Tỷ lệ phần trăm số hộ trả lời hộ gia đình có lúc bị thiếu ăn trong năm qua cao nhất
ở Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (13,1% và 15,6%). Tỷ lệ này
ở các hộ vùng khó khăn và vùng thiên tai cao gần gấp 5 lần so với hộ ở vùng đồng
bằng và thành thị (21,4% và 4,6%); ở các hộ rất nghèo cao gấp 3 lần so với trung
bình toàn quốc (21,5% và 6,6%).
13 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TÓM TẮT
TỔNG ĐIỀU TRA DINH DƯỠNG
NĂM 2009-2010
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIÁ VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
VIỆN DINH DƯỠNG – BỘ Y TẾ
QUỸ NHI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC
BÁO CÁO TÓM TẮT
TỔNG ĐIỀU TRA DINH DƯỠNG
2009-2010
HÀ NỘI - 2012
VIỆN DINH DƯỠNG – BỘ Y TẾ
QUỸ NHI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC
1
TÓM TẮT
Đánh giá tình hình dinh dưỡng, tiêu thụ lương thực-thực phẩm và theo dõi các yếu tố
liên quan được hầu hết các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm. Những tiến bộ
hay những vấn đề tồn tại về tình trạng sức khỏe-dinh dưỡng thông qua các chỉ số
dinh dưỡng và sức khỏe được Tổ chức Y tế thế giới, Unicef, tổ chức Lương thực-
thực phẩm thế giới (FAO) khuyến nghị cần theo dõi chặt chẽ với mục đích kịp thời
đề ra các can thiệp sớm với chiên lược dự phòng hiệu quả. Ở khu vực châu Á, vẫn
còn nhiều khó khăn và thách thức đe dọa tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của người
dân ở một số quốc gia. Trong khi đó, nhiều nước – trong đó có Việt Nam - đã đạt
được những thành công đáng kể trong tiến trình giảm đói nghèo và hạ thấp tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em.
Trước khi bước vào thập kỷ tới, việc tiến hành tiếp tục Tổng Điều tra Dinh Dưỡng
theo chu kỳ 10 năm là cần thiết, mục đích nhằm trả lời các câu hỏi về tình hình dinh
dưỡng của người Việt Nam ngày nay và phân tích các mối liên quan, xác định rõ các
yếu tố nguy cơ... để làm cơ sở khoa học xây dựng Chiến lược hành động về Dinh
Dưỡng cho giai đoạn mới 2011-2020. Mục tiêu của tổng điều tra năm 2009-2010
nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tiêu thụ lương thực-thực phẩm hộ gia đình và
các vấn đề liên quan đối với người Việt Nam, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Cuộc điều
tra này đã được triển khai tại 512 xã phường chọn ngẫu nhiên của 432 huyện quận
trong 64 tỉnh thành (theo địa giới hành chính tỉnh và thành phố Việt Nam trước năm
2008). Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu bao gồm điều tra phỏng vấn đối
tượng, cân đo nhân trắc, hỏi ghi khẩu phần và thu thập thông tin từ các cơ sở y tế
tuyến xã, huyện và tỉnh. Thông tin được các đội điều tra của các tỉnh tiến hành thu
thập, kiểm tra và chuyển về Viện Dinh Dưỡng để nhập và làm sạch. Số liệu đã phân
tích theo phương pháp điều tra mẫu chùm của phần mềm thống kê Stata 11 với sự hỗ
trợ của chuyên gia quốc tế. Các chỉ số nhân trắc của trẻ được phân tích dựa trên quần
thể tham khảo chuẩn của WHO 2007.
2
I. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ đã được cải thiện sau 10 năm. Việt nam đã đạt được
mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân. Tuy nhiên, SDD thể nhẹ cân
vẫn ở cấp YNSKCĐ trung bình; SDD thể thấp còi ở ranh giới giữa cấp độ YNSKCĐ
trung bình và cao; SDD thể gày còm vẫn nằm ở cấp độ YNSKCĐ trung bình.
