Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Đặc điểm của nó là tham gia và nhiều chu kỳ kinh doanh những giá trị của chúng được phân bổ một lần, hai lần, hoặc nhiều lần vào chi phí của Trung tâm. Tại Trung tâm công cụ dụng cụ rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại. Trong các buồng, phòng ngủ công cụ dụng cụ gồm các loại bàn ghế, giường tủ, ti vi. Ở bộ phận ăn uống, công cụ dụng cụ bao gồm có các loại bát đĩa, cốc chén, xoong nồi. Ở các bộ phận khác có các loại lán trại, quần áo, phao tắm cho thuê. Vì thế có thể nói công cụ dụng cụ đã đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình tổ chức công tác tài chính của Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch tài chính, các định mức kinh tế kĩ thuật cho các cá nhân, các phòng ban, các tổ. Ban giám đốc được phép áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng , kỉ luật nâng bậc lương cho cán bô nhân viên và các phòng ban trực thuộc. Dưới giám đốc có các phòng ban, nhiệm vụ do bản giám đốc quyết định.
-Phòng hành chính tổ chức : gồm 6 người :
Có trách nhiệm phụ trách về mặt nhân sự, tổ chức quản lý toàn bộ công nhân viên của trung tâm. Phụ trách về tiền lương, quản lý về thang bậc lương của từng người trong từng phòng ban đơn vị trực thuộc.Tham mưu cho ban giám đốc về mặt lao động tiền lưong.
Phòng kế hoạch vật tư gồm 4 người:
Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về mặt chiến lược kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn hàng quý, hàng năm, tiến hành lập kế hoạch định hướng sự phát triển cho trung tâm cung cấp đầy đủ vật tư trang thiết bị cần thiết cho các phòng ban, bộ phận sản xuất.
-Phòng kế toán- tài vụ : gồm 4 người :
Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tình hình thu chi tài chính của trung tâm.Tổ chức hạch toán kế toán trong trung tâm theo đúng chế độ kế toán của nhà nước. Cung cấp những thông tin thực hiện về tình hình kinh doanh, thu chi tài chính của trung tâm. Tổ chức kế toán phân tích để giúp ban giám đốc khai thác triệt để tiềm năng của trung tâm phục vụ kịp thời cho kinh doanh.
-Phòng giao dịch hướng dẫn : gồm 10 người :
Có nhiệm vụ tổ chức đón khách hàng, giới thiệu điều kiện lưu trú, loại hạng phòng, tiện nghi, vị trí giá cả của khách. Khi đạt được thoả thuận thì làm thủ tục nhận khách, giao chìa khoá phòng cho khách, thu tiền và có trách nhiệm hướng dẫn khách đến tận phòng họ thuê, tổ chức công tác hướng dẫn, phiên dịch để phục vụ khách nếu họ yêu cầu.
Dưới các phòng ban còn có các tổ, bộ phận trực tiếp làm công tác dịch vụ:
-Tổ buồng : gồm 10 người :
Có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, không gian bố trí sắp xếp các bộ phận trong phòng đảm bảo tính thẩm mỹ cần thiết cho phòng ở của khách. Giúp cho du khách thấy sạch sẽ, gọn gàng, thích thú và thoải mái.
-Tổ bảo vệ : gồm 7 người :
Có trách nhiệm bảo vệ các loại tài sản của trung tâm, bảo vệ tình hình trật tự an ninh nhằm đảm bảo cho du khách tin tưởng, cảm thấy thoải mái an tâm khi nghỉ tại trung tâm.
Tổ giặt là: gồm 5 người:
Các loại chăn, màn, đệm trong phòng khách đều do các nhân viên của tổ gặt là đảm nhiệm công việc giặt giũ. Đó là nhiệm vụ chính của họ, ngoài ra còn tổ chức giặt thuê theo nhu cầu của khách nhằm tận dụng trang thiết bị hiện có để tăng thu nhập cho Trung tâm.
- Tổ bàn, bar, bếp: gồm có 12 người:
Có nhiệm vụ phục vụ ăn uống cho khách thuê phòng nghỉ, khách các hội nghị, các lớp tập huấn....
