Năm 1996 là năm có ý nghĩa sâu sắc đối với CBCNV ngành điện thủ đô.
Từ 1/6/1996 nhà nước điều chỉnh giá bán điện, đặc biệt là việc tính thêm mức giá bậc thang đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt – thành phần phụ tải chiếm tỷ trọng lớn nhất và gây nhiều tổn thất. Do có nhiều yếu tố tác động nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, năm1996 đã không thực hiện được việc cải tạo hoàn thiện lưới điện hạ thế. Điều này có tác động trực tiếp đến việc thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng của toàn Công ty. Tỷ lệ tổn thất năm 1996 khá cao: 18,09 % ứng với 280.494.539Kwh.
Bước sang năm 1997, Công ty điện lực Hà Nội vừa ổn định về tổ chức theo điều lệ hoạt động vừa triển khai thực hiện các nhiệm vụ Tổng Công ty điện lực Việt Nam giao. Công ty đã xây dựng được quy trình kinh doanh điện năng mới, phù hợp với tình hình thực tế. Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 1997 đã giảm thấp hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 18.692.233 Kwh do còn một số mặt tồn tại sau:
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i định mức, thủ tục cấp đất, cho phép xây dựng, đào đường, đền bù và phối hợp với các cơ quan trong thành phố gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Công ty đã hoàn thành khối lượng công việc với giá trị 263.558 triệu đồng.
ã Các công trình đã thực hiện trong năm 1999
Lưới 110 kV
- Hoàn thành đóng điện công trình mở rộng trạm 110kV Gia lâm
- Thi công và quyết toán xong phần hạng mục công trình ngầm trạm 110 kV Bờ hồ, bắt đầu thi công và xây dựng nhà trạm.
- Thay xong 7/11 máy cắt 110 trạm 110 kV Đông anh. thi công xong và đóng điện MBA T3. Triển khai thi công phần nhà 22 kV.
- Hoàn thành thủ tục thanh toán trả nợ trạm Yên phụ.
Lưới trung thế.
- Hoàn thành thi công đóng điện 3/3 công trình chuyển tiếp gồm 11 TBA, 13 khu hạ thế, 15 km cáp ngầm 22 kV.
- Hoàn thành thi công 4 công trình gồm 27 TBA, 27 khu hạ thế thuộc quận Ba đình, Hoàn kiếm, Hai bà trưng. Triển khai thi công 3 công trình và đấu thầu 15 công trình khác.
ã Các dự án thực thi trong năm
Dự án ADB:
- Trạm 110 kV Yên phụ: đang triển khai thi công phần san nền và xây nhà điều khiển.
- Trạm 110 kV Thượng đình: đang triển khai thi công giải phóng mặt bằng.
- Trạm 110 kV Nhật tân: đang triển khai xây dựng phần nền và nhà điều khiển.
- Trạm 110 kV Thanh nhàn: đã hoàn tất thủ tục xin cấp đất xây dựng.
- Các đường dây 110 kV Mai động – Thanh nhàn và Chèm – Nhật tân chuẩn bị làm thủ tục xin cấp đất.
- Lưới trung thế và hạ thế sau các trạm 110 kV, đang chuyển giao tuyến 7/9 tuyến cáp ngầm sau trạm 110kV Giám và thay cáp EPR cho các phụ tải đặc biệt.
Dự án SIDA: Hoàn thành thi công đang chờ quyết toán.
Dự án SCADA: lập hồ sơ mời thầu cung cấp vật tư, thiết bị, thiết kế kỹ thuật, thoả thuận kiến trúc.
ã Nhận xét việc thực hiện các công trình theo kế hoạch và và các dự án.
Tuy công tác đầu tư xây dựng có đạt khá hơn trước đây nhưng vẫn chưa đạt được các kế hoạch đã đề ra. Chất lượng công trình, đặc biệt là để đáp ứng mỹ quan của thủ đô còn phải phấn đấu nhiều , nhất là các bên thi công. Dụng cụ thi công , an toàn lao động trong thi công được trang bị theo hướng hiện đại, tổ chức khoa học có hiệu quả ngày càng phải củng cố, hoàn thiện.
e-Công tác cũng cố, phát triển và hoàn thiện lưới điện năm 2000.
