Báo cáo tổng hợp: Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương

PHỤC LỤC TRANG

LỜI NÓI ĐẦU .1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN &ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÁI BÌNHDƯƠNG .3

I, Quá trình hình thành của công ty .3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .3

1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty .3

1.2.1. Chức năng .3

1.2.2. Nhiệm vụ .4

II. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 4

2.1. Ban giám đốc 5

2.2. Phòng hành chính tổ chức .6

2.3. Phòng công đoàn - đoàn thể .6

2.4. Phòng Kinh tế – Kế Hoạch 6

2.5. Phòng Kĩ thuật – Thi công .6

2.6. Phòng kế toán – tài vụ 6

2.7. Các xí nghiệp và trực thuộc 7

3. Các lĩnh vực hoạt động chính .7

PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢ LÝ HOẠT

 ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY .8

I. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty 8

1.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 8

1.2. Chuẩn bị vốn và cơ cấu vốn .11

II. Chiến lược đầu tư của công tư .13

2.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ 13

2.1.1 Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ .13

2.1.2. Quá trình đầu tư đổi mới công nghệ ở

 Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương .15

2.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực 15

2.4. Đầu tư vào tài sản vô hình .15

2.5. Đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh .16

2.5.1 Đầu tư mở rộng theo chiều sâu 16

2.5.2 Đầu tư mở rộng theo chiều rộng .17

III. Lập dự án .17

3.1. Nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư tại công ty .17

3.2. Trình tự lập dự án đầu tư .18

IV. Công tác thẩm định dự án .19

 V. Công tác đấu thầu 19

 5.1. Trước khi đấu thầu 19

5.2. Quá trình thực hiện đấu thầu .19

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN &ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÁI BÌNH DƯƠNG .21

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.21

1. Phương hướng từ nay đến năm 2010 21

2. Phương huớng và mục tiêu dài hạn của Công ty .22

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 22

1. Về đổi mới công nghệ .22

1.1 Đa dạng hóa các nguồn vốn để phục vụ quá trình

 đổi mới công nghệ 22

 

1.2. Sử dụng tư vấn và áp dụng hình thức đấu thầu trong

 quá trình đầu tư đổi mới công nghệ .25

2. Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng Thái Bình Dương

pháp quản lý chất lượng toàn diện 27

3. Thành lập Phòng Marketing nhằm nâng cao

 hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ở

Công ty cổ phần tư vấn &đầu tưxây dựng Thái Bình Dương .28

 

 

 

 

