TSCĐ hữu hình của công ty là những tư liệu lao động có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phân riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện những chức năng nhất định. Công ty có những tài sản cố định là giàn giáo thép, cốt pha tôn thường bị tách ra thành nhiều bộ phận nhỏ, do nhiều đội sử dụng để thi công xây lắp các công trình ở nhiều địa phương khác nhau. Ngoài ra TSCĐ của công ty còn có nhà cửa, vật kiến trúc, công trình phụ trợ và các tài sản khác như phương tiện vận chuyển.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm: Là toàn bộ chi phí từ khi mua đến khi TSCĐ được đưa vào sử dụng bao gồm: Giá mua, thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi phí lắp đặt, chạy thử nếu có.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình xây dựng mới, được hạch toán gồm hai phần:
- Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp và các chi phí lắp đặt chạy thử theo thiết kế kỹ thuật quy định.
- Phần chênh lệch do đánh giá trị công trình theo mặt bằng giá khi đưa công trình vào sử dụng (được cấp quản lý có thẩm quyền duyệt y).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp: Giá ghi trong “Biên bản bàn giao TSCĐ” của đơn vị được cấp và chi phí lắp đặt chạy thử.
Các trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều được lập biên bản giao nhận TSCĐ, quyết định của cấp thẩm quyền và theo các quy định của chế độ hiện hành của Nhà nước. Kế toán có trách nhiệm lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổ chức công tác kế toán tại công ty Xây dựng số 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho sản xuất kinh doanh công ty phải sử dụng đến rất nhiều loại nguyên vật liệu với khối lượng lớn như: xi măng, sắt thép, gạch, cát, đá...để phục vụ cho sản xuất xây lắp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được lập dự toán cho từng công trình.công ty đã xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và tổ chức quản lý chặt chẽ. Khối lượng công việc thi công xây lắp được giao khoán cho đội xây dựng đảm nhiệm theo định mức, dự toán đã lập. Đội trưởng(chủ hạng mục công trình) của mỗi đội xây dựng chủ động mua sắm và bảo quản nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình. Định kỳ mang hoá đơn về phòng kế toán để thanh toán. Phòng kế toán chỉ theo dõi nguyên vật liệu theo hoá đơn của các đội gửi về, không theo dõi cụ thể từng lần xuất dùng cũng như nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Cũng có trường hợp nhân viên kỹ thuật của công ty có trách nhiệm đi thu mua vật liệu xây lắp theo nhu cầu, yêu cầu của công trình về nhập kho của công ty.
Đối với vật tư công ty mua hay đội tự mua xuất thẳng tới công trình thì giá thực tế vật tư nhập kho của đội hay của công ty được tính:
Giá thực tế của NVL = Giá mua trên hoá đơn + Chi phí thu mua
Hiện nay công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để xuất kho nguyên vật liệu. Công ty nhập nguyên vật liệu về theo số lượng tính toán và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thực tế tại công trường. Sau đó thì công ty sẽ nhập bao nhiêu sẽ xuất sử dụng bấy nhiêu chứ không để tồn kho công ty lâu. Đối với vật tư xuất từ kho của công ty thì giá thực tế vật liệu được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước
Công ty hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.1.Tài khoản sử dụng:
* Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”:dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của các loại nguyên vật liệu trong công ty.
Bên Nợ:
Công ty nhập kho nguyên vật liệu từ nguồn mua ngoài.
Công ty nhập lại kho nguyên vật liệu sử dụng cho thi công không hết còn thừa.
Nguyên vật liệu thừa trong khi kiểm kê.
Bên Có:
Nguyên vật liệu xuất kho cho việc thi công các công trình.
Nguyên vật liệu thiếu hụt trong kiểm kê.
Nguyên vật liệu mất mát, hao hụt, xây lán trại hiện thời.
Dư Nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho.
* Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”: có kết cấu tương tự TK152
2.2.Phương pháp hạch toán:
a) Tại phòng kế toán:
* Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho kế toán ghi:
Nợ các TK152, 153 - (giá mua chưa có thuế)
Nợ TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111, 112, 141, 331
* Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ từ nơi mua về kho công ty công ty hạch toán
Nợ các TK 152, 153
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 141, 331...