- Tổ bảo dưỡng: có 5 người
Nhiệm vụ của tổ là tiến hành sữa chữa lặt vặt các thiết bị của Trung tâm như điện, nước, mộc...
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Trung tâm
Giám đốc
Phòng KH vật tư
Phòng HC tổ chức
Phòng KT tài vụ
Phòng GD hướng dẫn
Tổ
Giặt là
Tổ
Bar, bếp
Tổ
bảo dưỡng
Tổ
bảo vệ
Tổ
buồng
Phó
Giám đốc
4 tình hình Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2003/2002
Mức tăng giảm
Tỷ lệ (%)
-Tổng doanh thu
-Các khoản giảm trừ
1.Doanh thu thuần (10=01-03 )
2.Giá vốn
3.Lợi nhuận gộp (20=10-11 )
4.Chi phí bán hàng
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20-21-22 )
7. Th nhập hoạt động tài chính
8.Chi phí hoạt động tài chính
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40=31-32) 10.Các khoản thu nhập bất thường
11.Chi phí bất thường
12.Lợi nhuận bất thường (50=41-42 )
13.Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50 )
14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
15.Lợi nhuân sau thuế (80=60-70 )
01
03
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
5.517.924.100
23.145.436
5.506.351.382
4.864.364.367
641.987.015
233.314.635
494.592.627
(85.920.247 )
229.938.666
(229.938.666)
(315.858.913 )
(315.858.913 )
10.517.497.812
7.541.458
10.509.956.354
11.357.970.767
(848.014.413 )
114.096.635
594.468.319
(1.556.579.367 )
96.934093
(96.934093)
644.000
38.877.442
(38.233.442 )
(1.691.746.902 )
(1.691.746.902 )
4.999.573.712
-15.603.978
5.003604972
6.4936064
-1490.001428
-119.218
99.875692-
-84.363667633
-133.004573
133.004573
644.000
38.877.442
(38.233.442 )
-1.375.887.189
190,6
-148.3
190,8
2330,4
48,9
120,19
-1,18
42,15
157,84
-5,356
Qua bảng trên ta thấy doanh thu năm 2003 tăng 4.999.573.712 đ so với năm 2002 tăng 90,6 % nhưng hoạt động của trong 2 năm 2002 và 2003 của Trung tâm đều không đạt hiệu quả thể hiện là năm 2002 lỗ 315.858.913đ, năm 2003 lỗ 1.691.746.902đ. Vì vậy để hoạt động của Trung tâm được hiệu quả thì Trung tâm cần có biện pháp để tiết kiệm chi phí.
Phần II
tình hình tổ chức công tác tài chính của trung tâm du lịch thanh niên việt nam
I.Tình hình tổ chức và phân cấp quản lý của trung tâm
Trung tâm du lịch là một doanh nghiệp nhà nước,do vậy việc quản lý tài chính của trung tâm được thể hiện dưới hình thức vừa phân tán vừa tập trung. Bộ máy quản lý tài chính của Trung tâm đứng đầu là giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Trung tâm,chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên các cơ quan chức năng của nhà nước cũng như toàn cán bộ công nhân viênvề toàn bộ tình hình tài chính của trung tâmvà là người chỉi đạo cao nhất.Ban giám đốc phê duyệt các quyết định về kế hoạch mở rộng kinh doanh, vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng do từ dưới đơn vị lập,trình lên.
Về nội dung công tác phân cấp thì nguồn vốn ngân sách do ngân sách nhà nước cấp dưới hai hình thức : vốn cố định (nhà cửa, kho tàng ) và vốn lưu động (tiền). Vốn tự có được tích luỹ sau nhiều năm kinh doanh từ nguồn vốn được cấp ban đầu : nguồn vốn bổ sung bằng nguồn vốn trích quỹ, nguồn vốn huy động, nguồn vốn phải trả cho người mua (tiền ứng trước ), nguồn trả chậm cho khách hàng
II.công tác kế hoạch hoá tài chính tại trung tâm
Hàng năm phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo đề ra kế hoạch từ đó có phương hướng phát triển kinh doanh và biện pháp để thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.
