Báo cáo Tình hình thực trạng sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH 4P

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH 4P: 3

II. Tình hình thực trạng sản xuất và kinh doanh của công ty trong những năm qua: 13

1. Một số nét về các mặt hàng chủ yếu và các nhà cung cấp chính của công ty: 13

1.1. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty: 13

1.2. Một số nét về các nhà cung cấp chính của công ty 14

2. Những kết quả đạt được của công ty TNHH 4P: 15

3. Những khó khăn hạn chế: 16

4. Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế trên: 18

III. Phương hướng, mục tiêu của công ty trong thời gian tới: 19

1. Phương hướng 19

2. Mục tiêu 19

IV. Một số kiến nghị nhằm giảI quyết những khó khăn hạn chế của công ty TNHH 4P: 20

V. Đề tài dự kiến 21

KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình thực trạng sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH 4P, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P Tên giao dịch: FOUR P COMPANY LIMITED. Địa chỉ giao dịch: Tầng 8 toà nhà 25 phố Bà Triệu_ Hà Nội. Địa chỉ nhà máy: Khuôn viên nhà máy LG SEL thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Là một đơn vi hạch toán kinh tế độc lập,có tài khoản tại ngân hàng, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo qui định của Nhà nước. Cơ cấu lao động và các phòng ban Lao động là yếu tố cơ bản để thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc đảm bảo quản lý và sử dụng tốt lực lượng lao động ảnh hưởng tới các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty có một đội ngũ lao động trẻ, có năng lực, sức khoẻ, tinh thần tập thể. Tuy nhiên, công ty vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của việc đổi mới công nghệ. Từ một công ty có 67 người khi thành lập, sau hơn bốn năm xây dựng và phát triển đến nay công ty đã trở thành một trong những công ty điện tử lớn trong nước với nguồn nhân lực lên đến con số 125 người năm 2003, chúng ta có thể theo dõi nguồn nhân lực của công ty qua các năm theo bảng 1. Đa số các nhân viên của công ty có tuổi đời còn rất trẻ. Đây là một thế mạnh của công ty, do đội ngũ nhân viên còn trẻ nên luôn có sự hưng phấn và nhanh nhẹn trong công việc. Tuy nhiên điều này cũng có một số khó khăn hạn chế nhất định như: Chưa có kinh nghiệm, chưa tạo được lòng tin đối với các đối tác kinh doanh. Do vậy nó đòi hỏi phải có một vị lãnh đạo chín chắn nhưng phải am hiểu và cởi mở để tạo cho họ hưng phấn trong công việc. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH 4P Cơ cấu năm Độ tuổi 20_30 30_45 Giới tính Nam Nữ Trình độ học vấn LĐ QLý CN SX Tổng ĐH CĐ, TC Sơ cấp 2001 47 28 39 36 16 14 45 23 52 75 2002 55 38 50 43 25 20 48 26 67 93 2003 74 51 70 55 29 30 66 32 93 125 (Nguồn từ phòng hành chính công ty 4P) Nhìn vào bảng ta thấy, số lượng lao động của công ty trong những năm qua không ngừng tăng và khá cân đối giữa hai khối quả lý và sản xuất. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có độ tuổi rất trẻ (Khối quản lý là 29 tuổi và khối sản xuất là 31 tuổi) do công ty tuyển thêm nhiều lao động để đáp ứng qui mô kinh doanh đang được mở rộng. Lực lượng lao động trong vài năm qua tăng nhanh cả về nhận thức và trình độ so với những năm trước nhằm thích ứng với điều kiện, cơ chế mới. Đội ngũ cán bộ và kĩ sư tăng không đáng kể nhưng lại là những người có trình độ chuyên môn cao được đào tạo cơ bản và thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Mặc dù việc tổ chức quản lý lao động trong công ty TNHH 4P chưa hoàn hảo và còn nhiều thiếu xót do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng ta có thể tin tưởng rằng với đội ngũ lao động không ngừng gia tăng, cả về chất và lượng, công ty đứng vững và đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện của nền kinh tế đầy biến động và thách thức. Từ đó tác động rất lớn đến việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ nhằm không ngừng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh cuả công ty . Trải qua hơn 4 năm hoạt động và phát triển công ty TNHH 4P đến nay đã là một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có một cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến vào loại bậc nhất, đội ngũ kỹ sư và các bộ quản lý đuợc đào tạo tốt và có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, có mối quan hệ quan hệ làm ăn rộng rãi với khách hàng và bạn hàng trên thế giới. Công ty luôn làm ăn có lãi và đảm bảo đời sống cho người lao động. Với những kết quả mà công ty TNHH 4P đạt được, công ty thực sự xứng đáng là một điển hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực doanh nghiệp tư nhân nói chung và trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nói riêng, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Giám đốc PXSX 1 Kho Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng XNK PCB line PXSX 2 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 Ban giám đốc: ông Nguyễn Văn Luật Giám đốc Ông Vũ Văn Hải Phó giám đốc 1 Ông Đào Vĩnh Thắng Phó giám đốc 2 _ Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc có quyền lãnh đạo, tổ chức và thực hiện quản lý công ty bao gồm việc quản lý và giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty. Giám đốc có quyền thực thi các quyền và quyền hạn sau: + Đại diện công ty trong các giao dịch của công ty. + Giám Đốc chịu trách nhiệm trong các quan hệ đối ngoại, ký kết các hợp đồng kinh tế và thay mặt công ty tiến hành các hoạt động khác. + Bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, nhân viên trong công ty. + Soạn thảo, đưa ra các quy chế, nội quy để điều hành và quản lý công ty. Phân công lao động, trách nhiệm và chức năng của các nhân viên trong công ty. + Xây dựng và thực hiện các ngân sách chi tiêu, bao gồm việc lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị và các tài sản khác của công ty. + Quy định giá bán sản phẩm với sự cố vấn của các phó giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng. Phó giám đốc 1 và phó giám đốc 2 cùng chịu trách nhiệm điều hành công ty. _ Phó giám đốc 1: Phó giám đốc 1 có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc đưa ra các quết định quản lý trong các hoạt động kinh tế như: Đàm phán, ký kết hợp đồng, quản lý các phòng ban thuộc văn phòng đại diện _ Phó giám đốc 2: Chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật và điều hành sản xuất. Phó giám đốc nhà máy phụ trách quản lý các phòng, ban chức năng và phân xưởng sản xuất. Đưa ra các quết định quản lý nhằm thúc đẩy các hoạt động của nhà máy đi theo các kế hoạch đã định sẵn _ Phòng hành chính (Administration): Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính của công ty, tổ chức đào tạo, tuyển dụng lao động. Trưởng phòng hành chính có chức năng hành chính quản trị, trợ giúp ban giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. _ Phòng kế toán (Accouting): Chịu trách nhiệm quản lý về tài chính, bảo đảm an toàn vốn cho sản xuất kinh doanh. Thực hiện các quan hệ với các ngân hàng, các nhà cung cấp, các khách hàng. Khai thác, lập kế hoạch tạo nguồn vốn và phân bổ cho các hoạt động của công ty. Lập các quỹ cho sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác hạch toán , thống kê sổ sách kế toán, xác định lỗ lãi cho từng kỳ kế toán. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như: đóng thuế, lệ phí, thanh toán các khoản tiền liên quan đến hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ tính lương cho người lao động. _ Phòng xuất nhập khẩu : Gồm 4 người có nhiệm vụ thực hiện những hoạt động có liên quan việc xuất nhập khẩu vật tư hàng hoá, thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tiến hành các thủ tục có liên quan, lập báo cáo theo quy định của Nhà nước,...Nhiệm vụ chính của phòng XNK bao gồm: + Nghiên cứu tiếp cận thị trường nhằm nắm rõ tình hình trong nước, đường lối chính sách luật lệ của các quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng hoá của mình + Lập phương án kinh doanh, đánh giá tình hình thị trường, lựa chọn mặt hàng, thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh. Đề ra mục tiêu, biện pháp thực hiện và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh. Mặc dù công ty đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực song lĩnh vực chính của công ty vẫn là sản xuất kinh doanh các mặt hàng điện tử theo kế hoạch của công ty. _ Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ. Công ty TNHH 4P có tổng diện tích mặt bằng là 22000 m2, diện tích xây dựng là 1400 m2 bao gồm: kho vật tư và kho thành phẩm và dây truyền dạng CKD và SKD. Phần còn lại là các bãi để xe dành cho cán bộ công nhân viên, phòng bảo vệ và khuôn viên. Công đoạn CKD Công đoạn SKD Chuẩn bị vật tư Sản phẩm Nhập kho Công ty có hai dây truyền công nghệ lắp ráp là dây truyền lắp ráp CKD và SKD với chức năng riêng được bố trí ở hai phòng riêng biệt có kích thước trật hẹp khoảng 400 m2 , cửa ra vào của phòng nằm ngay giữa lối đi gây khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm. Trong các phân xưởng CKD và SKD được phân nhỏ thành các tổ đảm nhiệm các chức năng và nhiệm vụ khác nhau theo trình tự từ phân xưởng CKD sang phân xưởng SKD để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Hiện nay tại công ty chủ yếu là gia công lắp ráp các linh kiện điện tử thành các vỉ mạnh và sau đó bán lại cho công ty LG SEL. Công ty có nhà máy đặt tại khuôn viên của công ty LG Sel, vì vậy công ty có rất nhiều thuận lợi trong khâu tiêu thụ và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nói tóm lại, với đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ như vậy, công ty luôn có khả năng đảm bảo khả năng sản xuất để đáp ứng cho tiêu thụ. Đặc điểm về sản phẩm và nguồn nguyên liệu. Là một doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nên về chủng loại mặt hàng nhập khẩu rất phong phú, đa dạng như linh kiện tivi (với nhiều chủng loại), linh kiện máy tính, điện thoại di động,…tuy nhiên linh kiện tivi là sản phẩm tiêu biểu chiếm tỷ trọng lớn của công ty. + Một bộ linh kiện (CKD) đa số là ngoại nhập từ nhiều nước khác nhau. Một số chi tiết mua trong nước như tụ (loại to), loa, và phụ kiện (điều khiển từ xa). Linh kiện điện tử nhập của các công ty nước ngoài như: LG ELECTRONICS INC_ Korea, HITACHI_ LG DATA STORAGE KOREA INC_ Korea, LG MITR ELECTRONICS_ Thái Lan, … + Vỏ nhựa, các bộ phận bao bì, … nhập trong nước. Như vậy, ta thấy nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho sản xuất sản phẩm của công ty xuất phát từ hai nguồn trong nước và nước ngoài. Mặc dù, nguồn nguyên vật liệu trong nước công ty có thể chủ động được tuy nhiên thành phần chủ yếu là các linh kiện quan trọng lại phải nhập từ nước ngoài nên đôi khi thiếu chủ động. Sản phẩm gồm nhiều bộ phận không đồng nhất về xuất xứ dễ lắp ráp nên giá thành và chất lượng không cao lắm nên sản phẩm của công ty còn có nhiều khó khăn về mặt chất lượng. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ Hiện tại thì nguồn tiêu thụ lớn nhất của công ty chính là công ty điện tử LG SEL. Công ty nhập khẩu linh kiện điện tử về và tiến hành lắp ráp thành các vỉ mạnh, sau đó bán lai cho công ty LG SEL. Còn các mặt hàng khác như linh kiện máy tính, điện thoại di động… thì công ty trực tiếp xuất ra cho thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc rất lớn vào việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần của công ty LG SEL. Hiện nay nước ta có khoảng gần 100 doanh nghiệp lắp ráp các sản phẩm điện tử như tivi, đầu đĩa với tổng công suất khoảng 3,5 triêu chiếc mỗi năm. Nhưng thực chất các doanh nghiệp này chỉ sử dụng hết 30% - 40% công suất, trong đó có 5 doanh nghiệp lắp ráp chính chiếm hơn 