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp: Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn kinh doanh lên so với năm 2005 là 107% nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của Công ty tính sẽ tăng 137% so với năm 2005. Vay từ ngân sách vẫn là nguồn vay chủ yếu của Công ty trong năm này và việc vay từ nguồn này tăng 104% (năm 2004: 6.573,09 triệu đồng, đến năm 2005 là 9.362,65). Ngoài ra, Công ty tiếp tục vay từ các quỹ đơn vị với một khoản không đổi so với năm ngoái. Bảng 3:Cơ câu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty: Đơn vị: triệu đồng TT Năm Nguồn vốn 1999 2000 2001 2002 1 Nguồn vốn kinh doanh 2381 3026 3268 4021 2 Nguồn vốn vay và hoạt động 13.000 16.766 18.680 32.423 2.1 Vay lãi suất ưu đãi - 633 454 2.2 Vay trung và dài hạn - 493 1032 8.000 2.3 Vay ngắn hạn 10.000 15.000 14.000 22.000 2.5 Vay tổ chức khác 730 1.000 2.6 Vay cá nhân khác 270 3 Vốn lưu động Hiện có đến cuối năm 2381 3026 3268 4021 Định mức kế hoạch 28.34 28.76 29.23 26.46 Số cần bổ sung 22.08 22.24 22.36 22.02 Vay ngân hàng 10.000 15.000 14.000 22.000 Nguồn: Phòng kế toán- Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng TháiBình Dương Với những cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đảm uy tín trong các quan hệ tài chính, đến nay, tình hình tải chính của Công ty đã có khả năng đáp ứng những yêu cầu cho việc tham gia đấu thầu II. Chiến lược đầu tư của công tư Khi mà ngày gia nhập đại gia đình tổ chức thương mại thế giới WTO đang tới gần, công ty đã có những thay đổi về chiến lược đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, để phù hợp với sự cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế toàn cầu hoá. Chính vì thế công ty đã chuẩn bị và định hướng hoạt động sản xuât kinh doanh như sau: 2.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ. 2.1.1 Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ. * Tình hình sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng của Công ty. Vật liệu xây dựng là một ngành đã có quá trình phát triển khá câu ở nước ta, xong nó chỉ thực sự phát triển khi có chủ trương đổi mới trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, vật liệu xây dựng đã trở thành một nhu cầu thực sự của một bộ phận đáng kể dân cư. Nhu cầu ngày càng tăng đã làm căng thẳng cung cầu nhất là vào mùa xây dựng. Do đó, phát triển ngành vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và xã hội là điều tất yếu. Vật liệu xây dựng được đưa vào Việt Nam từ năm 1897 cùng với sự xuất hiện của một loạt nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng. Do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã có những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư cải tạo và mở rộng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đã có từ trước và xây dựng thêm các nhà máy mới thuộc Trung ương và địa phương quản lý, các nhà máy liên doanh với các hãng vật liệu xây dựng nước ngoài. Nhưng sự bùng nổ thực sự nhu cầu vật liệu xây dựng trên thị trường Việt Nam mới chỉ diễn ra khoảng 10 trở lại đây. Nếu tính tổng vật liệu xây dựng các năm cộng lại từ năm 1960 trở lại đây thì hơn 90% được sản xuất trong khoảng 1984 – 1997 sau năm 1991, hàng loạt các nhà máy mới, các liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng đi vào hoạt động và lượng vật liệu xây dựng đã tăng lên mạnh mẽ. Thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng Việt Nam còn rất rộng do cơ sở hạ tầng của nước ta còn kém. Song điều đó không có nghĩa là thị trường này là dễ dãi với mọi doanh nghiệp, mọi vật liệu xây dựng. Kinh doanh vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay là lĩnh vực cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này ngày càng tăng do sự mở rộng đầu tư của cả trong nước và nước ngoài vào ngành vật liệu xây dựng. Cạnh tranh đã buộc các nhà máy, công ty vật liệu xây dựng phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, kiểu dáng đa dạng và công nghệ mới để tối ưu hóa các yếu tố đầu vào, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành nâng cao năng suất lao động… Trước tình hình đó, bên cạnh chức năng xây dựng công nghiệp dân dụng, để tăng năng lực xây lắp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương còn tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh một số