MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 2
1. Quá trình hình thành và phát triển. 2
2. Lĩnh vực hoạt động 3
2.1 Xây dựng: 3
2.2. Xây dựng kinh doanh công nghiệp và dân dụng: 4
2.3. Quản lý và vận hành, khai thác nhà máy thuỷ điện 4
2.4. Kinh doanh, phát triển nhà khu đô thị và khu công nghiệp 4
2.5. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ xây dựng, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng 4
2.6. Tư vấn xây dựng 4
2.7. Xuất khẩu lao động: đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 4
2.8. Vận tải thuỷ và đường bộ 4
2.9. Nghiên cứu đào tạo thuộc các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp, công nghệ thông tin 4
3. Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty 5
4. Những kết quả Tổng công ty đạt được : 10
PHẦN II: TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY 13
1.Tổ chức bộ máy kế toán 13
2.Kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty: 16
2.1 Chức năng: 16
2.2. Nhiệm vụ: 17
2.3. Hoạt động của công ty và các lĩnh vực. 18
2.4. Cơ cấu tổ chức: 18
2.5 Quy trình kiểm toán 19
A. Lập kế hoạch kiểm toán năm (thường được thực hiện vào cuối năm trước). 19
B. Thực hiện kiểm toán 19
C. Kết thúc kiểm toán . 20
KẾT LUẬN 21
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổ chức kế toán và kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc.
Tổng công ty đã tham gia xây dựng hầu hết các công trình thuỷ điện lớn của đất nước, đó là nhà máy thuỷ điện Thác bà - 108 MW , thuỷ điện Hoà Bình- 1920 MW, thuỷ điện Trị An – 400 MW… Các công trình này đã cung cấp 70% sản lượng điện của cả nước, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tổng công ty Sông Đà là tổng thầu EPC thực hiện dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện Sê San 3- 273 MW, nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang- 342 MW theo phương thức hợp đồng chìa khoá trao tay và làm chủ đầu tư nhiều công trình thuỷ điện vừa và nhỏ như: thuỷ điện Cần Đơn, thuỷ điện Ry Ninh2, Nà Lơi, Sê San 3A, Nậm Mun…
Ngoài ra Tổng công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng thuộc các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây lắp các trạm biến áp, xây dựng và cải tạo các đường giao thông quan trọng…
Qua 40 năm trưởng thành và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và điều hành sản xuất. Ngày nay, Tổng công ty có một đội ngũ hơn 20000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong đó hơn 3000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học, chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, Tổng công ty là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lượng thiết bị thi công chuyên ngành tiên tiến và hiện đại.
Với những thành tích và đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, Tổng công ty Sông Đà đã hai lần được tặng huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều huân, huy chương khác.
Định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2001 – 2010: Xây dựng và phát triển Tổng công ty Sông Đà thành tập đoàn kinh tế đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo cho Tổng công ty là một thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các công trình trọng điểm trong nước và quốc tế, phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2. Lĩnh vực hoạt động
Tổng công ty Sông Đà có thế mạnh trong các lĩnh vực hoạt động sau:
2.1 Xây dựng:
Các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, xây dựng các nhà máy thuỷ điện, các công trình thuỷ nông, các công trình thuỷ lợi…trạm bơm, đê, kè, cống…
Các công trình đường dây truyền tải điện và trạm biến áp, hệ thống điện công nghiệp và dân dụng
Xây lắp và công trình thuộc lĩnh vực bưu điện, viễn thông
Các công trình dân dụng, nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn…
Các công trình công nghiệp: xây lắp nhà xưởng, xây dựng các nhà máy công nghiệp, sản xuất
Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông, công trình ngầm, san nền, xử lý và gia cố nền móng
Các công trình kỹ thuật, hạ tầng, công trình đô thị và khu công nghiệp
Các hệ thống cấp, thoát nước, chống thấm và xử lý nước
2.2. Xây dựng kinh doanh công nghiệp và dân dụng:
Kết cấu và gia công cơ khí
Bê tông và các cấu kiện bê tông đúc sẵn
Vật liệu xây dựng: xi măng, thép, gạch..
