Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn thời gian qua

Mục Lục

Mở đầu 1

Vị trí địa lý, kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn 2

Chương I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HĐND_UBND HUYỆN SÓC SƠN. 4

1.1. Nhiệm vụ văn phòng HĐND_UBND huyện Sóc Sơn. 4

1.2. Nhiệm vụ văn phòng Kinh tế_ Kế hoạch Huyện Sóc Sơn. 5

1.3. Chức năng, nhiệm vụ phòng Lao động Thương binh xã hội Huyện Sóc Sơn. 7

1.4. nhiệm vụ phòng văn hóa thông tin và thể dục thể thao Huyện Sóc Sơn. 9

1.5. Nhiệm vụ Phòng Tổ Chức chính quyền Huyện Sóc Sơn. 10

1.6. Chức năng, nhiệm vụ Phòng Xây dựng Đô thị Huyện Sóc Sơn. 12

1.7. Chức năng, nhiệm vụ phòng Tài nguyên môi trường HĐND_UBND Huyện Sóc Sơn. 13

1.8. Nhiệm vụ phong Tư pháp Huyện Sóc Sơn. 15

1.9. Nhiệm vụ phòng Tài chính Huyện Sóc Sơn. 17

Chương II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN 5 NĂM 2001-2005. 19

2.1. Thành tựu đạt được. 19

2.1.1. Phát triển kinh tế. 19

2.1.2. Công tác quản lý đất đai_Đô thị và môi trường 19

2.1.3. Văn hoá xã hội. 20

2.1.4. Công tác công quyền. 20

2.1.5. Công tác an ninh quốc phòng. 20

2.2. Tồn tại hạn chế. 21

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. 22

Chương III: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010. 23

3.1. Mục tiêu chung. 23

3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: 25

3.2.1. Phát triển kinh tế. 25

3.2.1.1. Nông nghiệp. 25

3.2.1.2. Công nghịêp_ thủ công nghiệp. 25

3.2.1.3. Dịch vụ_thương mại. 26

3.2.2. Quản lý đất dai, xây dựng. 26

3.2.3. Văn hoá, xã hội. 27

3.2.4. Công tác chính quyền. 28

3.2.6. An ninh quốc phòng. 28

Chương IV: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ- XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010. 29

4.1. quy hoạch. 29

4.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội. 29

4.3.Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ. 30

4.4. Giải pháp về vốn. 31

4.4.1.vốn đầu tư. 31

4.4.2. Về nguồn. 32

4.5. Giải pháp về văn hóa xã hội. 32

Chương 5: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HAI ĐỀ TÀI ĐƯỢC ĐỀ XUẤT. 34

Phụ lục 1,2,3,4: kết quả một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu.

Các từ viết tắt:

_HĐND: Hội đồng nhân dân.

_UBDN: Uỷ ban nhân dân

_PTTH: Phổ thông trung học.

_THCS: trung học cơ sở

_BQ: Bình quân.

 