Thông thường hàng năm trung tâm phải lập kế hoạch tài chính hàng năm như sau:
-Kế hoạch doanh thu
-Kế hoạch chi phí
-Kế hoạch tiền lương
-Kế hoạch lợi nhuận
Khi kế hoạch được ban giám đốc duyệt thì được chuyển đến các phòng chức năng của trung tâm thực hiện.
Khi kết thúc năm tài chính vào quý IV. Căn cứ vào kế hoạch đã lập từ đầu năm phòng kế hoạch tổng hợp cùng với phòng kế toán quyết toán báo cáo lên cấp trên.
III. Tình hình vốn và nguồn vốn của trung tâm
Biểu phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị tính : đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Tỷ trọng
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn
8.534.950.767
375.650.672
8.910.601.439
95,78
4,22
16.873.593.887
(2.947.593.148)
13.926.000.739
8.338.643.204
(3.323.243.820)
5.015.399.291
97,67
56,28
Với số liệu trên bảng trên ta thấy tình hình huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp chưa tốt, nguồn công nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên cả về số tiền, tỉ lệ và tỷ trọng. Nguồn vốn chủ sở hữu thấp, lại giảm so với năm trước. Như vậy tình hình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tự chủ tài chính của trung tâm và hiệu quả kinh doanh.
Để đánh gía khả năng tự chủ tài chính của trung tâm ta xét 2 chỉ tiêu :
-Hệ số tự chủ tài chính = Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
-Hệ số nợ = Công nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Như vậy hệ số tự chủ tài chính của trung tâm năm 2002 < hệ số nợ năm 2003. Qua đó ta thấy khả năng tự chủ tài chính không được tốt. Trong những năm tới TRUNG TÂM cần phải có những biện pháp để phát triển nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của trung tâm
IV. Khái quát đánh giá tình hình tài chính của trung tâm
1.Biểu khái quát cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận
Đơn vị tính :đ
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Chênh lệch Số tiền
Tỉ lệ tăng giảm (%)
Tăng giảm tỷ trọng
I.Tổng tài sản
1. TSLĐ và ĐTNN
2. TSCĐ và ĐTDN
II. Doanh thu
III. Lợi nhuận
8.910.601.439
8.163.452.147
747.149.292
5.517.924.100
412.048.349
100
91,61
8,39
13.926.000.739
12.478.371.533
1.447.629.206
10.517.497.812
(944.948.506 )
100
89,6
10,4
+5.015.399.300
+4.314.919.386
+700.479.914
+4.999.573.712
-1.356.996.855
+56,28
+52,85
+93,7
+90,6
-329,3
0
-2,01
+2,01
+
Qua số liệu ở bảng ta thấy cơ cấu phân bổ giữa TSLĐ và ĐTNH với TSCĐ và ĐTDH không đồng đều. TSLĐ và ĐTNH chiếm tỷ trọng lớn ở trung tâm điều này là không hợp lý.
Tổng tài sản của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng 5.015.399.300đ tỷ lệ tăng là 56,28%. Tổng doanh thu của trung tâm tăng 4.999.573.712 nhưng lợi nhuận 2003 lại giảm 1.356.996.855đ. Điều này chứng tỏ trung tâm hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả.
2.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
biểu các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
Tăng giảm
1.Vòng quay vốn kinh doanh
2.Hệ số phục vụ vốn kinh doanh
3.Hệ số sinh lời vốn kinh doanh
Vòng
Đồng
13,07
13,09
0,012
21,49
21.49
0,016
+8,42
+8,4
+0,004
Vòng quay của vốn KD
=
Tổng DT (Tính theo giá vốn)
Vốn KD bình quân trong kỳ
Năm 2003 vòng quay vốn kinh doanh của trung tâm đạt 21,49 vòng tăng 8,42 vòng so với năm 2002 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm tăng.
Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh
=
Tổng mức D/thu thực hiện trong kỳ
Vốn kd bình quân trong kỳ
Năm 2003 hệ số phục vụ của vốn kinh doanh đạt 21,49đ tăng 8,4đ so với năm 2002 chứng tỏ cứ 1đ vốn kinh doanh trung tâm tạo ra 13,09đ doanh thu, với năm 2003 1đ vốn kinh doanh trung tâm tạo ra được 21,49đ doanh thu.
