MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tây Hồ 2
2.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty 2
2.2. Kết quả của doanh nghiệp sau một số năm 3
3. Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được áp dụng tại công ty Tây Hồ 5
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý 5
3.2. Các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được áp dụng tại công ty Tây Hồ 8
4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty 14
4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 14
4.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty 15
Phần 2: Tổ chức công tác kế toán tại công ty Tây Hồ 16
1. Tổ chức bộ máy kế toán 16
1.1. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán 16
1.2. Lao động kế toán và phân công lao động trong bộ máy kế toán 17
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán 19
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán 20
2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty Tây Hồ 21
3. Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu 24
3.1. Kế toán lương và các khoản trích theo lương 24
3.2. Kế toán TSCĐ 27
3.3. Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành 29
3.4. Kế toán vật tư 31
3.5. Kế toán thanh toán 34
4. Báo cáo kế toán tại công ty Tây Hồ 36
Phần 3: Nhận xét, đánh giá về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại công ty 37
1. Ưu điểm 37
2. Một số tồn tại và hạn chế 40
3. Một số đề xuất 41
Danh mục tài liệu tham khảo 42
Phụ lục
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổ chức công tác kế toán tại công ty Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ sở, các phòng ban lập kế hoạch sử dụng tiền mặt gửi về phòng Tài chính - kế toán để có kế hoạch đảm bảo.
+ Việc sử dụng tiền mặt: cá nhân, đơn vị xin ứng phải báo cáo nhu cầu được Giám đốc công ty phê duyệt. Đối với các đơn vị cơ sở thì do chỉ huy đơn vị cơ sở duyệt và phải thông qua hệ thống sổ sách , phiếu chi của tài chính các cấp nghiêm cấm việc giao nhận tiền không có phiếu chi. Sau khi hoàn thành việc chi tiêu thì chỉ huy đơn vị đôn đốc việc hoàn ứng, hoàn chứng từ dứt điểm.
+ Người được ứng tiền phải là cán bộ công nhân viên , hợp đồng dài hạn đang làm việc ở công ty do công ty quản lý và trả lương.
+ Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, chỉ huy đơn vị mình về số tiền đã ứng, chi tiêu đúng mục đích, đúng nội dung và đúng phương án đã được phê duyệt.
+ Nhu cầu ứng tiền mặt đảm bảo cho sản xuất, thi công công ty thực hiện mỗi tuần một lần, các nhu cầu khác theo giấy phê duyệt của Giám đốc công ty.
+ Các cá nhân, đơn vị phải chịu sự giám sát, kiểm tra việc chi tiêu của phòng Tài chính - kế toán. Phòng Tài chính - kế toán chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ và ban Giám đốc nội dung chi tiêu theo phương án, kế hoạch, mục đích đã được phê duyệt.
+ Trường hợp nhận tiền mặt của các chủ đầu tư hoặc các nơi có quan hệ hợp đồng kinh tế, các đơn vị phải báo cáo Giám đốc, phòng Tài chính - kế toán đề nghị cấp giấy giới thiệu nhận và chịu trách nhiệm theo dõi quản lý. Tiền nhận về phải nộp quỹ công ty, nghiêm cấm các đơn vị cơ sở tự nhận tiền của các đối tác có liên quan nhập quỹ đơn vị mình tự chi tiêu không báo cáo.
+ Tất cả các nguồn thu của các đơn vị cơ sở phải thể hiện qua sổ sách kế toán của đơn vị.
Về tạm ứng và thanh toán tạm ứng:
+ Việc tạm ứng có thể là tiền mặt hoặc chuyển khoản, ngưòi nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước công ty về việc sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung chi tiêu, kế toán phải cập nhật sổ sách theo dõi kịp thời. Công ty thanh toán qua ngân hàng mỗi tháng 2 lần vào ngày 15 và 30 hàng tháng.
+ Việc thanh toán tạm ứng phải được thực hiện ngay sau khi công việc kết thúc, đối với cá nhân thời gian không quá 5 ngày, đối với đơn vị cơ sở thời gian không quá 30 ngày và phải đủ chứng từ hợp pháp hợp lệ, chứng từ quyết toán phải thông qua phòng Tài chính - kế toán để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trước khi trình Giám đốc ký.