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ thuật xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, các quy định về công tác giữ gìn vệ sinh công cộng và trật tự giao thông; tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Báo cáo UBND Huyện hoặc cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị trên địa bàn huyện. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng dẫn của Sở Bưu chính viễn thông Thành phố. Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND Huyện, Sở xây dựng, Sở giao thông công chính, Sở Quy hoạch_Kiến trúc, Sở Bưu chính viễn thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.6.3. Trách nhiệm. Phòng chịu trách nhiệm trước UBND Huyện và Sở chuyên ngành về công tác chuyên môn, chịu sự kiểm tra của UBND Huyện và các Sở đối với hoạt động quản lý được giao. Báo cáo của UBND Huyện, Sở Xây dựng và các sở liên quan về quy hoạch, kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất đúng thời gian, nội dung quy định. 1.6.4. Quyền hạn. Triệu tâp cán bộ công chức cơ sở (xã, thị trấn) để phổ biến chủ trương, quyết định của Nhà Nước, UBND Thành phố, UBND Huyện triển khai các nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành. Ban hành văn bản hướng nghiệp vụ, sao gửi các văn bản pháp quy tới UBND xã, thị trấn và các tổ chức có liên quan trong Huyện. Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật tại các đơn vị cơ sở thuộc ngành trên địa bàn. Lập biên bản, ra thông báo yêu cầu đơn vị cơ sở trên địa bàn chấm dứt những hoạt động vi phạm pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước và quy định của Thành phố, của địa phương. Đề nghị cấp trên khen thưởng đối với các đơn vị có thành tích xuất sắc, kiến nghị những biện pháp xử lý hành chính đối với những đơn vị vi phạm pháp luật. Kiến nghị lên cấp trên những biện pháp giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn, cho sửa đổi bổ sung những quy định xét thấy không còn phù hợp. 1.7. Chức năng, nhiệm vụ phòng Tài nguyên môi trường HĐND_UBND Huyện Sóc Sơn. 1.7.1. Vị trí, chức năng. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Sóc Sơn, chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội, của ngành và của Thành phố. Phòng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, quản lý đất đai, nhà ở và môi trường. Thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn theo quy định của Nhà nước và pháp luật. 1.7.2. Nhiệm vụ và quyền hạn - Phòng chịu trách nhiệm trước UBND huyện và các sở chuyên ngành về công tác chuyên môn, chịu sự kiểm tra của UBND huyện và Sở Tài nguyên- Môi trường và Nhà đất Hà Nội đối với hoạt động quản lý được giao. Trình UBND huyện ban hành văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất trên địa bàn huyện; Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về tài nguyên, môi trường và nhà đât; tổ chức thực hiện khi được phê duyệt; Tổ chức thẩm định và trình UBND huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường, nhà đất của xã, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; Trình UBND huyện quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, giấy chứng nhận đất ở có vườn ao, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện và tổ chức thực hiện; Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật đề xuất chỉnh lý các số liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất; Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành chính xã, thị trấn, quản lý các dấu mốc đo đạc, mốc địa giới và giải quyết các tranh chấp địa giới hành chính có liên quan tới đất đai; Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý lưu trữ tư liệu tài nguyên, môi trường, nhà đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường tự nhiên; khắc phục các hậu quả gây suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên; hậu quả thiên tai; Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và phối hợp thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường, nhà đất. Thu thập tài liệu phục vụ công tác quản lý của UBND huyện, Sở Tài nguyên- Môi trường và Nhà đất