Nam định là một tỉnh đồng bằng ven biển ( có bờ biển dài 72 km), ở phía nam châu thổ Sông Hồng, diện itchs tự nhiên là 1671,6 km2. Với vị trí cách thủ đô Hà Nội gần 90 km và gần khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên tỉnh có nhiều điều kiện phối hợp với quá trình phát triển mạnh mẽ của khu vực này.
Địa giới hành chính của tỉnh:
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình.
Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
Nam Định có mạng lưới giao thông với đường sắt Bắc Nam đi qua dài 45 km. Tổng chiều dài đường bộ các loại là 3973 km, mật độ 2,37km/km2. Trong những năm qua với chương trình nâng cấp cải tạo đường giao thông của tỉnh, chất lượng các tuyến đường được nâng lên, việc đi lại, vận chuyển thuận lợi. Chiều dài đường sông của 4 tuyến sông lớn là 217 km trong đó: sông Hồng 60km, sông Đào 30km, sông Đáy 70km, sông Ninh Cơ 57km. Bốn cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng chảy ra biển ( cửa Ba Lạt, cửa Hà Lạn, cửa Ninh Cơ, cửa Đáy). Nam Định là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi bằng đường sông đi từ biển vào. Vùng ven biển và biển có cảng Hải Thịnh với công suất 30 vạn tấn đã và đang xây dựng, tương lai sẽ lên 70 vạn tấn, sẽ là điều kiện để giao lưu với các tỉnh bạn và quốc tế được dễ dàng.
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 1996 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kinh tế. Nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với chính quá trình chuyển đổi cơ cấu tới việc phân bố sản xuất giữa các mặt hàng trao đổi được và không trao đổi được, giữa các mặt hàng trao đổi được xuất khẩu và nhập khẩu, tới cường độ sử dụng nguồn lực...
. Môi trường và chính sách. Việc lựa chon và quyết định chính sách chiến lược và tạm thời theo từng giai đoạn của Nhà nước có một tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Nó cho phép các nguồn lực và hình thức sản xuất được hình thành trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế về hiệu quả cạnh tranh, vì điều này cũng gần như là quyết định cho phép các nguồn lực được phân bổ thông qua các tín hiệu thị trường. Ngoài ra, môi trường, chính sách cũng quan trọng đối với những mặt khác như khả năng duy trì sự ổn định hợp lý về kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tránh tình trạng lạm phát nhanh, thất nghiệp với quy mô lớn do giảm phát và thâm hụt lớn về cán cân thanh toán...Nó cũng tạo ra sự bền vững và khả năng dự báo tác dụng của những khuyến khích góp phần thúc đẩy đầu tư dài hạn và phản ửng của giá cả, những yếu tố rất quan trọng có khả năng thích ứng với nền kinh tế.
2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng ngoại
Mô hình hướng ngoại là mô hình với chính sách chuyển dịch cơ cấu đưa nên kinh tế phát triển theo hướng mở cửa nhiều hơn có thể thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, khuyến khích lợi nhuận giữa việc sản xuất ở thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài, tạo ra khả năng sinh lãi cao trong việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Có hai loại hình của chiến lược kinh tế mở cửa đó là:
Tạo ra các khuyến khích về giá cả một cách tích cực theo hướng có lợi cho xuất khẩu ( chẳn hạn thông qua trợ cấp xuất khẩu).
Tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Tức là chuyển các khuyến khích có lợi cho sự mở cửa.
Đặc điểm của chính sách hướng ngoại ban đầu ở nhiều nước đang phát triển là hướng vào xuất khẩu những loại hàng nông sản truyền thống và thực hiện chính sách thuế nhập khẩu vừa phải để tăng nguồn thu cho Chính phủ nâng cao cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho xuất khẩu. Mô hình này được thực hiện với các chính sách thương mại thiên về ủng hộ sự thay thế nhập khẩu tạo một biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu thích hợp mà không cần tới sự bảo hộ mạnh mẽ. Sau khi hoàn thành những giai đoạn ban đàu của việc thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển thường chuyển sang các chính sách hướng ngoại đối với các ngành chế tạo máy. Cách tốt nhất là cung cấp các đầu vào cho nhà xuất khẩu trong khi cơ sở hạ tậng chưa đáp ứng đày đủ. Tài quản lý của Chính phủ ở đay là sự lựa chọn sáng suốt, sự thay thế nhập khẩu có hiệu quả và đẩy mạnh xuất khẩu. Xây dựng một chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với nền kinh tế đang phát triển, nhằm phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.
Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại rất có ý nghĩa đối với thuế quan và các hình thức khác của chính sách bảo hộ mậu dịch, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý kinh tế vĩ mô trong nước. Vấn đề mở cửa có liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hoặc tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán. việc quyết định hướng ngoại cho dù ở mức độ nào thì nó cũng có nhiều tác đọng quan trọng đến các mặt của đời sống kinh tế. Nó sẽ ảnh hưởng tới việc phan bố sản xuất giữa các mặt hàng trao đổi được xuất và nhập khẩu: đối vơi cường độ sử dụng nguồn lực và tới sự phân phối thu nhập thông qua nhngx tác động đối với thị trường nhân tố sản xuất và thị trường sản phẩm, tới cơ cấu và tốc độ công nghiệp hoá, tới việc phân bố đất đai và các nguồn lực khác, giữa cây lương thực và cây phục vụ xuất khẩu...
Ưu điểm của sự mở cửa là nó thúc đẩy quá trình đổi mới và tăng năng suất lao động nhanh, tạo ra khả năng thích nghi nền kinh tế, tác động tốt đến quá trình phát triển dài hạn, có tác động tốt đối với sự tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên chiến lược kinh tế mở cửa sẽ mang lại cho Chính phủ nước đó ít có khả năng hoạt động theo ý mình hơn: có tác đọng xấu với công nghệ trong nước do phải dựa vào tư liệu sản xuất và công nghệ nhập khẩu, đặc biệt đối với các nước nhỏ có thu nhập thấp mà nền kinh tế của họ ở vào vị trí không thuận lợi. Việc thực hiện chính sách thuế nhập khẩu thấp ở giai đoạn đầu có thể đem lại ảnh hưởng xấu là tăng giá cả tiêu dùng và một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu. Ngoài ra, khi các điều kiện quốc tế trở nên không thuận lợi thì rủi ro có thể xảy ra, đem lại không ít hậu quả xấu cho nền kinh tế- xã hội trong nước.
2.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội
Với mục tiêu là phát huy tính năng động của Chính phủ trong quản lý kinh tế, đảm bảo và duy trì sự phát triển của ngành sản xuất truyền thống của dân tộc, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội.
Mô hình hướng nội là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng hướng nội, có chiến lược đóng cửa nhiều hơn. nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu tự lực về lương thực và có thể có cả các mặt hàng phi mậu dịch.
Ban đầu Chính phủ các nước đang phát triển nhiều khi cũng lựa chọn các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tính tự lực quốc gia, đặc biệt là tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản, khoáng sản mà chúng không được nhập khẩu. Các biểu thuế nhập khẩu hoặc quota nhập khẩu lương thực được thực hiện đồng thời Chính phủ cững đánh thuế vào hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm nâng cao nguồn thu và làm giảm sức thu hút của nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu tương đối so với nền nông nghiệp hướng nội.
Các chính sách trếnẽ đem tới sự mở rộng cho các ngành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp thích hợp và dần dần khuyến khích nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Bên cạnh chính sách bảo hộ chung, họ có thể thực hiện sự hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có tên là công nghiệp non trẻ.
Chiến lược đóng cửa là thực hiện công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu núp đằng sau bức tường bảo hộ mậu dịch. Do vậy, ít tạo ra sức ép về cạnh tranh hơn, là cho cơ cấu kinh tế ít nhạy bén hơn, đông cứng hơn. Ngoài ra một chiến lược dựa trên cơ sở bảo hộ mậu dịch và thay thế nhập khẩu có xu hướng kềm theo sự hối lộ độc đoán, gây trì trệ cho quá trình phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng và GDP.