Về lãi vốn:
+ Tất cả các nguồn vốn công ty ứng cho sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị, vật tư, xe máy...cho các đơn vị, các phòng kinh doanh trực thuộc công ty, công ty đều thu lãi và lãi suất ngân hàng quy định từng thời điểm.
+ Công ty thanh toán tiền lãi cho các đơn vị cơ sở theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm tiền chủ đầu tư chuyển về sau khi trừ các nghĩa vụ thu nộp.
+ Đơn vị có trách nhiệm thu hồi công nợ và chịu lãi vốn tối đa không quá 1 năm sau khi có thẩm định quyết toán, trường hợp do nguyên nhân khách quan do việc thẩm định kéo dài sẽ được công ty xem xét giải quyết cụ thể.
Về sử dụng hoá đơn chứng từ:
+ Hóa đơn chứng từ mua bán phải đầy đủ, kịp thời, hợp pháp, hợp lệ, đúng mục đích, chính xác về số liệu, chủng loại và giá cả đã được duyệt.
+ Các chỉ tiêu phục vụ chi phí chung, tiếp khách, chi phí văn phòng hậu cần doanh trại...nếu không thể có hoá đơn thì phải có giấy biên nhận ghi tên người bán địa chỉ rõ ràng.
+ Phòng Tài chính - kế toán không được thanh toán những chi phí mà hoá đơn chứng từ không hợp pháp, hợp lệ. Các khoản không được chấp nhận thanh toán cá nhân tự chịu trách nhiệm.
+ Toàn bộ chứng từ thanh toán tập hợp theo từng công trình xử lý sơ bộ tại đơn vị, một tháng hai lần voà ngày 15 và 30 hàng tháng chuyển phòng Tài chính - kế toán công ty xét duyệt. Nếu là chi phí chung thì lập bảng phân bổ cho từng công trình. Các chứng từ liên quan đến xuất nhập vật tư các đơn vị có thể sử dụng bảng kê kèm theo phiếu xuất nhập.
+ Các chứng từ chi phí cho thi công công trình sau khi xét duyệt thì lưu lại phòng Tài chính - kế toán công ty, các chứng từ nội bộ khác của đơn vị thì lưu tại đơn vị cơ sở.
Về quản lý tài sản :
+ Tài sản do công ty hoặc các đơn vị cơ sở quản lý đều là tài sản chung của công ty phải được quản lý, sử dụng và khấu hao theo quy định.
+ Tài sản là nhà cửa, văn phòng, trang thiết bị dụng cụ văn phòng, xe chỉ huy và tài sản ở các văn phòng phía Bắc phục vụ do phòng Hành chính quản lý, phòng Tài chính - kế toán trực tiếp tính khấu hao hàng năm.
+ Tài sản nhà cửa, văn phòng, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất thi công và phục vụ đời sống của nhà máy X18 và của chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh do công ty giao, được quản lý và khấu hao theo quy định của công ty và hạch toán vào chi phí sản xuất hàng năm.
+ Tài sản, thiết bị văn phòng, trang thiết bị xe máy phục vụ cho sản xuất, xây lắp do công ty đầu tư giao cho đơn vị cơ sở sử dụng, các đơn vị cơ sở phải nộp khấu hao về công ty.
+ Tài sản cố định được khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước quy định.
+ Trang thiết bị xe máy được khấu hao theo kế hoạch khấu hao trong báo cáo đầu tư của các đơn vị được Giám đốc duyệt.
+ Những trang thiết bị công ty điều chuyển dài hạn thì đơn vị giao phải bàn giao cho đơn vị nhận: Tình trạng kỹ thuật, chất lượng, giá trị còn lại để đơn vị tiếp nhận theo dõi quản lý, sử dụng được thuận lợi. Nếu điều chuyển thời vụ thì đơn vị giao vẫn phải quản lý thiết bị đó, 2 đơn vị thống nhất mức khấu hao, tiền thu được đơn vị quản lý phải nhập quỹ đơn vị.
Trang thiết bị đơn vị cơ sở tự mua sắm là tài sản chung của đơn vị, nhưng vẫn phải chịu sự theo dõi quản lý của công ty.