vật liệu xây dựng như sản xuất ống cấp thoát nước, sản xuất gạch lát Terrazzo, cung cấp cốp pha, sản xuất cấu kiện đúc sẵn (cọc bê tông, tấm đan…) và sản xuất bê tông tươi. 2.1.2. Quá trình đầu tư đổi mới công nghệ ở Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng Thái Bình Dương Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra chủ trương đổi mới công nghệ. Mục tiêu của đổi mới công nghệ của Công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng và tiến độ thi công các công trình, nâng cao tính cạnh tranh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Do có khó khăn về vốn nên Công ty chủ trương vừa sản xuất vừa tái đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại một cách có trọng điểm, từ đó dần dần đổi mới toàn diện máy móc công nghệ thi công. Thực hiện sản xuất liên tục đưa công nghệ mới vào thi công và đào tạo kiến thức kỹ năng nắm bắt công nghệ cho người lao động. 2.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực Nhằm tạo điều kiện hoà nhập và đủ năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường, Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng Thái Bình Dương luôn luôn coi trọng vấn đề đầu tư cho nguồn nhân lực. Chính vì vậy, trong những năm qua và trong những năm tới Công ty vẫn không ngừng đầu tư cho công tác đào tạo lực lượng cán bộ chuyên môn cũng như lực lượng công nhân kỹ thuật. Ngoài việc cử cán bộ trong công ty đI học bồi dương kiến thức, công ty cũng đã co những chiến lược thu hút nhân tài băng viẹc sẽ trả lương đối với nhưng cán bộ quản lí, kỹ sư, … có kinh nghiệm có năng lực. 2.4. Đầu tư vào tài sản vô hình ở bất cứ một doanh nghiệp nào thì hoạt động marketing cũng góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương chưa chú trọng lắm đến công tác đầu tư cho hoạt động marketing. Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Đó là việc Công ty chưa có phòng marketing tuy vẫn có những hoạt động marketing mang tính chất đơn lẻ. Các hoạt động marketing này chủ yếu nằm ở các phòng như: phòng kế hoạch - tiêu thụ (phụ trách vấn đề về kế hoạch hoá, chính sách giá cả, tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản phẩm mới), phòng kỹ thuật (phụ trách vấn đề nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới, quảng cáo), phòng cung ứng vật tư (phụ trách vấn đề vật tư cho sản xuất). Màu sắc marketing ở Công ty chưa rõ nét, nó phụ thuộc vào các phòng nói trên và chưa được coi như chức năng cơ bản của Công ty. Chính vì thế mà trong những năm tới khi mà Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào cuối năm nay(2006) thì công ty cung vạch ra cho mình một chiến lược đầu tư kinh doanh. Đó la vận dụng tính hiệu quả của hoạt động marketing để nâng cao thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng… 2.5. Đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh 2.5.1 Đầu tư mở rộng theo chiều sâu Ngoài việc đầu tư về công nghệ thiết bị máy móc, con người… để nâng cao tính cạnh tranh của mình trong lĩnh vực xây dựng, công ty còn chú trọng vào việc đầu tư xây dựng các khu du lịch, các khu nghỉ mát nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Trong nhưng năm tới công ty có những dự án lớn về khu nghỉ mát nổi tiếng ở miền bắc. Đó là dự án khu du lịch và nghỉ mát Thái Bình Dương Xanh tại thị trấn Cát Bà- Hải Phòng, dự án khu du lịch tổng hợp Hồ Ba Bể - Bắc Cạn, và một số các dự án khác. Công ty cũng đã định hướng cho mình trong lĩnh vực xây dựng những năm tới đó là đầu tư, đấu thầu thi công xây dựng các khu đô thị mới tại thủ đô và tỉnh lân cận thủ đô Hà Nội. Như các tỉnh Bắc Ninh, khu đô thị mới Xuân Mai của Hà Tây, khu đô thị mới Hoà Phong – Mê Linh - Vĩnh Phúc, dự án đấu thầu thi công tại khu đô thị mới Văn Giang - Hưng Yên. 2.5.2 Đầu tư mở rộng theo chiều rộng Đi cùng với sự phát triển của ngành xây dựng thì các ngành khác như dịch vụ, thương mại…Và trong những năm tới công ty còn định hướng phát triển các ngành dịch vụ, và thương mại khác như. Trong năm 2007 công ty sẽ mở rộng ngành dịch vụ du lịch, tổ chức các tua du lịch trọn gói, các siêu thị, và các ngành thương mại khác. III. Lập dự án Người cán bộ dự án trước hết phải có ý đồ về dự án, từ ý đồ này mới dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các chương trình XDCB của nhà nước, UBND Thành phố, hay chương trình