Báo cáo tóm tắt Kết quả khoa học công nghệ Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

MỞ ĐẦU . 1

Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.2

1.1. Trên thế giới . 2

1.2. Trong nước . 3

1.2. Trong tỉnh . 4

Chương II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU. 5

2.1. Mục tiêu đề tài. 5

2.2. Nội dung nghiên cứu . 5

2.3. Đối tượng nghiên cứu. 5

2.4. Phạm vi nghiên cứu. 6

2.5. Phương pháp nghiên cứu. 6

2.6. Hạn chế của đề tài. 6

Chương III: KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC. 7

3.1. Cơ sở lý luận. 7

3.2. Vai trò, chức năng của Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện và sự cần thiết

phải hình thành Phòng/Bộ phận cung cấp dịch vụ CTXH trong các bệnh viện

trên địa bàn thành phố Nha Trang.13

3.3. Một số kinh nghiệm trên thế giới và của một số bệnh viện trong nước về cung cấp

dịch vụ CTXH trong bệnh viện; Những nhiệm vụ đã thực hiện được và những

hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ CTXH hiện nay tại các bệnh viện trên địa

bàn thành phố Nha Trang.14

3.4. Kết quả điều tra, khảo sát ngẫu nhiên cán bộ y tế và bệnh nhân, người nhà bệnh

nhân tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang.18

3.5. Thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha

Trang và đặc điểm cơ bản về cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa

bàn thành phố Nha Trang.21

3.6. Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại các

bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang.23

3.7. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại

các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang .25

KẾT LUẬN .27

pdf46 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tóm tắt Kết quả khoa học công nghệ Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương, các dịch vụ kinh tế, lao động - xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh do các cơ quan chuyên môn của Nhà nước cung cấp; được cung cấp bởi các doanh nghiệp và các tổ chức công cộng. 3.1.7.2. Cung cấp dịch vụ xã hội Cung cấp dịch vụ là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người như: nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống; nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ; nhu cầu giao tiếp xã hội; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu tự khẳng định mình: nhu cầu hoàn thiện, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình; bao gồm cả việc ngăn chặn bạo lực, nghèo đói, tan vỡ gia đình, tàn tật (tinh thần và thể chất) và tuổi già. 3.1.7.3. Chức năng của dịch vụ xã hội Dịch vụ xã hội cung cấp và hỗ trợ thông qua các dịch vụ đặc thù giúp các công dân trong xã hội có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa nhập và tham gia vào thị trường lao động cũng như các hoạt động cộng đồng, xã hội. 3.1.7.4. Các dịch vụ xã hội phổ biến - Tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp có việc làm và tham gia vào các hoạt động sản xuất tạo thu nhập; - Các dịch vụ xã hội giúp cho các đối tượng yếu thế trở nên bình đẳng và có thể đóng góp và hoà nhập cao nhất đối với gia đình, cộng đồng và xã hội; - Cung cấp các dịch vụ về nhà ở với tiêu chuẩn đáp ứng được điều kiện tối thiểu về chất lượng cuộc sống; - Giúp người tàn tật có khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cách tích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng; - Thúc đẩy việc chăm sóc sức khoẻ và gắn kết các chủ thể với các nguồn lực; - Tạo ra các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý cho các đối tượng; 13 - Giúp các đối tượng tiếp cận với các kênh thông tin và và tạo cơ hội lựa chọn tốt hơn và giúp các đối tượng tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động hoà giải, biện hộ các vấn đề xã hội. 3.2. Vai trò, chức năng và sự cần thiết phải hình thành Phòng/Bộ phận cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang 3.2.1. Vai trò, chức năng của của Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện 3.2.1.1. Vai trò của Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện CTXH trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế [7]. Tại Việt Nam, ngày 25/03/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020; đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực y tế ở nước ta. Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ , ngày 15/7/2011 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2514/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nghề CTXH trong Ngành y tế giai đoạn 2011 – 2020”. Những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh, trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã triển khai thành lập Phòng CTXH. 3.2.1.2. Nhiệm vụ của Phòng/Bộ phận CTXH tại các bệnh viện - Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh. - Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật. - Vận động tiếp nhận tài trợ. - Hỗ trợ nhân viên y tế; đào tạo, bồi dưỡng: - Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm CTXH của bệnh viện. - Tổ chức các hoạt động từ thiện, CTXH của bệnh viện tại cộng đồng. 14 3.2.1.3. Sự cần thiết phải thành lập Phòng/Bộ phận CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang Ngày 26/5/2011 UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 1367/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ngày 14/10/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản 6868/UBND- VX về việc đẩy mạnh phát triển nghề CTXH và mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020. Hiện nay trên địa bàn thành phố Nha Trang có 09 bệnh viện lớn có quy mô trên 100 giường bệnh, trong đó có 04 bệnh viện công lập do Sở Y tế quản lý, 02 bệnh viện do quân đội và ngành đường sắt quản lý, 03 bệnh viện tư nhân. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Phòng CTXH, Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Da liễu tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Bộ phận CTXH, các bệnh viện còn lại đều chưa thành lập Phòng/Bộ phận CTXH để thực hiện nhiệm vụ CTXH trong bệnh viện theo quy định của Bộ y tế. 3.3. Một số kinh nghiệm trên thế giới và của một số bệnh viện trong nước về cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện; Những nhiệm vụ đã thực hiện được và những hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ CTXH hiện nay tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang 3.3.1. Một số kinh nghiệm trên thế giới về cung cấp dịch vụ CTXH trong các bệnh viện 3.3.1.1. Vai trò quan trọng của CTXH trong các bệnh viện CTXH trong bệnh viện có một lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới, từ năm 1880 ở Anh, tại Mỹ từ năm 1900. Trãi qua hơn một thế kỷ, CTXH trong bệnh viện là một nghề không thể thiếu trong bệnh viện ở các nước phát triển, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc. 15 Theo TS. Nguyễn Viết Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế: “Bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện của CTXH nhất”. Theo bà Ida Cannon, một Nhà CTXH người Mỹ: “Nhân viên CTXH không xem người bệnh như một cá nhân đơn độc, kém may mắn, nằm trên giường bệnh mà là thành viên của một gia đình hay cộng đồng, cuộc sống bị xáo trộn do bệnh tật”. Theo Harriett khái niệm “Con người trong môi trường” áp dụng chung cho tất cả các nghề, trong đó có Y khoa, không còn mối quan hệ đơn giản giữa bác sĩ – bệnh nhân mà là mối quan hệ đa phương. Yếu tố tâm lý có thể gây tác động rất lớn đến tinh thần lẫn thể chất của con người. Chính vì vậy, từ rất sớm y học đã nhận ra vai trò quan trọng của CTXH trong bệnh viện. Tại nhiều nước, các dịch vụ xã hội đã trở nên chuyên nghiệp hóa nhờ có sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Chất lượng của các chính sách, chương trình hay dịch vụ an sinh xã hội được phản ánh bởi tính phòng ngừa cao đối với các vấn đề xã hội. Lịch sử phát triển gắn bó lâu dài giữa CTXH và y khoa đã dẫn đến sự hình thành CTXH riêng cho nhiều chuyên ngành khác nhau của y khoa, ví dụ như Hiệp hội nhân viên CTXH chuyên ngành ung thư được thành lập tại Mỹ năm 1983. 3.3.1.2. Hiệu quả cao của việc điều trị đa ngành so với phương pháp điều trị y khoa tại một số bệnh viện trên thế giới Thực tế đã chứng minh hiệu quả rất cao của việc điều trị đa ngành so với phương pháp điều trị y khoa tại một số bệnh viện, cụ thể như: * Kết quả khảo cứu của Phòng CTXH Y khoa, Bệnh viện Mayo, Rochester, Bang Minnesota. * Kết quả khảo cứu của Khoa thần kinh tâm trí, Trường Y Hofstra Noth Shore-LI, New York. 16 3.3.1.3. Vai trò quan trọng của nhân viên CTXH trong bệnh viện tại các nước [9] Các bệnh viện ở nước ngoài rất cần nhân viên CTXH vì: Ngoài lý do chuyên môn về CTXH, bệnh viện còn cần nhân viên CTXH vì lý do tài chính. Tại Việt nam cũng như tại tất cả các nước, đào tạo bác sĩ rất tốn kém, vì vậy bác sĩ chỉ nên tập trung vào công việc chuyên ngành y khoa. Tại Mỹ, số tiền trung bình các cơ quan bảo hiểm chi trả cho bác sĩ khá cao, ví dụ như trong ngành thần kinh tâm trí, số tiền phải chi trả 70 USD/15 phút. Vì vậy, nếu không có nhân viên CTXH thì phải sử dụng đội ngũ bác sĩ, y tá, nhân viên hành chính, quản trị vào công việc CTXH là rất lãng phí và tốn kém. 3.3.1.4. Mô hình tổ chức Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện ở các nước [10] Tại các bệnh viện ở Mỹ, Khoa Dịch vụ xã hội là nơi triển khai các hoạt động CTXH. Ở Canada, các bệnh viện cũng có Khoa Dịch vụ xã hội.Tại các bệnh viện ở Singapore, hệ thống nhân viên CTXH đã và đang dần được hình thành và phát triển. 3.3.1.5. Nhân lực làm CTXH trong bệnh viện ở các nước [11] Hội CTXH Úc hiện có khoảng 6.000 thành viên và số nhân viên CTXH trong cả nước ước tính khoảng 19.300 người; ở Mỹ, hiện có khoảng 500.000 nhân viên CTXH. Tại Úc, nhân viên CTXH được đào tạo 04 năm đại học và ít nhất 980 giờ thực hành; nhân viên CTXH ở Mỹ được trang bị kiến thức tốt để làm việc trong bệnh viện. Tại Đức, muốn trở thành nhân viên CTXH trong bệnh viện, các ứng viên phải được rèn luyện qua rất nhiều khóa tập huấn chuyên môn. Tại bệnh viện Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nhân viên CTXH được đào tạo từ chính bộ môn CTXH của trường. 