+ Trong quá trình sử dụng tài sản của công ty đơn vị sử dụng làm mất phải đền, hỏng phải sửa chữa, kinh phí sửa chữa do đơn vị sử dụng chịu.
Về hệ thống sổ sách - Chế độ báo cáo tài chính:
+ Hệ thống sổ sách kế toán các đơn vị phải thực hiện theo sự hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất của phòng Tài chính - kế toán công ty.
+ Thực hiện nghiêm các chế độ báo cáo nghiệp vụ tài chính, cuối tháng trước khi cộng sổ đơn vị phải đối chiếu sổ cấp với phòng Tài chính - kế toán. Cộng sổ xong phải lập bảng cân đối phát sinh số dư, diễn giải chi tiết số dư, báo cáo công nợ, báo cáo xuất nhập - tồn vật tư...
+ Cuối năm phòng Tài chính - kế toán tiến hành kiểm tra và duyệt quyết toán với các đơn vị cơ sở. Thời gian duyệt quyết toán do phòng Tài chính lập kế hoạch.
Về quản lý lao động:
+ Việc tuyển dụng lao động dài hạn phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các đơn vị cơ sở trong công ty, phòng Tổ chức lao động là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp báo cáo hội đồng tuyển dụng lao động xét để Giám đốc ký hợp đồng lao động. Người lao động sau khi đã ký hợp đồng lao động phải chấp hành sự phân công công tác và điều động của công ty và được xếp lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định để thực hiện các chế độ chính sách, việc hưởng lương trong thời gian làm việc theo quy chế trả lương của công ty.
+ Người lao động làm việc lâu dài trong công ty được xét nâng bậc, nâng lương đề bạt theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và của Tổng cục công nghiệp Quốc phòng khi có đủ điều kiện.
+ Công ty Tây Hồ là doanh nghiệp Quân đội nên mọi cán bộ công nhân viên đều phải chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điều lệ quân đội, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo: Cấp dưới báo cáo cấp trên, chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên.
+ Thời gian làm việc của người lao động trong công ty theo quy định là 8 giờ/1 ngày, 5 ngày/1 tuần; các ngày lễ tết nghỉ theo quy định.
+ Chế độ làm thêm giờ và bồi dưỡng ngoài giờ chỉ thực hiện khi người lao động thực tế đã làm việc đủ số giờ làm việc trong tháng theo quy định. Cụ thể: người lao động làm việc trên công trường (kể cả lao động quản lý, phục vụ quản lý và lao động trực tiếp sản xuất ) lái xe chỉ huy nếu trong tháng có giờ làm thêm thì được thanh toán theo quy định của Nhà nước; bảo vệ cơ quan những ngày nghỉ mà phải đi làm việc thì được hưởng chế độ bồi dưỡng = 15.000đ/ca/người.
+ Chế độ nghỉ phép hàng năm của cán bộ, công nhân viên lao động hợp đồng dài hạn trong công ty thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Luật lao động.
+ Mức tiền lương tối thiểu mà doanh nghiệp áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên, lao động hợp đồng là 450.000đ/tháng.
4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty
4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được giao, công ty Tây Hồ đã xây dựng cho mình một mô hình tổ chức từ công ty đến các phòng ban và các xí nghiệp thành viên. Trong đó, các xí nghiệp là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất được tổ chức thành các đội cụ thể. Các đội xây dựng này có thể trực thuộc xí nghiệp hoặc trực thuộc công ty. Để cụ thể hoá mô hình tổ chức cơ cấu của công ty, ta có thể phân ra như sau:
- Bộ phận sản xuất chính: với nhiệm vụ tạo ra sản phẩm chính cho công ty như các công trình xây dựng và công trình giao thông bao gồm các bộ phận sau:
+ Xí nghiệp xây dựng công nghiệp dân dụng và hạ tầng 497
+ Xí nghiệp lắp máy và xây dựng công trình 597
+ Xí nghiệp xây dựng cầu đường và thuỷ lợi 797
+ Xí nghiệp xây lắp công nghiệp và dân dụng 897
+ Xí nghiệp xây lắp công nghiệp dân dụng và điện 997
+ Các đội xây dựng số 1, 2, 3, 4, 5
+ Đội thi công cơ giới
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: với nhiệm vụ là phục vụ kịp thời theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất chính, bao gồm các bộ phận như các bộ phận phòng ban bổ trợ cho hoạt động sản xuất.
