MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY 19/5 - BỘ CÔNG AN 3
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY 19/5 - BỘ CÔNG AN. 3
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY MAY 19/5 - BỘ CÔNG AN. 5
III. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY - BỘ CÔNG AN. 6
IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM: 2003 - 2004. 12
PHẦN II:
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY MAY 19/5 - BỘ CÔNG AN 14
I. TÌNH HÌNH VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY. 14
1. Tình hình cơ cấu vốn của Công ty: 15
2. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty: 16
3. Tình hình huy động vốn của Công ty: 20
4. Tình hình nguồn vốn trong thanh toán: 21
II. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY. 21
III. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 22
IV. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY. 23
1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. 23
2. Hiệu quả chi phí kinh doanh của Công ty: 24
3. Tình hình nộp Ngân sách của Công ty. 24
4. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn của Công ty: 25
V. CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY. 27
PHẦN III:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY MAY 19/5 - BỘ CÔNG AN 28
I. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 28
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 29
1. Hạch toán ban đầu. 29
2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: 33
2.1. Kế toán tập hợp chi phí SX. 33
2.1.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp: 33
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 34
2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 34
2.2. Tập hợp chi phí sản xuất 35
2.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. 35
2.4. Tính giá thành sản phẩm: 36
3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng. 36
4. Kế toán TSCĐ 37
5. Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm 39
6. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 41
7. kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. 42
8. Kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận. 44
1. Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng: 47
PHẦN IV:
CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TẠI CÔNG TY MAY 19/5 - BỘ CÔNG AN 50
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HĐKT TẠI CÔNG TY MAY 19/5 50
II. BẰNG SỐ LIỆU THỰC TẾ NĂM 2003 - 2004 PHÂN TÍCH HĐKD CỦA CÔNG TY. 51
1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. 51
2. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. 52
KẾT LUẬN 53
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổ chức công tác kế toán của Công ty May 19/5 - Bộ Công an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nội dung giảm mạnh nhất trong các yếu tố giảm, làm cho tổng TSLĐ - Đầu tư ngắn hạn giảm, dẫn đến tổng TS giảm (6.09%), nhưng đây lại là yếu tố tích cực bởi vì tổng TS năm 2004 giảm so với năm 2003 ở nội dung TSCĐ - Đầu tư dài hạn, cụ thể là XDCB dở dang năm 2004 giảm 1.825.515.537 đồng. So sánh giảm trong XDCB dở dang và tổng tài sản năm 2004 thì thấy chênh lệch là: 664.247.098 (1.825.515.537 đồng - 1.161.268.439 đồng). Chứng tỏ năm 2004 Công ty đã quyết toán gọn về công tác XDCB. Việc vốn bằng tiền giảm 175.264.683 đồng tương đương 29.40% chứng tỏ Công ty sử dụng vốn có hiệu quả đã tăng vòng quay của vốn, vốn bằng tiền ít hơn năm 2003 nhưng vẫn bảo đảm tài chính lành mạnh cho các hoạt động SXKD của Công ty. Qua đó, thấy rằng Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính và chi tiêu tiền mặt, tồn quỹ, đúng chế độ tài chính hiện hành.
Các khoản phải thu: Qua thực tế tìm hiểu và qua số liệu của phòng kế toán cho thấy rằng Công ty đã thiết lập được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, Công ty đã tạo được các kênh bán hàng thuận lợi, khách hàng của Công ty là những bạn hàng quen thuộc, tiền mua sản phẩm đều thanh toán đầy đủ khi đến hạn thanh toán. Qua tìm hiểu thực tế thấy rằng, đến 31/12 hàng năm không có hiện tượng khách hàng nợ Công ty tiền mua hàng. Do đó, ta có thể kết luận nội dung phải thu của khách hàng năm 2004 cao hơn năm 2003 là 141.676.559 đồng, cụ thể: khỏan phải thu của khách hàng trong năm 2003 chiếm 4.14%, năm 2004 chiếm 5.2% trong tổng cơ cấu vốn với số tiền tăng 141.676.559 đồng tỷ lệ tăng 17.97% đây là ưu điểm của Công ty, như đã phân tích ở trên đối với Công ty khoản vốn này càng tăng cao thì càng có lợi cho Công ty.