Chỉ số nhân trắc
Tỷ lệ phần trăm suy dinh dưỡng
Trai Gái Chung
SDD nhẹ cân 18,4 16,6 17,5
SDD nhẹ cân nặng 1,8 2,4 2,1
SDD thấp còi 31,5 27,1 29,3
SDD thấp còi độ II 11,4 9,7 10,5
SDD gày còm 7,3 6,9 7,1
SDD gày còm nặng 3,6 4,0 3,8
Thừa cân và béo phì 6,7 5,1 5,6
Béo phì 2,8 2,7 2,8
- Tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi quá mức 5%- mức đặt ra khống chế trong
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở
trẻ em< 5 tuổi là 5,6%; trong đó, tỷ lệ béo phì là 2,8%. Ở các vùng thành thị tỷ lệ
thừa cân- béo phì là 6,5%
- Tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành
phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Đường cong phân bố cân-theo-cao z-score của TP Hồ Chi Minh trong năm 1999 và 2010
0
5
1
0
1
5
2
0
T
ỷ
l
ệ
%
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7
Cân-theo-cao Z-score của trẻ dưới 5 tuổi TP HCM
1999 2009 Chuẩn WHO
3
- Tỷ lệ SDD thể thấp còi không đồng đều theo vùng sinh thái. Tỷ lệ SDD thể thấp còi
ở Tây Nguyên, Vùng núi và cao nguyên phía Bắc và Vùng bắc miền Trung và ven
biển miền Trung vẫn ở cấp độ YNSKCĐ cao (>30%).
- Tốc độ giảm trung bình trong 10 năm qua của tỷ lệ SDD nhẹ cân là 1,26%/năm;
của tỷ lệ SDD thấp còi là 1,4%/năm. Vào năm 2010, tỷ lệ SDD gày còm đã chuyển từ
cấp độ trung bình xuống cấp độ YNSKCĐ thấp.
II. Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành
- Chiều cao trung bình của người trưởng thành năm 2010 cao hơn so với năm 1975
khoảng 4 cm. Người trưởng thành năm 2010 cũng có cân nặng cao hơn 8kg so với
năm 1975: chiều cao đạt được hiện nay đã đến sớm hơn trước đây và ở vào độ tuổi
20-24 tuổi cho cả nam thanh niên và nữ thanh niên (năm 2000 chiều cao đạt được
cao nhất ở độ tuổi 26-29 tuổi). Chiều cao người trưởng thành ở thành thị nói chung
29.3 25.5
33.7 31.4 35.2
19.2
28.2
0
20
40
60
80
100
Toàn quốc Đông bằng
sông Hồng
Vùng núi và
cao nguyên
phía Bắc
Bắc miền
Trung và ven
biển miền
Trung
Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đông bằng
sông Cửu Long
%
Tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi theo vùng sinh thái
43.3
30.1
11.1
39.0
26.6
10.6
33.5
22.9
10.7
30.9
20.4
10.3
29.3
17.5
7.1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
SDD thấp còi SDD nhẹ cân SDD gày còm
Tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi qua các năm
2000 2002 2005 2008 2010
Tỷ
lệ
4
cao hơn so với nông thôn. Ở những nhóm hộ gia đình có mức sống cao hơn thì chiều
cao trung bình cũng cao hơn.
Chiều cao đạt được (cm) người trưởng thành qua các năm
Cân nặng trung bình (kg) người trưởng thành qua các năm
- Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5 kg.m2) của người trưởng thành đã
giảm xuống dưới 20%, nhưng tỷ lệ thừa cân và béo phì lại có xu hướng tăng lên, đặc
biệt cao ở nhóm tuổi từ 50-60 tuổi: Thiếu năng lượng trường diễn (CED) ở nam là
15,8% (CI95%: 14,6-17,0) và ở nữ là 18,5% (CI95%: 17,4-19,7). Thiếu năng lượng
trường diễn ở phụ nữ cao hơn nam giới một cách có ý nghĩa thống kê. Tính chung cả
nam và nữ thì tỷ lệ CED là 17,2% (CI95%: 16,4-18,1). Tỷ lệ thừa cân và béo phì
chung người từ 20 tuổi trở lên là 5,6% (CI95%: 4,99-6,37). Ở nam giới là 4,9%
(CI95%: 4,25-5,73) và ở nữ giới là 6,3% (CI95%: 5,45-7,25). Thừa cân béo phì ở
nước ta cao nhất ở độ tuổi 55-59 tuổi đối với nam (7,8%) và 50-55 tuổi đối với nữ
(10,9%).
III. Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi
- Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã giảm hẳn
so với 10 năm trước. Tỷ lệ này đã giảm từ 26,7% vào năm 2000 xuống còn 20,6%
vào năm 2010. Tỷ lệ bà mẹ trẻ dưới 30 tuổi có tỷ lệ CED cao hơn hẳn so với nhóm
tuổi 30-49.
160 159.8
162.3
164.4
150 150
152.3 153.4
140
150
160
170
1975 1985 2000 2009
Nam Nữ
47
51
53 54
45 45 47 46
30
40
50
60
70
80
1975 1985 2000 2009
Nam Nữ
30.0 28.7
25.9 25.5
21.4 23.5
27.7
22.9
14.9 13.8 13.6 13.5
0
10
20
30
40
50
20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49
Tỷ lệ CED của bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi
2000 2009
5
IV. Thiếu vi chất dinh dưỡng
- Tỷ lệ chung thiếu máu và thiếu vitamin A tiền lâm sàng của trẻ dưới 5 tuổi toàn
quốc là 29,2% và 14,2%, đều thuộc mức trung bình về YNSKCĐ : ĐB Sông Hồng có
tỷ lệ thiếu vitamin A ở mức nhe ̣ (9,1%), vùng núi Tây Bắc thiếu máu ở mức nặng
(43%); Tây Nguyên thiếu vitamin A ở mức năṇg (20,9%), còn lại các vùng khác đều
thiếu ở mức trung bình cho cả 2 chỉ số. Nhóm trẻ 0- 23 tháng tuổi bị thiếu máu nhiều
nhất (44-45%), sau đó tỷ lệ thiếu máu giảm dần theo tuổi, thấp nhất ở nhóm 48-59
tháng tuổi (14,2%). Nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi bi ̣ thiếu vitamin A ở mức nặng về
YNSKCĐ. Nhóm 24-36 thuộc mức nhẹ, còn lại các nhóm khác thuộc mức trung bình
về YNSKCĐ.
- Tỷ lệ bao phủ viên nang vitamin A trong nhóm đối tượng trẻ em được uống là
87,0%. Tỷ lệ bà mẹ sau khi sinh con được uống vitamin A là 65,2%.
Tỷ lệ phần trăm độ bao phủ
Vùng sinh thái
Toàn
quốc
Đông
bằng
sông
Hồng
Vùng
núi
phía
bắc
Bắc
và
ven
biển
miền
trung
Tây
Nguyên
Đông
nam
bộ
Đông
bằng
sông
Cửu
long
Sử dụng viên sắt của bà mẹ trong 6 tháng qua 19,0 20,5 19,1 15,4 18,0 15,6 18,2
Sử dụng Vitamin A của bà mẹ sau sinh 62,8 73,0 65,7 54,6 42,6 64,2 61,7
Uống vitamin A của trẻ dưới 5 tuổi 76,0 83,1 81,2 79,7 76,1 80,6 79,3
- Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ không có thai là 28,8% và phụ nữ có thai
là 36,5%. Chỉ có dưới 1/5 số bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi được uống viên sắt trong 6
tháng qua.
- Tỷ lệ phân trăm độ bao phủ muối I ốt và các chế phẩm có I ốt đang giảm đi, đặc
biệt là ở hai vùng là Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (65,1%) và Vùng Đồng bằng
Sông Hồng (82,2%)
22.7
37.5
24.7 30.1 29.6 28.529.1
45.7 44.1
28.9 24.0 26.6
19.0 20.5 19.1
15.4
18.0
15.6
0
5
10
15
20
25
0
20
40
60
80
100
Đồng bằng
Sông Hồng
Trung du và
miền núi phía
Bắc.