Công tác xây dựng trong năm của Công ty ước thực hiện khối lượng công việc có giá trị 151.983 triệu đồng. Trong đó:
Giá trị xây lắp: 81.182 triệu đồng
Thiết bị : 32.792
TKCB khác : 38.009
ã Các dự án sử dụng vốn trong nước
Lưới và trạm 110kV
Trạm 110 kV Đông anh: hoàn thành thi công toàn bộ công trình cải tạo nâng cấp và mở rộng trạm.
Trạm 110 kV Bờ hồ: đã lắp đặt khẩn trương, kịp đóng điện vào ngày 4/10 chào mừng lễ kỷ niệm 990 năm Thăng long- Hà nội .
Lưới trung thế:
Trong năm Công ty đã giải quyết xong vốn trả nợ khối lượng cho 8/23 công trình, các đơn vị thi công đã hoàn thành 25 công trình, đóng điện 68 TBA.
Về xây dựng, các công trình vẩn ở trong giai đoạn chuẩn bị làm thủ tục đầu tư.
Công tác hoàn vốn liên doanh: trong năm, Công ty đã giải quyết xong và thống nhất xong với các liên doanh về giá trị hoàn vốn của 4 công trình và báo cáo Tổng công ty. Công trình hoàn vốn liên doanh MACHINO đã quyết toán xong đang chờ bên liên doanh ký biên bản thống nhất giá trị sẽ báo cáo Tổng Công ty đầu năm 2001.
ã Các dự án sử dụng vốn nước ngoài.
Dự án ADB:
Trạm 110 kV Nhật tân: thi công xong phần nhà điều hành 22kV, lắp xong các tủ 22 kV của nhà điều hành. đang làm thủ tục giải phóng mặt bằng cho ĐDK 110kV Chèm- Nhật tân.
Trạm 110 kV Yên phụ: thi công xong và đóng điện MBA 40 MVA mới và buồng 22kV.
Trạm 110 kV Thượng đình: đã thi công xong phần giải phóng mặt bằng, đang thi công nhà 22kV, đấu thầu lắp đặt điện.
Trạm 110 kV Thanh nhàn: đang tiến hành giải phóng mặt bằng
Hoàn thành thi công toàn bộ cáp ngầm và nâng điện áp 9 lộ sau trạm 110 kV Giám. Thi công xong 21,3 km cáp EPR cấp cho các phụ tải đặc biệt.
Dự án SCADA: Tổng Công ty đã phê duyệt xong tổng mức đầu tư điều chỉnh của báo cáo NCKT, đang trình duyệt thiết kế kỹ thuật nhà điều hành.
Dự án DSM: Tổng Công ty đã phê duyệt TKTC và hợp đồng mua VTTB.
ã Nhận xét:
được sự chỉ đạo sát sao của ban Giám Đốc, việc xây dựng tiến độ và triển khai thi công các công trình XDCB có nhiều biến chuyển, nhất là dự án ADB. Tuy nhiên công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép thi công luôn là nguyên nhân gây chậm tiến độ thi công. Công tác chuẩn bị vật tư còn chậm trễ. Năng lực nhà thầu cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến tiến độ chất lượng công trình, khâu thanh quyết toán vẫn còn chậm, chủ yếu do công tác lập hồ sơ chậm, thời gian kiểm tra và phê duyệt điều chỉnh thiết kế và dự toán kéo dài.
Việc thành lập ban quản lý dự án sẽ tạo điều kiện một phần nào đó cho việc giải quyết các vướng mắc trên, nhưng việc tạo ra một quy tình thông suốt để giải quyết các khó khăn trên vẩn là một nhiệm vụ nặng nề của ban quản lý dự án.
5/ Các vấn đề tồn tại và phương hướng giải quyết.
Với mục tiêu là Công ty điện lực thành phố Hà nội ngày càng phát triển chắc chắn, ổn định ngang tầm với vị thế và nhiệm vụ của Công ty, đứng trước mục tiêu này thì Công ty còn tồn tại một số vấn đề cần phỉ khắc phục, cần phải giải quyết như sau.