Khoản trả trước cho người bán: Năm 2004 so với năm 2003 giảm 3.300.020 đồng tương đương 5.53%. Đây là yếu tố tích cực, bởi lẽ Công ty đã có những bước đàm phán có lợi cho mình với các đơn vị cung ứng vật tư (Nguyên nhiên vật liệu...) đầu vào, nghĩa là nếu trước kia Công ty phải đáp ứng trước một số tiền nhất định thì mới tiếp nhận được vật tư theo thỏa thuận nay thì số tiền tạm ứng trước đã giảm xuống nhiều.
Bên cạnh đó các khoản PTK về tỷ trọng năm 2004 so với năm 2003 giảm 0.11% với số tiền giảm 24.648.522 đồng, tỷ lệ giảm 33.89%. Số tiền và tỷ trọng giảm tương đối lớn, đây là yếu tố tích cực của Công ty cần phát huy trong thời gian tới. Bởi vì khoang PTK chủ yếu là khoản thu nội bộ và một số đối tượng khác do vậy khoản thu này càng giảm càng tốt.
Hàng tồn kho: Về tỷ trọng năm 2004 so với năm 2003 giảm 15.44% tương ứng giảm 513.588.094 đồng tỷ lệ giảm 15.40%. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty được biết Công ty đã có nhiều cải tiến trong công tác bảo đảm vật tư nguyên nhiên vật liệu cho SXKD, xác định lại ngày cung cấp khác nhau, ngày hàng đi đường... Do đó mà số ngày hàng tồn kho ngắn lại đồng thời lượng hàng tồn kho cũng ít đi so với trước. Điểm này được coi là tốt của Công ty vì tỷ lệ hàng tồn kho thấp thì chu kỳ vòng quy của vốn tăng lên, sản xuất được nhiều sản phẩm làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty được tăng lên.
Tài sản lưu động khác: về tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số tài sản. Cụ thể năm 2003 chiếm tỷ lệ 0.49% và năm 2004 chiếm tỷ lệ 0.61%. Nhưng tỷ lệ tăng là 17.95% tương đương số tiền: 16.671.503 đồng.
Tài sản cố định: năm 2004 tăng so với năm 2003 là: 1.137.058.585 đồng tương đương 16.4% chứng tỏ Công ty rất quan tâm tới công tác xây dựng nhà xưởng SX và từng bước đổi mới trang thiết bị hiện có nhằm không ngừng nâng cao NSLĐ và chất lượng SP của mình, đây cũng là một trong những ưu điểm của Công ty trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
Tuy nhiên tổng tài sản của Công ty năm 2004 lại giảm 6.09%, như trên đã phân tích một trong những yếu tố dẫn đến giảm là do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng (1.825.515.537 đồng), làm cho tổng tài sản giảm 688.456.952 đồng. Như vậy, chứng tỏ Công ty đã hoàn thành công tác đầu tư công nghệ mới cho sản xuất kinh doanh. Đây sẽ là ưu điểm có lợi tiếp theo cho SXKD của Công ty trong những năm sau.
Tổng nguồn vốn năm 2004 so với năm 2003 giảm 1.161.268.439 đồng tương đương 6.09%. Trong đó:
- Công nợ phải trả giảm 1.382.312.654 đồng, tỷ lệ giảm 30.31%.
- Khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 10.68%, năm 2004 giảm hơn năm 2003 là 473.158.061 đồng với tỷ lệ giảm 19.85% là do:
+ Vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 1.66%, số tiền giảm là 299.698.011 đồng tương đương 50.16%. Đây là thành tích của Công ty trong thanh toán các khoản vay đến hạn, chứng tỏ công tác SXKD và tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất tốt nên đã có nguồn vốn để thanh toán chi trả các khỏan nợ nói chung và các khoản vay ngắn hạn nói riêng.
+ Phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng 4.96%, tỷ lệ giảm 28.2% số tiền giảm 347.850.798 đồng. Như phân tích trên thì đây cũng chính là điểm mạnh của Công ty, tạo uy tín ngày một lớn cho Công ty đối với khách hàng là người bán, là người cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho Công ty trong những năm tiếp theo.
+ Người mua trả tiền trước: năm 2004 chiếm tỷ trọng 0.68%, số tuyệt đối tăng 24.547.360 đồng, tương đương 25.50%. Đây chính là một thành tích trong công tác Marketing tạo các kênh bán hàng như đã trình bày ở trên. Như vậy Công ty ngày một tăng vốn bằng tiền, cơ sở vững chắc cho hoạt động SXKD.
+ Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tăng 52.250.145 đồng, tỷ lệ tăng 21.03%. Chứng tỏ Công ty ngày một ăn nên làm ra không chỉ tăng chỉ tiêu nộp ngân sách hàng năm cho Nhà nước mà còn có đủ khả năng nộp kịp thời theo yêu cầu về thời gian.
+ Phải trả CNV: Qua số liệu trên ta thấy khoản nợ phải trả CNV năm 2004 tăng so với năm 2003 là 64.000.000 đồng tương đương 60.24%. Về mặt nghệ thuật kinh doanh ở đây là mặt tốt. Tuy nhiên Công ty không nên tạo cơ hội chiếm dụng nguồn vốn này bởi sẽ ảnh hưởng nhất định đến đời sống CB, CNV của Công ty.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác: Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ và số tuyệt đối tăng chỉ có 33.593.243 nhưng tỷ lệ tăng lại tương đương 30.33%. Đây là khoản phải trả một số đối tượng khác là khách hàng của Công ty mà Công ty nên thanh toán cho khách hàng để tiếp tục tạo uy tín cho chính mình.
- Nợ dài hạn: năm 2004 so với năm 2003 giảm 924.500.000 đồng tương đương 42.44%. Tuy nhiên đây chính là khoản vay dài hạn. Như vậy khoản vay dài hạn này nằm trong kế hoạch vay dài hạn chưa đến hạn trả của Công ty. Qua thực tế tìm hiểu thì món nợ này năm 2006 mới phải thanh toán. Đây cũng chính là uy tín của Công ty với Ngân hàng.
Khoản nợ khác: Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ xong đây không phải là điểm tốt của Công ty.
xét về vốn chủ hữu thông qua nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của Công ty và chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối và nguồn vốn XDCB ta thấy:
+ Nguồn vốn kinh doanh tăng 5.803.786.513 đồng tương đương 78.36%, nguồn vốn đầu tư XDCB thì ngược lại giảm 5.824.367.587 đồng tương đương 82.4%, về tính tích cực của từng loại nguồn vốn thì ta phân tích ở phần trên, xong đây là hai nhân tố có ảnh hưởng lớn tới việc tăng giảm tổng nguồn vốn và tổng tài sản xủa Công ty.
+ Trong năm Công ty được bổ xung nguồn kinh phí sự nghiệp cấp trên cấp là 80.000.000 đồng, một trong những lý do dẫn đến tăng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty.
+ Các quỹ như ĐTPT, quỹ khen thưởng và phúc lợi ta thấy không có biến động. Thực tế trên báo cáo đã phản ánh lợi nhuận trước thuế là 161.643.289 đồng nhưng trên sổ sách kế toán thì kế toán của đơn vị chưa tính toán cũng như chưa kết chuyển số thuế phải nộp, lợi nhuận sang các qũy theo chế độ hiện hành, xong vấn đề này không ảnh hưởng tới việc tăng giảm vốn CSH của Công ty.
3. Tình hình huy động vốn của Công ty:
thực tế cho thấy để phát triển SXKD thì tất cả các doanh nghiệp đều phải vay vốn của nhà nước thông qua các tổ chức tín dụng, Ngân hàng và huy động các khoản tiền nhàn dỗi trong cán bộ, CNV trong chính doanh nghiệp mình. Thông qua các kênh cung cấp nguồn nguyên nhiên vật liệu tận dụng tối đa các nguồn kinh phí của đơn vị này...