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền
Trung
Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng
Sông Cửu Long
%
s
ử
d
ụ
n
g
Tỷ
lệ
m
ắc
(
%
)
Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có/không mang thai và tỷ lệ sử dụng viên sắt
PN không mang thai Hb<120 g/L PN mang thai Hb<110 g/L Sử dụng viên sắt trong 6 tháng qua
6
V. Khẩu phần:
A. Khẩu phần hộ gia đình
- Khẩu phần ăn hàng ngày tại hộ gia đình cho thấy có biến đổi đáng kể so với trước
đây. Mức năng lượng khẩu phần từ năm 1985 đến nay không thay đổi đáng kể nhưng
cơ cấu sinh năng lượng trong khẩu phần ăn thay đổi: Mức tiêu thụ năng lượng của
khẩu phần hộ gia đình năm 2000 là 1931 ± 446 kcal và năm 2010 là 1925,4 ± 587
kcal
Giá trị dinh dưỡng của
khẩu phần hộ gia đình
Năm 1985 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010
(n = 773) (n = 12641) (n = 7658) (n = 8224)
TB TB±SD TB±SD TB±SD
Năng lượng (Kcal) 1925 1928 ± 199,0 1931 ± 446,4 1925 ± 587,1
Protein
Tổng số (g) 52,40 57,59 ± 7,31 61,95 ± 18,58 74,31 ± 26,46
Động vật (g) 10,00 15,39 ± 4,67 20,76 ± 15,62 30,65 ± 21,09
Pđộng vật / Ptổng số (%) 18,00 26,72 33,51 38,48
Lipid
Tổng số (g) 12,80 17,48 ± 5,37 24,91 ± 16,98 37,69 ± 23,42
Thực vật (g) 7,40 7,23 ± 2,60 9,77 ± 9,43 14,51 ± 12,32
Lđộng vật / Ltổng số (%) 42,19 58,64 60,78 56,8
Chất khoáng
Ca (mg) 541,00 488,30 ± 153,90 524,53 ± 587,34 506,22 ± 301,29
Tỷ lệ Ca/ P 0,71 0,66 0,67 0,57
Fe (mg) 12,10 9,53 ± 1,17 11,16 ± 4,26 12,33 ± 4,74
Vitamin
A (mg) 0,02 0,03 ± 0,06 0,09 ± 0,28 0,15 ± 0,23
Caroten (mg) 2,00 2,31 ± 0,93 3,11 ± 3,15 5,90 ± 5,26
B1 (mg) 0,82 0,69 ± 0,11 0,92 ± 0,45 1,09 ± 0,57
B2 (mg) 0,45 0,36 ± 0,07 0,53 ± 0,30 0,72 ± 0,38
PP (mg) 11,00 10,01 ± 1,42 11,56 ± 4,56 14,33 ± 6,90
C (mg) 40,00 53,21 ± 17,99 72,51 ± 76,99 85,12 ± 75,42
Vitamin B1/1000
Kacl(mg) 0,42 0,39 0,48 0,57
% năng lượng do:
Protein 11,2 12,3 13,2 15,4 ± 3,7
Lipid 6,2 8,4 12,0 17,6 ± 8,7
Glucid 82,6 79,3 74,8 67,0 ± 10,2
7
Phần trăm cơ cấu sinh năng lượng của khẩu phần P:L:G của năm 2000 là 13,2 : 12,0
: 74,8, của năm 2010 là 15,4 : 17,6 : 67,0. Phần trăm cơ cấu này theo vùng sinh thái
phản ánh phần nào sự phát triển về kinh tế của các vùng này.
B. Nuôi con bằng sữa mẹ
- Tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến 4 tháng tuổi vẫn còn thấp so với
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2010. Tỷ lệ này đã giảm từ 31,1% vào năm 2000
xuống còn 28,8% vào năm 2010. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng
tuổi là 19,6%.
C. Khẩu phần trẻ từ 2-4 tuổi (Không tính nếu trẻ hiện đang còn bú mẹ)
- Năng lượng của khẩu phần của trẻ mới đạt được 95% so với nhu cầu khuyến nghị
(NCKN). Mức đáp ứng trong khẩu phần của trẻ 2-4 tuổi đối với NCKN sắt là 70%
và đối với NCKN của vitamin A là 65%. Đáng lưu ý là mức đáp ứng nhu cầu sắt của
khẩu phần trẻ 3 tuổi chỉ đạt 56% NCKN.