ã Nhu cầu sử dụng điện trong khu vực Hà nội ngày càng tăng, với tốc độ phát triển như hiện nay, kéo theo các phụ tải sử dụng điện cũng phát triển mạnh, đặc biệt là ở các khu vực đô thị, khu vực chế xuất. Dự báo rằng trong các năm tiếp theo nhu cầu điện năng tăng 12-15% hàng năm, vấn đề này kéo theo điện năng thương phẩm cung cấp hàng năm cũng phỉa tăng lên tương ứng.
Đứng trước một vấn đề lớn, không thể tránh khỏi như thế này Cônh ty điện lực thành phố Hà nội đã và đang có các phương hướng giải quyết như sau:
Huy động vốn trong và ngoài nước đầu tư XDCB cho các công trình khả thi, bên cạnh đó không ngừng đại tu, sữa chữa nhằm cũng cố lưới điện.
Nghiên cứu các dự án của Chính phủ cũng như của Thành phố có thể làm tăng nhu cầu dùng điện trong phạm vi quản lý. Từ đó Công ty lập kế hoạch, xây dựng các báo cáo trình Tổng Công ty, có các biện pháp huy động vốn kịp thời đầu tư XDCB, xây dựng các nghiên cứu khả thi thiết kế mạng cao áp vào các vùng phụ tải mới.
ã Phụ tải điện năng ngày đêm của hệ thống điện nói chung và phụ tải trên địa bàn Hà nội nói riêng trong ngày đêm là rất nhấp nhô. điều này gây nên thiếu hụt điện năng ở các giờ cao điểm, thừa điện năng ở các giờ thấp điểm, không tận dụng hết công suất đặt tại hệ thống các nhà máy điện, thừa mà thiếu, thiếu mà thừa. Giả sử phụ tải dùng điện được san bằng thì sẽ có thừa đủ điện năng cung cấp cho nhu cầu dùng điện trong cả nước, nhưng thực tế Tổng Công ty điện lực Việt nam vẫn phải đầu tư xây dựng các nhà máy điện mới nhằm có đủ điện năng cung cấp vào các giờ cao điểm. đây là vấn đề nổi cộm nhất làm đau đầu Tổng Công ty điện lực Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Tổng Công ty để nhằm giảm phụ tải ở các giờ cao điểm. Công ty điện lực thành phố Hà nội đã tích cực tuyên truyền, kêu gọi ý thức dùng điện trong nhân dân ở các giờ cao điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện biện pháp co giãn về giá khuyến khích dùng điện ở các giờ thất điểm.
ã Tổn thất điện năng là một vấn đề lớn mà Công ty đang phải đối mặt, hàng năm lượng tổn thất nằm ở mức 10-17%, gây thiệt hại hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng cho Công ty. Trong khi đó Công ty đang rất cần vốn để cũng cố và phát triển mạng lưới điện.
Trong các năm vừa qua Công ty đã tích cực đôn đốc các điện lực có các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tổn thất điện năng, chính từ sự cố gắng không mệt mỏi lượng điện năng tổn thất hàng năm đã giảm xuống đáng kể.
ã Công tác làm các thủ tục, xin đất , xin giấy phép cho XDCB, sữa chữa gặp nhiều khó khăn gây ra các cản trở tới quá trình thi công. Công ty đã có các biện pháp tiếp xúc với UBNDTH Hà nội và đã có những thoả thuận tích cực.
ã Với việc phát triển công nghệ ngày càng cao của khu vực cũng như của thế giới, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất của các công ty điện lực nói chung đã trở thành xu thế tất yếu, ngày càng mang lại những hiệu quả to lớn.
Công ty điện lực thành phố Hà nội đã áp dụng Công nghệ thông tin vào các lĩnh vực cần thiết như: quản lý nhân lực, quản lý tổn thất điện năng... Công ty cũng như Tổng Công ty rất quan tâm đến nhân tố con người trong lĩnh vực này, Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo tin học cho CBCNV, tổ chức các chương trình thi tin học, khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo ứng dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương III
Tổn thất điện năng tại công ty điện lực
Thành phố hà nội
I - cơ sở lí thuyết về tổn thất điện năng và các dạng tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng được hiểu là lượng điện năng bị tiêu hao, thất thoát trong quá trình truyền tai và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Để phục vụ cho công tác quản lý, người ta phân nhóm tổn thất điện năng thành nhiều loại theo những phương pháp khác nhau.