Qua phân tích trên biểu số 2 ta thấy tình hình huy động nguồn vốn của Công ty như sau:
- Nguồn vốn kinh doanh tăng 5.803.796.513 đồng tương ứng 78.36% là do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc Công ty phải nhanh chóng thanh toán các khỏan vay khi được quyết toán chi phí XDCB.
- Thực tế cho thấy các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn đều giảm chứng tỏ Công ty đã thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt (giảm 299.698.011 đồng), các khoản nợ dài hạn thì chưa đến hạn trả: 924.500.000 đồng.
- Phải trả cho người bán giảm 347.868.798 đồng chứng tỏ Công ty đã có đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản phải trả cho người bán.
- Thuế cũng được Công ty tận dụng là nguồn vốn huy động trong năm của mình. Sở dĩ như vậy là do như phân tích trên kế toán Công ty đến cuối kỳ kế toán vẫn chưa kết chuyển số phải nộp như phân tích ở trên.
Như vậy, trong huy động vốn các yếu tố phân tích trên là điểm mạnh tạo nên thế và lực của công ty trong điều kiện cạnh tranh cơ chế thị trường nhưng vẫn tồn tại và phát triển.
4. Tình hình nguồn vốn trong thanh toán:
Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 1.161.268.439 đồng, tỷ lệ giảm 6.09% chủ yếu là do công nợ phải trả giảm 1.382.330.654 đồng tương đương 30,31%. Mặc dù, nguồn vốn CSH của Công ty năm 2004 tăng 221.062.215 đồng với tỷ lệ tăng 1.52% so với năm 2003 nhưng ảnh hưởng của yếu tố XDCB đã hoàn thành làm giảm tổng nguồn vốn CSH cụ thể: 5.824.367.587 đồng trong khi nguồn vốn SXKD tăng 5.803.786.513 đồng, làm cho tổng nguồn vốn CSH tăng nhưng tất cả các nguồn vốn cũng chỉ tăng 221.062.215 đồng.
Quỹ đầu tư phát triển về tỷ trọng năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 0.1%; Nguồn kinh phí, quỹ khác năm 2004 tăng 80.000.000 đồng nhưng tỷ lệ giảm 170.75%.
Tóm lại, tình hình vốn củ Công ty là tốt bởi sự giảm nguồn vốn chủ yếu là do Công ty đã hoàn thành số lượng lớn công nợ phải trả chiếm tới 30.31% tổng số vốn của Công ty trong năm. Bên cạnh đó khai thác tốt công tác đầu tư XDCB. Nếu phát huy được đà này chắc chắn Công ty sẽ có bước phát triển mới trong SXKD nâng cao phúc lợi cho CB, CNV của Công ty.
II. Phân cấp quản lý tài chính của công ty.
Công ty May 19/5 là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập. Công ty được Nhà nước cấp vốn, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh , Công ty phải tự hạch toán doanh thu - Chi phí và phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn của mình. Do vậy, cơ quan cấp trên chỉ quản lý Công ty về mặt vĩ mô.
Giám đốc Công ty là người trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng thực hiện đúng chủ trương chính sách của Nhà nước, thực hiện tốt công tác SXKD, sử dụng và quản lý đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước và nguồn vốn vay. Tăng cường nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao hơn với giá thành phù hợp với nhu cầu thị trường và tuân thủ các chế độ tài chính của Nhà nước, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời phải có hiệu quả tài chính nhằm bù đắp chi phí đã bỏ ra và bổ xung thêm nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
III. Công tác kế hoạch hóa tài chính của doanh nghiệp.
Để các khâu trong quá trình SXKD của Công ty được nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, SXKD mang lại hiệu quả cao, theo kịp với sự biến động của thị trường thì việc lập kế hoạch phải chính xác, đầy đủ và là công tác không thể thiếu đối với Công ty.