Khai thác và kinh doanh đá, cát, sỏi…
2.3. Quản lý và vận hành, khai thác nhà máy thuỷ điện
2.4. Kinh doanh, phát triển nhà khu đô thị và khu công nghiệp
2.5. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ xây dựng, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
2.6. Tư vấn xây dựng
2.7. Xuất khẩu lao động: đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
2.8. Vận tải thuỷ và đường bộ
2.9. Nghiên cứu đào tạo thuộc các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp, công nghệ thông tin
Có thể nói hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Sông Đà là thuộc về lĩnh vực đầu tư XDCB. Hoạt động này đã tạo ra phần lớn lợi nhuận cho công ty, làm tăng giá trị tài sản cố định từ 662 tỷ đồng (năm 1993) đến 4300 tỷ đồng (năm 2003), tăng giá trị xuất nhập khẩu từ 4,5% đến 10,5% trong những năm qua đồng thời tạo việc làm cho hơn 4000 cán bộ công nhân viên đặc biệt có một số cơ sở có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Bên cạnh đó là xây dựng các công trình thuỷ điện, công trình cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm, sản xuất vật liệu xây dựng, thép, xi măng, các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Nhìn chung hoạt động của công ty đa dạng trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau, và đều đạt được mục tiêu chung của Tổng công ty.
Tuy nhiên vẫn còn một số mặt tồn tại về công tác chuẩn bị đầu tư, việc xác định địa bàn của dự án, đánh giá thị trường tiêu thụ, tính toán giá thành sản phẩm đầu vào, giá đầu ra tại thị trường tiêu thụ khác xa so với thực tế. Quá trình triển khai dự án thường bị điều chỉnh kế hoạch sai lệch đi nhiều so với khi lập dự án. Một số dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư đã tiến hành thực hiện nên không quản lý được tổng dự toán và tổng mức đầu tư, nhiều trường hợp phải chạy theo các thủ tục để thanh toán và quyết toán.
Khi xây dựng, công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lựa chọn thiết bị lắp đặt cho dự án chưa được nghiên cứu thận trọng nên khi thực hiện thì giá trị đầu tư thường vượt cao hơn so với tổng mức đầu tư ban đầu dẫn đến việc quản lý rất khó khăn và là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm.
Khi vận hành, một số dự án việc quản lý, vận hành chưa tốt, chưa có biện pháp quản lý chi phí đầu vào…do đó không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến việc sản xuất không đạt được công suất thiết kế. Một số đơn vị được Tổng công ty uỷ quyền là chủ đầu tư thực hiện quản lý vận hành dự án chưa thấy rõ được ý thức trách nhiệm ngay từ khi thực hiện thủ tục đầu tư và xây dựng.
3. Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty
Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng, kể từ khi thành lập, căn cứ vào các lĩnh vực được sản xuất kinh doanh do Bộ Thương Mại, Bộ xây dựng, Bộ Lao động thương binh và xã hội cho phép và căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp với xu thế thị trường. Tổng công ty đã hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp nhằm ngày càng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Tính đến thời điểm 01/01/2004 Tổng công ty có tất cả 52 đơn vị trực thuộc phân bổ trên mọi miền của tổ quốc như các Công ty Sông Đà 1,2,3..23 ở Hà nội, Hà Tây, Tuyên Quang…,các công ty xi măng, công ty thuỷ điện… hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như xây lắp, cơ giới, công nghiệp, sản xuất xi măng, thuỷ điện, làm đường, xuất khẩu lao động…Bộ máy quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến hay mô hình quản lý tập trung. Tổng công ty hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân trực tiếp điều hành.