* Nhập kho nguyên vật liệu dùng không hết ở các đội:
Nợ TK 152, 153
Có TK 136 – Phải thu nội bộ.
* Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê:
- Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thừa đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào giá trị thừa kế toán ghi:
Nợ các TK 152, 153
Có TK 338 – Phải trả khác (3381)
- Khi có quyết định xử lý nguyên vật liệu; công cụ, dụng cụ thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định, kế toán ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK liên quan.
* Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, kinh doanh xây lắp:
- Xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cho hoạt động kinh doanh xây lắp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152, 153
Xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cho hoạt động khoán xây lắp nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 152, 153
* Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:
- Trường hợp thiếu hụt do sai sót trong ghi chép, cân đong đo đếm kế toán điều chỉnh lại sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK152, 153
- Nếu giá trị nguyên vật liệu thiếu nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (hao hụt trong định mức), ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152, 153
Nếu số hao hụt chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK152,153
- Nếu bắt người phạm lỗi phải bồi thường, căn cứ vào giá trị bắt bồi thường, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138, 334
Có TK 152 (hoặc TK 153)
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 138 – Phải thu khác.
Sơ đồ hạch toán tổng quát
nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
TK111, 331, 311 TK152, 153 TK642
Tăng do mua ngoài Xuất cho chi phí quản lý
TK133
Thuế VAT được
khấu trừ
TK642,3381 TK136
Thừa phát hiện khi Cấp cho các đội XD
kiểm kê
TK 138, 642
Thiếu phát hiện qua
kiểm kê
b) Kế toán tại các đội:
* Phần lớn nguyên vật liệu là do các đội mua về không qua kho mà xuất dùng trực tiếp, nhân viên kinh tế đội ghi:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có các TK 111, 141, 331.
* Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho ghi:
Nợ các TK152, 153 - (giá mua chưa có thuế)
Nợ TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111, 112, 141, 331
* Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ từ nơi mua về kho hạch toán:
Nợ các TK 152, 153
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 141, 331...
* Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng không hết hạch toán như sau:
Nợ các TK 152, 153
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
* Các đội xây dựng nhận ứng trước nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ của công ty để thực hiện khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ, các đội hạch toán:
Nợ các TK 152, 153
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
* Xuất nguyên vật liệu để dùng cho các hoạt động ở đội xây dựng:
Nợ các TK 621, 623, 627
Có TK152 (hoặc TK153 )
Nguyên vật liệu (công cụ, dụng cụ) dùng không hết nhập lại kho công ty:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Có TK152, 153
Sơ đồ hạch toán vật liệu ở các đội
TK111,141,331 TK152 TK621
Mua NVL nhập kho Xuất để xây dựng
TK621 TK623
Vật liệu không dùng Xuất cho việc sử dụng máy
hết nhập lại kho
TK627
TK336 Xuất cho việc quản lý
Được công ty cấp các công trình
TK336
Thừa nhập kho công ty
3. Kế toán TSCĐ:
TSCĐ hữu hình của công ty là những tư liệu lao động có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phân riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện những chức năng nhất định. Công ty có những tài sản cố định là giàn giáo thép, cốt pha tôn thường bị tách ra thành nhiều bộ phận nhỏ, do nhiều đội sử dụng để thi công xây lắp các công trình ở nhiều địa phương khác nhau. Ngoài ra TSCĐ của công ty còn có nhà cửa, vật kiến trúc, công trình phụ trợ và các tài sản khác như phương tiện vận chuyển.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm: Là toàn bộ chi phí từ khi mua đến khi TSCĐ được đưa vào sử dụng bao gồm: Giá mua, thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi phí lắp đặt, chạy thử nếu có.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình xây dựng mới, được hạch toán gồm hai phần:
Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp và các chi phí lắp đặt chạy thử theo thiết kế kỹ thuật quy định.
Phần chênh lệch do đánh giá trị công trình theo mặt bằng giá khi đưa công trình vào sử dụng (được cấp quản lý có thẩm quyền duyệt y).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp: Giá ghi trong “Biên bản bàn giao TSCĐ” của đơn vị được cấp và chi phí lắp đặt chạy thử.