Chương II: Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 1996 - 2000
đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh
Vị trí địa lý
Nam định là một tỉnh đồng bằng ven biển ( có bờ biển dài 72 km), ở phía nam châu thổ Sông Hồng, diện itchs tự nhiên là 1671,6 km2. Với vị trí cách thủ đô Hà Nội gần 90 km và gần khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên tỉnh có nhiều điều kiện phối hợp với quá trình phát triển mạnh mẽ của khu vực này.
Địa giới hành chính của tỉnh:
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình.
Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
Nam Định có mạng lưới giao thông với đường sắt Bắc Nam đi qua dài 45 km. Tổng chiều dài đường bộ các loại là 3973 km, mật độ 2,37km/km2. Trong những năm qua với chương trình nâng cấp cải tạo đường giao thông của tỉnh, chất lượng các tuyến đường được nâng lên, việc đi lại, vận chuyển thuận lợi. Chiều dài đường sông của 4 tuyến sông lớn là 217 km trong đó: sông Hồng 60km, sông Đào 30km, sông Đáy 70km, sông Ninh Cơ 57km. Bốn cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng chảy ra biển ( cửa Ba Lạt, cửa Hà Lạn, cửa Ninh Cơ, cửa Đáy). Nam Định là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi bằng đường sông đi từ biển vào. Vùng ven biển và biển có cảng Hải Thịnh với công suất 30 vạn tấn đã và đang xây dựng, tương lai sẽ lên 70 vạn tấn, sẽ là điều kiện để giao lưu với các tỉnh bạn và quốc tế được dễ dàng.
Đặc diểm tự nhiên và dân số
2.1.Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 23 – 24 độ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Địa hình tương đối bằng phẳng, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa sông Hồng tiến ra biển và có thể chia làm hai vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng (vùng nội đồng) màu mỡ, có nhiều khả năng phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ.
Vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có nhập khẩuả năng phát triển nhanh kinh tế tổng hợp ven biển.
Về đặc điểm tài nguyên:
Tài nguyên nước: nguồn nước của tỉnh chưa được khảo sát kỹ, nhưng có thể đánh giá là phong phú. Nước ngầm vùng ven biển đã có chương trình nghiên cứu, mới nghiệm thu cho thấy: trữ lượng và chất lượng khá tốt, trong đó nước khoáng Hải Sơn (Hải Hậu) sẽ được nghiên cứu đầu tư công nghệ để khai thác sử dụng. Nguồn nước mặn chứa trong các sông, hồ, ao rất lớn, nước các sông thuộc hệ thống sông Hồng có lượng phù sa nhiều, hiện đang được khai thác phục vụ cho sản xuất công- nông nghiệp, tưới tiêu và sinh hoạt.
Tài nguyên đất: theo số liệu của Sở địa chính Nam Định đến năm 1997 toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 166.936 ha được sử dụng theo cơ cấu sau:
Bảng 1: Cơ cấu diện tích đất tỉnh Nam Định
Diện tích (ha)
% diện tích
Tổng diện tích đất tự nhiên
Trong đó: Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng
166.936
25. 341
105.320
23.499
9.079
3.799
100
63
2,3
15,2
5,4
14,1
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Đất bình quân đầu người khoảng 550 m2 (bình quân của Tỉnh Hà Nam trước đây 600m2/người, của cả nước 1100m2/người), nhưng đất thuộc loại màu mỡ; kết hợp với hệ thống thuỷ lợi được đầu tư từ nhiều năm qua đã và đang phát huy tác dụng, các yếu tố khí hậu, thời tiết thuận lợi, cùng với những kinh nghiệm của người lao động tạo cho đất đai của tỉnh có nhiều khả năng thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, nâng hệ số quay vòng của đất.
Tài nguyên khoáng sản: theo điều tra của Cục địa chất khoảng sản Việt Nam cho thấy khoáng sản Nam Định nghèo cả về chủng loại và trữ lượng, chỉ có đất sét làm gạch, ngói nung phân bố ở các bãi ven sông ngư Nam An, Xuân Châu, Cồn Nhất... vành phân tán sa khoáng Inmenit và Ziricon ở ven bờ Hải Hậu đang tiếp tục nghiên cứu.
Tài nguyên biển: nước biển của vùng có độ mặn khá cao từ 2-3,2%, thuận lợi cho nghề sản xuất muối, bình quân mỗi năm sản xuất được khoảng 100 ngàn tấn, năm cao nhất đạt 120 ngàn tấn và là vùng có trọng điểm sản xuất muối của miền Bắc. Theo số liệu điều tra của Bộ thuỷ sản, sinh vật phù du ở đây khá phong phú về thành phần loài làm thức ăn cho tôm cá. Sản lượng đánh bắt năm 1997 là 24,557 ngàn tấn, trong đó: cá 19.125 tấn và thuỷ sản khác 4.384 tấn.
Nam Định còn có rất nhiều di tích lịch sử như đền Trần, Phủ Dầy...và các bãi biển có tiềm năng như Hải Thịnh, Quất Lâm để thu hút khách du lịch.
Như vậy, đặc điểm tự nhiên trên tạo cho Nam Định một số thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và mai sau.
2.2Dân số và lao động
Theo số liệu tổng điều tra dân số 1/4/1999 dân số của tỉnh Nam Định là 1.912.100 người, có quy mô dân số lớn (đứng thứ 6/61 tỉnh, thành) và mật độ dân số cao 1140 người/km2, đứng thứ hai trong các tỉnh đồng bằng sông Hồng về mật độ dân số (sau tỉnh Thái Bình). Tỷ lệ dân số thành thị năm 2000 là 12,5%, nông thôn là 87,5%. Chất lượng nguồn nhân lực nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về trí tuệ, thể lực cho con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Điều đáng lo ngại là tình trạng suy sinh dưỡng của tre em sẽ ảnh hưởng và tác động đến chất lượng lao động trong tương laiNăm 2000, tổng nguồn lao động của tỉnh có 1.023.500 người chiếm 53,45% dân số, trong đó lao động trong độ tuổi 901.500 người chiếm 47,08% dân số. Cân đối lao động xã hội trong toàn tỉnh có 98,2% làm việc trong các ngành kinh tế quôc dân và còn 1,8% chưa có việc làm. Trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt nam nói chung, Nam Định nói riêng sẽ có cấu trúc “dân số vàng” nghĩa là tỷ lệ trẻ em sẽ xuống thấp, tỷ lệ người cao tuổi chưa lên đến mức quá cao, tỷ lệ người ở trong độ tuổi lao động ở mức cao nhất. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Đó là những nhân tố thuận và nghịch về phương diện dân số đang dan xen, tác động đến phát triển kinh tế – xã hội.
Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh
Trong thời kỳ 1990- 2000 nền kinh tế của Nam Định phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 7% năm, GDP bình quân đầu người tăng bình quân theo các năm, năm 1990 là 790ngàn đòng/ người thì năm 1995 là 1951 ngàn đồng/ người và năm 1999 tăng lên 2560 ngàn đồng/ người .Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định chuyển dich theo hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Tuy nhiên, qúa trình diễn ra còn chậm và chưa đạt yêu cầu đặt ra, còn chậm so với tốc độ của cả nước, nhất là so với một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng yếu thì tốc độ này còn rất thấp. Điều đó thể hiện ở bảng sau:
Bảng2: Cơ cấu các ngành trong GDP của tỉnh Nam Định và cả nước giai đoạn 1990- 2000
Đơn vị: %
Ngành kinh tế
1990
1994
2000
NĐ
Cả nước
NĐ
Cả nước
NĐ
Cả nước
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
46,2
20,80
33,00
38,7
22,7
38,6
45,17
18,95
35,88
29,5
28,8
41,7
42,0
20,0
38,0
25,5
32,6
41,9
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Như vậy, so với cả nước qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Nam Định đã đi đúng hướng nhưng còn châm. Trong cơ cấu GDP ngành nông-lâm-thuỷ sản vẫn còn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 40% sovới 25-27% của cả nước. Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ thay đổi chậm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nhờ có nỗ lực của địan phương và cơ chế chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tỉnh Nam Định đã thoát ra khỏi tình trạng thiếu lương thực. Sản lượng lương thực sản xuất tại địa phương năm 1995 là 906.200 tấn, 1996 là 870.000, năm 1997 là 950.000 tấn, năm 1998 là 962.000, năm 1999 là 1.014.000 tấn quy thóc. Kinh tế vùng lãnh thổ dần được hình thành với vùng trọng điểm lúa có giá trị kinh tế cao là Giao Thuỷ, Hải Hậu. Công nghiệp đã dần dần được khôi phục và phát triển với quy mô không lớn.