Là một đơn vị SXKD việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến KQKD vì vậy hàng năm trước khi tiến hành SXKD, Công ty xây dựng cho mình nhiều kế hoạch như: kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận, vốn... các KHTC được dựa vào tình hình hoạt động của Công ty trong những năm trước và dựa vào chỉ tiêu của cấp trên giao. Giám đốc Công ty và phòng kế toán nghiên cứu các báo cáo tài chính về quá trình thực hiện kế hoạch tài chính năm trước. Từ đó, có sự điều chỉnh về mục tiêu chính sách tài chính cho kế hoạch năm sau.
IV. Khảo sát tình hình tài chính của công ty.
Biểu số 4: Hiệu quả sử dụng vốn KD và hiệu quả CPKD của Công ty.
Đơn vị tính: Đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
TT(%)
1. Doanh thu theo giá bán
76.369.593.751
76.681.230.000
311.636.249
0,4
2. Doanh thu thuần
76.369.593.751
76.681.230.000
311.636.249
0,4
3. Tổng chi phí SX kinh doanh
6.705.846.815
5.948.603.000
-757.243.815
-11,3
4. Tổng vốn KD bình quân
22.011.369.242
22.422.715.904
411.346.662
1,87
- Tổng vốn KD đầu kỳ
21.698.998.376
22.323.740.109
624.741.733
2,88
- Tổng vốn KD cuối kỳ
22.323.740.109
22.521.691.699
197.951.590
0,89
5. Lợi nhuận
358.572.513
3.133.167.487
2.774.594.974
6. Vòng quay vốn KD
3,47
3,42
-0,05
-1,44
7. Hệ số phục vụ của vốn KD
3,47
3,42
-0,05
-1,44
8. Hệ số sinh lời của vốn KD
0,015
0,14
0,125
33,33
9. Hệ số phục vụ của chi phí KD
11,39
12,89
1,5
13,17
10. Hệ số sinh lời của chi phí KD
0,005
0,53
0,525
1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Tổng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ
=
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Vòng quay của vốn kinh doanh
Với số liệu tính toán trên biểu số 4 ta thấy vòng quay vốn kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 giảm 0,05 lần, tỷ lệ giảm 1,44%. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn và vòng quay vốn của Công ty so với 2003 giảm không đáng kể.
=
Doanh thu theo giá bán
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Hệ số phục vụ vốn kinh doanh
Qua số liệu tính toán trên biểu số 3 ta thấy: Cứ mỗi đồng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong năm 2004 góp phần tạo ra 3,42 đồng còn năm 2003 là 3,47 đồng, chứng tỏ hệ sốphục vụ kinh doanh năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0.05 đồng. Ta thấy Công ty đã sử dụng vốn vào hoạt động tổ chức kinh doanh một cách hợp lý.
Lợi nhuận phục vụ trong kỳ
=
Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Qua số liệu tính toán trên biểu số 3 ta thấy: Hệ số LN của năm 2004 là 0.14 lần, năm 2003 là 0,015 lần tăng 0.125 lần. Hệ số LN tăng như vậy là do Công ty đã biết sử dụng vốn kinh doanh vào sản xuất nhằm sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
2. Hiệu quả chi phí kinh doanh của Công ty:
Tổng lợi nhuận
Tổng chi phí kinh doanh
Tổng doanh thu theo giá bán
Tổng chi phí kinh doanh
=
Hệ số sinh lời của chi phí kinh doanh
Hệ số phục vụ của chi phí kinh doanh
=
Qua số liệu tính toán trên biểu số 3 cho ta thấy để đạt được doanh thu, lợi nhuận năm 2004 cao hơn năm 2003 Công ty đã phải cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhằm giảm chi phí giá thành làm cho hiệu quả kinh doanh tăng lên.
3. Tình hình nộp Ngân sách của Công ty.
Công ty sử dụng phương pháp kê khai nộp thuế theo tháng. Công ty luôn nộp thuế đầy đủ với Nhà nước.