Các trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều được lập biên bản giao nhận TSCĐ, quyết định của cấp thẩm quyền và theo các quy định của chế độ hiện hành của Nhà nước. Kế toán có trách nhiệm lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.
Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo mức độ hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính khấu hao đều theo thời gian. Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức khấu hao
Phải trích
bình quân năm
=
Nguyên giá
tài sản cố định
bình quân
x
Tỷ lệ khấu
hao bình
quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:
Số khấu hao
phải trích
tháng này
=
Số khấu hao
đã trích trong
tháng trước
+
Số khấu hao của những TSCĐ tăng trong tháng trước
-
Số khấu hao của những TSCĐ giảm đi trong tháng trước
a) Tài khoản sử dụng:
* Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”:
Bên Nợ:
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, được cấp...
Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do đánh giá lại .
Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm...
Bên Có:
Nguyên giá của TSCĐ giảm do nhượng bán, thanh lý
Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo dỡ một hoặc một số bộ phận.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hiện có của công ty.
* Tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ”:
Bên Nợ :
Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do các lý do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán...).
Bên Có:
Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ.
Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp.
b) Phương pháp hạch toán:
* Mua sắm TSCĐ kế toán căn cứ vào các tài liệu, chứng từ có liên quan (hoá đơn, phiếu chi...), xác định nguyên giá của TSCĐ mua sắm, lập biên bản giao nhận TSCĐ, lập hồ sơ kế toán và ghi sổ kế toán.
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 341
Công ty mua TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì đồng thời với việc ghi tăng giá trị TSCĐ, kế toán phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và giảm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ghi:
Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
* TSCĐ được cấp trên cấp, căn cứ vào giá trị trong biên bản giao nhận TSCĐ, hoác lệnh cấp phát của NSNN và các chi phí liên quan như vận chuyển, lắp đặt, chạy thử kế toán ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
* Nhượng bán TSCĐ:
TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng đến hoặc xét thấy sử sụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải lập hội đồng xác định giá, thông báo công khai và tổ chức đấu giá có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ
+ Căn cứ vào chứng từ nhượng bán, hoặc chứng từ thu tiền nhượng bán TSCĐ, số tiền đã thu hoặc phải thu của người mua, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 711 – Thu nhập bất thường
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
+ Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ phản ánh phần giá trị còn lại vào chi phí và ghi giảm nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn, kế toán ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí bất thường (phần giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (ghi theo nguyên giá)
+ Các chi phí phát sinh có liên quan đến việc nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí bất thường (tập hợp chi phí nhượng bán)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331, 111. 112...
+Nếu TSCĐ đem nhượng bán được hình thành từ vốn vay Ngân hàng, thì số tiền thu được do nhượng bán TSCĐ trước hết phải trả nợ đủ vốn vay và lãi vay cho ngân hàng, số còn lại đơn vị được sử dụng cho những mục đích thích hợp.
Khi trả nợ vốn vay ngân hàng, ghi:
Nợ TK 341 – Vay dài hạn
Có TK 111, 112.
* Thanh lý TSCĐ:
Khi thanh lý TSCĐ phải thành lập hội đồng thanh lý đánh giá thực trạng kỹ thuật của tài sản, xác định giá trị thu hồi của tài sản và lập phương án thanh lý theo chế độ tài chính hiện hành.
Hội đồng thanh lý có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi và ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý và sử dụng TSCĐ.
+ Căn cứ vào biên bản thanh lý ghi giảm TSCĐ đã thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí bất thường (phần giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
+ Số thu hồi về thanh lý, ghi:
Nợ TK111, 112 (nếu thu bằng tiền)
Nợ TK 152, 153 (nếu thu hồi phế liệu nhập kho)
Nợ TK131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 – Các khoản thu nhập bất thường
+ Tập hợp chi phí thanh lý (nếu có), ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí bất thường
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 152, 153...
* Kế toán TSCĐ phát hiện thừa trong kiểm kê:
+ Trường hợp TSCĐ thừa do chưa ghi sổ kế toán, kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có các TK 411, 111, 112...
Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tinh, trích bổ sung khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK chi phí sản xuất, kinh doanh
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
* TSCĐ thiếu khi kiểm kê:
+ Trường hợp có quyết định xử lý ngay, căn cứ vào “Biên bản xử lý TSCĐ thiếu” đã được duyệt y và hồ sơ TSCĐ bị thiếu, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (Nếu người có lỗi phải bồi thường)(1388)
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (nếu được phép ghi giảm vốn)
Nợ TK 811 – Chi phí bất thường (nếu công ty chịu tổn thất)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
+ Trường hợp phải chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán phải phản ánh giá trị tổn thất vào tài khoản tài sản thiếu chờ giải quyết, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (phần giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
+ Khi có quyết định xử lý sẽ ghi:
Nợ các TK 1388, 411, 811
Có TK 138 (1381)
* Định kỳ, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng được quy định trong chế độ tài chính hiện hành, tính giá trị hao mòn của TSCĐ và hạch toán vào chi phí sản xuất của công ty, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Đồng thời, kế toán theo dõi số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất kinh doanh để thu hồi vốn và được ghi đơn vào bên Nợ TK009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản – TK ngoài bảng cân đối kế toán.
* Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước:
Trường hợp đánh giá tăng nguyên giá của TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn tăng)
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần giá trị còn lại tăng)
Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ, ghi:
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần giá trị còn lại giảm)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn TSCĐ giảm)
Có TK 211 – TSCĐHH
Nếu có điều chỉnh giá trị đã hao mòn, ghi:
+ Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
+ Trường hợp điều chỉnh giảm giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Sơ đồ hạch toán TSCĐ
TK111,112,331... TK 211 TK214
Mua TSCĐ (cả phí tổn) Giá trị hao mòn
Thanh lý
TK133 nhượng bán TK811
VAT được Giá trị còn lại
khấu trừ
TK 412
TK 412
Đánh giá tăng TSCĐ Đánh giá giảm TSCĐ
TK 214
TK411 Giá trị hao mòn
Nhận cấp phát TSCĐ mất TK1381
Giá trị còn lại
Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ
TK 412 TK 214 TK 623
Điều chỉnh giảm giá Khấu hao máy thi công
trị hao mòn
TK 627
Khấu hao TSCĐ ở các đội
TK 642
Khấu hao TSCĐ dùng chung
cho toàn doanh nghiệp
TK 412
Điều chỉnh tăng giá
trị hao mòn
4.Hạch toán tài sản bằng tiền:
a) Thủ tục và sổ sách:
Chứng từ gốc
Phiếu thu, phiếu chi
Báo cáo quỹ
(nhật ký, thu chi tiền)
Tờ kê chi tiết
Sổ quỹ tiền mặt(tiền gửi)
Ghi chú:
Hàng ngày
Cuối tháng
b) Tài khoản sử dụng:
* Tài khoản 111 “Tiền mặt”
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tiền của doanh nghiệp
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tiền của doanh nghiệp
Dư Nợ: Phản ánh số tiền hiện có.
* Tài khoản 112 “Tiền gửi”
Kết cấu tương tự TK 111
c) Phương pháp hạch toán:
* Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, vay dài hạn, ngắn hạn:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 311, 341, 342...