Về thu chi ngân sách:
Về thu ngân sách trên địa bàn nhìn chung tăng chậm, năm 1990 chỉ đạt 47,112 tỷ đồng, năm 1999 đạt 172,6 tỷ đồng vượt 14% so với dự toán của tỉnh. Nhưng trong thu chi ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể trong năm 1997 một số khoản thu dự kiến lớn nhưng thâm hụt là: thu ngoài quốc doanh hụt 32%, thuế Nhà nước hụt 18%, thu cấp đất hụt 63%, tiền thuê đất hụt 21%, kế hoạch bán nhà chưa thực hiện được. Còn những khoản thu vượt kế hoạch đều là những khoản thu nhỏ như thu từ Xí nghiệp trung ương vượt 21%, xổ số vượt 20%...
Về chi ngân sách: tổng chi năm 1990 là 42,045 tỷ đồng, năm 2000 là 526 tỷ đồng, tăng 13% so với dự toán.
Như vậy, thu ngân sách từ ngân sách trên địa bàn mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thu chi ngân sách địa phương.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn nhìn chung đúng hướng, nhiều công trình phát huy được hiệu quả, thu hồi được vốn có đóng góp cho ngân sách. Khối lượng xây dựng cơ bản ngân sách tập trung do địa phương quản lý năm 1997 đạt 103 tỷ đồng. Một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà máy vỏ bao xi măng Nam Hà với công xuất 25 triệu bao/năm, đường bờ sông Nam Định, đường 55, đường 51B, bể bơi Nam Định và cầu Thức Khoá.v.v...Năm 1999 tổng số vốn đầu tư toàn xã hội là 561 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 462 tỷ tập trung vào các công trình thuỷ lợi, giao thông vận tải, công trình đô thị...
- Về hoạt động kinh tế đối ngoại: xuất khẩu của tỉnh có chuyển biến tích cực, doanh số đạt khá, tổng kim ngạch tăng đều qua các năm: năm 1991 đạt 13,166 triệu USD, nă 1995 đạt 32,638 triệu USD, năm 1999 đạt 40 triệu USD
năm 2000 tăng lên. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông- lâm- thuỷ sản như: lạc nhân, thuỷ sản đông lạnh, thịt đông lạnh,gạo, tơ tằm.v.v... nhưng chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
- Về các lĩnh vực văn hoá xã hội:
+Các lĩnh vực văn hoá, thông tin, báo trí, phát thanh truyền hình có nhiều hình thức phong phú. Đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn hoá, tổ chức các ax hội văn hoá.v.v...
+Công tác y tế đã được tích cực triển khai phòng trống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng mở rộng, vận động toàn dân dùng muối Iot. Số người sinh con thứ ba giảm dần, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,4%, năm 2000 tỷ xuất sinh giảm 0,067% so với năm 1999.
+Đời sống nhân dân nhìn chung ổn định, giá cả ít biến động, các nhu cầu thiết yếu, các dịch vụ ngày càng được hoàn thiện. Tỉnh đã giải quyết việc làm cho 7,14 vạn hộ nghèo vay vốn xoá đói giảm nghèo với số vốn là 116 tỷ đồng, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 8%. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn.
+Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùngcó nhiều cố gắng. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được nhân dân hưởng ứng thu trên 5 tỷ đồng, lập được 30.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa. Tỉnh và các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo công tác tôn giáo bảo đảm tự do tín ngưỡng theo chính sách của Đảng và Nhà nước , thực hiện đạiđoàn kết dân tộc.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng địa phương được đảm bảo tốt.