đầu tư xây dựng cảu công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương và thấy được sự cần thiết của dự án để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu về đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng các công trình thi công. 3.1. Nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư tại công ty Các dự án của công ty chủ yếu la các dự án trung bình và nhỏ, thuộc nhóm B và C, do vậy mà hầu như phần các dự án nhóm B thi lập báo cáo khả thi va cả báo cáo không khả thi. Còn dự án thuộc nhóm C thì chỉ phải lập báo cáo khả thi. Người lập dự án là chuyên viên của phòng Kinh Tế – Kế Hoạch, nếu dự án lớn thì thành lập tổ chuyên trách. Nội dung lập báo cáo khả thi. Nêu những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư cho dự án này. Trước hết là những căn cứ pháp lý, các chính sách kinh tế xã hội có liên quan đến ngành Xây Dựng, các ưu tiên, ưu đãi cho đầu tư xây dựng. Kế đó là phân tích thị trường, những cơ hội đầu tư, đấu thầu, vật liệu xây dựng, phát triển đáp ứng nhu cầu to lớn thị trường đầu tư xây dựng của cả nước, và tính khả năng cạnh tranh với các công ty xây dựng khác. Từ tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty mà rút ra phương án đần tư sao cho phù hợp với điều kiện mới cũng như thuận lợi cho công tác điều hành quản lí. Ví dụ: để tận dụng dội ngũ cán bộ quản lí giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, có sẵn ở trong công ty phối kết hợp tính toán phân tích kĩ lưỡng về môi trường đầu tư, từ đó đưa ra phương án thời gian bắt đầu. Tiếp đến là phân tích kĩ thuật, về chương trình thi công công trình, và các yếu tố khác phải đáp ứng, viếc lựa chọn kĩ thuật công nghệ sao cho phù hợp. Người lập tổng hợp các loại chi phí cần thiết cho dự án, trên cơ sở lập tổng mức đầu tư, nguồn vốn và nhu cầu vốn, tỷ lệ phát sinh. Phương pháp quản lí khai thác dự án và sử dụng lao động cũng được đề cập trong báo cáo khả thi. Đặc biệt việc phân tích hiệu quả của việc đầu tư cho dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính, tác dụng tích cực của dự án đối với xã hội là một nội dung cũng quan trọng. 3.2. Trình tự lập dự án đầu tư Tổ chuyên trách trước hết phải lập báo cáo xin thực hiện dự án đẻ trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Cấp có thẩm quyền phê duyệt là ban giám đốc công ty, rồi được tỉnh thành cấp phép đầu tư. Sau đó bắt tay vào xây dựng dự án khả thi kém tờ trình xin phê duyệt dự án. Trong đó nêu lên sự cần thiết phải thực hiện dự án: các căn cứ pháp lí, chính sách kinh tế xã hội liên quan tới ngành xây dựng, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư, phân tích thị trường, khả năng cạnh tranh, các hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại. Sau đó gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đén cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn. Khi cấp có thẩm quyền phê duyệt xong thì mới tiên hành lập kế hoạch đấu thầu. IV. Công tác thẩm định dự án Đối với các dự án nho thi công tác thẩm đinh dự án không cần thiết. Còn các dự án trung bình thì: đụ án sau khi được lập xong, hồ sơ dự án được gửi cho các cấp có thẩm quyền, xem xét thẩm định. Các cấp có thẩm quyền tính toán khảo sát địa điểm thực thi dự án, tính lợi ích của dự án đối với kinh tế hay xã hội. Ngoài ra kiểm tra tổng giá trị đầu tư của dự án có phù hợp với mọi chi phí hiện tại không. V. Công tác đấu thầu 5.1. Trước khi đấu thầu Phải lập kế hoạch đấu thầu bằng cách: phân chia dự án thành các gói thầu nhỏ, phân loại từng gói thầu, tiến độ thực hiện từng gói thầu, phương pháp thực hiện từng gói thầu. ở công ty, có hầu hết các hình thức đấu thầu:cạnh tranh rộng rãi, cạnh tranh hạn chế, chỉ định thầu. Vì là công ty cổ phàn tư nhân nên công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng Thái Bình Dương thường chỉ đấu thầu với tư cách là nhà thầu phụ tại các khu đô thị lớn tại Hà Nội, và là chủ đầu tư các dự án tại các tỉnh lân cận với quy mô trung bình và nhỏ. Phần đấu thầu để làm chủ đầu tư các dự án tại các tỉnh là theo hình thức rộng rãi công khai. Công ty nhận bản thiết kế sau đó về tính toán bóc tách khối lượng rồi lập dự toán thi công và đua ra tổng dự toán lập ra phương án đấu thầu, chuẩn bị đấu thầu. 5.2. Quá trình thực hiện đấu thầu (theo phương thức đã được phê duyệt trong kế hoạch) Trước