Báo cáo Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở nhà máy luyện thép Lưu Xá Thái Nguyên

Trang

Lời nói đầu 1

Chương 1- Những vấn đề lý luận về tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất 2

I. Chi phí sản xuất,giá thành sản phẩm và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2

1- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 2

1.1- Chi phí và bản chất của chi phí 2

1.2- Phân loại chi phí sản xuất 3

2- Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm (GTSP) 6

3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8

4- Yêu cầu quản lý CPSX và GTSP trong DNSX 8

II. Nội dung tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở doanh nghiệp sản xuất 10

1- Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 10

2- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 11

3- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 12

4- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các DNSX 15

5- Phương pháp tính giá thành SX trong DN sản xuất 23

III. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong DN có sử dụng phàn mềm kế toán

1- Nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong DN có sử dụng phần mềm kế toán

2- Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CSX và tính GTSP trong điều kiện có sử dụng phần mềm kế toán. 28

IV. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 29

Chương 2:- Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí và

tính giá thành sản phẩm ở nhà máy luyện thép Lưu Xá 31

I. Đặc điểm chung của nhà máy 31

1- Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 31

2- Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý 33

2.1- Đặc điểm tổ chức sản xuất 33

2.2- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy 34

3- Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 37

4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 38

II. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy Luyện thép Lưu Xá 40

1- Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 40

2- Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41

3- Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 45

4- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung 47

5- Chi phí sản phẩm phụ 51

6- Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 51

7- Đối tượng và phương pháp tính giá thành ở nhà máy luyện thép. 52

Chương III:- Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán

tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy luyện thép Lưu Xá

I. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 59

1- ưu điểm 59

2- Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện 62

II. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy luyện thép Lưu Xá 63

Kết luận 65

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở nhà máy luyện thép Lưu Xá Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng giá thành Tổng CPSX Chi phí SPDD Chi phí SPDD nửa thành phẩm = tập hợp + đầu kỳ - cuối kỳ giai đoạn 1 giai đoạn 1 giai đoạn 1 giai đoạn 1 Giá thành đơn vị Tổng giá thành NTP giai đoạn 1 nửa thành phẩm = giai đoạn 1 Sản lượng NTP giai đoạn 1 Giai đoạn 2: Tổng giá Giá thành NTP Tổng CPSX Chi phí SPDD Chi phí SPDD thành NTP = giai đoạn 1 + tập hợp + đầu kỳ - cuối kỳ giai đoạn 2 chuyển sang giai đoạn 2 giai đoạn 2 giai đoạn 2 Giá thành đơn vị Tổng giá thành NTP giai đoạn 2 nửa thành phẩm = giai đoạn 2 Sản lượng NTP giai đoạn 2 Giai đoạn n : Tổng giá Giá thành NTP Tổng CPSX Chi phí SPDD Chi phíSPDD thànhNTP = giai đoạn n-1 + tập hợp + đầu kỳ - cuối kỳ giai đoạn n chuyển sang giai đoạn n giai đoạn n giai đoạn n Giá thành Tổng giá thành thành phẩm đơn vị = thành phẩm Sản lượng thành phẩm * Phương pháp phân bước không tính giá thành NTP Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm được tính theo công thức: CFSX của CPSX DD đầu kỳ gđi + CPSX phát sinh gđi Số lượng gđi trong = x TP ở gđ cuối TP Số lượng thành phẩm ở gđ cuối + Số lượng SPDD ở gđi Tổng giá thành sản phẩm = Tổng CPSX của gđi trong thành phẩm Giá thành Tổng giá thành thành phẩm đơn vị = 1thành phẩm Sản lượng thành phẩm c. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp này áp dụng trong một quy trình công nghệ sản xuất, dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau (liên sản phẩm). Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Do vậy để xác định giá thành của từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về cùng một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Tổng sản n lượng = S Si x Hi tiêu chuẩn i=1 Trong đó: Si là sản lượng thực tế của loại SPi Hi là hệ số quy định cho loại Spi Tổng giá thành của các loại sản phẩm chính Giá thành hoàn thành trong kỳ đơn vị của = SP tiêu chuẩn Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị của Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm = từng loại sản phẩm x từng loại sản phẩm Nếu trong quá trình sản xuất có SPDD thì cũng quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. d. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã nêu ở phương pháp hệ số (cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, quy cách phẩm cấp khác nhau). Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách trong nhóm sản phẩm đó. Để xác định giá thành cho từng loại quy cách trong nhóm sản phẩm cần phải tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các quy cách sản phẩm trong nhóm. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là: giá thành kế hoạch, giá thành định mức,… Tỷ lệ phân bổ giá thành Tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm thực tế cho từng quy cách = theo từng khoản mục Tổng giá thành định mức (kế hoạch) của nhóm sản phẩm tính theo sản lượng ttế Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành định mức (kế hoạch) của từng quy cách = từng quy cách theo khoản mục x tỷ lệ e. Phương pháp tính giá theo định mức Phương pháp này áp dụng với DN có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí tiên tiến hợp lý, trình độ nghiệp vụ và tổ chức công tác kế toán CPSX và tính GTSP tương đối vững vàng công tác ban đầu có nề nếp chặt chẽ. Phương pháp này được tiến hành như sau: Phải tính được giá thành định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành Xác định được số chênh lệch do thay đổi định mức (Đ/mức cũ - Đ/mức mới) Xác định được số chênh lệch do thoát ly định mức (là số chênh lệch tiết kiệm hoặc vượt chi) như sau: Chênh lệch do thoát = Chi phí thực tế _ Chi phí định mức ly định mức theo khoản mục theo khoản mục Giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức: Giá thành Giá thành chênh lệch do chênh lệch do thực tế = định mức ± thay đổi định mức ± thoát ly định mức Trên đây là toàn bộ lý luận về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất là cơ sở để tiến hành hạch toán kế toán trong từng DN. Trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán thì lý luận này là cơ sở cho việc xử lý các số liệu theo một quy trình nhất định đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán về CPSX và tính GTSP một các nhanh chóng kịp thời. III. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong DN có sử dụng phần mềm kế toán 1. Nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong DN có sử dụng phần mềm kế toán Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính GTSP đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và GTSP ở DN, kế toán CPSX và tính GTSP cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của DN và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình quản lý thông tin tự động. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương diện kế toán hàng tồn kho mà DN lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết theo từng đối tượng để để quản lý CPSX và tính GTSP. Danh mục tài khoản kế toán được sử dụng cơ sở để mã hoá, cài đặt chương trình phần mềm kế toán. Tổ chức tập hợp ,K/c hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự xác định. Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và GTSP để chương trình chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và GTSP. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích. Tổ chức kiểm kê và cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm dở dang đầu tháng…xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học và hợp lý để xác định giá thành và hạch toán GTSP trong kỳ một cách đầy đủ chính xác. 2.Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính GTSP trong điều kiện có sử dụng phần mềm kế toán Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toàn phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó từng khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. Căn cứ kết quả kiểm kê đánh sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. Lập các thao tác bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, K/c CK trên bút toán có sẵn. Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau Bước chuẩn bị. Thu thập xử lý các tài liệu cần thiết về sản phẩm dở dang (số lượng)… Phần mềm kế toán sử dụng. Dữ liệu đầu vào. CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh kết chuyển chi phí. Lựa chọn phương phấp tính giá xuất vật tư, hang hóa, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao. Các tài liệu khấu hao khác. Máy tính xử lý Thông tin và đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra -Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo GTSP, sổ cái… IV. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a. Tập hợp chi phí theo ba khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC ở các phần mềm kế toán, khi vào DN thường được tiến hành theo mức độ tự động xử lý, các khoản mục được tập hợp theo trình tự: Xử lý nghiệp vụ: + Phân loại chứng từ + Định khoản + Xử lý trùng lắp + Phương pháp mã số. - Nhập dữ liệu + Nhập các dữ liệu cố định (1lần) lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho. . Khai báo các thông số. . Nhập các dữ liệu vào các danh mục. + Nhập các dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo . Vào màn hình nhập dữ liệu phát sinh. . Các thông báo và chỉ dẫn khi nhập. . Quy trình nhập dữ liệu mới . . Quá trình sửa, xoá dòng dữ liệu . Quá trình phục hồi dòng dữ liệu đã xóa. Xử lý dữ liệu. Công việc này phải làm khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa hay xóa dữ liệu đã nhập. Xem in sổ sách, báo cáo. b. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang 154. Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phi báo cáo theo khoản mục. Từ đó lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phất sinh phải chỉ ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. c. Kế toán giá thành sản phẩm Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuồi kỳ: Phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. Ví dụ: ở phần mềm kế toán Standard Quá trình thực hiện tính giá thành. . Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (có thể máy tự động K/c từ cuối kỳ trước). . Tập hợp chi phí: máy tự động tập hợp. . Cập nhật sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ và sản phẩm làm dở cuối kỳ. . Tổng hợp số liệu. . In báo cáo. Phương pháp tính giá thành, phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở được DN tự xây dựng và cài đặt ngầm định. Chương 2 Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá I.