Hệ sinh lời của vốn KD
=
Tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ
Vốn KD bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta thấy bình quân trong năm 2002 cứ 1 đ vốn kinh doanh của trung tâm tạo ra 0,012đ lợi nhuận sau thuế, còn năm 2003 cứ 1đ vốn kinh doanh tạo ra được 0,016đ lợi nhuận sau thuế. Như vậy trung tâm sử dụng vốn có hiệu quả.
3. Tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của trung tâm
Biểu phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của trung tâm
Đơn vị tính :đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sán
Chênh lệch
Tỉ lệ tăng giảm
1.Tổng doanh thu (M)
2.Tổng chi phí (F)
3.Tỷ suất chi phí (%) (F’)
4.Mức độ tăng giảm F’
5.Tốc độ tăng giảm F’
5.517.924.100
957.845.928
17,35
10.517.497.812
844.376.489
8,02
+4.999.573.712
-113.469.439
-9,33
+90,6
-11,84
Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy tỷ suất chi phí kinh doanh của xí nghiệp năm 2003 là 8,02% giảm 9,33% so với năm 2002. Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 100đ doanh thu cần bỏ ra 8,02đ chi phí, chỉ tiêu này thấp là tốt.
4.Các khoản nộp ngân sách
Trung tâm luôn chấp hành đúng những quy định, chính sách của nhà nước đặc biệt là trách nhiệm và nghĩa vụ của trung tâm đối với ngân sách nhà nước.Trong những năm qua trung tâm luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế các loại cho ngân sách nhà nước.
V.Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính ở trung tâm
Hàng năm cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan tài chính thuế kiểm tra công tác tài chính đối với trung tâm để duyệt số liệu chính thức xem xét trung tâm thực hiện công tác tài chính có dúng với quy định của bộ tài chính đề ra.
Kiểm tra nội bộ : Hàng năm trung tâm tổ chức thành lập thanh tra đại diện cho cán bộ công nhân viên kiểm tra tình hình tài chính của trung tâm để phát hiện những sai phạm trong công tác quản lý vốn và sử dụng vốn hiệu quả.
Các cơ quan cấp trên như sỏ tài chính, cục thuế tỉnh thường xuyên xuống xí nghiệp kiểm tra khoảng một đến hai lần trong năm. Nội dung kiểm tra bao gồm báo cáo quyết toán tài chính, tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng. Sau mỗi đợt kiểm tra đều có biên bản nêu rõ những tồn tại để trung tâm sửa chữa và khắc phục.
Phần iii
Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán
của trung tâm
I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Để cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản lý kinh doanh của Trung tâm phù hợp với đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh, tình hình phân cấp quản lý kinh tế tài chính trong nội bộ Trung tâm, khả năng và trình độ của đội ngũ kế toán hiện có. Trung tâm áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, toàn Trung tâm chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để tập trung thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở Trung tâm. Đơn vị trực thuộc của Trung tâm ở Đồ Sơn không hạch toán kết quả riêng mà hạch toán theo hình thức báo sổ, tức là không hạch toán kết quả kinh doanh mà báo về Trung tâm để kế toán tại Trung tâm hạch toán. Phòng kế toán tại Trung tâm thực hiện việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở tất cả các bộ phận trong Trung tâm nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin kinh tế và tình hình biến động của tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền vốn, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Trung tâm nói chung và của từng bộ phận trực thuộc nói riêng.