để giải quyết các tranh chấp về tài nguyên, môi trường, nhà đất theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước; Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thông tin về tài nguyên, môi trường và nhà đất; Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực công tác được giao với UBND huyện và Sở Tài nguyên- Môi trường và Nhà đất ; Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức đại chính xã, thị trấn; phối hợp thuẹc hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức địa chính xã, thị trấn theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do UBND huyện giao. 1.8. Nhiệm vụ phong Tư pháp Huyện Sóc Sơn. 1.8.1. Vị trí, chức năng. Phòng tư pháp là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Huyện Sóc Sơn, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, ngành Thành phố. Phòng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà giải cơ sở và các công tác tư pháp khác. 1.8.2. Nhiệm vụ. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật : Trình UBND huyện các văn bản để tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về quản lý công tác tư pháp trên địa bàn huyện. Thẩm định và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do UBND huyện ban hành theo quy định của pháp luật; thẩm định dự thảo hương ước, quy ước thôn. làng trước khi trình UBND huyện phê duyệt; Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của UBND huyện và hướng dẫn của Sở Tư pháp; Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND huyện ban hành. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: Giúp UBND huyện kiểm tra văn bản do UBND huyện ban hành; hướng dẫn UBND xã, , thị trấn thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch UBND huyện quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật do xã, thị trấn ban hành; Về phổ biến giáo dục pháp luật: Xây dựng, trình UBND huyện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luậthàng năm ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vịcủa địa phương theo quy định của pháp luật; Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở huyện. Giúp UBND huyện và Sở Tư pháp: Quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương; Thường trực Ban chỉ đạo thi hành án dân sự huyện; Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động chứng: Thực của UBND xã , thị trấn; thực hiện một số việc chứng thực theo uỷ quyền của Chủ tịch UBND huyện và theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch: Quản lý các sổ sách, biểu mẫu về hộ tịch theo quy định của pháp luật; Thực hiện trợ giúp pháp lý: Cho người ngèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; Tổ chức triển khai thực hiện các quy định: Về công tác hoà giải trên địa bàn theo sự chỉ đạo của cơ quan tư pháp cấp trên và UBND huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải ở địa phương theo sự hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra: Chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở xã, thị trấn; Báo cáo định kỳ và đột xuất: Về tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực công tác được giao với UBND huyện và Sở Tư pháp theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác: Theo quy định của pháp luật hoặc do UBND huyện giao. 1.8.3. Trách nhiệm Phòng chịu trách nhiệm trước UBND Huyện và Sở chuyên ngành về công tác chuyên môn, chịu sự kiểm tra của UBND Huyện và Sở đối với hoạt động quản lý được giao. Báo cáo UBND Huyện,Sở tư pháp định kỳ, đột xuất đúng thời gian, nội dung quy định. 1.8.4. Quyền hạn. - Triệu tập cán bộ công chức cơ sở (xã, thị trấn) để phố biến chủ trương, quyết định của nhà nước, UBND Thành phố, UBND Huyện triển khai các nhiệm vụ công tác chuyên môn của mình. Ban hành văn bản hướng nghiệp vụ, sao gửi các văn bản pháp quy tới UBND xã, thị trấn và các tổ chức có liên quan trong Huyện. Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật tại các đơn vị cơ sở thuộc ngành trên địa bàn. Lập biên bản, ra thông báo yêu cầu đơn vị cơ sở trên địa bàn chấm dứt những hoạt động vi phạm pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của Thành phố, của địa phương. Đề nghị cấp trên khen thưởng đối với các đơn vị có thành tích xuất sắc, kiến nghị những biện pháp xử lý hành chính đối với những đơn vị vi phạm pháp luật. Kiến nghị lên cấp trên những biện pháp giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn, cho sửa đổi bổ sung những quy định xét thấy không còn phù hợp. 1.9. Nhiệm vụ phòng Tài chính Huyện Sóc Sơn. 1.9.1. Vị trí chức năng. Phòng tài chính Huyện Sóc Sơn là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện. Phòng tài chính không phải là cấp trên của đơn vị cơ sở, không có quyền ra quyết định đối với các đơn vị cơ sở. Phòng giúp UBND Huyện Sóc Sơn thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được phân công. 1.9.2. Nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trình UBND Huyện phê duyệt, theo dõi, đôn đốc, quyết toán ngân sách và báo cáo UBND, HĐND, Sở Tài Chính về tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách hàng quý, 6 tháng, 1 năm. Hướng dẫn và quản lý các đơn vị kinh tế, các phường, HTX thực hiện đúng chế độ tài chính của Nhà nước, quản lý các nguồn thu, đôn đốc việc thu nộp ngân sách đủ và kịp thời. Cấp phát ngân sách cho các đơn vị theo quyết định của UBND huyện và hướng dẫn sử dụng có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách kế toán tài vụ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, x·, thÞ trÊn thuộc UBND huyện quản lý. Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kế toán tài vụ ở các đơn vị, hành chính, sự nghiệp, sản xuất- kinh doanh, HTX, xã, thị trấn thuộc huyện quản lý. Tham gia Hội đồng đều bù giải phóng mặt bằng của Huyện. Làm nhiệm vụ tổng đại lý vé sổ số kiến thiết thủ đô. 1.9.3. Trách nhiệm Phòng chịu trách nhiệm trước UBND Huyện và Sở chuyên ngành về công tác chuyên môn, chịu sự kiểm tra của UBND Huyện và Sở đối với hoạt động quản lý được giao. Báo cáo UBND Huyện, Sở Tài chính về kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất đúng thời gian, nội dung quy định. 1.9.4. Quyền hạn. Triệu tập cán bộ công chức cơ sở (xã, thị trấn) để phố biến chủ trương, quyết định của nhà nước, UBND Thành phố, UBND Huyện triển khai các nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành. Ban hành văn bản hướng nghiệp vụ, sao gửi các văn bản pháp quy tới UBND xã, thị trấn và các tổ chức có liên quan trong Huyện. Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật tại các đơn vị cơ sở thuộc ngành trên địa bàn. Lập biên bản, ra thông báo yêu cầu đơn vị cơ sở trên địa bàn chấm dứt những hoạt động vi phạm pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của Thành phố, của địa phương. Đề nghị cấp trên khen thưởng đối với các đơn vị có thành tích xuất sắc, kiến nghị những biện pháp xử lý hành chính đối với những đơn vị vi phạm pháp luật. Kiến nghị lên cấp trên những biện pháp giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn, cho sửa đổi bổ sung những quy định xét thấy không còn phù hợp. Chương II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN 5 NĂM 2001-2005. (các phụ lục 1,2,3,4) 2.1. Thành tựu đạt được. Sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội huyện Sóc Sơn, kết quả đạt được trên các lĩnh vực như sau: Kinh tế của huyện trong 5 năm qua có bước phát triển nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông nghiệp, lao động có sự chuyển dịch cách mạng; Kết quả hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư đúng mức và đã tạo ra bước ngoặt trong phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân. Văn hoá xã hội có sự phát triển quan trọng, lĩnh vực giáo dục đào tạo có bước phát triển mạnh góp phần đưa giáo dục từ 7 lên 9 mặt tốt; Hoàn thành xuất sắc chương trình giảm nghèo từ 18.3% xuống 0.6% năm 2005; các chương trình căn hoá xã hội khác cơ bản hoàn thành. Công tác xây dựng chính quyền không ngừng được quan tâm củng cố; chặn đứng tình trạng vi phạm đất đai ở một số nơi; Công tác tài chính đã hoàn thành cơ bản đảm bảo đúng trình tự thủ tục. Phát triển kinh tế. Kinh tế huyện phát triển ổn định, tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 