đặc điểm chung của nhà máy Tên doanh nghiệp: Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá Tên quốc tế : Lưu Xá smelling steel factory Địa chỉ : Phương Cam Giá - Đường Cách Mạng Tháng 8 Khu Gang Thép Thái Nguyên- TP Thái Nguyên Điện thoại : 0280 8332040 Fax: 0280 830056 1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Tại hội nghị lần thứ 14 của TW Đảng khoá II (1-1956) đã quyết định xây dựng khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên nhằm thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế xây dựng CNXH ở Miền Bắc . Ngày 4/6/1959 Hội đồng Chính Phủ quyết định thành lập ban chỉ huy công trường Gang Thép, nhiệm vụ chủ yếu là “Chuẩn bị khởi công và xây dựng khu công trường Gang Thép Thái Nguyên”, đánh dấu mốc lịch sử của ngành luyện kim Việt Nam. Đây là một dây chuyền luyện kim lớn do Trung Quốc giúp ta xây dựng, bao gồm 25 nhà máy và xí nghiệp thành viên, đảm nhận từ khâu khai thác nguyên vật liệu, luyện thép, cán thép cùng các khâu phục vụ khác. Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá (trước đây gọi là xưởng Luyện Thép Lưu Xá) là một đơn vị thành viên của Công ty Gang Thép Thái Nguyên thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam (Vietnam Steel Coporation – VSC) được thành lập ngày 21/11/1964 (theo QĐ số 2472 –KH/ Cty) gồm 1000 CBCNV, trong đó có 20 kỹ sư, 100 cán bộ trung cấp được đào tạo trong và ngoài nước. Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá được xây dựng trên mặt bằng chính trung tâm của khu Gang Thép Thái Nguyên với thiết kế ban đầu gồm 2 lò luyện thép Martin (lò bằng) với tổng công suất thiết kế là 100.000 T thép thỏi/năm. Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoaị Miền Bắc của Đế quốc Mỹ việc xây dựng lắp đặt thiết bị bị gián đoạn phải đưa máy móc thiết bị đi sơ tán. Cán bộ và công nhân Nhà máy vừa tích cực bảo vệ, bảo dưỡng thiết bị, xây dựng công trường vừa anh dũng tham gia chiến đấu chống trả máy bay Mỹ. Trải bao gian khổ và khó khăn đến ngày 15/12/1976 lò Martin số 1 ra mẻ thép đầu tiên đánh dấu một thời kỳ sản xuất mới của Nhà máy. Sau khi chuyên gia Trung Quốc rút về nước do sự kiện năm 1979 việc lắp ráp hoàn chỉnh lò Martin số 2 và một số thiết bị khác phải ngừng lại. Do vậy Nhà máy chỉ chạy 1ò 1 Martin với dung lượng 50T/mẻ với công suất thiết kế 50.000 T/năm. Việc đúc rót được thực hiện bằng phương pháp đúc xiphông thông qua hệ thống khuôn gang. Đến năm 1992 do yêu cầu đổi mới công nghệ luyện thép, Công ty Gang Thép Thái Nguyên quyết định đầu tư đổi mới cho Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá lắp đặt 01 lò điện hồ quang luyện thép 30T /mẻ với công suất thiết kế 92.000T/năm (thiết bị Trung Quốc ) thay thế cho công nghệ luyện thép Martin, đưa vào sản xuất ổn định từ năm 1994. Sau đó tiếp tục lắp đặt tiếp một máy đúc liên tục 4 dòng có bán kính cong 4m, công suất 120.000T/năm (mua thiết bị của Ân Độ) và đưa vaò sử dụng từ tháng 6/1996 thay cho công nghệ đúc phôi xiphông. Từ năm 1997 đến năm 1999 là thời kỳ khó khăn của Nhà máy và Công ty vừa phải làm chủ thiết bị mới nhưng không đồng bộ,vừa phải chuyển sang sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường với bao khó khăn và bỡ ngỡ. Đến tháng 11/2001 Công ty Gang Thép Thái Nguyên với sự giúp đỡ của Chính Phủ Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức khởi công dự án “Đầu tư cải tạo mở rộng sản xuất Công ty Gang Thép Thái Nguyên “mà trong đó Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá là một đơn vị trọng tâm của dự án. Nhà máy được lắp đặt mới một lò điện siêu cao, công suất mở đáy là 30T/mẻ, lò thùng tinh luyện 40T/mẻ và nhiều hạng mục công trình khác nhằm đưa tổng công suất thiết kế của Nhà máy lên 240.000T/năm. Sau thời gian chạy thử để chứng minh công suất đến Q4/2003 sản xuất đã đi vào ổn định và đang tăng dần lên. Kể từ ngày ra mẻ thép đầu tiên đến nay Nhà máy thường xuyên giữ vững sản xuất cố gắng cải tiến công nghệ thiết bị, giảm tiêu hao vất chất trên một tấn thép thỏi, nâng cao sản lượng hàng năm tiến dần tới công suất thiết kế. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, yêu cầu đặt ra ngày càng cao hơn,sản xuất kinh doanh làm sao phải có lãi, cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định, nâng cao được mức sống của người lao động. Mặc dù có những thời kỳ Nhà máy gặp không ít khó khăn, thử thách tưởng chừng không vượt qua nổi, nhưng với bản chất đã được tôi luyện “cứng rắn như thép, như gang”, cán bộ công nhân Nhà máy vẫn duy trì dòng thép của Tổ quốc tuôn chảy, từng bước đứng vững và phát triển. Với những thành tích đã đạt được Nhà máy vinh dự nhận nhiều phần thưởng cao quý và đón các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ về thăm. Trong những năm gần đây Nhà máy đă thu được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng nhanh, sản xuất liên tục, điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 năm 2004 Sản lượng thép(tấn) 45.980 81.590 160.640 Doanh thu(1.000đ) 140.896.699 279.124.774 656.807.976 Nộp Ngân sách(đ) 129.931.351 28.027.840 77.381.465 Lợi nhuận(1.000đ) 368,4 964.300 50.147.300 Tổng số VCĐ(1.000đ) 22.579.345 24.347.899 21.648.674,4 Tổng số VLĐ(1.000đ) 7.579.106.3 7.956.056,4 8.952.220,5 Thu nhập bình quân(đ) 856.685 1.407.702 2.190.712 Với lực lượng lao động hiện nay là 750 người trong đó có 680 lao động trực tiếp và 70 lao động gián tiếp. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất a.Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy : Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá là một đơn vị thành viên, nằm trong dây chuyền sản xuất chính của Công ty Gang Thép Thái Nguyên, vì vậy không phải là một đơn vị hạch toán độc lập kinh doanh mà chỉ được phân cấp từng mặt có chức năng nhiệm vụ như sau: Tổ chức vận hành và tu sửa thiết bị luyện kim, thiết bị phục vụ. Tổ chức quản lý, tiếp nhận vật tư, nguyên nhiêmn vật liệu và phụ tùng thiết bị. Tổ chức quản lý sản xuất thép thỏi có hiệu quả,cung cấp cho dây chuyền cán thép trong Công ty Gang Thép Thái Nguyên theo giá chu chuyển nội bộ. ổn định và nâng cao đời sống của công nhân viên. b.Hình thức tổ chức sản xuất Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá là một DN sản xuất phôi thép có đặc điểm sau: Là sản xuất dây chuyền thuộc loại dây chuyền cơ khí hoá, sản xuất gián đoạn có nhịp tự do,dây chuyền có một đối tượng, đối tượng chuyển động trong quá trình sản xuất. Theo đối tượng sản xuất và tính chất lặp lại thì sản xuất tại Nhà máy là loại hình sản xuất loạt lớn, vì số lượng sản phẩm rất lớn, chủng loại ít, quá trình sản xuất ổn định, nhịp nhàng và tương đối đều đặn. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền, máy móc thiết bị chuyên dùng chất lượng sản phẩm cao và tương đối ổn định. Nhà máy tổ chức chuyên môn hoá theo ngành nghề công việc. Công nhân được biên chế vào các tổ có nhiệm vụ riêng biệt theo tính chất và nội dung công việc như thợ lò, thợ đúc, thợ chuẩn bị liệu, thợ hàn cắt, thợ thủy lực, thợ vận hành, thợ cơ khí,thợ sửa chữa, thợ lái cầu trục,… Theo yêu cầu công việc các tổ này được bố trí thành ca sản xuất, thành phân xưởng: Phân xưởng, bộ phận sản xuất chính : Phân xưởng Công nghệ ,Phân xưởng nguyên liệu Phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ trợ : Phân xưởng Cơ điện và phân xưởng sản xuất vật liệu luyện kim để sản xuất khí nén, axêtylen, vôi bột, bột chèn, chế tạo chi tiết phụ tùng đơn giản, sửa chữa máy móc thiết bị, cuốn động cơ… Bộ phận phục vụ : Hoá nghiệm; Vận chuyển bốc xếp; Cung ứng vật tư; Nhà ăn hiện trường;… 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Nhà máy hiện nay có 3 cấp quản lý: Cấp giám đốc Cấp phòng ban Cấp phân xưởng Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý : Giám đốc nhà máy Phó giám đốc sản xuất Phòng kỹ thuât cơ điện Phòng Kế hoạchKD Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng TCHC y tế Phòng Kế toán Tài chính Phòng bảo vệ tự vệ Nhà ăn hiện trường Phân xưởng công nghệ phân xưởng cơ điện Phân xưởng nguyên liệu Phân xưởng SXVLLK Bộ phận v/cVật tư - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc Giám đốc : Phụ trách chung công