bao gồm cả loại tiền cho vay) 2.3 Loại tiền cho vay 2.4 Thời hạn vay trả, mức trả nợ từng kỳ 2.5 Điều kiện cho vay 2.6 Hình thức bảo đảm tiền vay 2.7 Các điều kiện khác Đối với ý kiến không đồng ý cho vay 2.1 Các yếu tố không đủ điều kiện cho vay 2.2 Các điều kiện để cho vay nếu có thể 2. Vốn và nguồn vốn đầu tư Đơn vị: tỷ đ. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tuyệt đối %tăng trưởng Tuyệt đối %tăng trưởng Tuyệt đối %tăng trưởng Tuyệt đối %tăng trưởng Tuyệt đối %tăng trưởng I. Huy động vốn 5.243 6.472 22,86 7.732 20,03 8.408 8,74 7.108 -15,46 7.570 6,49 1.Tiền gửi tổ chức kinh tế 1.485 1.953 31,52 2.338 19,72 2.772 18,53 3.705 33,69 4.408 18,95 -Tiền gửi không kỳ hạn 422 633 49,99 666 5,25 556 -16,49 1.020 83,31 845 -17,17 -Tiền gửi có kỳ hạn 1.063 1.320 24,19 1.672 26,66 2.215 32,49 2.685 21,22 3.563 32,67 2.Tiền gửi dân cư 3.727 4.392 17,85 5.288 20,40 5.166 -2,32 3.317 -35,79 3.049 -8,09 -Tiền gửi tiết kiệm 1.916 2.350 22,61 2.508 6,75 2.405 -4,13 2.209 -8,14 2.168 -1,83 -Kỳ phiếu 728 904 24,13 1.671 84,92 1.689 1,07 461 -72,7 231 -49,92 -Chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu 1.083 1.139 5,2 1.109 -2,62 1.072 -3,32 647 -39,64 649 0,35 3.Huy động khác 31 96 207,92 106 9,44 471 345,82 86 -81,75 113 31,64 II. Tín dụng 3.648 4.179 14,55 4.232 1,28 4.026 -4,88 4.255 5,70 4.845 13,85 1.Cho vay ngắn hạn 751 1.048 39,66 664 -36,64 660 -0,62 856 29,64 1.724 101,5 2.Cho vay trung dài hạn 582 1.450 149,75 1.665 14,76 1.565 -6,01 1.345 -14,01 1.012 -24,7 3.Cho vay đồng tài trợ 5 244 4.661,53 748 206,79 815 8,91 1.120 37,45 1.396 24,68 4.Cho vay kế hoạch nhà nước 1.992 821 -58,78 310 -1,40 583 -28,02 515 -11,56 375 -27,28 5.Cho vay ủy thác, ODA 285 310 8,87 346 11,45 374 8,00 388 3,79 306 -21,12 6.Ủy thác cho vay vốn 34 305 788,36 0 30 31 31 III. Chỉ tiêu khác 1.Thu dịch vụ ròng 14 19 38,81 24 29,57 26 5,56 25 -4,48 26 4,48 2.Lợi nhuận trước thuế 156 57 -63,57 68 19,93 131 93,2 84 -36,15 94 11,69 3.Tổng tài sản 6.580 7.828 18,97 9.512 21,51 11.565 21,58 10.951 -5,31 11.181 2,1 2.1. Công tác huy động vốn Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý và tích cực. Nguồn vốn huy động của SGD đã đảm bảo cho nhu cầu thanh toán hàng ngày, nhu cầu giải ngân tín dụng, ngoài ra SGD gửi kỳ hạn tại Hội sở chính, góp phần làm tăng nguồn vốn huy động toàn ngành. Trên cơ sở nguồn vốn hiện có, SGD đã từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng hợp lý, phù hợp cơ cấu vốn đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ thương mại. Lượng vốn huy động năm 2005 tăng 6,49% so với năm 2004, trong đó tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 18,95%, tiền gửi của dân cư giảm 8,09%. Mức tăng trưởng tiền gửi của tổ chức kinh tế đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động của SGD năm 2005, hoàn thành kế hoạch năm và đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của NH. 2.2. Công tác tín dụng Về quy mô tăng trưởng: Năm 2005, SGD đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng, đảm bảo dư nợ tín dụng trong giới hạn được giao. Cụ thể đến thời điểm 31/12/2005, tổng dư nợ đạt 4.844.766 trđ,tăng 13,85% so với năm 2004. Về cơ cấu tín dụng: Đơn vị: %. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1.Cho vay ngắn hạn 20,6 25,1 14,7 16,5 20,1 35,6 2.Cho vay trung dài hạn 15,9 34,7 36,8 39,2 31,7 20,9 3. Cho vay kế hoạch nhà nước 54,6 19,6 17,9 14,6 12,1 7,8 4. Cho vay ủy thác, ODA 7,8 7,4 7,6 9,4 9,1 6,3 5. Ủy thác cho vay vốn 0,9 7,3 0,7 0,6 6. Cho vay đồng tài trợ 0,1 5,8 16,5 20,4 26,3 28,8 Tính đến thời điểm 31/12/2005, tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn và cho vay đồng tài trợ luôn chiếm tỷ trọng cao, trong đó cao nhất là cho vay ngắn hạn (35,6%). Tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm từ 31,7% (năm 2004) xuống 21,7% (năm 2005) để đảm bảo yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu vay. Tỷ trọng cho vay theo kế hoạch Nhà nước liên tục giảm do kế hoạch tái cơ cấu lại hệ thống NH Việt Nam, các khỏan cho vay theo chỉ định của Nhà nước chuyển dần về cho Quỹ hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên xét về tổng dư nợ tín dụng của SGD vẫn tăng, chứng tỏ công tác tín dụng tại SGD đã tăng trưởng mạnh. Về chất lượng hoạt động tín dụng: Trong những năm qua, tình hình nợ quá hạn tại SGD liên tục giảm, đạt các chỉ tiêu đề ra, năm 2004 nợ quá hạn tại SGD là 0,95%, đến năm 2005 đã giảm xuống chỉ còn 0,84%. Như vậy chứng tỏ công tác thẩm định trước khi cho vay đã đạt được nhiều thành công. Công tác thu hồi nợ,đặc biệt là nợ tín dụng và kế hoạch Nhà nước luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Về công tác xử lý nợ xấu, ngay từ đầu năm 2005, thực hiện chỉ đạo của NHĐT&PT VN, SGD đã hoàn thiện hồ sơ những khoản nợ xấu, nợ tồn đọng để đề nghị xử lý. 2.3. Về hoạt động dịch vụ Năm 2005, SGD đã tích cực phát triển các dịch vụ hiện có, đồng thời triển khai mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ mới góp phần tăng thu dịch vụ. Thu dịch vụ ròng đạt 26 tỷ đ, tăng 4,48% so với năm 2004. Lợi nhuận trước thuế đạt 94 tỷđ, tăng 11,69% so với năm 2004. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ do năm 2004 lợi nhuận trước thuế còn bị giảm so với năm 2003 là 36,15%. Tương ứng là tổng tài sản năm 2005 tăng 2,1% so với năm 2004. 3. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hóa đầu tư của cơ sở, phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và kế hoạch hóa đầu tư. 3.1. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hóa đầu tư của cơ sở Với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, nâng cao sức cạnh tranh của BIDV, trong suốt 4 năm qua, toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn hệ thống đã hoàn thành cơ bản Đề án cơ cấu lại. Những kết quả đạt được đã góp phần không nhỏ vào những thành công bước đầu của BIDV. 3.1.1. Cơ cấu lại nợ và lành mạnh hóa tài chính: Hoàn thành tách bạch hoạt động chính sách ra khỏi hoạt động thương mại theo đúng tiến độ đề ra. Để lành mạnh hóa tài chính, trong sạch bảng tổng kết tài sản, từ tháng 4/2001, BIDV đã tiến hành xác định danh mục công trình dự án tín dụng chỉ định, làm cơ sở để tách bạch hoạt động cho vay chỉ định với cho vay thương mại. Sự tách bạch bao gồm cả về nguồn vốn, dư nợ và theo dõi, quản lý từ Hội sở chính tới chi nhánh. Hoàn thành việc xử lý nợ tồn đọng Với mong muốn trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh, BIDV đã nỗ lực trong quá trình xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính thông qua việc chủ động phối hợp với các ban, ngành có liên quan, tìm mọi biện pháp thu hồi vốn cho Nhà nước. Đến cuối năm 2004, BIDV đã hoàn thành xử lý được 670 tỷ VND nợ chỉ định tồn đọng phát sinh trước năm 2000, đạt 100% theo Đề án được duyệt. Tăng vốn tự có Trong quá trình cải cách hệ thống NHTMNN, BIDV đã được Chính Phủ, Bộ Tài chính và NHNN cấp bổ sung 2.550 tỷ VND vốn điều lệ trong giai đoạn 2002-2004 và 216 tỷ VND tăng thêm từ dự án tài chính nông thôn II, và các nguồn vốn khác nâng tổng số vốn điều lệ và vốn khác đến cuối năm 2004 đạt 4.435 tỷ VND. Nhờ đó chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 6,84% theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và 4,6% theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài ra, BIDV cũng đang xây dựng đề án tăng vốn tự có đến 2010 trong đó đề xuất các giải pháp tăng vốn từ cổ phần hóa, phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu trước tiến trình hội nhập. 3.1.2. Cơ cấu lại hoạt động Để nâng cao sức cạnh tranh, 4 năm qua BIDV đã thực hiện chiến lược phát triển đề án cơ cấu lại, chuyển dịch cơ cấu hoạt động từ một NH tập trung chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển sang NHTM đa năng tổng hợp. Đến cuối năm 2004, BIDV đã có sự chuyển mình rất quan trọng trong cơ cấu hoạt động. BIDV đã chú trọng phát triển các hình thức đầu tư như: góp vốn liên doanh, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu. Đặc biệt, với hình thức tham gia góp vốn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã tạo ra hướng đi mới cho BIDV trong thời gian tới. BIDV đã tập trung nguồn lực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ. Trong quá trình cơ cấu lại NH thời gian qua, với việc đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong các hoạt động NH, các dịch vụ của BIDV đã được mở ra với nhiều loại hình mới như: chuyển tiền điện tử, ATM, thẻ séc,…, chuyển dịch có kết quả cơ cấu lợi nhuận, tỷ trọng thu dịch vụ ròng trên chênh lệch thu chi tăng dần qua các năm. 3.1.3. Cơ cấu lại tổ chức và quản trị điều hành Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, BIDV đã mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập các đơn vị thành viên tại các địa bàn có tiềm năng. Từ năm 2001, BIDV đã nâng cấp và thành lập mới 11 chi nhánh cấp 1, hàng chục chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch. Riêng trong năm 2004, BIDV đã thành lập mới 4 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh cấp 2, 7 phòng giao dịch và hàng chục quỹ tiết kiệm. BIDV cũng đã cơ cấu lại hoạt động quản lý, tiếp tục hoàn thiện tổ chức Hội đồng quản trị và tăng cường năng lực điều hành ở các cấp lãnh đạo dựa trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và thực hiện cơ chế phân quyền mạnh mẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó, BIDV đã xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng đối tượng, chức danh cán bộ nghiệp vụ và cán bộ trong quy hoạch để đảm bảo khi bổ nhiệm có đủ các điều kiện quy định. Năm 2004, BIDV cũng tiếp tục nhận được tài trợ của quỹ ASEM thông qua NH Thế giới để thực hiện chương trình cơ cấu lại, tập trung vào chương trình chuyển đổi, chiến lược (gồm cả công nghệ thông tin), phát triển nguồn nhân lực, dự kiến sẽ triển khai từ đầu quý II/2005. 3.1.4. Hiện đại hóa công nghệ NH Với sự thành công của dự án hiện đại hóa giai đoạn 1 do NH Thế giới tài trợ, BIDV đã từng bước thực sự chuyển mình trong công nghệ NH, đặc biệt là việc xây dựng hoàn thiện khung kiến trúc tổng thể công nghệ NH hiện đại. Chỉ trong vòng 4 năm, toàn hệ thống đã nỗ lực xây dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện cho triển khai ứng dụng các công nghệ NH hiện đại, tổ chức quản lý khai thác vận hành, kiểm soát phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông, cơ sở dữ liệu một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Cuối năm 2004, BIDV đã được NH Thế giới phê duyệt tiếp tục tài trợ thực hiện dự án Hiện đại hóa giai đoạn 2 với tổng số tiền là 15,3 tr USD. Với những kết quả trê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc514.Doc
Tài liệu liên quan