3.3.1.6. Những khó khăn ban đầu của hoạt động CTXH trong bệnh viện ở các nước [12] Khi mới hình thành CTXH trong bệnh viện, vai trò của nhân viên CTXH chưa được nhìn nhận đúng, điều này không những đã ảnh hưởng xấu tới việc 17 hoàn thành nhiệm vụ, làm giảm sút về tinh thần, gây hoang mang trong đội ngũ nhân viên CTXH mà còn làm giảm sự ảnh hưởng của họ trong công việc. Mối liên hệ qua lại giữa nhân viên CTXH và cá nhân các bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi kỹ năng, kiến thức, khả năng lắng nghe, thấu hiểu và không phán xét/đánh giá của nhân viên CTXH. Do đó, nhân viên CTXH cần phải được cung cấp kiến thức, kỹ năng trong giao tiếp, cảm thông, không đánh giá/phán xét người bệnh để hoàn thành tốt vai trò của mình. 3.3.2. Một số kinh nghiệm về cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện ở Việt Nam [13] Việc áp dụng mô hình CTXH tại các bệnh viện ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và các tình nguyện viên, nhằm hỗ trợ nhân viên y tế trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc người bệnh. Hoạt động CTXH trong các bệnh viện của nước ta hiện nay mới chỉ là bước đầu. Tất cả các mô hình hiện đang triển khai tại các bệnh viện vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng CTXH trong bệnh viện. 3.3.3. Những vấn đề đã thực hiện và những hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ CTXH hiện nay tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang Hiện nay trên địa bàn thành phố Nha Trang có 08 bệnh viện lớn có quy mô trên 100 giường bệnh. Các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho bệnh nhân và đã đạt được những kết quả rất khả quan, đáp ứng một số nhu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế nhất định trong việc cung cấp các dịch vụ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. 3.3.3.1. Những hoạt động CTXH các bệnh viện đã thực hiện được - Tại các phòng khám của các bệnh viện đã quan tâm bố trí nhân viên đón tiếp, hướng dẫn người dân đi khám chữa bệnh. 18 - Một số bệnh viện đã cung cấp thông tin về một số dịch vụ trên các màn hình LCD và bảng điện tử tại phòng khám của bệnh viện. - Một số bệnh viện đã kịp thời cấp cứu, điều trị miễn phí cho một số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đã tổ chức tư vấn cho những bệnh nhân bị bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo; đã tổ chức bếp ăn từ thiện, tổ từ thiện xã hội và đã hỗ trợ các bữa ăn cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian điều trị tại bệnh viện; đã vận động các tổ chức, cá nhân làm công tác từ thiện tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhân nhân các ngày lễ, tết. - Thái độ phục vụ của nhân viên y tế có nhiều tiến bộ hơn so với những năm trước đây. 3.3.3.2. Những hạn chế của CTXH tại các bệnh viện - Một số bệnh viện đã thành lập Phòng/Bộ phận CTXH nhưng việc bố trí nhân viên thực hiện nhiệm vụ CTXH còn quá ít. - Đa số các bệnh viện chưa cung cấp thông tin về giá cả các dịch vụ cho người dân khi đi khám chữa bệnh; chưa hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh; chưa cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh khi có chỉ định chuyển cơ sở khám, chữa bệnh. - Một số bệnh viện chưa thực hiện tốt việc vận động các tổ chức, cá nhân làm công tác từ thiện; chưa thực hiện tốt công tác vận động tài trợ. - Công tác hỗ trợ cho nhân viên y tế và công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng CTXH chưa nhiều. 3.4. Kết quả điều tra, khảo sát ngẫu nhiên cán bộ y tế và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang Qua kết quả tìm hiểu, điều tra khảo sát trên tổng 400 mẫu với 40 mẫu dành cho cán bộ quản lý, bác sĩ tại các bệnh viện và 360 mẫu dành cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, đã thể hiện một bức tranh tổng quát nhất về thực trạng hoạt động của CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 19 3.4.1. Bảng thống kê các nội dung điều tra, khảo sát cán bộ y tế về một số hoạt động cung cấp dịch vụ tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Nội dung Số lượng Đạt tỉ lệ Hỗ trợ, chỉ dẫn cho Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám và điều trị 32 80% Tiếp nhận hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ cho bệnh nhân khó khăn 18 45% Tổ chức thăm hỏi người bệnh và người nhà người bệnh 30 75% Hỗ trợ giải đáp những khó khăn, vướng mắc cho người bệnh và người nhà người bệnh 22 55% Hỗ trợ về tâm lý, tư vấn pháp lý và giám định pháp y, các dịch vụ khác 18 45% Phối hợp, hỗ trợ các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện về CTXH tại bệnh viện 28 70% Tổ chức các hoạt động từ thiện, CTXH của bệnh viện tại cộng đồng 15 37,5% Tư vấn các chương trình, chính sách xã hội và bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám và điều trị bệnh 12 30% Hỗ trợ tư vấn cho người bệnh về quyền và lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của người bệnh 19 47,5% Tập huấn kiến thức, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 9 22,5% Hỗ trợ thủ tục xuất viện 29 72.5% 20 Kết quả phiếu điều tra, khảo sát cho thấy: các bệnh viện đã thực hiện tốt việc hỗ trợ, chỉ dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại bệnh viện; thường xuyên tổ chức thăm hỏi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các khoa điều trị; các bệnh viện đã tạo điều kiện thuận lợi và đã phối hợp, hỗ trợ tốt với