tác sản xuất kinh doanh và chỉ đạo khối kinh tế Phó giám đốc sản xuất : Phụ trách công tác sản xuất và kỹ thuật công nghệ Phó GĐ thiết bị: Phụ trách kỹ thuật thiêt bị, kỹ thuật cơ điện và công tác an toàn. .Cơ quan nghiệp vụ phục vụ : - Phòng kế hoạch kinh doanh : Căn cứ vào sản lượng hiện vật để lập kế hoạch thu mua vật tư , dự trữ vật tư cho quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy, xây dựng kế hoạch giá thành để giao khoán cho từng phân xưởng. Tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến sản xuất hàng ngày của Nhà máy và của Công ty. Báo cáo tình hình sản xuất và thiết bị, vật tư liên quan đến sản xuất hàng ngày. - Phòng kỹ thuật cơ điện : Quản lý chi phí sửa chữa thường xuyên, quản lý máy móc thiết bị liên quan đến SX, lập kế hoạch sửa chữa thiết bị tài sản cố định theo chu kỳ. - Phòng kỹ thuật công nghệ : Căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Công ty giao, áp dụng sáng tiến cải tiến kỹ thuật vào quy trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình SXKD xây dựng định mức tiêu hao kim loại cho 1 tấn thép phôi, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất . - Phòng tổ chức hành chính và y tế : Lập kế hoạch sử dụng lao động, quản lý và sử dụng định mức đơn giá tiền lương cho từng năm . Quản lý dụng cụ văn phòng lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy, thường xuyên kiểm tra vệ sinh phòng dịch trong toàn bộ khu vực Nhà máy. - Phòng kế toán thống kê tài chính : Tập hợp toàn bộ các chứng từ ban đầu, ghi chép tính toán phản ánh chính xác các nhgiệp vụ kinh tế phát sinh phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến công tác tài chính kế toán của nhà máy. Thực hiện báo cáo thống kê và báo cáo quyết toán tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy với công ty. - Phòng bảo vệ - tự vệ : Đảm nhận công tác bảo vệ tài sản, an ninh toàn Nhà máy. - Nhà ăn hiện trường : Phục vụ nấu ăn bồi dưỡng giữa ca và độc hại cho toàn thể CBCNV trong Nhà máy. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Các phân xưởng. - Phân xưởng Công nghệ: Nấu luyện ra thép phôi - Phân xưởng nguyên liệu : Gia công chế biến nguyên vật liệu phế thép , gang cung cấp cho phân xưởng công nghệ để nấu luyện thép . - Phân xưởng cơ điện : Gia công, sửa chữa các phụ tùng thay thế và phục vụ công tác sửa chữa các thiết bị liên quan đến công tác nấu luyện thép. - Phân xưởng sản xuất vật liệu luyện kim : Gia công chế biến các loại vật tư phục vụ trong quá trình nấu luyện , xây dựng , sửa chữa các công trình xây dựng nhỏ. 3. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm a. Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm mà Nhà máy sản xuất là phôi thép thỏi, mác thép xây dựng thông thường CT3 ;CT5 ;SD295A ; SD300 ; SS400 để cung cấp cho các Nhà máy Cán thép trong Công ty theo giá chu chuyển nội bộ và một phần nhỏ bán ra ngoài. Quy cách phôi thép thỏi : Thép thỏi 665kg/phôi và 168kg/phôi. Thép đúc liên tục 120mm x 120mm x (1500 – 6000)mm Ngoài ra Nhà máy còn sản xuất axêtylen đóng chai, vôi luyện kim( chủ yếu tự dùng) b. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá hiện nay đang sản xuất thép lỏng từ thép phế + gang (lỏng hoặc thỏi) bằng lò điện hồ quang (lò SCS, SCCS + LF) và thực hiện đúc rót thông qua hệ thống máy đúc liên tục 4 dòng theo trình tự các bước công nghệ sau : Chuẩn bị nguyên liệu : Gang, sắt, thép phế và chất trợ dung được tập kết vầ khu vực chuẩn bị liệu,tại đây chúng được gia công chế biến theo đúng yêu cầu để đưa sang khâu nấu luyện. - Nấu luyện thép : Nguyên vật liệu và các chất trợ dung được nạp vào lò điện hồ quang để tiến hành nấu luyện thép. Khi thép lỏng đạt yêu cầu về nhiệt độ, thành phần hoá học và các yêu cầu khác thì được tháo ra khỏi lò và chuyển sang khâu đúc rót. Hiện nay tại Nhà máy khâu nấu luyện được thực hiện hoàn toàn tại lò điện siêu cao công suất 30T/mẻ (lò mới) hoặc