Song nhìn chung thực trạng kinh tế- xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn: quy mô địa giới tỉnh thay đổi nhiều lần, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người mới chỉ bằng 70% mức trung bình của cả nước. Tốc dộ phát triển kinh tế thấp, lại chưa đồng đều, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra chậm, tỷ trọng các ngành nông- lâm- ngư nghiệp vẫn là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp mang tính thuần nông, trong đó cây lương thực là chính. Sản xuất công nghiệp trang bị kỹ thuật thấp, công nghệ lạc hậu lại thiếu vốn để thay đổi, hiệu quả và tỷ trọng công nghiệp trong công nghiệp phục vụ nông nghiệp và dịch vụ chưa cao. Những năm gần đây công ty dệt Nam Định lâm vào tình trạng sa sút nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp của tỉnh. Tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, cổ phần hoá doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của tỉnh do khả năng đầu tư hạn chế nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Tỉnh vừa được tái lập, nhiều mặt phải tiếp tục củng cố lại, đồng thời phải triển khai chia tách tái lập một số huyện, đòi hỏi phải xây dựng mới các khu làm việc mới của ba huyện lỵ mới được chia tách, trong khi đó khả năng đáp ứng rất hạn chế, nhất là vốn đầu tư tập trung cua Nhà nước.
III> Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh
Cơ cấu ngành kinh tế
Những năm qua, các ngành kinh tế của tỉnh Nam Định đã có sự chuyển biến tích cực, ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ theo hướng thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản xuất hàng hoá. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đến nay đã từng bước phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua,tỉnh đã chú ý đến cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển có hiệu quả. Sự phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh được phân theo ba ngành kinh tế chính:
Ngành I: nông- lâm- thuỷ sản (gọi tắt là nông nghiệp)
Ngành II: công nghiệp- xây dựng cơ bản (gọi tắt là ngành công nghiệp)
Ngành III: thương nghiệp- dịch vụ vận tải (gọi tắt là dịch vụ )
Bảng3: Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định
Đơn vị: %
Năm
1990
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
46,25
18,48
34,82
45,17
18,95
35,88
44,67
19,02
36,13
44,18
19,24
36,53
43,71
19,39
36,90
42,0
20,0
38,0
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Qua bảng số liệu tên ta thấy cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của ngành II và ngành III trong cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng của ngành I, tuy tổng sản lượng vẫn tăng qua các năm. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này là không đáng kể. Trong những năm qua, nền kinh tế của Nam Định tuy đã có nhiều chuyển biến đúng hướng song vẫn còn chậm, vẫn mang nặng tính nông nghiệp. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP. Nếu so với cả nước thì cơ cấu ngành của tỉnh Nam Định còn nhiều điểm bất cập; nếu như trong cơ cấu cả nước, công nghiệp thường chiếm khoảng 39%, dịch vụ chiếm trên 40% trong cơ cấu kinh tế, thì ngược lại, ở Nam Định thì ngược lại tỷ trọng ngành nông nghiệp thường chiếm 40% trong cơ cấu kinh tế. Đây không phải là điều gì đó bất thường, bởi mỗi tỉnh có thế mạnh và điều kiện dặc thù riêng của nó. Và thế mạnh của tỉnh Nam Định là sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, một tỉnh nhỏ như Nam Định, thị trường đầu ra cho công nghiệp là hạn chế, sức tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh là hạn chế do thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chậm thay đổi tiến bộ công nghệ, kết cấu hạ tầng (bao gồm: đường giao thông, thông tin liên lạc viễn thông, trung tâm giao dịch.v.v...) quá yếu kếm, lạc hậu và bị xuống cấp nghiêm trọng làm cản trở mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉnh đang có những cố gắng nhằm cải tổ lại tổ chức, xắp xếp lại sản xuất, trong vài năm tới dự báo ngành công nghiệp của tỉnh sẽ gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và hình thành các ngành trọng điểm còn chậm so với yêu cầu đặt ra kể cả trên tổng thể và trong nội bộ từng ngành. Công nghiệp có phát triển nhưng còn chậm, tỷ trọng nhỏ bé, chưa có ngành công nghiệp nào mũi nhọn, làm đòn bẩy cho nền kinh tế.