các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện CTXH tại bệnh viện. Tuy nhiên, công tác vận động và tiếp nhận các nguồn từ thiện để kịp thời hỗ trợ cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đa số các bệnh viện cũng còn nhiều hạn chế; công tác tư vấn về pháp lý và các dịch vụ khác chưa có nhiều thời gian; một số bệnh viện nguồn lực trợ giúp và thời gian có hạn nên chưa thể thực hiện thường xuyên công tác này; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về CTXH chuyên ngành về bệnh viện chưa được quan tâm. 3.4.2. Kết quả khảo sát, phỏng vấn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về các dịch vụ được cung cấp tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Qua các kết quả điều tra khảo sát trên thấy rằng hoạt động của các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và đã đạt được những kết quả cao trong những năm vừa qua, đã từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và từng bước gia tăng sự hòa lòng của người dân khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian đến như: Một số bệnh viện chưa thành lập Phòng/Bộ phận CTXH, việc bố trí nhân viên CTXH chưa đủ để đáp ứng cung cấp các dịch vụ xã hội trong bệnh viện; cần phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ CTXH chuyên ngành bệnh viện để nhân viên CTXH nắm vững kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng thực hành khi thực thi nhiệm vụ; cung cấp thông tin về giá cả các dịch vụ cho người dân khi đến khám chữa bệnh để người dân có thể chọn lựa các dịch vụ phù hợp; hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh và chữa bệnh. 21 3.5. Thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang và đặc điểm cơ bản về cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang 3.5.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang Qua khảo sát, thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang và đặc điểm cơ bản về cung cấp dịch vụ CTXH tại các cệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang như sau: 3.5.1.1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Phòng CTXH ngày 30/12/2013 và đã đi vào hoạt động cho đến nay. Bên cạnh những kết quả đã thực hiện được, Bệnh viện cũng còn một số hạn chế như: chỉ có 03 người quá thiếu trong tình trạng bệnh nhân quá tải; chưa thể thực hiện hết nhiệm vụ là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; chưa kịp thời hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh; kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn cũng còn hạn chế. 3.5.1.2. Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Tổ CTXH trực thuộc Phòng Tổ chức - Hành chính, nhân lực chỉ có 03 người. 3.5.1.3. Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa; đã thành lập Phòng/Bộ phận CTXH từ năm 2016 nhưng trong chưa tổ chức thực hiện đầy đủ chức năng CTXH theo quy định của Bộ Y tế. 3.5.1.4. Bệnh viện Da liễu tỉnh Khánh Hòa Bệnh viện Da liễu tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Tổ CTXH năm 2016, trực thuộc Phòng Tổ chức – Hành chính của Bệnh viện. 22 3.5.1.5. Các bệnh viện còn lại trên địa bàn thành phố Nha Trang Các bệnh viện còn lại trên địa bàn thành phố Nha Trang đều chưa thành lập Phòng/Bộ phận CTXH nên chưa thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ CTXH trong bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế. 3.5.2. Những đặc điểm cơ bản về cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang 3.5.2.1. Về thành lập Phòng/Bộ phận CTXH Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Phòng CTXH và đã tổ chức thực hiện được một số nhiệm vụ CTXH nhưng cũng chưa thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Bộ Y tế. Các bệnh viện: Bệnh viện Da liễu tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Tổ CTXH; Các bệnh viện còn lại chưa thành lập Phòng/Bộ phận CTXH. 3.5.2.2. Về cung cấp các dịch vụ CTXH tại bệnh viện - Các bệnh viện đã tổ chức được Bộ phận/Tổ tiếp đón người dân đến khám chữa bệnh tại Phòng khám bệnh của bệnh viện và đã hướng dẫn người dân biết địa điểm để đến khám theo tình trạng bệnh tật của mình. - Một số bệnh viện đã cung cấp một số thông tin về hoạt động của bệnh viện trên các màn hình LCD và bảng điện tử tại phòng khám của bệnh viện. Tuy nhiên, lượng thông tin cũng chưa cung cấp đầy đủ. - Đa số các bệnh viện, việc tổ chức thăm hỏi người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh gia đình khó khăn của người bệnh cũng còn nhiều hạn chế không đủ thời gian để giải quyết các vấn đề về tâm lý, xã hội cho bệnh nhân. - Các bệnh viện còn hạn chế trong việc hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động CTXH nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh. - Việc vận động, kết nối đội