Mô hình tổ chức của Tổng công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
P. tổng giám đốc
P. tổng giám đốc
P. tổng giám đốc
P. tổng giám đốc
Phòng ban chức năng
Các đơn vị trực thuộc
Tổng công ty có 9 phòng ban chức năng:
Phòng tổ chức
Văn phòng
Bộ phận đảng uỷ, công đoàn, đoàn thanh niên
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kế toán
Phòng tài chính
Phòng quản lý kĩ thuật
Phòng quản lý cơ giới
Phòng thiết bị công nghệ
Tổng công ty có tất cả 52 đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc có trụ sở trên hầu khắp 3 miền của tổ quốc hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều loại hình doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của ổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước giao .
Hội dồng quản trị có các quyền hạn và các chức năng sau :
Nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty.
Xem xét và phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên và phương án điều hòa vốn, các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên, kiểm tra giám sát việc thực hiện các phương án đó.
Kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty, việc sử dụng bảo toàn phát triển vốn và các nguồn lực được giao .
Thông qua đề nghị của Tổng giám đốc đệ trình cơ quan quyết định thành lập phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Tổng công ty, quyết định mục tiêu, kế hoạch hàng năm của Tổng công ty và báo báo cáo cơ quan quyết định thành lập, Tổng công ty Tổng giám đốc giao cho các đơn vị thành viên
Trình Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập hoặc nếu được Thủ trưỏng cơ quan thành lập ủy quyền thì quyết định các dự án liên doanh trong nước, các hợp đồng kinh tế khác có giá rị lớn .Trình thủ Trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư .
Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật. Xây dựng và trình thu trưởng cơ quan quyết định thành lập phê chuẩn điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty, phê chuẩn quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc . Quyết định mở chi nhánh văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Trình thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm khen tưởng, kỷ luật giám đốc các đơn vị thành viên Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc, quyết định tổng biên chế của bộ máy quản lý, điều hành Tổng công ty và điều chỉnh khi cần thiết, theo đề nghị của Tổng giám đốc .
Phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc hình thành và sử dụng các quỹ tập trung tương ứng với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của Tổng công ty.
Xem xét kế hoạch huy động vốn (dưới mọi hình thức ), bảo lãnh các khoản vay, thanh lý tài sản của các dơn vị thành viên để quyết định hoặc trình thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập quyết
Thông qua báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm của Tổng công ty.
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc do thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập trong Tổng công ty bổ nhiệm miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị . Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước người bổ nhiệm mình và trước pháp luật về điều hành họat động tại Tổng công ty.Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất tại Tổng công ty.
Tổng giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
Cùng chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn và các nguồn lực khác của nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty. Giao các nguồn lực đã nhận được cho các đơn vị thành viên Tổng công ty theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt . Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và các nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng giảm vốn.
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Xây dựng phương án huy động vốn, trình Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án đó .
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động, dự án đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên kế họach đào tạo và đào tạo lại trong Tổng công ty, các biện pháp thực hiện hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng quản trị xem xét quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định . Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án dự án đã được phê duyệt.
Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng công ty thực hiện các cân đối lớn của Nhà nuớc giao cho Tổng công ty.
Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật.Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn đơn giá này trong toàn Tổng công ty .
Đề nghị Hội đồng quản trị trình Thủ trưởng cơ quan Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó tổng giám đốc, kế toán tưởng Tổng công ty, đề nghị Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các giám đốc đơn vị thành viên, các phó giám đốc, kế toán trưởng đơn vị thành viên và các chức danh tương đương theo đề nghị của giám đốc đơn vị thành viên .
Xây dựng trình Chủ tịnh Hội đồng quản trị duyệt tổng biên chế bộ máy quản lý Tổng công ty.
Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt Quy chế lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Tổng công ty.
Tổ chức điều hành hoạt động trong Tổng công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế quả kinh doanh của Tổng công ty, bao gồm báo cáo hàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp, bảng cân đối tài sản của Tổng công ty .
Thực hiện và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghiã vụ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định của pháp luật
Chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc điều hành các họat động của mình.
Các phòng ban chức năng
Hoạt động theo nhiệm vụ của mình theo các quy chế và điều lệ riêng.
4. Những kết quả Tổng công ty đạt được :
Trong những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực trên mọi mặt hoạt động kinh doanh của Tổng công ty ngày càng được mở rộng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo việc thực hiện tốt các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và chăm lo chu đáo đến đời sống của cán bộ công nhân viên.