70% công suất toàn ngành. Đây là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, sản xuất trên qui mô lớn, chất lượng tốt. Điều này được minh hoạ thông qua bảng dưới đây: Bảng 2: Thị phần của các doanh nghiệp lắp ráp điện tử trong nước . STT Tên công ty Thị phần ( % ) 1 LG 29 2 SAMSUNG 15 3 SONY 11 4 DEAWOO 14 5 NATIONAL 8 6 Các công ty khác 23 Tổng 100 (Nguồn : Phòng kinh doanh XNK) Qua bảng chúng ta thấy thị phần của công ty LG SEL chiếm tỷ trọng cao nhất tại thị trường trong nước (chiếm 29% tổng thị phần của cả nước), hơn hẳn các công ty khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc khâu tiêu thụ của công ty TNHH 4P đã và đang gặp rất nhiều thuận lợi. Đặc điểm về tài chính. Tài chính là điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Công ty TNHH 4P là môt doanh nghiệp hạch toán độc lập. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty phải tự huy động nguồn vốn từ vốn vay ngân hàng và vốn tự có, vì thế nhiều khi công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Bảng 3: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn Đơn vị : Tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu 2001 Giá trị Tỷ trọng 2002 Giá trị Tỷ trọng 2003 Giá trị Tỷ trọng 1 Vốn cố định 12.39 25,65% 11.9 21.66% 15.14 19,78% 2 Vốn lưu động 18.96 39,24% 25.45 46,29% 40.27 52,60% 4 Vốn vay 16.97 35,11% 17.62 32,05% 21.15 27,62% 5 Tổng vốn SXKD 48,32 100% 54,97 100% 76,56 100% ( Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH 4P) Nhìn vào bảng phân tích nguồn vốn ở trên ta nhận thấy : Tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng: Năm 2002 so với năm 2001 tăng 2,45 tỷ đồng( tốc độ tăng là 107,85%), năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 20,66 tỷ đồng (tốc độ tăng là 161,4%). Điều này chứng tỏ qui mô sản xuất của công ty ngày một tăng. Đi sâu vào xem xét ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng giảm không đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn tồn tại dưới hình thức chủ yếu là quyền sử dụng đất. Nguồn vốn vay của công ty trong thời gian qua đã có sự biến động đáng kể, liên tục tăng qua các năm. Năm 2002 tăng 0.65 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 103,83%, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 3.53 tỷ đồng (tốc độ tăng là 120,03%). Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2003, công ty vay vốn để đầu tư mua sắm, lắp đặt thêm dây truyền công nghệ. Việc công ty vay vốn để đầu tư sản xuất làm tăng hệ số mắc nợ đòi hỏi trong những năm tới công ty phải hạt động có hiệu quả, tăng khả năng tiêu thụ nhằm tận dụng, khai thác công nghệ mới để thu hồi vốn nhanh. Vốn cố định của công ty năm 2002 đã giảm 0.49 tỷ (tốc độ tăng là 96.04%)do công ty bán và thanh lý một số trang thiết bị sản xuất. Năm 2003 tăng lên đáng kể so với năm 2002 tăng 3.24 tỷ đồng(tốc độ tăng là 127.23%)do công ty vay vốn lắp đặt công nghệ mới. Về vốn lưu động của công ty liên tục tăng qua các năm do công ty tăng qui mô sản xuất . Tóm lại sau hơn bốn năm hình thành và phát triển, công ty TNHH 4P trong những năm qua đã phát triển mạnh về mọi mặt, đó là một dấu hiệu khả quan để công ty tăng mạnh kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong những năm tới. II. Tình hình thực trạng sản xuất và kinh doanh của công ty trong những năm qua: 1. Một số nét về các mặt hàng chủ yếu và các nhà cung cấp chính của công ty: 1.1. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty: 1.1.1. Các mặt hàng linh kiện điện tử: Các linh kiện điện tử mà công ty nhập về bao gồm: tụ điện gốm, cuộn từ trường mành, cuộn từ trường dò, điốt, bộ lọc kênh, bộ lọc hình, bộ lọc tiếng, mạch tích hợp, điện trở, bóng bán dẫn, biến áp ngang, biến áp cuộn, biến trở,… Ngoài ra còn có một số mặt hàng nguyên chiếc như: Máy chiếu LCD, Chuông báo động,…Đây là những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty, kim ngạch nhập khẩu của nó hàng năm chiếm khoảng 70_80% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Các mặt hàng này đều có xuất xứ từ các công ty LG của các nước ASEAN, trong đó thì lượng hàng nhập từ các công ty của Hàn Quốc là chiếm đa số( năm 2003 chiếm 74,45% tổng kim ngạch nhập khẩu). Công ty tiến hành nhập khẩu các linh kiện về sau đó lắp ráp thành các vỉ mạch tại nhà máy và bán lại cho công ty LG SEL của Việt Nam. 1.1.2. Các mặt hàng linh kiện máy tính: Mặt hàng này bao gồm: Các loại ổ cứng, ổ CD, ổ ghi VCD, ổ ghi DVD, ổ VCD, ổ DVD,…chủ yếu là các mặt hàng mang tính chất nguyên chiếc và khi nhập về có thể xuất trực tiếp cho khách hàng.Về chủng loại mặt hàng này thì công ty không chuyên sâu vào lĩnh vực máy tính mà chỉ nhập một số loại linh kiện thuộcc về máy vi tính và sau đó bán lại cho các đại lý điện tử tin học trên thị trường, chính vì thế mà kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này vẫn còn là những con số còn rất khiêm tốn. Năm 2003 trị giá kim ngạch nhập khẩu của linh vực linh kiện máy vi tính chỉ đạt 543.977 $ chiếm 16,25% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2003. 1.1.3. Các mặt hàng điện thoại di động: Năm 2003 công ty nhập khẩu thêm mặt hàng điện thoại di động. Đây là một mặt hàng mà Hàn Quốc có thế mạnh do chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành lại rẻ. Tỷ trọng kim ngach nhập khẩu của mặt hàng này khá lớn( chiếm 41,42%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Các loại điện thoại di động mà công ty nhập khẩu đều là các loại điện thoại của hãng LG. Hiện nay trên thị trường trong nước thì điện thoại di động của hãng LG còn gặp rất nhiều khó khăn do còn phải cạnh tranh với nhiều hãng khác nổi tiếng như: Nokia, Samsung, Sony, Siemens,… đây cũng là điều tất yếu vì điện thoại LG mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam( khoảng 1 năm) nên chưa thể tạo ra thương hiệu, người tiêu thụ vẫn còn thờ ơ với sản phẩm điện thoại di động của LG. Tuy nhiên trong thời gian tới, nhất định là điện thoại LG sẽ từng bước chiếm lĩnh thị phần và dần dần tạo uy tín bởi vì điện thoại LG có chất lượng tốt, có mẫu mã đẹp, nhiều chức năng và giá thành lại rẻ. Tuy nhiên để phát triển lĩnh vực này thì công ty còn có rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới như: đầu tư quảng bá sản phẩm, thiết lập hệ thống kênh phân phối có kinh nghiệm, có năng lực đảm bảo tốt các khâu từ tiêu thụ đến chăm sóc khách hàng. 1.2. Một số nét về các nhà cung cấp chính của công ty Các nhà cung cấp của công ty TNHH 4P gồm có: + LG Electronics INC_ Korea + LG Mitr Electronics_ Thailand + PT LG Innotek_ Indonesia + Hitachi_ LG Data Storage Korea INC_ Korea + Hitachi_ LG Data Storage Korea INC_ japan Ngoài các công ty trên thì công ty TNHH 4P còn có quan hệ làm ăn với một số công ty LG của các nước Châu á khác như: Trung Quốc, Sinhgapore, Đài Loan,…Tuy nhiên, trong tất cả các nhà cung cấp của công ty thì nhà cung cấp lớn nhất, thường xuyên nhất là hai công ty LG của Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu( năm 2003) là: 2.495.091,84 USD chiếm 74,55% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2003. Hiện tại quan hệ kinh doanh của công ty vẫn còn giới hạn trong bốn quốc gia chính là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia. Ngoài ra còn có một số nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Sinhgapore,…tuy nhiên việc quan hệ làm ăn còn nhỏ lẻ và không thường xuyên Sở dĩ nhà cung cấp chính của công ty là các công ty LG của Hàn Quốc do một số nguyên nhân cơ bản sau: _ Các sản phẩm của các công ty Hàn Quốc có giá thành tương đối ổn định và rẻ. _ Các sản phẩm nguyên chiếc của Hàn Quốc có bao bì, mẫu mã đẹp _ Chất lượng hàng hoá cao _ Mối quan hệ giữa hai bên khá mật thiết _ Hàn Quốc là quê hương của tập đoàn LG Với những nguyên nhân cơ bản trên chúng ta có thể hiểu rõ tại sao kim ngạch nhập khẩu