Căn cứ vào tính chất tổn thất
Tổn thất điện năng được chia thành 2 loại: tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật ( tổn thất thương mại ).
Tổn thất kỹ thuật: đây là loại tổn thất do các nguyên nhân kỹ thuật gây ra.
Tổn thất kỹ thuật có các loại như:
Tổn thất của máy biến áp và bộ điều chỉnh
. Tổn thất khi có tải ( tổn thất đồng)
. Tổn thất khi không tải ( tổn thất sắt)
Tổn thất trên đường cao thế ( tổn thất vầng quang)
Tổn thất cách điện ( đặc biệt đối với cáp ngầm )
Tổn thất do hạ thế
Tổn thất trên đường dây
Các tổn thất khác
Tổn thất phi kỹ thuật hay tổn thất thương mại do các nguyên nhân quản lý gây ra. Tổn thất thương mại gồm các loại như:
Tổn thất do hành động ăn cắp điện của khách hàng có công tơ
. Dùng điện không qua công tơ
. Sửa số liệu công tơ trực tiếp
. Sửa số liệu công tơ gián tiếp
Tổn thất do khách hàng không dùng công tơ
. Khách hàng tăng trái phép nhu cầu sử dụng ngoài hợp đồng
. Khách hàng cho người khác dùng chung bất hợp pháp
. Mức khoán điện không chính xác
Tổn thất do khách hàng móc nối bất hợp pháp
. Móc thẳng từ lưới
. Người tiêu dùng sử dụng điện trước khi được phép
. Người tiêu dùng vẫn sử dụng điện khi hợp đồng hết hạn
Tổn thất do thiết bị đo đếm
. Công tơ bị mất- chết- cháy
. Công tơ chạy chậm
. Công tơ lắp đặt không đúng
Tổn thất do nhân viên Điện lực làm sai quy trình
. Ghi chỉ số ít đi
. Không ghi chỉ số
. Không ra hoá đơn
Căn cứ vào giai đoạn phát sinh tổn thất
Tổn thất điện năng được phân loại ở từng khâu như sau:
Tổn thất trong quá trình sản xuất: đây là phần điện năng bị tiêu hao ngay tại nhà máy điện, do năng lượng điện sử dụng cho sự hoạt động của máy móc thiết bị, do không phát hết công suất máy phát…
Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện ở giai đoạn này ngoài tổn thất do tính tất yếu kỹ thuật gây ra, còn do các yếu tố khác như việc quản lý vận hành, các nghiệp vụ kinh doanh kém hiệu quả.
Tổn thất truyền tải do tính chất vật lý của dây dẫn trong quá trình truyền điện gồm: tổn thất đồng, tổn thất do cách điện kém, tổn thất vầng quang.
Tổn thất phân phối là tổn thất trong mạng phân phối gồm: phân phối sơ cấp, biến thế phân phối, phục vụ trạm, công tư, mất cắp…
Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện: mức độ tổn thất ở giai đoạn này tuỳ thuộc vào khả năng sử dụng, điều kiện phụ tải của khách hàng sử dụng điện. Đó chính là mức độ hợp lý khi sử dụng điện, mức độ vận hành công suất thiết bị, chất lượng kỹ thuật của các phụ tải… Tổn thất ở giai đoạn này không những chỉ gây ra thiệt hại cho người sử dụng mà còn làm cho tổn thất điện năng của ngành điện tăng lên.
Căn cứ vào phạm vi tổn thất
Tổn thất điện năng có một số loại như:
Tổn thất của hệ thống điện:
Là tổn thất xuất hiện trong quá trình đưa điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm các tổn thất do: phát điện, nâng hạ thế, phân phối và tổn thất mạng tiêu thụ.
Tổn thất biến thế:
Là tổn thất do biến đổi hiệu điện thế ( nâng thế, hạ thế ) tại trạm phân phối. Tổn thất này được tính toán theo 2 loại trạm: trạm lưới và trạm phân phối.