ngũ tình nguyện viên thường xuyên hỗ trợ về 23 CTXH của bệnh viện cũng còn có những hạn chế nhất định. Thái độ phục vụ của nhân viên y tế có nhiều tiến bộ hơn so với những năm trước đây. - Đa số các bệnh viện chưa thực hiện công tác thông tin, truyền thông và phổ biến giáo dục pháp luật và chưa có điều kiện để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh. - Đa số các bệnh viện, nhân viên CTXH chưa cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết và chưa tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng về CTXH cho nhân viên y tế. - Một số bệnh viện đã tổ chức bếp ăn từ thiện, tổ từ thiện xã hội và đã hỗ trợ các bữa ăn cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Để đạt hiệu quả cao trong công tác khám, chữa bệnh trong thời gian sắp đến, các bệnh viện cần phải thành lập Phòng/Bộ phận CTXH, bố trí đội ngũ nhân viên làm CTXH có đủ trình độ và năng lực để đáp ứng các nhu cầu của người đi khám, chữa bệnh, đặc biệt quan tâm trợ giúp các đối tượng đang bị bệnh hiểm nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 3.6. Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang 3.6.1. Nhóm giải pháp về công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ nhân viên y tế; tăng cường giáo dục, hướng dẫn thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Tuyên truyền, vận động tạo nên hiệu ứng xã hội, bài trừ những tệ nạn tiêu cực có thể xảy ra trong các bệnh viện. - Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt. - Hoạt động khám chữa bệnh phải từng bước cải tiến và hoàn thiện, phải được xem như là một ngành dịch vụ. 24 3.6.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động của Phòng/Bộ phận CTXH - Khẩn trương tiến hành thành lập theo quy định của Bộ Y tế. - Tổ chức đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. - Thường xuyên thăm hỏi người bệnh và người nhà người bệnh. - Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động CTXH cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ người bệnh; phải kịp thời cung cấp thông tin và tiến hành lượng giá các nhu cầu vật chất, tâm lý, xã hội của bệnh nhân và gia đình. - Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. - Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về CTXH của bệnh viện. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm CTXH tại bệnh viện, góp phần trợ giúp cho bệnh nhân. 3.6.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên làm CTXH tại các bệnh viện - Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về CTXH. - Hướng dẫn thực hành nghề CTXH cho học sinh, sinh viên. 3.6.4. Nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, giường bệnh - Tiến hành thường xuyên đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại. - Thực hiện các giải pháp chống quá tải. 3.7. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang và những kiến nghị 3.7.1. Những vấn đề đặt ra Các y, bác sỹ tập trung thời gian vào công tác chuyên môn y tế nên không có thời gian, khả năng giải quyết những vấn đề về tâm lý, xã hội và nhiều nhu 25 cầu bức xúc của bệnh nhân liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh như: hướng dẫn giải thích về quy trình khám chữa bệnh, tư vấn về phác đồ điều trị, cách phòng ngừa bệnh tật cho đến hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh, khai thác thông tin về đặc điểm nhân thân xã hội của người bệnh, cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, địa điểm của các loại dịch vụ. Thực trạng này đang dẫn đến không ít những phiền hà cho người bệnh như: thiếu hụt thông tin khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh, sự không hài lòng của bệnh nhân đối với bệnh viện và nhân viên y tế. Một số bệnh viện đã thành lập Phòng/Bộ phận CTXH nhưng số lượng nhân viên CTXH quá ít, không đủ thời gian để giải quyết những vấn đề về tâm lý, xã hội cho số đông bệnh nhân. 3.7.2. Những kiến nghị - Sở Y tế chỉ đạo quyết liệt việc thành lập Phòng/Bộ phận CTXH tại bệnh viện theo quy định tại Thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế. - Lãnh đạo các bệnh viện phải quán triệt cho cán bộ nhân viên trong bệnh viên thấy vai trò quan trọng của CTXH trong bệnh viện và việc áp dụng phương pháp trị liệu tổng hợp. - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ y tế các bệnh viện phải xem như là một ngành dịch vụ. - Tăng cường công tác tổ chức đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào phòng khám của bệnh viện; - Tổ chức tư vấn tâm lý đối với những bệnh nhân bị khủng hoảng tâm lý, bị căng thăng do bệnh tật gây ra. - Tăng cường công tác kiểm tra y đức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tom_tat_ket_qua_khoa_hoc_cong_nghe_de_tai_giai_phap.pdf
Tài liệu liên quan