- Bộ phận sản xuất phụ:
+ Phòng kinh doanh vật tư thanh xử lý
+ Xưởng sản xuất cát Từ Liêm
- Bộ phận phục vụ sản xuất:
+ Hệ thống các kho bãi vật liệu xây dựng
+ Bộ phận vận chuyển vật liệu ở công trường
+ Đội xe cơ giới
4.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty
Quá trình xây dựng thường được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia làm nhiều việc khác nhau. Cụ thể qui trình công nghệ sản xuất của công ty như sau:
Nhận thầu
Mua vật tư, tổ chức nhân công
Lập kế hoạch
thi công
Tổ chức thi công
Nghiệm thu bàn giao công trình
Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng do đặc thù ngành xây dựng nên sản phẩm của công ty là sản phẩm đơn chiếc, chu kỳ sản xuất lâu dài tập trung cần nhiều nguyên liệu, sản phẩm chỉ bán cho một khách hàng.
Phần 2: Tổ chức công tác kế toán tại công ty Tây Hồ
1. Tổ chức bộ máy kế toán
1.1. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp có quy mô vừa, các đơn vị trực thuộc như các xí nghiệp, các đội hoạt động tập trung trên một địa bàn. Tuy nhiên, công ty có một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh nên công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
Đối với những đơn vị trực thuộc kinh doanh quy mô nhỏ, gần trung tâm điều hành; mặt bằng kinh doanh tập trung, chưa có đủ điều kiện nhận vốn, kinh doanh và tự chủ trong quản lý, thì đơn vị đó không được phân cấp quản lý, do vậy không cần tổ chức sổ sách và bộ máy kế toán; toàn bộ khối lượng kế toán thực hiện tại trung tâm kế toán đặt tại đơn vị cấp trên.
Đối với những đơn vị có đủ điều kiện về tổ chức, quản lý và kinh doanh một cách tự chủ, hơn nữa kinh doanh ở quy mô lớn, trên diện không gian rộng, phân tán mặt bằng, thì cần được giao vốn, nhiệm vụ kinh doanh cũng như quyền quản lý điều hành. Khi đó, cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị trực thuộc. Toàn bộ khối lượng kế toán được thực hiện ở dưới đơn vị trực thuộc, quan hệ giữa các đơn vị hạch toán phân tán là quan hệ kinh tế nội bộ. Cấp trên chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp theo báo cáo của những đơn vị đó.
Mô hình kế toán kiểu hỗn hợp mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ mô hình kế toán hỗn hợp
Kế toán đơn vị cấp trên
Kế toán trưởng
Kế toán các hoạt động tại cấp trên
Kế toán các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung
Bộ phận tổng hợp báo cáo từ đơn vị trực thuộc
Bộ phận kiểm tra kế toán
Đơn vị kinh tế trực thuộc
Nhân viên hạch toán ban đầu tại cơ sở trực thuộc
Đơn vị kế toán phân tán tại đơn vị trực thuộc
1.2. Lao động kế toán và phân công lao động trong bộ máy kế toán
Phòng Tài chính- kế toán công ty Tây Hồ - Bộ Quốc phòng có 11 người, trong đó mỗi người đều được phân công cụ thể công việc và được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán công ty Tây Hồ
Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng TCKT
Bộ phận
Tài chính
Bộ phận
Kiểm tra kế toán
Bộ phận
Kế toán tổng hợp
BP Hạch toán TSCĐ, VL, CCDC
Bộ phận kế toán tiền lương
Bộ phận
KT chi phí, giá thành
Bộ phận
Kế toán thanh toán
Bộ phận
Quỹ
Trưởng ban TCKT chi nhánh
Kế toán, thủ quỹ các xí nghiệp
Kế toán các đội xây
dựng
Kế toán, thủ quỹ các xí nghiệp
Bộ phận
kế toán VL, CCDC, TSCĐ
Bộ phận
kế toán tiền lương
Bộ phận
kế toán chi phí giá thành
Bộ phận
kế toán thanh toán
Bộ phận kế toán KD bất động sản
Bộ phận
Kế toán – KD XNK
Bộ phận
kế toán KD xuất nhập khẩu
Bộ phận
kế toán KD bất động sản
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính - Kế toán: Phụ trách chung, điều hoà cấp phát vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phụ trách kế hoạch tài chính chung của công ty, phụ trách chế độ quản lý tài chính, chế độ về nghiệp vụ kế toán, tham gia xây dựng chế độ chinh sách, xử lý số liệu kế toán chung của công ty do kế toán tổng hợp báo cáo.