Kết quả hoạt động qua một số năm của công ty như sau
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị sản lượng
Tỷ đ
1400
1700
3000
3800
Doanh thu
Tỷ đ
1781
2232
2004
3364
Thu nhập trước thuế
Tỷ đ
16
40
45
72.7
Lao động bình quân
Người
18100
20500
23500
27000
Thu nhập bình quân đầu người/ tháng
Ngàn đồng
966
1185
1650
2250
Một số chỉ tiêu kinh tế và thực hiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp năm 2003
*Tổng giá trị SXKD: thực hiện 4300tỷ đồng, kế hoạch 4100 tỷ đồng
Trong đó:
Giá trị kinh doanh XL : Thực hiện 2145 tỷ đồng , kế hoạch 1800 tỷ đồng
Giá trị kinh doanh CN: Thực hiện 993,7 tỷ đồng, kế hoạch 1100 tỷ đồng
Giá trị kinh doanh tư vấn XD : Thực hiện 76,3 tỷ đồng, kế hoạch 51,7 tỷ đồng
Giá trị kinh doanh SP và bán SP phục vụ XD:Thực hiện 347,6 tỷ đồng, kế hoạch 245 tỷ đồng
Giá trị kinh doanh xuất, nhập khẩu: thực hiện 232,5 tỷ, kế hoạch 548 tỷ
Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng: thực hiện 157, 3 tỷ, kế hoạch 100 tỷ
Giá trị kinh doanh vật tư: thực hiện 347,6 tỷ, kế hoạch 255 tỷ
Riêng giá trị kim ngạch xuất khẩu: thực hiện 13,8 triệu USD , kế hoạch 8, 349 triệu USD
*Giá trị đầu tư: thực hiện 1790 tỷ , kế hoạch 2200 tỷ
*Doanh số bán hàng: thực hiện 4027 tỷ đồng, kế hoạch 3330 tỷ
*Các khoản nộp nhà nước: thực hiện 141,5 tỷ đồng, kế hoạch 100 tỷ đồng
*Lợi nhuận: thực hiện 86,5 tỷ, kế hoạch 65 tỷ…
Kết quả tiêu thụ sản phẩm công nghiệp: Sản xuất điện năng đạt 120 triệu kwh/KHN, sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 170.000 tấn/KHN, sản phẩm may mặc đạt 729.265 SP/KHN, sản xuất và tiêu thụ vỏ bao xi măng đạt 20,6 triệu vỏ/KHN, sản xuất thép đạt 94.668 tấn/KHN.
Một số hạng mục công trình lớn mà Tổng công ty đã thực hiện và đang hoàn thành gồm nhiều công trình thi công lớn như: thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện Sê San, Pleikrông, Quảng Trị, Hầm Hải Vân gói 1B, các dự án đầu tư như thuỷ điện Nà Lơi, Nậm Mu, hầm ngầm đèo Hải Vân, một công trình tầm cỡ quốc tế đã được Tổng công ty Sông đà hoàn thành bước đầu .
Nhìn chung trong năm 2003 Tổng công ty đã hoàn thành được kế hoạch SXKD đã đề ra; Đặc biệt đã chuyển dịch mạnh cơ cấu sản phẩm công nghiệp, chiếm 23% trong tổng giá trị SXKD đảm bảo việc làm, đời sống cho trên 26367 CBCNV và lực lượng xe máy thiết bị đã đầu tư; nâng cao uy tín của Tổng công ty.