* Thu hồi các khoản nợ phải thu, thu khoản bảo hành công trình xây lắp khi hết hạn bảo hành công trình, nhận lại các khoản tiền tạm ứng bằng tiền mặt:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 138 – Phải thu khác
Có TK 141 – Tạm ứng
* Nhận cấp vốn:
Nợ TK 111, 112
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
* Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt
* Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp nội bộ, tạm ứng các khoản lương bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Nợ TK 141 – Tạm ứng
Có TK 111 – Tiền mặt
* Xuất quỹ tiền mặt, tiền gửi mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ về nhập kho:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 (hoặc TK112)
* Xuất quỹ tiền thanh toán các khoản nợ, khoản vay phải trả:
Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Nợ TK 341 – Vay dài hạn
Nợ TK 342 – Nợ dài hạn
Có TK 111 (hoặc TK 112)
* Chi phí quản lý bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ nếu có
Có TK 111 – Tiền mặt
* Xuất quỹ tiền mặt sử dụng liên quan hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, ghi:
Nợ TK 635, 811
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
* Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
* Thu tiền từ đấu thầu, các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường:
Nợ TK 111 (hoặc TK 112)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Các khoản thu nhập bất thường
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước nếu có
* Trả tiền mua TSCĐ bằng tiền mặt hoặc tiền gửi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 (hoặc TK 112)
* Các đội xây dựng khi được cấp vốn để thi công công trình thì nhân viên kinh tế đội hạch toán:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 336 – Phải trả nội bộ
* Các đội xây dựng còn hạch toán chi phí tiền mặt liên quan đến các khoản chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, mua nguyên vật liệu trực tiép sản xuất không qua kho:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
* Các trường hợp thu mua nguyên vật liệu, TSCĐ, thanh toán các khoản phải trả thì nhân viên kinh tế các đội hạch toán tương tự như ở trên công ty
Sơ đồ hạch toán vốn bằng tiền tại công ty
TK511 TK 111,112 TK152, 153, 211...
Doanh thu bán hàng Chi mua sắm vật tư
(chưa thuế GTGT) (chưa thuế GTGT)
TK 515,711 TK 635,811
Thu HĐTC & HĐBT Chi HĐTC & HĐBT
(chưa thuế GTGT) (chưa thuế GTGT)
TK 3331 TK1331
Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào
TK131, 136, 141 TK136, 141
Thu khác Tạm ứng
TK642
Chi cho quản lý
TK311, 331, 341,336
Chi thanh toán
Sơ đồ hạch toán vốn bằng tiền tại đội xây dựng
TK511 TK 111,112 TK152, 153, 211...
Doanh thu Chi mua sắm vật tư
(chưa thuế GTGT) (chưa thuế GTGT)
TK 3331 TK1331
Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào
TK336 TK334
Được cấp trên cấp vốn Trả lương cho CNV
TK621, 623, 627
Chi cho các hoạt động
TK 331
Chi thanh toán
5.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
5.1.Tại các đội xây dựng:
a) Tài khoản sử dụng:
* Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Bên Nợ:
Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất trong kỳ hạch toán
Bên Có:
- Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho.
Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi tiết cho từng đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
* Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”:
Bên Nợ:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình xây lắp
Riêng đối với hoạt động xây lắp không bao gồm các khoản trích trên lương về bảo hiểm xã hội, bảô hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Bên Có:
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ
* Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”
Bên Nợ:
Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên vật liệucho máy hoạt động, chi phí tiền lươngvà các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bão dưỡng....)
Bên Có:
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ.
* Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
Bên Nợ:
Các chi phí sản xuất chung trong kỳ, bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng; tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ (%) quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của công ty); khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội.
Bên Có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
* Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Bên Nợ:
Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ.
Bên Có:
Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao cho công ty.
Số dư bên Nợ:
Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
b) Phương pháp hạch toán:
* Khi xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất thi công, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152, 153
* Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay không qua kho cho hoạt động xây lắp:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Giá chưa có thuế)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 331.
* Trường hợp số nguyên vật liệu, công cụ xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152, 153
Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp cho hoạt động xây lắp (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương):
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Lương công nhân viên
* Tính lương phải trả cho nhân công thuê ngoài, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công thuê ngoài
Có TK 111 – Tiền mặt
* Căn cứ vào số tiền lương (lương chính, phụ,...không bao gồm các khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (TK 6231)
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt
* Khi xuất kho, hoặc mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi công:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 152, 153, 111, 331...
* Khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
* Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa máy thi công mua ngoài, điện, nước,... ) ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (TK 6237)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331
* Chi phí bằng tiền khác phát sinh liên quan đến chi phí sửa chữa máy thi công:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (TK 6238)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112
* Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của đội xây dựng, tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
* Khi trích bảo hiẻm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ phần trăm quy địnhhiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384)
* Hạch toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6272)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
* Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ cho đội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35564.DOC