Bộ phận tài chính: Quản lý vốn, tài sản, theo dõi đảm bảo chế độ chính sách và toàn bộ phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên.
Bộ phận kiểm tra kế toán: Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa số liệu kế toán của doanh nghiệp với số liệu kế toán của các đơn vị kế toán có liên quan, giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với chế độ thể lệ kế toán hiện hành nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán – tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, minh bạch, công khai, đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý.
Bộ phận kế toán tổng hợp: Kiểm tra, xử lý chứng từ, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo kết lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, …
Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi tình hình thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên các khoản trừ vào lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản tiền phạt, tiền vay ứng lương, tạm ứng thừa chưa hoàn trả và các khoản BHXH, BHYT trả cho CNV theo chế độ ốm đau, thai sản.
Bộ phận kế toán TSCĐ, CCDC: Theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình nhập, xuất sử dụng công cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình, hạng mục công trình, cho các xí nghiệp và các đội xây dựng. Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, theo từng xí nghiệp, đội xây dựng.
Bộ phận kế toán thanh toán: (Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng – công nợ): Phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, lập bảng kê tổng hợp sau đó đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp, xử lý số liệu, thanh toán công nợ với khách hàng.
Bộ phận kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm: Nhận các chứng từ từ các xí nghiệp, đội tập hợp chi phí giá thành, xác định giá trị dở dang cuối kỳ, đầu kỳ cho từng công trình , hạng mục công trình theo từng xí nghiệp, đội thi công.
Bộ phận quỹ: Thực hiện thu chi theo lệnh, mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ.
Trưởng ban KTTC chi nhánh: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán, kiểm tra đối soát các báo cáo tài chính tại chi nhánh công ty ở miền Nam.
Kế toán các xí nghiệp, đội xây dựng: Tập hợp chi phí trực tiếp phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình và các chi phí phát sinh tại bộ máy quản lý của xí nghiệp hàng tháng chuyển lên phòng kế toán công ty kèm theo bảng tổng hợp thanh toán chứng từ của từng công trình, hạng mục công trình.
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán
Phòng tài chính - kế toán là phòng vừa có chức năng quản lý tài chính, vừa có chức năng đảm bảo do đó hoạt động của phòng tài chính kế toán phải đạt được mục đích thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính - kế toán đặt dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc công ty, trong đó kế toán trưởng kiêm trưởng phòng là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành công việc kế toán thống kê hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo những pháp lệnh Nhà nước.
Cụ thể:
Tham mưu cho giám đốc về công tác đảm bảo và quản lý tài chính của toàn công ty.
Thực hiện tốt các chế độ tiền lương, thưởng, các chỉ tiêu về phúc lợi cũng như các chi phí khác cho mọi thành viên trong công ty.
Mở đầy đủ sổ sách về hệ thống kế toán và ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ hiện hành.
Quản lý chặt chẽ tiền mặt, tiền tồn khoản ở ngân hàng, đôn đốc thanh toán.
Giúp giám đốc kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính với các đơn vị cơ sở trong công ty, kiến nghị về các biện pháp quản lý nhằm đưa công tác quản lý tài chính ngày càng đi vào nề nếp.
Thực hiện chế độ báo cáo tài chính ngày, tháng, năm và tổng quyết toán với đơn vị cấp trên và cơ quan Nhà nước theo chế độ.