Ngoài ra còn có tổn thất truyền tải, tổn thất phân phối .
1.4 ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng
Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với ngành điện mà còn với toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung. Đứng trên quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng được thể hiện ở những mặt sau:
Giảm tổn thất điện năng đồng thời chính là tăng sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho khách hàng, có nghĩa là lượng điện năng phải mua đầu nguồn sẽ giảm đi. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sẽ tiết kiệm được một số chi phí đầu vào khá lớn. Nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Còn đối với các nhà máy sản xuất điện, khả năng cung ứng điện cho các cơ sở khác sẽ tăng lên. Do đó, ngành điện sẽ giảm được chi phí cho xây dựng các mạng truyền tải và cung cấp, Nhà nước cũng giảm bớt được vốn đầu tư cho việc phải xây dựng các nhà máy điện mới. Tức là, nó đem lại lợi ích không những chỉ cho ngành điện mà còn cho nền kinh tế quốc gia.
Giảm tổn thất điện năng khi nhu cầu về điện không thay đổi sẽ giúp cho nhu cầu sản xuất điện năng giảm xuống, vì:
Điện năng sản xuất = Điện năng tiêu thụ + Điện năng tổn thất
Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành điện tiết kiệm được vốn cố định, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên quốc gia: năng lượng dòng chảy của nước đối với các nhà máy thuỷ điện, năng lượng than đối với các nhà máy nhiệt điện. Khi mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên giảm xuống thì mức độ ô nhiễm môi trường do khai thác các nguồn tài nguyên cũng được giảm xuống. Đồng thời, các ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực do hoạt động sản xuất của các nhà máy điện cũng giảm.
Giảm tổn thất điện năng bằng cách ngăn chặn các hoạt động vi phạm sử dụng điện sẽ góp phần làm giảm chi phí khắc phục những sự cố ( chạm chập đường dây, hỏng hệ thống đo đếm ) và giảm các tai nạn về điện do các hoạt động đó gây ra.
Như vậy, việc giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với ngành điện nói riêng và với nền kinh tế quốc dân nói chung.
II phương pháp và nguyên tắc phân tích tổn thất
Tổn thất điện năng đòi hỏi có một phương pháp và nguyên tắc phân tích riêng để phát hiện đúng nguồn gốc tổn thất, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để giảm tổn thất điện năng.
Phương pháp tính tổn thất
Tổn thất điện năng được biểu hiện dưới hai dạng số tuyệt đối và số tương đối.
Số tuyệt đối:điện năng tổn thất (Kwh)
Công thức tính: D Att = Ađn – Atp Trong đó:
D Att : điện năng tổn thất- đây là phần điện năng bị tiêu hao trong quá trình truyền tải và phân phối điện.
Ađn : điện nhận đầu nguồn- là sản lượng điện mua vào.
Atp : điện thương phẩm – là lượng điện bán cho các hộ sử dụng thông qua hệ thống lưới phân phối.
DAtt, Ađn, Atp được tính theo đơn vị Kwh và có thể tính theo tháng, quý hoặc năm.
Số tương đối0 : tỷ lệ tổn thất(%)
Công thức tính :
Ađn - Atp
DAtt% = ------------------ * 100%
Ađn
DAtt% - Điện năng tổn thất tính theo tỷ lệ % so với điện đầu nguồn.
2.2. Nguyên tắc phân tích tổn thất
Triển khai các hoạt động chống tổn thất điện năng, trong đó phân tích các dữ kiện tổn thất xảy ra trên hệ thống lưới điện là một bước quan trọng. Dựa trên các kết quả phân tích người ta sẽ đặt ra nhiệm vụ đối với hệ thống, tập trung sự chú ý cho việc củng cố các trang thiết bị và đầu tư phát triển trong việc hoàn thiện lưới điện hoặc trên các quan hệ tiêu thụ.
Đường dây tải điện nối giữa nhà máy và nơi tiêu thụ là rất phức tạp vì dòng điện liên tục thay đổi và việc đo lường dòng điện bị hạn chế bởi các trang thiết bị trên hệ thống có quá nhiều loại khác nhau và việc qui định đọc đồng hồ đo cũng khác nhau. Vì vậy, việc phân tích tổn thất rất khó làm hoàn hảo và giả thích tổn thất là một việc cực kỳ phức tạp.