10.43%/năm cao hơn kế hoạch; Cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đến hết năm 2005 cơ cấu kinh tế của huyện là công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp (41.43-33.35-24.1%) và vượt kế hoạch trước 1 năm. Kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, trong 5 năm đã hoàn thành đầu tư cải tạo hệ thống điện tại tất cả các xã, hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học và xóa cơ bản phòng học cấp 4; giao thông phát triển: tỷ lệ đường giao thông liên xã được cứng hóa tăng lên 40.5%, hệ thống đường GTNT trong thôn làng đạt 80%. Công tác quản lý đất đai_Đô thị và môi trường: Cơ bản đã hoàn thành cấp GCN QSD đất nông nghiệp theo nghị định 64CP, quyền sở hữu nhà và sử dụng đất khu đô thị, 90% GCNQSD đất ở khu nông thôn; công tác quản lý xây dựng, đô thị, công tác vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biến; công tác vệ sinh môi trường đã được đảm bảo dặc biệt trên những tuyến đường, các khu dân cư tập trung; công tác thu gom, xử lý rác thải bước đầu được thực hiện xã hội hóa có hiệu quả; hạ tầng đô thị, hệ thống chiếu sáng được cải thiện và tăng cường. 2.1.3. Văn hoá xã hội. Trong 5 năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, các lĩnh vực văn hoá xã hội có bước phát triển và chuyển dịch mạnh mẽ. Các chỉ tiêu cơ bản về giáo dục, y tế, chương trình giảm nghèo được hoàn thành, công tác chính sách xã hội được đảm bảo tốt, văn hoá thông tin-TDTT có nhiều chuyển biến , đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi. Đời sống văn hoá của nhăan dân được cải thiện và nâng cao, các thiết chế văn hoá từng bước được xây dựng, hoàn thiện. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” di vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, bộ mặt nông thôn và đô thị của huyện thay đổi tích cực. 2.1.4. Công tác công quyền. Chương trình tổng thể cải cách hành chính của huyện đã được triển khai và thực hiện tốt, mở rộng và phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác dân vận tăng cường, nâng cao hiệu lực của chính quyền, ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực. Công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo được duy trì thường xuyên của huyện tới cơ sở. Công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật được tăng cường, hoà giải và trợ giúp pháp lý được củng cố. 2.1.5. Công tác an ninh quốc phòng. An ninh chính trị vững chắc, an ninh nội bộ được tăng cường, an ninh nông thôn có nhiều chuyển biến. Trật tự an toàn xã hội có chuyển biến rõ nét, các loại tội phạm kinh tế, ma tuý, hình sự, tệ nạn mại dâm, cờ bạc và tai nạn giao thông nghiêm trọng được kiềm chế đẩy lùi một bước. Phong trào quần chúng báo vệ an ninh tổ quốc phát triển sâu rộng, cơ bản không còn thôn xóm yếu kém về an ninh trật tự. Công tác phối hợp giữa các ngành địa phương, đơn vị chặt chẽ và hiệu quả. Lực lượng công an huyện đến cơ sở từng bước trưởng thành. Công tác quốc phòng được tăng cường, nâng cao khả sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới. Triển khai phổ biến, quán triệt sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới và ý thức chấp hành chính sách quốc phòng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tổ chức, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị đảng viên được củng cố và kiện toàn theo hướng số lượng hợp lý, chất lượng nâng cao. Các công trình quốc phòng và vũ khí, trang bị được bảo quản tốt. Chế độ luyện tập kỹ thuật, chiến thuật và phương án tác chiến được duy trì thường, đáp ứng yêu cầu cơ động và xử lý tình huống. 