62% 68% 66% 65% 57% 63%
22%
18% 18% 20%
25% 20%
16% 14% 16% 15% 18% 17%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Đông bằng sông
Hồng
Vùng núi phía
bắc
Bắc và ven biển
miền trung
Tây Nguyên Đông nam bộ Đông bằng sông
Cửu long
%
Phần trăm cơ cấu sinh năng lượng của khẩu phần hộ gia đình
Gluxid Lipid Protein
76.2
70.8
25.8
19.6
0 20 40 60 80 100
Bà mẹ cho trẻ bú dưới 1 giờ sau sinh
Trẻ được bú sữa non
Trẻ bú hoàn toàn đến 4 tháng tuổi
Trẻ bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi
Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ
8
Tỷ lệ mức đáp ứng
NCKN
Chung
Nhóm tuổi
24-35 tháng 36-59 tháng
n = 1673 n = 610 n = 1063
% (95 CI) % (95 CI) % (95 CI)
Năng lượng 96 (93; 98) 95 (91; 98) 96 (92; 100)
Vitamin A 65 (56; 75) 72 (55; 90) 62 (51; 72)
Vitamin B1 137 (131; 144) 144 (131; 157) 133 (126; 141)
Vitamin B2 153 (143; 163) 166 (150; 183) 146 (132; 160)
Vitamin PP 123 (115; 130) 131 (113; 149) 118 (112; 125)
Vitamin C 129 (117; 142) 115 (97; 132) 137 (120; 153)
Sắt 70 (66%; 74%) 57 (53%; 61%) 77 (72%; 82%)
- Lượng Protein tổng số trong khẩu phần của trẻ 2-4 tuổi là 47 g/ ngày, chiếm 16%
năng lượng của khẩu phần, đã đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh
dưỡng. Tuy nhiên tỷ lệ này hai vùng khó khăn là Vùng Trung Du và Miền núi phía
Bắc và Vùng Tây Nguyên mới đạt được 14% và 15%.
VI. Vệ sinh an toàn thực phẩm hộ gia đình (VSATTP)
- Tỷ lệ số đối tượng đại diện cho hộ gia đình được phỏng vấn trả lời đã từng được
xem, nghe hoặc thấy các thông tin tuyên truyền về VSATTP là 82.1%. Treen 70% số
đối tượng nhận được thông tin này từ TV.
16.0% 14.0% 16.0% 15.0% 18.0% 17.0%
22.0% 18.0% 18.0% 20.0%
25.0% 20.0%
0.62 0.68 0.66 0.65
0.57 0.63
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Đông bằng Sông
Hồng
Trung du và miền
núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền
Trung
Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đông bằng sông
Cửu Long
Phần trăm cơ cấu sinh năng lượng khẩu phần trẻ 2-4 tuổi
Protit Lipit Gluxit
70.8
17.2
8.6
1.8
1.1
0.3
0.2
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0
TV
Loa đài
Cán bộ y tế
Sách, báo, tờ rơi
Khác
Không biết
Internet
Tỷ lệ phần trăm nguồn cung cấp thông tin về VSATTP từ phương tiện thông tin đại chúng
9
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long có lỷ lệ đối
tượng được xem/nghe/tuyên truyền kiến thức VSATTP thấp nhất (75,1% và 75,6%
tương ứng). Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ người dân
có thói quen ăn thịt tái cá gỏi cao nhất (4,7% và 5,2%). Tuy nhiên, tỷ xuất số vụ ngộ
độc được báo cáo cao nhất từ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng Bắc miền
Trung và ven biển miền Trung (14 và 18 phần nghìn/tháng).
VI. An ninh thực phẩm
- Tỷ lệ phần trăm số hộ trả lời hộ gia đình có lúc bị thiếu ăn trong năm qua cao nhất
ở Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (13,1% và 15,6%). Tỷ lệ này
ở các hộ vùng khó khăn và vùng thiên tai cao gần gấp 5 lần so với hộ ở vùng đồng
bằng và thành thị (21,4% và 4,6%); ở các hộ rất nghèo cao gấp 3 lần so với trung
bình toàn quốc (21,5% và 6,6%).
- Tỷ lệ số hộ có năng lượng của khẩu phần thấp (<1800 Kcal) trong năm 2010 giảm
không đáng kể so với năm 2000 trong khi tỷ lệ số hộ có năng lượng của khẩu phần
rất thấp thấp (<1500 Kcal) trong năm 2010 lại có xu hướng tăng lên.