Theo hình thức tổ chức kế toán này, bộ máy kế toán của Trung tâm được tổ chức theo mô hình sau:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ tình hình tổ chức công tác kế toán ở Trung tâm. Phân công, chỉ đạo, đôn đốc trực tiếp cả các nhân viên kế toán của đơn vị đang làm việc tại bất cứ bộ phận nào thực hiện đúng, kịp thời chức năng của mình. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán do Nhà nước quy định. Khi phát hiện những hành động của bất cứ người nào trong đơn vị vi phạm luật lệ và thể lệ quy đinhj thì tuỳ từng trường hợp, kế toán trưởng có quyền báo cáo cho Ban giám đốc Trung tâm hoặc các cơ quan thanh tra Nhà nước. Nhiệm vụ của kế toán trưởng còn có nhiệm vụ là trên cơ sở đảm nhiệm kế toán tổng hợp, theo dõi Sổ Cái, lập các báo cáo tài chính cần thiết và phù hợp để cung cấp số liệu cho Ban giám đốc và các cơ quan quản lý tài chính có liên quan, tham mưu cho Ban giám đốc về chế độ quản lý tài chính tình hình thu chi.... đảm bảo hợp lý, hợp pháp, đúng quy tắc và mang lại hiệu quả cao cho Trung tâm. Các phần hành kế toán, kế toán trưởng phân chia công việc cho từng nhân viên trong phòng kế toán, mỗi người đảm nhiệm một số phần hành.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá và TSCĐ
Theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, hàng hoá của Trung tâm, các loại thực phẩm mua về để chế biến cả về số lượng và giá trị của chúng. Theo dõi tình hình nhập xuất tồn công cụ dụng cụ, phân bổ giá trị của chúng vào các kỳ kinh doanh một cách thích hợp. Theo dõi toàn bộ tình hình tăng giảm tài sản cố định tại Trung tâm, tình hình trích khấu hao và việc phân bổ chi phí khấu hao vào các bộ phận có liên quan.
- Kế toán thu chi tiền mặt, tiền lương và BHXH.
Bảo đảm theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi tiền mặt của Công ty theo đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính hiện hành của Nhà nước. Đảm bảo trả lương kịp thời cho từng bộ phận theo đúng mức lương mà phòng tổ chức hành chính đã tính và chuyển giao. Phân bổ kịp thời chi phí tiền lương vào các bộ phận có liên quan.
- Kế toán công nợ và chi phí
Đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình công nợ của Trung tâm với các đơn vị khác theo từng chủ nợ hay con nợ. Đảm bảo đôn đốc việc thanh toán kịp thời, đầy đủ, tránh tình trạng để các đơn vị khác chiếm dụng vốn của Trung tâm. Theo dõi chặt chẽ tình hình chi phí cho từng hoạt động của Trung tâm.
Mở các sổ sách thích hợp, phân bổ chi phí quản lý và các hoạt động kinh doanh theo các định mức tiêu chuẩn hợp lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ và chi phí
Kế toán TSCĐ, CCDC, hàng hoá, NVL
Kế toán thu chi tiền mặt, tiền lương và BHXH
II Đặc điểm hệ thống sổ sách kế toán tại Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam
Do đặc điểm về mặt tổ chức và quản lý của Trung tâm chủ yếu là phục vụ khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của du khách; đặc điểm của bộ máy kế toán tại Trung tâm được tổ chức một cách tập trung. Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh tế trong kỳ có đặc điểm là phát sinh nhiều. Vì thế mà Trung tâm áp dụng hạch toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký chung. Hình thức Nhật ký chung có qu điểm là ghi chép tương đối đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra, giảm được sự nhầm lẫn, thuận tiện cho việc cơ giới hoá tính toán, công việc giàn đều khi nghiệp vụ phát sinh, dễ phân công chia nhỏ công việc kế toán. Vì thế hình thức này áp dụng tại Trung tâm giúp cho kế toán làm việc một cách nhẹ nhàng và đơn giản hơn các hình thức mà lại ít gặp phải sai sót không đáng có xẩy ra. Theo hình thức này có các loại sổ chủ yếu sau:
Sổ chi tiết tài khoản
Sổ nhật ký chung
Sổ Cái.
Theo hình thức này, trình tự và phương pháp ghi chép sổ kế toán như sau:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo
Tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
III. Đặc điểm và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Trung tâm
Do đặc điểm của Trung tâm và một đơn vị kinh tế trực thuộc Trung ương Đoàn kinh doanh hoạt động dịch vụ du lịch, khách sạn cho nên hệ thống tài khoản mà Trung tâm áp dụng ở đây ngoài một số đặc điểm chung về hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành còn có một số đặc điểm riêng biệt phù hợp với đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch sau đây:
+ Đối chiếu tài khoản "doanh thu bán hàng", tại Trung tâm chia thành các tài khoản chi tiết cho từng hoạt động kinh doanh như sau:
TK 5111 - Doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn, buồng ngủ.