của 4P từ các công ty của Hàn Quốc lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2. Những kết quả đạt được của công ty TNHH 4P: Bảng 4 báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của 4P: đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh thu 41,40 45,48 71.907 Nộp NSNN 4.75 5.26 7.17 Lợi nhuận ròng 0.923 1.428 3.305 Chi phí 11.446 12.432 16.12 Tổng KNNK 29.031 31.62 52.482 Tổng vốn kinh doanh 48.32 54.97 76.56 Sau gần 5 năm thành lập và phát triển, đến nay công ty TNHH 4P đã có được một số những thành tựu đáng khích lệ như sau: _ Công ty đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh XNK trên thị trường của nước ta. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng qua các năm, lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phát triển theo chiều hướng tích cực, đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng được cải thiện. _ Công ty đã và đang tạo dựng cho mình một mối quan hệ vững chắc với các bạn hàng trong và ngoài nước. Đây là một vấn đề rất quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của công ty và nó là yếu tố quyết định tới sự thành công trong thời gian qua và trong tương lai. _ Công ty đã tổ chức được một đội ngũ cán bộ và công nhân đầy nhiệt tình và có trình độ. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, công ty đã có 29 cán bộ có trình độ đại học, 30 cán bộ có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp và 66 công nhân đã qua các lớp sơ cấp. Đây là một nỗ lực rất lớn của toàn thể công ty. _ Lượng vốn lưu động của công ty không ngừng tăng lên, làm tăng vòng quay của vốn lưu động, tránh tình trạng ứ đọng vốn, giảm thiểu các thiệt hại không cần thiết. _Công ty đã và đang mở rộng ngành nghề kinh doanh, từng bước thâm nhập vào các thị trường tiềm năng đầy triển vọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta _ Sự đóng góp của công ty vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước cũng là một trong những thành công đáng khích lệ của công ty thông qua các khoản đóng góp cho ngân sách, thu hút lao động, cung cấp các loại sản phẩm phuc vụ đời sống nhân dân. _ Công ty đã tận dụng và xây dựng được mối quan hệ tôt với bạn hàng và với các nhà cung cấp. Tất cả các nhà cung cấp của công ty đều là những công ty thuộc khu vực ASEAN nên công ty đã tranh thủ nhận được sự ủng hộ của họ. 3. Những khó khăn hạn chế: Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã có và tranh thủ được rất nhiều ưu điểm vốn có của mình, tận dụng triệt để sự quan tâm của các cấp các ngành, của các đối tác bạn hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn hạn chế. _ Một trong những khó khăn nổi bật của công ty là hiện tượng thiếu vốn, do nguồn vốn của công ty còn nhiều hạn chế nên công ty còn phải dựa nhiều vào các khoản vốn vay và từ đó dẫn đến tình trạng phải bỏ ra những khoản chi phí không cần thiết. Ngoài ra việc huy động các nguồn vốn vay còn có nhiều khó khăn và hạn chế do phải thực hiện các thủ tục rườm rà, điều này thường xuyên dẫn đến các tình trạng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của công ty. _Chính sách và những quy định về pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập chưa được giải quyết kịp thời, sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ chưa được thoả đáng. _ Đội ngũ cán bộ tuy có sức trẻ và lòng nhiệt tình, song về kinh nghiệm thì còn nhiều hạn chế. Nhất là trong hoạt động nhập khẩu và đối ngoại mà đây lại là một trong những hoạt động chủ yếu của công ty. Chính vì thế mà công ty chưa thể phát huy hết những khă năng vốn có. _ Năm 2003 công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất, song như vậy vẫn chưa đủ đáp ứng với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mục tiêu trong thời gian tới của công ty là sẽ đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất để thay thế dây chuyền cũ đã lạc hậu và kém hiệu