Thực hiện giá trị SXKD năm 2003 đạt 105% KHN, so với năm 2002 bằng 143%. Hoàn thành các mục tiêu tiến độ các công trình trọng điểm của nhà nước cũng như các công trình đầu tư của Tổng công ty. Công tác sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Tổng công ty thực hiện được kế hoạch đề ra. Các cơ sở sản xuất công nghiệp mới đã đi vào sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả vốn đầu tư như NM điện Ry Ninh2, Nà Lơi, Cần Đơn, NM thép Việt- ý. Xuất khẩu lao động có thành tích vượt bậc, xuất khẩu được 3494 người bằng 140 % kế hoạch năm 2003. Các dự án lớn đã hoàn thành công tác chuẩn bị công trường tạo điều kiện cho việc triển khai trong năm 2004. Đầu tư đồng bộ được lực lượng xe máy, thiết bị đảm bảo yêu cầu thi công xây lắp năm 2003 và các năm tiếp theo. Công tác tư vấn đã tăng cường về số lượng và chất lượng. Đảm bảo việc làm cho 26.367người với thu nhập bình quân là 1.54 triệu đồng/ tháng.
Một số tồn tại
Công tác chuẩn bị sản xuất, tổ chức sản xuất ở một số công trường chưa hợp lý. Công tác chỉ đạo, ở một số ban điều hành, ban quản lý còn thiếu kiên quyết, thiếu dứt điểm, chưa bám việc đến cùng. Công tác đầu tư ở một số đơn vị còn dàn trải, đầu tư không đồng bộ dẫn đến việc giao công việc khó khăn, hiệu quả đầu tư chưa cao. Công tác hạch toán kinh doanh yếu, giá trin công nợ, dở dang lớn, hiệu quả SXKD thấp, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh yếu; ở một số công trường công tác tổ chức và chuẩn bị sản xuất của một số đơn vị còn yếu chưa hợp lý, sản xuất chưa tập trung…
Phần II
Tổ chức kế toán và kiểm soát nội bộ tại
Tổng công ty
1.Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, kinh doanh ngành xây dựng đồng thời với quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, địa bàn rộng, có nhiều đơn vị trực thuộc và được phân cấp quản lý khác nhau nên tổ chức kế toán của Tổng công ty bao gồm phòng kế toán trung tâm và các phòng kế toán của các đơn vị hạch toán độc lập.
Phòng kế toán của các đơn vị hạch toán độc lập tổ chức thực hiện hạch toán theo phương thức đầy đủ. Cụ thể, hạch toán tổng hợp chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị mình như một doanh nghiệp độc lập. Cuối kỳ hạch toán gửi các báo cáo kế toán lên bộ phận kế toán của Tổng công ty.
Phòng kế toán Tổng công ty đặt tại trụ sở của Tổng công ty có các chức năng sau:
Tổ chức quản lý tài chính và thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng Tổng công ty như một doanh nghiệp độc lập.
Tổng hợp số liệu từ phòng kế toán các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh chuyển lên, lập báo cáo chung của Tổng công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty được áp dụng theo mô hình trực tuyến. Theo mô hình này mọi nhân viên trong phòng hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Với đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanh tổ chức của Tổng công ty hiện nay, phương thức tổ chức bộ máy kế toán này tỏ ra phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Phương thức tổ chức này được minh hoạ bằng sơ đồ sau:
Kế toán trưởng Tổng công ty
Phó kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán vật tư, hàng hoá, TSCĐ
Kế toán ngân hàng
Kế toán quỹ
Thủ quỹ
Các nhân viên kinh tế ở các bộ phận không có tổ chức kế toán riêng
Kế toán tổng hợp
Bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc có tổ chức riêng
Tổng công ty Sông Đà là một trong những doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung theo chế độ kế toán mới do Bộ tài chính ban hành và được thực hiện trên máy vi tính thông qua một sản phẩm phần mềm do Tổng công ty tự xây dựng.
Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chung là sử dụng sổ nhật ký chung ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian, đồng thời ghi sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
Hệ thống kế toán sử dụng tại Tổng công ty Sông Đà bao gồm:
Sổ nhật ký chuyên dùng
Sổ nhật ký chung
Sổ cái các tài khoản
Sổ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán tại Tổng công ty cũng như các đơn vị
thành viên như sau:
Chứng từ gốc
Các sổ nhật ký
Sổ nhật ký chung
Sổ chi tiết các tài khoản
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng, định kỳ :
Quan hệ đối chiếu :
2.Kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty:
Với yêu cầu bức thiết của quản lý và nhận thức sâu sắc của lãnh đạo Tổng công ty về sự cần thiết của công tác kiểm toán nội bộ, thực hiện quyết định số 832 TC/QĐ – CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ tài chính về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã ra quyết định số 04 TCT/ HĐQT, ngày 06/01/1998 thành lập bộ máy kiểm toán nội bộ của Tổng công ty.