2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty Tây Hồ
Hiện nay, công ty Tây Hồ đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
Về chế độ chứng từ, công ty vận dụng theo quyết định 15/QĐ-BTC. Trong thực tế, công ty Tây Hồ ngoài việc sử dụng các mẫu chứng từ hướng dẫn và bắt buộc theo chế độ quy định thì công ty còn sử dụng một số chứng từ do công ty tự lập ra để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thực tế của mình, tuy nhiên các chứng từ đó vẫn có giá trị pháp lý về hoạt động tài chính, kế toán của công ty. Chẳng hạn trong phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công ty sử dụng các chứng từ theo chế độ hướng dẫn như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; các bảng kê chứng từ mua hàng hoá dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra để thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động sản xuất và hạch toán kế toán theo yêu cầu thực tế của ngành xây lắp công ty còn sử dụng Phiếu theo dõi ca xe máy thi công; Bảng kê xuất vật tư sử dụng...
Về chế độ tài khoản, công ty cũng sử dụng hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán chi tiết các phần hành kế toán thì công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4. Chẳng hạn:
Đối với tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” thì công ty chi tiết như sau:
+ Chi tiết đến cấp 2 từ 1121 đến 1123 theo chế độ quy định là tiền VNĐ; tiền ngoại tệ; vàng bạc, kim khí đá quý.
+ Chi tiết đến cấp 3 theo từng ngân hàng giao dịch và loại tiền VNĐ hay ngoại tệ. Ví dụ: TK 11211 “Tiền VNĐ gửi NHTMCP Quân đội”; TK 11221 “Tiền ngoại tệ gửi NHTMCP Quân đội”...
+ Chi tiết đến cấp 4 theo mã ngoại tệ. Ví dụ: TK 112211 “Tiền USD gửi NHTMCP Quân đội”, TK 112212 “ Tiền EUR gửi NHTMCP Quân đội”...
Hoặc đối với TK 136 “ Phải thu nội bộ” thì công ty chi tiết thành:
+ Tài khoản cấp 2 là TK 1361 “Phải thu nội bộ: Vốn kinh doanh tại các đơn vị”
+ Tài khoản cấp 3 là chi tiết theo các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: TK 1361.01 “ Phải thu nội bộ: Vốn kinh doanh tại XN 497”...
Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng các tài khoản ngoài bảng như: TK001 “ Tài sản thuê ngoài”; TK 002 “Vật tư hàng hoá giữ hộ, nhận gia công”; TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi”; TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”; TK 007 “Ngoại tệ các loại”.
Về chế độ sổ sách: hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung do công ty có quy mô vừa và có điều kiện phân công lao động kế toán phần hành để thực hiện ghi sổ kế toán tổng hợp.
Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
GHI CHÚ:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
Về chế độ báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN): Lập định kỳ quý, năm.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu số B02 – DN): Lập định kỳ quý, năm.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN): Lập định kỳ quý, năm.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09 – DN): Lập định kỳ năm.
Công ty có sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán Fast để hỗ trợ cho công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, chính xác, tinh giản bộ máy kế toán làm cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, bớt cồng kềnh.
3. Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu
3.1. Kế toán lương và các khoản trích theo lương
Tài khoản sử dụng:
- TK 334 “ Phải trả cán bộ công nhân viên”
- TK 335 “ Chi phí phải trả”
- TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
TK3382 “ Kinh phí công đoàn”
TK 3383 “ Bảo hiểm xã hội”
TK 3384 “ Bảo hiểm y tế”
Chứng từ kế toán:
+ Bảng chấm công
+ Phiếu báo làm thêm giờ
+ Hợp đồng giao khoán
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH
+ Bảng thanh toán BHXH
Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp
Tổ chức hạch toán chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết các tài khoản 334, 335, 338.