quả. _ Sự hỗ trợ từ phía chính phủ khá tôt, tuy nhiên còn nhiều điều chưa được thoả đáng, các thông tin về thị trường trong nước cung như ngoài nước còn chưa kịp thời và chính xác. Chưa có những sự hỗ trợ về giá cả, về công nghệ tiên tiến, về thị trường sản phẩm, về các doanh nghiệp trong ngành… _ Công ty chưa đáp ứng được các điều kiện cạnh tranh, đặc biệt là trong quá trình đất nước đang chuẩn bị gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA. Hiện nay lộ trình cắt giảm thuế gia nhập AFTA của nước ta đang tiến hành từng ngày từng giờ, điều này tạo điều kiện cho công ty trong những hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên nó lại đòi hỏi công ty phải có một khả năng cạnh tranh rất cao, trong khi cơ sở vật chất, khả năng về vốn của công ty còn nhiều khiêm tốn. Với những khó khăn hạn chế trên, các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn và nhiều khi không thể phát huy hết những khả năng vốn có của mình. 4. Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế trên: Những khó khăn hạn chế của công ty do các nguyên nhân khách quan và chủ quan mang đến. Đối với các nguyên nhân chủ quan thì công ty cố gắng tìm hiểu và từng bước khắc phục. Tuy nhiên còn có một số nguyên nhân khách quan mà công ty chỉ có thể trông chừ vào sự quan tâm kịp thời và đúng lúc của các cấp, các bộ ngành liên quan. Các nguyên nhân đó gồm có: Nguyên nhân chủ quan: _ Do còn non trẻ nên công ty chưa thể đào tạo được một đội ngũ cán bộ kinh doanh giàu kinh nghiệm trong các hoạt động kinh tế quốc tế, Nguồn nhân lực của công ty có tuổi đời còn trẻ do đó chưa có được khả năng chịu áp lực của công việc, các hoạt động trong sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào tính bộc phát và đôi khi dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. _ Nguồn vốn tự có của công ty chưa đủ đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh tầm cỡ quốc tế, đẫn tới tình trạng không ổn định về vốn, tăng nhiều khoản chi phí không cần thiết. _ Các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất của công ty chưa được đầu tư thích đáng nhằm tăng vị thế cạnh tranh của công ty, Khả năng thu thập thông tin về thị trường cung cấp cũng như thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế . _ Công tác tổ chức các phòng ban của công ty chưa được thực hiện đầy đủ, công ty chưa có hệ thống kênh bán hàng, chưa có các chuyên viên giải quyết các vấn đề maketting, kênh phân phối _ Công ty nắm bắt và phát triển đươc một số mặt hàng tiềm năng nhưng sự đầu tư còn chưa thoả đáng mà nguyên nhân chính cũng là do tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Nguyên nhân khách quan: _ Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo còn có nhiều thiếu sót và bất cập, chưa có được những sự hỗ trợ kịp thời nhất là trong hoàn cảnh đất nước từng bước hội nhập AFTA. _ Quy định của Tổng cục hải quan về các mặt hàng kinh doanh NK của công ty còn chưa chặt chẽ, các mức giá, mức thuế, còn có nhiều sai sót và bất hợp lý gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho công ty trong hoạt động kinh doanh XNK. _ Các Ngân hàng chưa có dự hỗ trợ kịp thời, các thủ tục vay vốn còn rườm rà và cứng nhắc dẫn đến việc huy động vốn của công ty gặp phải rất nhiều khó khăn. III. Phương hướng, mục tiêu của công ty trong thời gian tới: 1. Phương hướng _ Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, tạo sự ổn định trong thu nhập và tạo điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh chủ yếu. _ Tăng cường liên doanh liên kết với các công ty điện tử, _ Tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức, hoàn chỉnh quy chế đã ban hành. Triệt để thực hiện dân chủ trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. _ Tiếp tục quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh, duy tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35764.DOC
Tài liệu liên quan