tiên, chuẩn bị hồ sơ mời thầu(HSMT) và phát hành HSMT với mức giá 500.000đ/ 1 bộ. Sau đó nhận và bảo quả hồ sô dự thầu, công bố hết hạn nộp HSDT. Đấu thầu thường vào 16h hôm truớc, đến 9h sáng hôm sau thông báo mở thầu. Tại buổi mởp thầu, có sự tham gia của Giám đốc(hoặc đại diện Ban giám đốc), chủ Đầu tư, cơ quan có trách nhiệm khác: đại diện cấp vốn, nhà tài trợ, cơ quan chính quyền địa phương, hoặc Công an sở tại, chủ sở hữu đất và đại diện các nhà thầu. Tại buổi mở thầu: công bố danh sách các nhà thầu, mở HSDT, thông báo một số thông tin khác: tên nhà thầu, giá đưa ra bao nhiêu, số lượng giấy tờ đã nộp: 1 bản chính và các bản sao rồi yêu cầu nhà thầu kí vào. Phần III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng tháI bình dương I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty 1. Phương hướng từ nay đến năm 2010 Giai đoạn từ nay dến năm 20010 Công ty tiếp tục đẩy mạnh mở rộng sản xuất tăng sản lượng và doanh thu nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty đang có một số kế hoạch mở rộng quy mô các xí nghiệp sản xuất cấu kiện xây dựng tại Thanh Trì Hà nội. Mục tiêu đề ra của Công ty đã được Hội đồng quản trị thông qua , dó là: đến năm 2010 Công ty phải đạt sản lượng 200 tỉ đồng và doanh thu đạt mức 150 tỉ đồng. Công ty đã đạt được thoả thuận với một số đối tác nước ngoài về chuyển giao công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng. Các đối tác Tay Ban Nha va Italia sẽ là hai đối tác chính của Công ty trong dự án xây dựng nhà máy gạch lát cao cấp tại vùng Tây bắc. Khi các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đi vào hoạt động với quy mô lớn thi lợi nhuận kỳ vọng của Công ty cũng sẽ tăng lên đáng kể. Lợi nhuận mục tiêu của Công ty đến năm tại chính 2010 là 5,6 tỉ đồng sau thuế. Công ty luôn luôn tìm kiếm và tạo cơ hội cho các lao động trẻ có năng lực và chuyên môn trong quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng. Đội ngũ lao động của Công ty sẽ tiếp tụ được đầo tạo và đào tại lại cả về số lương va chất lượng để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới. Bảng 12: Các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty đến năm 2010 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng 1 Giá trị sản SXKD tỉ đồng 200 2 Doanh thu tỉ đồng 150 3 Lợi nhuận để lại tỉ đồng 5,6 4 Lao động người 1700 5 Thu nhập bình quân 1000 đồng/người 1450 Nguồn: Phòng Kinh tế – Kế hoạch: Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư XD Thái TháiBình Dương 2. Phương huớng và mục tiêu dài hạn của Công ty Các mục tiêu tài chính trước mắt của Công ty là cụ thể và cần thiết để giúp Công ty thực hiện mục tiêu lâu dài của mình trong sản xuất kinh doanh là mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực canh tranh của Công ty trên thương trường. Công ty phấn đấu đạt mức hoàn thành và vượt kế hoạch đã đề ra, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Công ty đang thực hiện mở rông đầu tư đổi mới công nghệ, đi tắt đón đầu tiếp thu những công nghệ mới nhất, tiên tiến hiện đại của thế giới để thi công và sản xuất vật liệu xây dựng. Với những phương hướng và mục tiêu như vậy, Công ty cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp về hoạt đông sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. II. Các giải pháp chủ yếu 1. Về đổi mới công nghệ. 1.1 Đa dạng hóa các nguồn vốn để phục vụ quá trình đổi mới công nghệ. Để tiến hành đổi mới công nghệ, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn nhất định. Để có số lượng vốn lớn để phục vụ quá trình đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty cần đa dạng hóa các nguồn huy động vốn. Trong thực tế, Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng Thái Bình Dương có thể huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau: a. Vốn tự có (từ lợi nhuận để lại và trích khấu hao cơ bản TSCĐ): Khi chưa đầu tư đổi mới công nghệ, nguồn vốn tự có của Công ty rất nhỏ nhưng trong điều kiện đang đầu tư đổi mới công nghệ như hiện nay, Công ty có thể tăng nguồn vốn tự có nhằm tạo nguồn vốn cho các công tác đổi mới công nghệ bằng cách trích tỷ lệ khấu hao cơ bản tài sản cố định ở mức cao mà vẫn bảo đảm sản xuất có lãi. Và đúng quy định của Nhà nước. Tại thời điẻm này, quy định của nhà nước về tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ là 10-12%. Như vậy, với tỷ lệ trích khấu hao cơ bản mới mà Công ty áp dụng năm 2005 là 19%, Công ty đã rút ngắn được 2 năm cho thời gian thu hồi vốn. Điều này thể hiện sự phù hợp với thực tế phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và sự rút ngắn chu kỳ đổi mới máy móc, thiết bị. Đồng thời, nó cũng hạn chế được sự ảnh hưởng của yếu tố hao mòn vô hình. Tuy vậy, việc áp dụng tỷ lệ trích khấu hao 19% sẽ làm tăng giá thành cũng như giá bán các loại sản phẩm xây dựng của Công ty. Để giải quyết vấn đề này, Công ty cần xác định rõ xem tỷ lệ trích khấu hao cao như vậy có làm giá thành sản phẩm bị nâng lên quá cao hay không. Nếu giá thành bị nâng lên quá cao thì công ty cần xác định tỷ lệ trích khấu hao bao nhiêu là hợp lý để có thể vừa thu hồi được vốn nhanh hơn vừa không làm ảnh hưởng quá nhiều đến giá thành và giá bán các sản phẩm xây dựng. Trong năm 2005 vừa qua, giá thành sản phẩm của Công ty là tương đối cao, chính vì vậy trong kế hoạch định hướng năm 2006 Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương phấn đấu áp dụng tỷ lệ trích khấu hao là 15% để vừa có thể hạ giá thành, vừa giảm được thời gian thu hồi vốn. b. Vốn vay của các tổ chức tài chính, tín dụng: Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển đi trước, nguồn vốn tín dụng, ngân hàng là một nguồn quan trọng, được sử dụng rộng rãi để đổi mới rất có hiệu quả. Tuy nhiên, với lãi suất khá cao như thời điểm hiện nay (10,1%/năm như hiện nay) thì Công ty cần tính toán việc sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất cũng như xác định tỷ lệ vốn vay tối ưu. Tỷ lệ này được gọi là cơ cấu tài chính hay hệ số nợ của Công ty. Bằng cách tăng tỷ lệ vốn nợ trong tổng số vốn đầu tư, Công ty có thể dự tính một mức thu nhập cao hơn. Tuy vậy, điều đó cũng có nghĩa là Công ty cần xác định một cơ cấu tài chính tối ưu là cơ cấu cho phép Công ty có thu nhập dự tính cao nhất trong một mức độ rủi ro hợp lý, chấp nhận được. Thực tế trong giaiđoạn2000 đến 2005, vốn vay ngân hàng là 12,34 tỷ đồng trong tổng số vốn đầu tư là 28,18 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ vốn nợ trong tổng số vốn đầu tư của Công ty là tương đối lớn và để có thể vay được lượng vốn lớn như vậy, Công ty đã phải lập phương án trả nợ trình ngân hàng xét duyệt. Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ trong giai đoạn này hiệu quả cao nên đến nay Công ty đã trả gần hết nợ vay ngân hàng. Điều này chứng tỏ Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay như một nguồn quan trọng để đầu tư đổi mới công nghệ có hiệu quả. c. Tận dụng chính sách cho trả chậm tiền máy móc, thiết bị của công ty nước ngoài. Thông thường khi chúng ta mua máy móc, thiết bị của công ty nước ngoài, họ thường cho chúng ta trả chậm một số tiền máy móc, thiết bị. Số tiền này tương đối lới so với số vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng Thái Bình Dương cần triệt để tận dụng chính sách này của các nước bán máy móc, thiết bị để có thêm vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Ngoài ra Công ty cổ phần tư vấn &đầu tư xây dựng Thái Bình Dương còn có thể tạo thêm nguồn vốn thông qua các hình thức liên doanh. Đây là những biện pháp huy động vốn rất tốt mà nếu thực hiện được công ty sẽ có thêm nguồn vốn để đầu tư đổi mới công nghệ mà không phải trả lãi cho các nguồn vốn tăng thêm đó. Tóm lại, tình trạng thiếu vốn làm cho các tổ chức kinh doanh ở Việt Nam nói chung bị lúng túng do không có tiền hoặc không có tiền kịp thời để mua các công nghệ và thiết bị tiên tiến hoặc phải chịu những thiệt thòi nhất định (chịu lãi suất cao, bị những ràng buộc về cạnh tranh…) khi vay vốn để tiến hành đổi mới công nghệ. Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn trong quá trình đổi mới công nghệ. Chính vì vậy, Công ty chỉ có thể tiến hành đổi mới công nghệ đồng bộ dần dần và theo từng phần mà không thể đổi mới công nghệ toàn diện, đồng bộ có hệ thống ngay một lúc được. Điều này đã làm giảm bớt hiệu quả do việc đổi mới công nghệ đem lại. Hơn nữa, việc huy động đủ vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn huy động được có hiệu quả lại càng khó hơn vì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ mà còn ảnh hưởng tới khả năng vay tiếp cho các dự án sau này. Vì thế, Công ty cần phải huy động đủ nguồn vốn cần thiết theo một cơ cấu tài chính tối ưu đồng thời phải lựa chọn các bước đổi mới công nghệ hợp lý và có hiệu quả nhất. 1.2. Sử dụng tư vấn và áp dụng hình thức đấu thầu trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ. Như ở trên đã trình bày, việc thu hút, huy động vốn đã khó và quan trọng nhưng làm thế nào để sử dụng nó một cách có hiệu quả trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ còn khó và quan trọng hơn nhiều. Đây cũng là câu hỏi chưa có lời giải đáp cuối cùng. Đề cập tới vấn đề này, người ta thường nêu lên hàng loạt các khía cạnh như: khoảng cách quá xa về khả năng công nghệ của nước ta so với những nước bán công nghệ, Đội ngũ lao động Việt Nam còn thiếu kiến thức, có trình độ yếu kém… Tuy nhiên, còn một yếu tố nữa hết sức quan trọng nhưng thường ít được quan tâm tới. Đó là khi tiến hành đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp của Việt Nam thường không sử dụng tư vấn. Cứ giả sử rằng chúng ta có đầy đủ các yếu tố cần thiết để có thể tiến hành đổi mới công nghệ thì thử hỏi chúng ta đã thu được những gì trong quá trình đổi mới công nghệ khi mà chúng ta còn chưa thể trả lời được những câu hỏi tưởng chừng đơn giản sau đây: + Ta mua công nghệ gì là thích hợp? + Giá bao nhiêu là hợp lý? + Nên mua từ nước nào? + Các hợp đồng chuyển giao công nghệ như thế nào là chặt chẽ, không bị “hớ”? + Các vấn đề quản lý kinh tế , quản lý kỹ thuật được tiến hành như thế nào để dự án được duy trì và sinh lời? Những câu hỏi tất yếu phải đặt ra nhưng trong hiện tại chưa được quan tâm đúng mức ấy lại quyết định phần lớn sự thành bại của dự án đầu tư đổi mới công nghệ. Chính vì vậy, phần lớn những công nghệ được chuyển giao ở nước ta là do phía nước ngoài giới thiệu chứ không phải do tự các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm. Nhưng các công nghệ mới của Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương thì khác. Các Công ty đã cử cán bộ trực tiếp sang công ty nước ngoài để tìm hiểu về các quy trình công nghệ sản xuất rồi tự lựa chọn công nghệ thích hợp và trực tiếp đặt hàng. Tuy nhiên, có một điểm còn hạn chế là cán bộ Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương chưa thể có đầy đủ kiến thức về công nghệ sản xuất sản phẩm về xây dựng tiên tiến. Do đó, có thể vấn đề xác định giá cả và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có những điểm chưa hợp lý. Chính vì thế, trong giai đoạn đầu tư đổi mới công nghệ sắp tới, Công ty nên sử dụng tư vấn để quá trình đổi mới công nghệ có thể đạt hiệu quả cao hơn. Dịch vụ tư vấn đầu tư hoạt động trong các quá trình: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tưvà các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến quá trình đầu tư. Bên cạnh việc sử dụng tư vấn, Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương có thể sử dụng hình thức đấu thầu để nâng cao hiệu quả của quá trình đổi mới công nghệ. Đây là một hình thức rất tiên tiến và đang được áp dụng rất phổ biến trên thế giới. 2. Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương pháp quản lý chất lượng toàn diện. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trong sống còn đối với các doanh nghiệp. Điều đó thể hiện ở những điểm sau: - Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất để quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. - Chất lượng tạo uy tín, danh tiếng và là cơ sở chio sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. - Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội. Việc tăng chất lượng sản phẩm dẫn tới tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế – xã hội trên một dơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm những vấn đề về ô nhiệm môi trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp, nười tiêu dùng, xã và người lao động. - Chất lượng làm tăng năng lực cạnh tranh về kinh tế của đất nước và góp phần khẳng định vị trí của sản phẩm Việt nam trên thị trường thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp cần quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, biện pháp, phương pháp, và quy định hành chính, kinh tế, ký thuật, tổ chức… dữa trên thành tựu khoa học, kỹ thuật nhằm sử dụng tối ưu các tiềm năng trong doanh nghiệp để đảm bảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32787.doc
Tài liệu liên quan