thực hiện một phần công nghệ tại lò cũ, sau đó mới thực hiện phần tinh luyện, hợp kim hoá, hoàn nguyên tại lò tinh luyện 40T/mẻ (LF). Đúc rót thép:Thép lỏng được rót trên máy đúc liên tục 4 dong với bán kính cong 4m phôi có tiết diện vuông từ 100mm đến 130mm, có chiều dài từ 1.5m đến 6m và mác thép tuỳ theo kế hoạch về mặt hàng Nghiệm thu và nhập kho : Sản phẩm qua quá trình đúc được nghiệm thu và phân loại theo tiêu chuẩn quy định. Thép phôi hợp cách được nhập kho thành phẩm của Nhà máy sau đó xuất cho khách hàng bằng tàu hoả hoặc ôtô. Phế phẩm, hồi liệu được đưa trở lại khâu nguyên liệu để chuẩn bị cho nấu luyện lại. 4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán a.Hình thức tổ chức công tác kế toán Do đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, quy mô phạm vi hoạt động sản xuất của Nhà máy, để đảm bảo nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán và phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo đó toàn bộ công tác kế toán của Nhà máy đều tập trung tại phòng Tài Chính Kế Toán, dưới các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố chí các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng kế toán Nhà máy. b. Cơ cấu bộ máy kế toán Căn cứ vào biên chế lao động cần thiết hàng năm do phòng tổ chức lao động nhà máy đã xây dựng và duyệt với cấp trên trong đó xác định lao động được biên chế cho phòng kế toán thống kê tài chính. Phòng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể gồm: 7 cán sự và chuyên viên sau - Trưởng phòng : Lập kế hoạch tài chính hàng năm , giải trình các chỉ tiêu vượt định mức vốn ,kiểm tra giám sát việc chi tiêu theo đúng chế độ tài chính hiện hành. Chỉ đạo công tác chung của phòng kế toán - Kế toán thanh toán : Theo dõi việc chi tiêu các quỹ của nhà máy , công nợ của khách hàng bên ngoài , công nợ nội bộ và đôn đốc các khoản nợ phải thu -Kế toán tiêu thụ và bán hàng : Quản lý các chứng từ hoá đơn bán hàng mở sổ chi tiết cho từng đối tượng để tiện cho việc quản lý và thu hồi công nợ . Quyết toán thuế GTGT với cục thuế địa phương và công ty Gang thép. - Kế toán quỹ : Quản lý tiền mặt của nhà máy , kiểm tra chặt chẽ các chứng từ trước khi chi tiền kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày, tháng để xác định mức tồn quỹ . -Kế toán TSCĐ : Theo dõi tăng giảm tài sản và trích khấu hao phù hợp với hiện trạng thực tế . - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội : Theo dõi quản lý các khoản thanh toán có tính chất thu nhập của người lao động, quyết toán các khoản nộp BHXH với ngân sách địa phương. Theo dõi các khoản công nợ phải thu về bồi thường vật chất . - Kế toán vật tư : Theo dõi và quản lý định mức tiêu hao vật tư, kiểm kê đối chiếu phát hiện kịp thời những loại vật tư ứ đọng kém phẩm chất để báo cáo cấp trên giải quyết và xử lý - Kế toán tổng hợp : Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm , quyết toán các công trình xây dựng cơ bản theo dõi và quản lý các chi phí phát sinh trực tiếp trong kỳ sản xuất. Phân tích tăng giảm chi phí giá thành. SƠ Đồ bộ máy phòng kế toán tàichính kế toán vật liệu kế toán quỹ Kế TOáN TSCĐ Và THốNG KÊ TổNG HợP kế toán tiền lương kế toán tiêu thụ kế toán thanh toán & công nợ các nhân viên kinh tế phân xưởng Kế toán tổng hợp chi phí, tính giá thành Sp trưởng phòng KT.TK.Tc c. Hình thức kế toán- Hệ thống sổ kế toán Hệ thống tài khoản: Nhà máy đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC. Tuy nhiên do đặc thù kinh doanh của Nhà máy nên tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu quan lý đặc biệt là tài khoản nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh… Hình thức kế toán: Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá hiện này áp dụng hình thức Nhật Ký –Chứng Từ, có sự trợ giúp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở nhà máy luyện thép Lưu Xá Thái Nguyên.doc
Tài liệu liên quan