Năm 1999 Tổng công ty đã tiến hành xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ của riêng mình. Nội dung của Quy chế được soạn thảo căn cứ vào Quy chế kiểm toán nội bộ do Bộ tài chính đã ban hành trong quyết định số 832 TC/QĐ – CĐkiểm toán , có tính đến thực tế đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty trong đó quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của phòng kiểm toán nội bộ.
Ngày 18/11/2003 Hội đồng quản trị của Tổng công ty Sông Đà ra quyết định số 21 TCT- TCĐT thành lập công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán, đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, (trên cơ sở sắp xếp và phát triển phòng Kiểm toán nội bộ Tổng công ty) kể từ ngày 01/12/2003. Công ty Kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty. Trụ sở: Tại nhà G10, Phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
2.1 Chức năng:
Cung cấp các dịch vụ kiểm toán , tài chính, kế toán, tư vấn( thuế, tài chính, kế toán và quyết toán vốn đầu tư, cổ phần hoá, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ…) theo kế hoạch Tổng công ty giao và yêu cầu của các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty.
Kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị được kiểm toán; trên cơ sở kết quả kiểm toán đưa ra những kết luận đánh giá hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2.2. Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch cung cấp các dịch vụ tài chính kế toán, kiểm toán, tư vấn (thuế, tài chính, quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư…).
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán cụ thể đối với các đơn vị để thực hiện theo kỳ và đột xuất.
Thực hiện công tác kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán tại các đơn vị thành viên trực thuộc trên cơ sở hợp đồng kinh tế.
Thực hiện công tác kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán để phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trực thuộc.
Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng công ty về kết quả, kết luận về công tác kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán.
Thực hiện hạch toán kính doanh lấy thu bù chi bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán trong phạm vi Tổng công ty. Soạn thảo trình tổng giám đốc và Hội đồng quản trị ban hành các quyết định, chỉ thị, quy chế , quy định và các văn bản hướng dẫn để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ Tổng công ty.
Kiểm tra tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm tra và xác nhận độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt
Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ, kế toán, tài chính, chính sách nghị định của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị
Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài chính của các đơn vị thành viên và Tổng công ty.
Đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sai phạm(nếu có) và đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của các đơn vị thành viên và Tổng công ty
2.3. Hoạt động của công ty và các lĩnh vực.
Công ty hoạt động theo chuyên ngành kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán: tuân thủ theo pháp luật, chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành của Việt Nam và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận.
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:
*Dịch vụ kiểm toán .
Kiểm toán – Báo cáo tài chính.
Kiểm toán – Báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Kiểm toán tuân thủ.
Kiểm toán hoạt động
*Dịch vụ kế toán tài chính:
Ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Bồi dưỡng, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán – tài chính
Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy- tổ chức công tác kế toán
*Dịch vụ tư vấn tài chính- kế toán, thuế
Tư vấn định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp trong các trường hợp giải thể, sáp nhập, chia tách, cổ phần hoá, phá sản, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Xác định giá trị vốn góp của các bên tham gia liên doanh của các cổ đông góp vốn.
Tư vấn đầu tư chứng khoán
Tư vấn sử dụng vốn của doanh nghiệp
Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư
Dịch vụ hướng dẫn chế độ và lập báo cáo quyết toán thuế các dịch vụ khác được pháp luật cho phép.
2.4. Cơ cấu tổ chức:
Giám đốc
2- 3 Phó giám đốc công ty
Các phòng chức năng
Sơ đồ
Giám đốc
Phòng nghiệp vụ 2
Phòng quản trị hành chính
Các phó giám đốc
Kế toán trưởn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35240.DOC