TK 5112 - Doanh thu hoạt động kinh doanh nhà hàng
TK 5113 - Doanh thu hoạt động kinh doanh tham quan du lịch
TK 5118 - Doanh thu hoạt động khác.
+ Đối với các tài khoản chi phí 621, 622 thì cũng được chi tiết cho từng hoạt động như trên.
+ Đối với tài khoản 627 - CPSXC thì được tập hợp chung sau đó phân bổ cho các hoạt động theo doanh thu của chúng.
+ Còn các tài khoản còn lại thì tương tự như các doanh nghiệp khác
IV Tổ chức kế toán một số phần hành chủ yếu:
1. Công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Đặc điểm của nó là tham gia và nhiều chu kỳ kinh doanh những giá trị của chúng được phân bổ một lần, hai lần, hoặc nhiều lần vào chi phí của Trung tâm. Tại Trung tâm công cụ dụng cụ rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại. Trong các buồng, phòng ngủ công cụ dụng cụ gồm các loại bàn ghế, giường tủ, ti vi... ở bộ phận ăn uống, công cụ dụng cụ bao gồm có các loại bát đĩa, cốc chén, xoong nồi.... ở các bộ phận khác có các loại lán trại, quần áo, phao tắm cho thuê... Vì thế có thể nói công cụ dụng cụ đã đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
Tài khoản sử dụng: sử dụng TK 153 để hạch toán
Bên Nợ: - Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh.
- Giá trị công cụ, đồ dùng cho thuê nhập lại kho.
- Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có: - Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn liên doanh.
- Trị giá công cụ dụng cụ trả lịa cho người bán giảm giá.
- Trị giá công cụ dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho.
TK này có 3 TK cấp hai:
+ TK 1531 - Công cụ dụng cụ: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại công cụ dụng cụ sử dụng cho mục đích kinh doanh của Trung tâm. Ví dụ: các loại bóng đèn, phích nước, bàn ghế....
+ TK 1532 - Bao bì luân chuyển: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho mục đích kinh doanh của Trung tâm. Bao bì này là các loại bao bì sử dụng nhiều lần cho nhiều kỳ kinh doanh, trị giá của chúng được trừ dần và tính vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán. Ví dụ: Các loại vỏ chai bia...
+ TK 1533: - Đồ dùng cho thuê: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại công cụ dụng cụ mà Trung tâm sử dụng để cho thuê. Ví dụ: Các loại công cụ dụng cụ để cho thuê ở biển (phao, quần áo....). các loại lán trại....
- Các loại chứng từ kế toán nhập xuất công cụ dụng cụ:
Các chứng từ liên quan đến kế toán công cụ dụng cụ tại Trung tâm gồm có:
+ Hoá đơn bán hàng của người bán
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Phiếu vật tư theo hạn mức
+ Biên bản kiểm kê
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
Phương pháp hoạch toán
-Mua sắm công cụ kế toán ghi:
Nợ TK: 153 – công cụ ,dụng cụ
Nợ TK: 133 - VAT đầu vào
Có TK :111,112,331 –Tổng giá thanh toán
Công cụ nhập kho từ gia công chế biến kế toán ghi:
Nợ TK:153
Có TK:153 giá thành thực tế
-Công cụ phát hiện thừa trong kiểm kê:
Nợ TK: 153
Có TK:154 giá thực tế
Sử dụng công cụ kế toán ghi:
Đối với loại phân bổ 1 lần khi công cụ được xuất ra sử dụng thì căn cứ kế toán ghi
Nợ 627 (6273 ) : Chi phí công cụ sử dụng ở bộ phận sản xuất
Nợ 641 (6413 ) : Chi phí công cụ sử dụng ở bộ phận bán hàng
Nợ 642 (6423) : Chi phí công cụ sử dụng ở bộ phận quản lý
Có 153 (1531) : Giá thực tế xuất kho
Đối với các loại phân bổ nhiều lần
Nợ 142 (1421)
Có 1531
Sơ đồ hạch toán tổng hợp nhập xuất công cụ dụng cụ
133
111,112,331
153
111,112,331
Mua CCDC nhập kho
CCDC trả lại hoặc giảm giá
Mua CCDC nhập kho thiếu
627,641,642
Phân bổ CCDC một lần
133,138
142
Mua CCDC nhập kho thừa
hai hoặc nhiều lần