Để phân tích tổn thất, cần chú ý các điểm sau đây:
Điểm gửi, điểm cung cấp, điểm nhận, điểm phân phối và điểm bán là các điểm có thể đo điện năng bằng Kwh. Sự chênh lệnh giữa các điểm đo tương ứng với tổn thất điện năng giữa chúng.
Xu hướng thay đổi của tỷ lệ tổn thất có thể xem xét trên hai yếu tố riêng biệt là tỷ lệ tổn thất kỹ thuật và tỷ lệ tổn thất thương mại. Tỷ lệ tổn thất kỹ thuật dựa trên tình trạng hoạt động của lưới điện còn tỷ lệ tổn thất thương maị dựa trên lượng điện năng tiêu thụ ( điện thương phẩm).
Tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, tổn thất thương mại có quan hệ mật thiết với điểm mua và điểm bán điện.
- Điểm mua điện đo đếm điện năng đầu nguồn được tính bằng sản lượng điện đo đếm được ở các công tơ tổng, đặt tại các trạm biến áp và các điểm ranh giới mua điện của Tổng công ty.
Điểm bán điện đo đếm điện năng thương phẩm. Điện năng thương phẩm có hai loại:
. Thương phẩm bán tổng bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công tơ đặt tại trạm biến áp, tính bằng Kwh.
. Thương phẩm bán lẻ đến hộ sử dụng điện, bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công tơ đặt tại hộ sử dụng điện.
Khi tỷ lệ tổn thất càng cao thì lợi ích kinh tế của việc giảm tổn thất càng lớn. Khi tỷ lệ tổn thất thấp thì hiệu quả kinh tế của việc giảm tổn thất là không đáng kể. Vì lý do này, việc tăng cường đầu tư cho các thiết bị để giảm tổn thất là có giới hạn. Do vậy cũng cần phải tính toán xem lợi ích kinh tế do việc giảm tổn thất đem lại như thế nào thì có thể bù đắp được vốn đầu tư.
Đối với Công ty Điện lực thành phố Hà Nội hiện nay, khi tỷ lệ tổn thất còn gấp nhiều lần tổn thất kỹ thuật, tổn thất thương mại còn quá lớn thì thực hiện các biện pháp giảm tổn thất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác kinh doanh điện năng.
III . Các nguyên nhân gây ra tổn thất.
ở đây ta chỉ xét đến những nguyên nhân gây ra 2 loại tổn thất cơ bản là tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
4.1.Đối với tổn thất kỹ thuật
Tổn thất kỹ thuật không thể loại trừ được hoàn toàn, nó do hai yếu tố kỹ thuật gây ra. Các nguyên nhân chính gây ra tổn thất kỹ thuật là:
Việc sử dụng nhiều cấp điện áp (220KV- 110 KV-35 KV-22KV-10KV-6KV) dẫn đến phải biến đổi điện áp qua nhiều máy biến áp trung gian, gây nên những tổn thất đáng kể trong lưới điện.
Đường dây quá dài, thiết bị nhỏ lại mang tải quá lớn, thậm chí quá tải dẫn đến tổn thất trên đường dây do dây dẫn phát nhiệt.
Chất lượng thi công lắp đặt cải tạo chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là những đường cáp cũ, thiết bị cũ, máy biến áp cũ qua sửa chữa, đại tu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu, gây tổn thất lớn khi vận hành.
Lưới vận hành với hệ số công xuất (cosj) thấp,phần lớn chỉ đạt hệ số trung bình cosj = 0,8, công suất tác dụng thấp, lượng điện năng tiêu hao vô ích lớn, làm tăng tổn thất điện năng.
Trị số điện áp vận hành thấp so với trị số điện áp định mức, đo đếm sẽ không chính xác, gây tổn thất khi khách hàng sử dụng thiết bị. Trên thực tế có thể nâng cao điện áp vận hành bằng việc điều chỉnh các đầu phân áp tại các nguồn, song công tác này chưa được thực hiện thường xuyên.