Tỷ trọng đầu tư trên GDP tuy có gia tăng nhưng chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước cấp, chứng tỏ nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài, nội lực còn kém, tỷ lệ tiết kiệm còn nhỏ bé. Đây là một hạn chế lớn tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.
2.Sự chuyển dịch về cơ cấu lao động
Bảng4: Cơ cấu lao động của tỉnh Nam Định .
Chỉ tiêu
Đơn vị
1990
1994
1998
1999
Dân số
1000 người
1.708,1
1887,8
1992,1
1927
Lao động trong ngành KTQD
1000 người
818
903
927
950
Trong đó:
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1000 người
653,0
90,0
75,0
719,0
108,2
75,8
729,9
115,6
81,9
733,6
121,0
95,4
Cơ cấu %
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
%
79,8
11,0
9,2
79,6
12,0
8,4
78,7
12,5
8,8
77,2
12,7
10,1
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Nam Định có gần 86,5% dân số sống ở nông thôn, quần tụ trong hơn 202 xã, 9 thị trấn. Mật độ 1.230 người/km2 , lao động nông nghiệp chiếm 77,2%, công nghiệp chiếm 12,8%, dịch vụ chiếm 10% lao động xã hội toàn tỉnh.
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Lao động trong nông nghiệp có tỷ trọng ngày càng giảm, ngược lại tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng dần trong cơ cấu lao động của tỉnh, trong đó tốc độ tăng của lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng nhanh hơn do sự hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công kỹ thuật trong lĩnh vực này. So với cả nước, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của tỉnh Nam Định còn chiếm gần 80% lao động, của cả nước là 60%. Ngược lại tỷ trọng lao động dịch vụ của tỉnh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tỷ trọng của cả nước. Đó là do dân số của tỉnh sống chủ yếu ở nông thôn, mà phần đông làm nông nghiệp . Nhưng nếu so với cơ cấu sản lượng của tỉnh ta thấy: lao động nông nghiệp chiếm 77,2% chỉ tạo ra 39,3% giá trị sản lượng.
Lao động trong công nghiệp: do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực từ giữa những năm 1997 đã làm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm, mà phần lớn là các sản phẩm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp như: dệt, giầy da, may mặc.v..v...đây là những ngành thế mạnh của tỉnh, từ đó làm giảm số lao động của ngành này năm 1997. Tuy nhiên đến năm 1998, 1999, 2000 một số ngành đã được khôi phục, điển hình như công nghiệp dệt may và một số làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp được mở rộng, số lao động có việc làm lại dần được tăng lên.
Lao động ngành dịch vụ tăng lên từ 9,2% năm 1990 đã lên tới 10,1% năm 1999. Do đó, hoạt động của ngành này càng mở rộng thì khả năng thu hút lao động càng lớn.
Về chất lượng nguồn lao động của tỉnh đã qua đào tạo có xu hướng ngày càng gia tăng:
Bảng5: Trình độ lao động trong các khối ngành
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
2000
Lđ đã qua đào tạo
- Tỷ lệ so với tổng số LĐ
1000người
%
112,2
11,9
129
13,3
2.Lđ đã qua đào tạo trong ngành CN
Trong đó: Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
-Tỷ lệ so với LĐ trong ngành CN
1000người
%
34,7
0,8
2,5
10,9
32,5
39,9
1,2
4,0
17,5
36,1
3.Lđ đã qua đào tạo ngành XD
Trong đó: Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
-Tỷ lệ so với LĐ trong ngành XD
1000người
%
5,8
0,08
0,5
3,4
63,7
6,7
0,09
0,6
3,9
63,8
4.Lđ đã qua đào tạo ngành NN
Trong đó: Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
-Tỷ lệ so với LĐ trong ngành NN
1000người
%
25,7
1,3
7,3
8,8
3,5
29,5
1,5
8,3
10,2
4,0
5.Lđ đã qua đào tạo ngành DV
Trong đó: Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
-Tỷ lệ so với LĐ ngành DV
1000người
%
46,0
14,3
20,4
4,0
56,2
52,5
16,4
23,5
4,6
55,5
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100411.doc