Tổ chức hạch toán tổng hợp:
Chứng từ gốc về tiền lương và các khoản trích theo lương
Nhật ký chung
Sổ cái TK 334, 335, 338
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ chi tiết TK 334, 335, 338
Bảng phân bổ
số 1
Báo cáo kế toán
d) Sơ đồ hạch toán:
TK111, 112
Thanh toán thu nhập cho NLĐ
TK138
Khấu trừ khoản phải thu khác
TK 141
Khấu trừ khoản tạm ứng thừa
TK 338
Thu hộ cho cơ quan khác
hoặc giữ hộ NLĐ
TK111, 112
TL, tiền thưởng
phải trả cho LĐTT
TK335
TLNP thực tế
phải trả LĐTT
Trích trước
TL NP của LĐTT
TL, tiền thưởng
phải trả cho NVPX đội XD
TL, tiền thưởng
phải trả cho NV bán hàng
TL, tiền thưởng
phải trả cho NVQLDN
Tiền thưởng từ quỹ khen
thưởng phải trả cho NLĐ
BHXH phải trả cho NLĐ
TK 627
TK 641
TK 642
TK 431
TK 3383
TK 622
TK 623
TL, tiền thưởng
cho công nhân sử dụng
máy thi công
3.2. Kế toán TSCĐ
Tài khoản sử dụng:
+ TK 211 “TSCĐ hữu hình”
+ TK 213 “TSCĐ vô hình”
+ TK 214 “Hao mòn TSCĐ”
+ TK 241 “ XDCB dở dang”
Chứng từ kế toán:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Thẻ TSCĐ
Tổ chức hạch toán tổng hợp và chi tiết
+ Tổ chức hạch toán chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết các TK 211, 213, 214.
+ Tổ chức hạch toán tổng hợp:
Chứng từ kế toán
(TSCĐ)
Thẻ TSCĐ (Lập, ghi, huỷ)
Ghi sổ chi tiết TK 211, 213, 214
Sổ tổng hợp chi tiết
Báo cáo KT
Sổ cái TK 211, 213, 214
Bảng CĐ Số phát sinh
Ghi nhật ký chung
d) Phương pháp, quy trình hạch toán:
Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao là phương pháp tỷ lệ cố định.
Quy trình hạch toán:
Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ
TK 111, 112, 331, 341
TK 211, 213,
Giá mua và phí tổn của TSCĐ không qua lắp đặt
TK 133
Thuế GTGT được
Khấu trừ (nếu có)
TK 152, 334, 338…
Chi phí xd, lắp
đặt, triển khai
TK 241
TSCĐ hình thành qua xd
,lắp đặt, triển khai
TK 411
TK 3381
TSCĐ do Nhà nước cấp
TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân
Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ
TK 211, 213
TK 811
Giá trị còn lại của TSCĐ
nhượng bán, thanh lý
TK 214
Giá trị hao mòn giảm
Khấu hao TSCĐ
TK 623, 627, 641, 642
TK 1381
TSCĐ thiếu
Nguyên giá
TSCĐ
3.3. Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành
Tài khoản sử dụng:
+ TK 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”
+ TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”
+ TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”
+ TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”
+ TK 154 “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
+ TK 155 “ Thành phẩm”
Chứng từ kế toán:
+ Phiếu theo dõi ca xe máy thi công
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
+ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Bảng kê xuất vật tư sử dụng
+ Các bảng kê chứng từ mua hàng hoá dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất
Tổ chức hạch toán tổng hợp và chi tiết
+ Tổ chức hạch toán chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154.
+ Tổ chức hạch toán tổng hợp:
Chứng từ
CP SXKD
Ghi sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154
Tổng hợp chi tiết
CPSX
Nhật ký chung
Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154
Bảng CĐSPS
Báo cáo kế toán
Quy trình hạch toán
TK 154
TK 621
TK 622
TK 623
TK 627
Kết chuyển Chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ
Kết chuyển Chi phí nhân công TT cuối kỳ
Kết chuyển CPSD máy thi công cuối kỳ
Kết chuyển Chi phí sản xuất chung cuối kỳ
D ĐK xxx
TK 154
Các khoản ghi giảm
chi phí sản xuất
TK 155
Giá thành
thực tế
TK 632
CTXL hoàn thành
chưa XĐ tiêu thụ
CTXL hoàn thành
đã XĐ tiêu thụ
3.4. Kế toán vật tư
Tài khoản sử dụng:
+ TK 152 “ Nguyên vật liệu”
+ TK 153 “ Công cụ dụng cụ”
Chứng từ kế toán:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Thẻ kho
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
+ Biên bản kiểm nghiệm
Tổ chức hạch toán tổng hợp và chi tiết
+ Tổ chức hạch toán chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết các TK 152, 153. Hạch toán chi tiết t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 255.doc