Mức chênh lệch phụ tải lớn (Pmax) và phụ tải nhỏ nhất (Pmin) trên đồ thị phụ tải ngày quá lớn, công suất sử dụng thấp hơn công suất nguồn phát, dẫn đến tổn thất điện năng do vận hành non tải.
Biểu đồ nguyên nhân tổn thất điện năng
Kỹ thuật
Dây dẫn biến thế hộ tiêu thụ
Cos f thấp
MBA cũ
Cách điện kém
Quá dài
Quá tải MBA
Quá tải
Non tải
Nâng, hạ thế
Nối nhiều
Tổn thất điện năng
Sửa số liệu
Không ra HĐ
Lắp đặt sai
Câu móc
Không ghi chữ
Dùng quá định mức
Chạy chậm
Ghi ít đi
Mức khoán thấp
Hỏngnng
Nhân viên làm sai
Thiết bị đo đếm điện đếm điện
Lấy cắp điện
Thương mại
4.2.Đối với tổn thất thương mại
Lượng điện tổn thất thương mại là lượng điện hao hụt trong quá trình phân phối sử dụng điện cho khách hàng, do nguyên nhân quản lý gây ra.Các nguyên nhân chính sau:
Một số trường hợp, khách hang chưa đủ điều kiện để lắp đặt công tơ, hoặc chỉ có nhu cầu dùng điện tạm thời trong một thời gian nhất định cũng có thể được cung cấp điện. Do không có thiết bị đo đếm cụ thể nên họ dùng điện lãng phí, vượt mức qui định gây tổn thất điện.
Hệ số công suất (cosj) được dùng để đánh giá hiệu quả của công suất tác dụng, bằng tỷ số giữa công suất có ích và công suất danh nghĩa.
Cơ sở để tính toán tiền điện là chỉ số công tơ. Nếu công tơ bị mất, chết, cháy không được thay thế kịp thời sẽ không đo đếm được lượng điện sử dụng của khách hàng.
Chất lượng và độ bền của công tơ đo đếm chưa đảm bảo. Nhiều công tơ đã được kiểm định, kẹp chì niêm phong nhưng khi vận hành trên lưới lại hoạt động không chính xác. Hoặc do công tơ sử dụng lâu ngày không được hiệu chỉnh lại nên chạy chậm, làm tăng tổn thất.
Quá trình kinh doanh điện năng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của những nhân viên quản lý trực tiếp khách hàng. Nếu như họ thông đồng với khách hàng ghi chữ không chính xác, bỏ sót công tơ không ghi hoặc tạm tính sản lượng sẽ dẫn đến tổn thất điện năng.
Một nguyên nhân quan trọng gây ra tổn thất điện năng thương mại là do hành vi ăn cắp điện của người sử dụng ngày càng tinh vi khó phát hiện.
iV - tình hình tổn thất điện năng từ năm 1996 đến năm 1999 tạI công ty đIện lực hà nội
Thành phố Hà Nội có vị trí quan trọng trong mạng lưới điện quốc gia. Hàng năm Hà nội có nhu cầu rất lớn trong tiêu thụ điện. Trung bình mỗi năm có nhu cầu tiêu thụ từ 1,5 tỷ Kwh đến 1,6 tỷ Kwh và nhu cầu này tăng lên với tốc độ 15% một năm.
Tổn thất điện năng là một chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả quản lý kinh doanh của Công ty Điện lực Hà nội. Với một lượng điện nhận tương đối lớn như trên thì chỉ một vài phần trăm tổn thất cũng gây một thiệt hại không nhỏ cho ngành điện. Mặt khác, giảm tỷ lệ tổn thất cũng là biên pháp duy nhất nhằm nâng cao lợi nhuận. Việc phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất xuống một vài phần trăm cũng là một công việc khó khăn đối với Công ty Điện lực HN.