Biểu số 5: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước của Công ty trong 2 năm: 2003 và 2004
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
Số tiền
Số tiền
1. Thuế GTGT
0
0
0
2. Thuế TNDN
258.743.236
729.122.512
470.379.276
3. Các loại thuế khác
8.310.872
8.310.872
0
Tổng cộng
267.054.108
737.433.384
470.379.276
Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản thuế mà Công ty phải nộp trong 2 năm qua có chiều hướng tăng lên do Công ty có nhiều điểm mạnh nên chỉ tiêu nộp thuế tăng lên theo năm. Thuế TNDN năm 2004 tăng so với năm 2003 là 470.379.276 đồng tương đương 181,79%. Các loại thuế khác năm 2004 so 2003 không đổi.
4. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn của Công ty:
Hệ số bảo toàn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ
=
Vốn CSH đầu kỳ * Hệ số trượt giá BQ
Hệ số bảo toàn vốn CSH năm 2003
14.498.020.307
=
245.580.432 * 1,2
= 0,85
Trong quá trình hoạt động SXKD luôn có sự biến động vốn về mặt giá trị dần tới sự biến động của các bộ phận trong nguồn vốn chủ sở hữu, sự biến động đó được thể hiện:
Hệ số bảo toàn vốn CSH năm 2004
14.719.082.522
=
14.451.617.952 * 1,2
= 0,85
Mức tăng trưởng vốn CSH
Vốn CSH thực có cuối kỳ
-
Vốn CSH thực có đầu kỳ
=
Mức tăng trưởng vốn CSH năm 2003
= 14.498.020.037 - 14.245.580.423 * 1,2 = 02.927.535,8 đ
Mức tăng trưởng CSH năm 2004
= 14.719.082.522 - 14.451.617.952 * 1,2 = 320.957.848 đ
Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Mức tăng trưởng vốn CSH
=
Vốn CSH đầu kỳ * Hệ số trượt giá BQ
Tốc độ tăng trưởng vốn CSH năm 2003
302.927.536,8
=
14.245.580.423 * 1,2
= 0.018
Tốc độ tăng trưởng vốn CSH năm 2004
320.957.848
=
14.451.617.592 * 1,2
= 0.019
V. Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của công ty.
Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Công ty về việc thực hiện và tính hiệu quả của công tác tài chính. Giám đốc các xí nghiệp là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty việc kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tài chính dựa trên các mục tiếu và nhiệm vụ được ghi trên các KHTC.
Công ty tiến hành chế độ kiểm tra, kiểm soát tài chính theo định kỳ hàng quý và theo quy định. Kiểm tra việc chỉ đạo của giám đốc để thực thi các hoạt động tài chính và quá trình áp dụng, các biện pháp khắc phục khó khăn gặp trong công tác quản lý tài chính.
Cơ quan chủ quản cấp trên thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính về việc chấp hành luật pháp và các văn bản dưới pháp luật, chấp hành các chính sách thể lệ, quy định về tài chính. Kiểm tra theo dõi các quyết định về huy động vốn, vòng quay vốn, quản lý và sử dụng vốn, phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các chứng từ có liên quan đến việc mua vật tư NVL bán thành phẩm. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, hình thành các quỹ tiền tệ để phát triển kinh doanh.
Phần III
Tình hình thực hiện công tác kế toán của Công ty May 19/5 - Bộ Công an
I. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
- Phòng kế toán của Công ty thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh có tính chất chung toàn Công ty, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán các xí nghiệp trong Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Phó phòng
Kế toán Tổng hợp
Kế toán quỹ
Kế toán ngân hàng
Kế toán công nợ
Kế toán Viên
Kế toán tại các xí nghiệp
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán Công ty, trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo điều hành về tài chính, tổ chức và hướng dẫn các chế độ chính sách của nhà nước về công tác kế toán, ghi chép sổ cái, lập báo cáo tài chính của Công ty.
- Phó phòng kế toán: hỗ trợ kế toán trưởng trong công tác chỉ đạo về tài chính, tổ chức và hướng dẫn về công tác kế toán,...