Phân bổ CCDC
133
338
2. Kế toán TSCĐ
aKế toán tăng, giảm TSCĐ
+Chứng từ sử dụng : Biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn mua TSCĐ, biên bản thanh lý đánh giá lại TSCĐ
+Tài khoản sử dụng : TK 211, 214, 411, 414, 412, 441,111,112
*Phương pháp hạch toán :
+Tăng TSCD
Khi mua TSCĐ kế toán ghi :
Nợ 211 : Nguyên gía TSCĐ
Nợ 133 : Thuế GTGT
Có 111,112,331 : Tổng gía thanh toán
Tuỳ theo nguồn đầu tư kế toán kết chuyển ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
Nợ 414 : Quỹ đầu tư phát triển
Nợ 441 : Nguồn vốn xây dựng cơ bản
Có 411 : Nguồn vốn kinh doanh
+Giảm TSCĐ
Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ kế toán ghi :
Nợ 214 : đã trích khấu hao
Có 211 : Nguyên giá TSCĐ
Số tiền nhượng bán thanh lý
Nợ 111,112 : Tổng giá thanh toán
Có 333 (Thuế GTGT)
Nợ 811
Có 112,111
-Xoá sổ TSCĐ
Nợ 214 : Giảm hao mòn
Có 211: Nguyên gía TSCĐ
*Khấu hao TSCĐ
+Chứng từ sử dụng : Sổ chi tiết khấu hao cho từng TSCĐ
+Tài khoản sử dụng : 214,641,642
+Phương pháp hạch toán
Nợ 641,642: Mức khấu hao theo quy định
Có 214
Đồng thời ghi Nợ 009 : Nguồn vốn khấu hao cơ bản
3. Tiền lương và các khoản trích theo lương
*Chứng từ sử dụng : Bảng chấm công, bảng tính lương và các khoản bảo hiểm, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
*Tài khoản sử dụng : TK 641,642,334,338,111,112…
*Phương pháp hạch toán :
+Chi phí bán hàng của công ty bao gồm : Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí đồ dùng phục vụ cho bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài.
+Chi phí quản lý của công ty bao gồm : Chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ, lệ phí nộp và các phí bằng tiền khác.
Khi trả lương cho nhân viên bán hàng, nhân viên bao quản:
Nợ 641
Có 334
Xuất công cụ đồ dùng cho bán hàng
Nơ 641
Có 152
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ 641
Có 111,112,331
Trích các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ
Nợ 641,642
Có 338
Trích khấu hao TSCĐ
Nợ 641,642
Có 214
Tiền lương phải trả cho công nhân viên quản lý
Nợ 642
Có 334
Phí, lệ phí phải nộp và chi phí bằng tiền khác
Nợ 642
Có 111,112,131
Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 111
TK 334
TK 622
Các khoản thanh toán cho công nhân viên
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất của các bộ phân kinh doanh
TK 627
TK 641
TK 642
TK 4311
Tiền lương công nhân phục vụ chung của các bộ phận
Tiền lương nhân viên
bán hàng
Tiền lương nhân viên quản lý Trung tâm
Tiền thưởng từ quỹ
khen thưởng
TK 141,138,338
TK 333
Các khoản khấu trừ vào lương
Thuế thu nhập cá nhân
Phải nộp
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 622,627,641,642
TK 338
TK 111, 112
TK 334
Các khoản chi về BHXH , KPCĐ tại đơn vị
Khấu trừ vào lương
Khoản BHXH, BHYT
4.Kế toán xác định kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận
a. Xác định kết quả tài chính : Được biểu hiện bằng tiền sau một quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định
+Kỳ báo cáo của công ty là hàng tháng, hàng quý tổng hợp các số liệu của báo cáo rồi lập báo cáo năm
+Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khoản mục sau :
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ
Kết quả hoạt động thu nhập khác
Kết quả kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
*Tài khoản sử dụng : TK 911,511,632,811,711…
*Phương pháp hạch toán :
Cuối quý, kế toán xác định doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh và dịch vụ kế toán chuyển sang TK 911
Nợ 511 : Doanh thu bán hàng
Nợ 511(3) : Doanh thu dịch vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35686.DOC