3
13.1
6.2
15.6
3.9
6.8 6.6
0
5
10
15
20
25
Đông bằng sông
Hồng
Vùng núi và cao
nguyên phía Bắc
Bắc miền trung
và ven biển
miền trung
Tây nguyên Đông nam bộ Đồng bằng sông
Cửu long
Việt Nam
Tỷ lệ % số hộ gia đình có lúc thiếu ăn trong năm qua
16.6
12.9 11.2
8.3
4.8
3.8
10.4
5.7
0
5
10
15
20
25
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
Tỷ lệ số hộ có năng lượng của khẩu phần thấp
<1500
1500-1800
2000 2010
10
Khuyến nghị
1. Tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm đánh giá nghiêm túc hiệu quả của dự án phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các cấp. Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống
SDD thấp còi trong 2 năm đầu đời cũng như thời kỳ mang thai.
Cần hướng các chương trình can phòng chống thấp còi đến người nghèo và những
bà mẹ có những chỉ số kém của tình trạng dinh dưỡng bà mẹ (tầm vóc thấp và
BMI thấp), trình độ học vấn bà mẹ thấp. Định hướng về địa lý cho chương trình
tới những vùng sinh thái có tỷ lệ thấp còi cao nhất là vùng núi và trung du phía
bắc, Bắc trung bộ và ven biển miền trung, Tây Nguyên cũng rất quan trọng.
Chương trình phòng chống thấp còi cần đảm bảo truyền thông đưa được các
thông điệp hiệu quả đến những phụ nữ có trình độ văn hóa thấp.
Tỷ lệ thấp còi cao ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi (khoảng 11%), cho thấy cần thiết
phải có chương trình can thiệp dự phòng bắt đầu từ thời kỳ mang thai.
Cần thiết có chương trình tư vấn cho cha mẹ nhằm cải thiện sự đa dạng bữa ăn bổ
sung cho trẻ khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi.
2. Đẩy mạnh hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt
và vitamin A thông qua nhiều giải pháp khác nhau – trong đó tăng cường vi chất
vào thực phẩm nhằm đa dạng hóa thực phẩm phải được coi là một giải pháp then
chốt bổ sung vi chất cho bữa ăn hàng ngày của toàn dân cũng như trẻ em.
3. Cần chú ý theo dõi đến hiện tượng tăng trưởng chiều cao đang diễn ra mạnh hiện
nay. Hiện tượng “tăng trưởng bù” (catch-up) xảy ra sau nhiều năm chiến tranh và
khủng khoảng kinh tế ở trên thế giới đang xảy ra tại nước ta và cần theo dõi.
Đồng thời đẩy mạnh tư vấn tăng trưởng cho phụ nữ tiền thai và phụ nữ mang thai
và nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi về vai trò sữa mẹ và vi chất dinh dưỡng trong khẩu
phần.
4. Cơ cấu sinh năng lượng khẩu phần từ nguồn từ protein, chất béo và glucid (P: L:
G ) hiện nay là 15,9: 17,8: 66,3. Đây là mức cơ cấu sinh năng lượng được coi là
tương đối lý tưởng. Điều này cho thấy mức tiêu thụ LTTP của nhân dân ta được
cải thiện theo chiều hướng tốt lên rõ rệt nhưng cũng cần có những hướng dẫn dinh
dưỡng hợp lý kịp thời để tránh những biến đổi nhanh quá mức không có lợi cho
sức khỏe. Mặt khác cần lưu ý đến sự khác biệt về mức tiêu thụ LT-TP ở nhóm đối
tượng khác nhau và các vùng khác nhau để định hướng các loại hình can thiệp
theo vùng miền và đối tượng khác nhau cho phù hợp.
5. Cần tổ chức hệ thống giám sát điểm ở cấp địa phương để rút kinh nghiệm cho
việc triển khai đồng bộ trên phạm vi rộng. Đồng thời nâng cao năng lực của các
địa phương trong việc quản lý thực hiện cũng như đánh giá dự án.
VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA
48B Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà
Trưng,Hà Nội, Việt Nam
Tel.(84-4) 3971 7090; 3971 3784
Fax: (84-4) 3971 7885
Email: nindn@hn.vnn.vn
Website: www.nutrition,org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tom_tat_tong_dieu_tra_dinh_duong_nam_2009_2010.pdf