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp lập báo cáo toàn công ty.
- Kế toán quỹ: Có nhiệm vụ thu - chi tiền và lập báo cáo quỹ.
- Kế toán công nợ: Theo dõi ghi chép phản ánh chính xác về các khoản công nợ, các khoản thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng cũng như tính toán phân chia lương, thưởng và các khoản thu nhập khác, trích và trả BHYT, BHXH cho CBCNV toàn Công ty.
- Kế toán tại các xí nghiệp: Lập báo cáo tài chính gởi lên phòng kế toán Công ty.
Hình thức tổ chức công tác kế toán, hình thức kế toán.
- Công tác kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Xí nghiệp 1, bộ phận kế toán tập hợp chứng từ lập bảng kê, bảng phân bổ kế toán cuối tháng chuyển lên phòng kế toán Công ty. Xí nghiệp 2, 3 cuối quý, năm lập báo cáo tài chính gởi lên phòng kế toán công ty.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức kế toán công ty áp dụng: Nhật ký - Chứng từ.
II. Tình hình thực hiện công tác kế toán tại công ty.
1. Hạch toán ban đầu.
a. Chứng từ kế toán.
Chứng từ về hàng hóa, vật tư:
Hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, bảng kê mua hàng, phiếu nhập kho, thẻ kho.
- Hóa đơn cước vận chuyển, Biên bản kiểm nghiệm của phòng Kỹ thuật - KCS.
- Bảng kê chi tiết nhập vật tư.
Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy thanh toán tạm ứng, biên bản đối trừ công nợ.
Chứng từ bán hàng:
Hóa đơn GTGT, Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn hàng gửi bán.
Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ.
Giấy nộp tiền
Bảng kê nhận hàng và thanh toán hằng ngày.
Bảng thanh toán hàng đại lý.
Phiếu thu, Giấy báo có của Ngân hàng, Bảng kê nộp séc...
Chứng từ thanh toán:
Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng kê nộp tiền, bảng kê nộp séc...
Chứng từ về tài sản cố định:
Biên bản thanh lý tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao...
Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương.
Luân chuyển chứng từ:
Dưới đây trình tự luân chuyển một số chứng từ trong công ty.
Luân chuyển chứng từ tiền lương:
Cuối tháng căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành của các tổ sản xuất gửi lên nhân viên kinh tế của phân xưởng ghi 2 liên xác nhận. 1 liên lưu tại phân xưởng, 1 liên gửi về phòng Tổ chức - Lao động để làm thủ tục tính lương. Phòng Tổ chức - Lao động căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành của các tổ sản xuất gửi lên và đơn giá tiền lương khoán cho từng loại sản phẩm tính lương và lập bảng thanh toán lương. Đối với các phòng ban căn cứ vào Bảng chấm công của các bộ phận gửi lên phòng Tổ chức - Lao động để làm thủ tục tính lương theo thời gian và gửi toàn bộ bảng bảng thanh toán lương của các bộ phận lên phòng kế toán. Kế toán tiền lương có nhiệm vụ hoàn tất bảng thanh toán lương tính toán cụ thể tiền lương thực tế các khoản khấu trừ vào lương và số thực nhận của từng người.
Phiếu nhập kho:
Căn cứ vào kế hoạch vật liệu trong kỳ đã được phòng kế hoạch lập đầu kỳ và được nhân viên cung ứng thuộc biên chế phòng kế hoạch tổ chức thu mua. Theo chế độ kế toán quy định: Tất cả nguyên vật liệu về đến Công ty đều phải qua kiểm nghiệm của phòng KCS rồi mới làm thủ tục nhập kho. Tại Công ty cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức, nguyên tắc này được đảm bảo tuyệt đối vì nếu nguyên vật liệu nhập kho không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó gây thiệt hại rất lớn đến Công ty. Việc kiểm nghiệm được thực hiện bởi các nhân viên của phòng KCS. Người kiểm nghiệm phải ký tên vào biên bản kiểm nghiệm. Sau đó dựa vào biên bản kiểm nghiệm, hóa đơn mua hàng GTGT (hóa đơn này đã được nhân viên phòng kế hoạch kiểm tra), hợp đồng mua hàng; kế toán vật liệu viết phiếu nhập kho vật tư, phiếu nhập kho vật tư được lập thành 03 liên: liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho thủ kho rồi chuyển đến phòng kế toán để kế toán ghi sổ, liên 3 giao cho người giao hàng.