Để nghiên cứu tình hình tổn thất điện năng một cách toàn diện, cần phải đi sâu phân tích tổn thất theo các góc độ khác nhau:
ã Tổn thất điện năng qua các năm
ã Tổn thất điện năng qua các quý trong năm
ã Tổn thất điện năng của các Điện lực
ã Sự biến động điện thương phẩm theo các thành phần phụ tải
* Phân tích tổn thất điện năng theo năm
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
- Điện đầu nguồn
- Điện thương phẩm
- Điện năng tổn thất
- Tỷ lệ tổn thất
- Mức tăng(+),giảm(-)điện năng tổn thất
1.834.444.776
1.535.258.004
299.186.772
16,31%
-1,78 %
1.993.193.972
1.689.048.768
304.140.204
15,26%
- 1,05 %
2.190.657.135
1.926.263.621
264.393.514
12,07%
-3,19 %
2.549.309.019
2.271.182.404
267.999.524
11.8 %
- 0.9 %
* Tỷ lệ tổn thất điện năng theo năm
Qua bảng trên ta thấy điện nhận đầu nguồn tăng lên hàng năm
Năm 1997 so với năm 1996 tăng 283.989.735 Kwh hay 18,32%
Năm 1998 so với năm 1997 tăng 158.749.196 Kwh hay 8,65 %
Năm 1999 so với năm 1998 tăng 197.463.163 Kwh hay 9,91%
Tốc độ tăng bình quân là 12,21% năm. Đây là mức tăng khá lớn thể hiện khả năng cung ứng điện cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố.
Điện thương phẩm cũng tăng lên qua các năm:
Năm 1997 so với năm 1996 tăng 265.297.503 Kwh hay 20,89%
Năm 1998 so với năm 1997 tăng 153.790.764 Kwh hay 10,02%
Năm 1999 so với năm 1998 tăng 237.214.853 Kwh hay 14,04%
Tốc độ tăng bình quân là 14,9% năm. Tốc độ tăng tương đối cao hàng năm cho thấy nhu cầu sử dụng điện của thành phố ngày một tăng lên.
Tốc độ tăng bình quân và rốc độ tăng hàng năm của sản lượng điện thương phẩm đều lớn hơn tốc độ tăng của sản lượng điện đầu nguồn. Chứng tỏ việc quản lý sử dụng điện của khách hàng và việc thực hiện các biện pháp giảm tổn thất đã mang lại kết quả tốt. Cụ thể là tỷ lệ tổn thất đã giảm được 6,02% , từ 18,09% năm 1996 xuống còn 12,07% năm 1999
Năm 1997 so với năm 1996 giảm 1,78%
Năm 1998 so với năm 1997 giảm 1,05 %
Năm 1999 so với năm 1998 giảm 3,19%
Kết quả giảm 3,19% của năm 1999 so với năm 1998 đã chứng tỏ sự cố gắng vượt bậc của Công ty Điện lực Hà nội trong việc thực hiện chương trình giảm tổn thất
Tuy nhiên xét về mặt lượng thì sản lượng điện tổn thất mỗi năm đều xấp xỉ 300 triệu Kwh, tương ứng với khoảng 200 tỷ đồng. Đây là một con số thiệt hại khá lớn đối với ngành điện.
ã Năm 1996 là năm có ý nghĩa sâu sắc đối với CBCNV ngành điện thủ đô.
Từ 1/6/1996 nhà nước điều chỉnh giá bán điện, đặc biệt là việc tính thêm mức giá bậc thang đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt – thành phần phụ tải chiếm tỷ trọng lớn nhất và gây nhiều tổn thất. Do có nhiều yếu tố tác động nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, năm1996 đã không thực hiện được việc cải tạo hoàn thiện lưới điện hạ thế. Điều này có tác động trực tiếp đến việc thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng của toàn Công ty. Tỷ lệ tổn thất năm 1996 khá cao: 18,09 % ứng với 280.494.539Kwh.
ã Bước sang năm 1997, Công ty điện lực Hà Nội vừa ổn định về tổ chức theo điều lệ hoạt động vừa triển khai thực hiện các nhiệm vụ Tổng Công ty điện lực Việt Nam giao. Công ty đã xây dựng được quy trình kinh doanh điện năng mới, phù hợp với tình hình thực tế. Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 1997 đã giảm thấp hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 18.692.233 Kwh do còn một số mặt tồn tại sau:
Công tác quản lý công tơ tuy có nhiều tiến bộ , các đơn vị đã làm đủ thủ tục k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35107.DOC