2.2. Tồn tại hạn chế. Bên cạnh những thành tựu trên, trong kinh tế vẫn còn một số những khó khăn tồn tại: Trong nông nghiệp: Cây lúa chiếm chủ yếu xấp xỉ 58% diện tích gieo trồng; chưa hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh có giá trị cao; năng suất một số cây trồng còn thấp; việc sản xuất chuyên canh có giá trị cao; năng suất một số cây trồng còn thấp; việc ứng dụng và triển khai các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế; mặc dù tổng đàn các loại gia súc, gia cầm đều tăng nhưng không có ổn định; tỷ lệ sinh hoá đàn bò mới đạt 60%, tỷ lệ lợn hướng nạc dưới 70%, kinh tế trang trại còn nhỏ bé về cả qui mô, thu nhập, thu hút lao động; Trong công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô còn nhỏ bé, chưa hình thành khuu vực sản xuất tập trung; số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp còn ít (58 doanh nghiệp); Mặt bằng sản xuất của đại bộ phận doanh nghiệp còn nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất; chất lượng sản phẩm thấp; giá cả kém khả năng cạnh tranh. Một số doanh nghiệp vẫn sử dụng dây truyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, việc thu hút lao động chưa nhiều. Trong lĩnh vực dịch vụ: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại còn ít, quy mô nhỏ; hoạt động thương mại chủ yếu thực hiện theo mô hình kinh tế hộ, các chợ nông thôn chưa được đầu tư, hệ thống các sản phẩm dịch vụ chưa được khai thác: rừng, điểm du lịch văn hoá. Kết cấu hạ tầng tuy đã đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển: Hệ thống giao thông, nước phục vụ sản xuất công nghiệp, du lịch còn thiếu; kết quả cứng hoá kênh mương chưa đạt kế hoạch. Các chỉ tiêu như dân số, kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn chưa hoàn thành. CHương trình giảm nghèo tuy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra nhưng chưa bền vững thể hiện ở tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới xấp sỉ 17% chiếm 33% số hộ nghèo toàn thành phố; tỷ lệ thu hút trẻ trong độ tuổi nhà trẻ còn thấp đạt 14.2%; Tỷ lệ thu hút học sinh vào các trườngTHPT mới đáp ứng 38%; tỷ lệ lao động được qua dào tạo thấp, bình quân 25%/năm/tổng số lao động được giải quyết việc làm; Chất lượng đào tạo lao động chưa cao. 2.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Cơ sở vật chất kinh tế và xã hội tuy được đầu tư xong chưa đáp ứng yêu cầu khai thác tài năng thế mạnh để tạo ra thế mạnh đầu tư. Đồng ruộng mạnh mún, hệ thống thuỷ lợi bị chia cắt lao động nhiều nhưng tỷ lệ được đào tạo thấp phổ biến vẫn là lao động nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính tập quán. Tích luỹ trong dân thấp, Các nguồn vốn vay còn vay còn nhiều khó khăn: mức cho vay thấp, thời gian cho vay ngắn. Việc triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch ở một số cấp chính quyền, một số ngành còn nhiều lúng túng, thiếu năng động, một số nơi còn buông lỏng quản lý đặc biệt là quản lý kinh tế, đất đai. Chương III: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010. Căn cứ Nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố lần thứ XIV, nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ IX, Nghị quyết16/NQ-TU của ban Thường vụ thành uỷ, kế hoạch 61/KH_UB của UBND thành phố, quyết định 57/2006/QĐ-UB của huyện Sóc Sơn được xác định như sau: Thuận lợi: Ø Xu thế hội nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tế của đất nước và thủ đô Hà Nội Ø Thủ đô Hà Nội đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dô thị hoá, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long_ Hà Nội. Ø Kế thừa thành tựu của quá trình dổi mới, của kế hoạch 5 năm 2001-2005. Ø Tiếp tục nhận được sự giúp đỡ quan tâm của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố và các sở ngành. Khó Khăn. Thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh gia súc gia cầm luôn có nguy cơ bùng phát, giá cả diễn biến phức tạp; có tiềm năng nhưng chưa có lợi thế về hạ tầng kinh tế xã hội để đầu tư phát triển; hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn bất cập trứơc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, năng lực của một bộ phận cán bộ còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển. 3.1. Mục tiêu chung. Khai thác và sử dụng có hiệu quả tối đa các nguồn lực: Đất đai, tài nguyên, lao động và các lợi thế khác, tranh thủ sự giúp đỡ của Thành phố để đẩy nhanh phát triển kinh tế phấn đấu đến 2020 Sóc Sơn trở thành vùng phát triển của Thủ Đô Hà Nội. Tập trung dồn sức, sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp dể chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động để dến 2010 hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá thủ đô vào năm 2015. Biểu 1: Một số mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006_2010. stt Chỉ tiêu Đơn vị chỉ tiêu TP của huyện thực hiện năm 2005 kế hoạch A. chỉ tiêu kinh tế 1 Tốc độ tăng GTSX BQ năm. % 11_12 10.43 12_14 2 Tốc độ tăng GTSX nông nghiệp BQ năm % 1.5_2 2.9 3_3.5 3 Tốc độ tăng GTSX công nghiệp BQ năm % 12_12.5 20.53 18_20 4 Tốc độ tăng GTSX dịch vụ BQ năm % 10.5_11.5 5.6 8_10 5 Thu nhập bình quân đầu người tr đồng 5.1 7_8 6 GTSX/ ha đất canh tác. tr đồng 36.5 50 B. Chỉ tiêu xã hội 1 Dân số đến năm 2010 1000 người 3600_3700 263 283_285 2 Tỷ lệ sinh %o 18.3 16 Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 15 13.8 3 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng % 23.4 14.5 4 Tỷ lệ hộ nghèo % 1 2_3 5 Số lao động được giải quyết Người 90000 7000 7300_7500 Việc làm bình quân năm 6 Hoàn thành phổ cập bậc PTTH * * 7 Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Xã 18 26 8 số thôn làng có nhà văn hoá % 60 100 Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: 3.2.1. Phát triển kinh tế. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế dạt và cố gắng vượt 14%. Cơ cấu kinh tế, Công nghiệp_Dịch vụ_ Nông nghiệp đến 2008 là 50%_34%_16% và đến 2010 đạt 55%_35%_10%. Nông nghiệp. Phát triển kinh tế trong nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp dịch vụ gắn với quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Tốc độ tăng trưởng bình quân vượt 3.5%/năm; Giá trị bình quân/ha đất canh tác năm 2008 đạt 45 triệu đồng/ha, đến 2010 vượt 50 triệu đồng/ha; Cơ cấu nội ngành nông nghiệp_trồng trọt, chăn nuôi_ 45%-55% năm 2008 và đạt 35% đến 65% năm 2010. Ø Trồng trọt: Giảm diện tích các loại cây trồng có năng suất thấp, gía trị kinh tế thấp: lúa, khoai lang, sắn, tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: lạc, đậu tương, rau, hoa, cây môi trường, nâng cấp cây chè, phát triển diện tích trồng có dể phục vụ chăn nuôi. Ø Chăn nuôi: Tăng nhanh tổng đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm theo hướng chất lượng cao. Ø Thuỷ sản: Phát triển mạnh thuỷ sản ở các vùng trũng, vùng có mặt nước: hồ dập. Ø Kinh tế trạng trại: phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại phấn dấu dến 2008 có 150 và năm 2010 trên 200 trang trại đạt tiêu chí. 3.2.1.2. Công nghịêp_ thủ công nghiệp. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 18-20%. Đến 2008 xây dựng xong hạ tầng và lấp đầy các cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình, khu công nghiệp Nội Bài giai đoạn 2, khu công nghiệp tập trung Sóc Sơn giai đoạn1 (50 ha). Đến năm 2010 dầu tư xây dựng xong hạ tầng và lấp đầy khu công nghiệp tập trung Sóc Sơn giai đoạn 2; Xây dựng 1-2 cụm công nghiệp vừa và nhỏ khác tại trung tâm vùng Minh trí_Tân Dân, Nỷ_ Trung Giã. Quy hoạch và khuyến khích đầu tư để khai thác các tiềm năng về đất đai, vật liệu xây dựng… Đến năm 2010 các làng nghề Xuân Giang, Xuân Thu được hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với quy mô 3-5 ha; phát triển 1-2 nghề có sản phẩm gắn liền với phục vụ du lịch, văn hoá: gồm mây tre mỹ nghệ, đồng thời di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. 3.2.1.3. Dịch vụ_thương mại. Phấn đấu tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ cao hơn 10%/năm. Tân Dân, Tân Minh, Thá (Xuân Giang), Yên Tàng (Bắc Phú). Yêm (Đông Xuân), Nam Cương (Hiền Ninh), đến năm 2010 xây dựng và cải tạo xong các chợ Thanh Xuân và 1-2 chợ khu vực công nghiệp, du lịch; đến 2008 có 50% và 2010 có 100% chợ chuyển đổi xong sang mô hình hoạt động Doanh nghiệp, công ty cổ phần, HTX.. Đến năm 2010 bcó 1-2 trung tâm thương mại, 1-2 siêu thị ở Thị Trấn, khu công nghiệp, du lịch. Quy hoạch và Xây dựng các khu dịch vụ: Dịch vụ ăn uống, cửa hàng xăng dầu, cửa hàng lưu niệm, khu nhà ở cho công nhân, các điểm giao dịch của ngân hàng, các điểm rút tiền tự động,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35950.DOC
Tài liệu liên quan