Phiếu nhập kho sau khi đã có đầy đủ chữ ký, một bản giao cho kế toán thanh toán, một bản còn lại ghi vào thẻ kho được chuyển cho kế toán vật liệu để làm căn cứ ghi sổ.
Phiếu xuất kho vật liệu.
Căn cứ vào kế hoạch của phòng kế hoạch và nhu cầu sản xuất thực tế của các bộ phận, các đơn vị có nhu cầu sử dụng làm phiếu xin lĩnh vật tư. Các loại vật liệu xin lĩnh được ghi theo danh mục cần dùng, số lượng quy cách, phẩm chất. Phòng kế hoạch viết phiếu xuất vật liệu theo yêu cầu. Thủ kho va fngười nhận vật liệu ký xác nhận số vật liệu thực xuất vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại cuống, liên 2 thủ kho sử dụng để ghi vào sổ và chuyển lên phòng kế toán cho kế toan vật liệu, liên 3 giao cho người lĩnh vật tư.
Thẻ kho: Được mở riêng cho từng loại vật tư, hàng hóa, mỗi thẻ kho theo dõi tình hình xuất - nhập - tồn của từng loại vật tư, hàng hóa. Thẻ kho là căn cứ để xác định lượng hàng xuất - nhập - tồn để lập nên bảng tổng hợp cuối tháng.
Kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán tiền mua hàng sử dụng các TK: TK152, 133, 111, 112, 331, 311...
Sau khi xác định giá nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Giá trị ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111,112, 331: Tổng giá trị ghi trên hóa đơn.
Nếu phát sinh khoản giảm giá và hàng trả lại cho bên bán kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK152
Nguyên vật liệu cuối kỳ sử dụng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152
Có TK 621
b. Xuất vật liệu: Nguyên vật liệu được xuất kho để tham gia quá trình sản xuất.
Nợ TK 621 : Vật liệu dùng cho sản phẩm
Nợ TK 627 : Vật liệu cùng cho quản lý phân xưởng
Nợ TK 642 : Vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp
Có TK 152 : Tổng trị giá vật liệu xuất dùng
Nguyên vật liệu mua về đưa về sử dụng ngay chế tạo ra sản phẩm.
Nợ TK 621
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331
Kế toán căn cứ vào hóa đơn bên bán, phiếu nhập kho, căn cứ vào phiếu chi (đối với vật liệu mua bằng tiền mặt), hoặc giấy báo Nợ của Ngân hàng (đối với vật liệu mua bằng tiền gửi Ngân hàng) để ghi vào bảng kê chi tiết nhập vật tư, hàng hóa.
Bảng kê được lập hàng tháng ghi lần lượt thứ tự phiếu nhập kho. Mỗi phiếu nhập kho được ghi vào một dòng của bảng kê nhập vật tư. Cùng với việc phản ánh giá trị vật liệu nhập kho Công ty còn theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán với người bán theo chứng từ thanh toán. Cuối tháng kế toán căn cứ vào “Bảng kê chi tiết nhập vật tư” để lập “Bảng tổng hợp nhập vật tư”. Cuối mỗi tháng kế toán tổng hợp số liệu phát sinh trong quý: số liệu tổng cộng của 3 tháng phần ghi Nợ TK 152 và ghi Có các TK đối xứng trên nhật ký chứng từ số 1, 2, 5 và nhật ký chứng từ số 7 ... Để lập bảng kê số 3 tính giá thành thực tế vật liệu. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho thanh toán bằng tiền mặt kế toán theo dõi trên NKCT số 1 - ghi có TK 111, ghi Nợ TK 152 (NKC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32487.doc