Mục lục
Lời mở đầu.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VIEXIM 1.Quá trình hình thành của Công ty VIEXIM
2. Quá trình phát triển của Công ty VIEXIM
II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1. Sản phẩm kinh doanh
2. Thị trường của Công ty
3. Cơ cấu vốn của Công ty
4. Bộ máy quản lý của Công ty
5. Cơ cấu lao động của Công ty
6. Công nghệ và trang thiết bị của Công ty
7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
III. Đánh giá thực trạng các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Những ưu điểm.
2. Những nhược điểm
3. Nguyên nhân chính của các nhược điểm
3.1. Nguyên nhân khách quan
3.2. Nguyên nhân chủ quan
IV. Một số giải pháp và kiến nghị
1. Phương hướng phát triển các mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty VIEXIM
2. Mục tiêu của Công ty VIEXIM
3. Một số giải pháp nhằm phát triển các mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM
4. Những đề xuất kiến nghị
4.1. Những đề xuất kiến nghị đối với Nhà nước
4.2. Những kiến nghị về phía ngành chủ quản
Kết luận.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp Công ty phát triển xuất nhập khẩu và đầu tư VIEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra Công ty còn tiến hành thực hiện một số công đoạn trên sản phẩm như hàn bình xăng, sơn phủ các chi tiết có liên quan.
Công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống dây truyền lắp ráp xe máy, đầy đủ để đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay Công ty thuê địa điểm lắp ráp tại nhà máy xe lửa Gia Lâm, tại đây Công ty có ba xưởng lắp ráp xe máy. Tại mỗi xưởng có các kho dùng để chứa các linh kiện và các thành phẩm. Hệ thống kho này được che chắn cẩn thận, được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy. Dây chuyên lắp ráp của Công ty được nhập về từ nước ngoài với đầy đủ thiết bị, máy móc phục vụ trong quá trình sản xuất. Với dây chuyền lắp ráp này Công ty là một trong 53 đơn vị có dây chuyền lắp ráp linh kiện xe máy trong liên hiệp xe đạp xe máy Việt nam.
Mặc dù hoạt động lắp ráp linh kiện xe máy của Công ty bắt đầu không lâu nhưng nó đã mang lại cho Công ty những kết quả nhất định. Việc đầu tiên phải kể đến của hoạt động lắp ráp chính là nhờ có hoạt động lắp ráp Công ty đã thích nghi với việc Nhà nước cấm các doanh nghiệp nhập khẩu xe máy nguyên chiếc. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiếp tục các hoạt động kinh doanh xe máy mà không ảnh hưởng tới doanh số và lợi nhuận.
Qúa trình lắp ráp các sản phẩm xe gắn máy hai bánh là việc thực hiện tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông. Việc sản xuất phụ tùng linh kiện xe gắn máy là phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoàn thiện của Công ty.
Hình 1: Quy trình công nghệ lắp ráp xe máy
HIỆU CHỈNH SỬA CHỮA NHỎ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
2
30
4
5
6
7
8
9
10
11
Lắp cụm khung động cơ
Lắp cụm vành
Lắp cụm càng trước
Lắp cụm đầu
DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE
KIỂM TRA
AN
TOÀN
XE
Từ sơ đồ công nghệ lắp ráp xe gắn máy trên, để có sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua 5 công đoạn chính bao gồm nhiều công đoạn nhỏ. Việc đảm bảo đúng quy trình công nghệ trên sẽ đảm bảo sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn.
* Dây chuyền lắp ráp gồm những quy trình sau:
Phần I: Lắp ráp chi tiết rời thành từng cụm
Lắp ráp phần chuyển động (bộ phận chạy)
Lắp ráp các chi tiết phần động cơ
Lắp ráp các chi tiết phần hãm xe
Lắp ráp phần điểu khiển
Lắp ráp phần khung xe
Phần II: Lắp ráp các cụm chi tiết vào khung xe
Lắp phần kim loại
Lắp phần ốp nhựa
Lắp hoàn chỉnh xe
Phần III: Kiểm tra xe đã lắp hoàn chỉnh trước khi nhập kho
Các sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra CLSP, các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn Nhà nước qui định sẽ được làm lại. Kiểm tra CLSP bao gồm các phần như sau:
Kiểm tra thành phần khí thải (nồng độ CO, HP)
Kiểm tra độ rọi đèn pha
Kiểm tra còi
Kiểm tra trọng lượng xe
Kiểm tra phanh trước, phanh sau
Kiểm tra tốc độ xe
Kiểm tra độ trùng vết bánh xe.
Xí nghiệp IKD của Công ty bao gồm hai dây chuyền, được đặt tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm – Hà Nội, có tổng diện tích khoảng 2500m2, được lắp đặt máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn thiện đến khi xuất xưởng. Chức năng chủ yếu của Xí nghiệp IKD là lắp ráp các loại xe gắn máy dạng IKD với một tỷ lệ phần trăm nhất định các linh kiện phụ tùng được sản xuất trong nước; thực hiện việc đăng kiểm chất lượng xe gắn máy theo quy định của Nhà nước trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông; cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm cho khách hàng.
7. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm: (1998-2002).
Với sự cố gắng không ngừng trong thời gian qua Công ty đã đạt được một số kết quả sau:
Bảng 20. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đơn vị : 1000 VND
Stt
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
1
Tổng doanh thu
42.828.404
20.031.375
177.845.770
164.586.706
80.097.124
2
Các khoản giảm trừ
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
101.234
1.174.575
3
Doanh thu thuần
42.824.404
19.930.141
177.845.770
163.412.131
80.097.124
4
Giá vốn hàng bán
40.720.813
18.057.100
173.962.639
157.430.910
71.125.789
5
Lợi nhuận gộp
2.107.591
1.873.041
3.883.131
5.981.221
8.971.335
6
Chi phí bán hàng
157.342
357.500
1.493.642
572.335
624.058
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
878.464
1.372.950
2.030.154
3.012.830
5.121.447
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.071.785
142.591
359.335
2.396.056
3.225.830
9
Thu nhập hoạt động tài chính
89.063
22.031
43.025
35.131
24.197
10
Chi phí hoạt động tài chính
1.034.127
73.154
69.147
1.484.459
2.107.563
11
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
-945.064
-51.123
-26.122
-1.449.328
-2.083.366
12
Các khoản thu nhập bất thường
36.000
70.120
98.979
789.246
597.084
13
Chi phí bất thường
0
0
17.606
15.025
11.129
14
Lợi nhuận bất thường
36.000
70.120
81.373
774.221
585.955
15
Tổng lợi nhuận trước thuế
162.721
161.588
414.586
1.720.949
1.728.419
16
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
36.090
42.139
32.054
551.284
747.184
17
Lợi nhuận sau thuế
126.721
119.449
382.532
1.169.665
981.335
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VIEXIM)
Trong bảng 20 ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần đây từ năm 1998 đến năm 2002 có khả nhiều biến chuyển. Đặc biệt năm 2001 lợi nhuận sau thuế tăng rất cao so với 3 năm trước (từ năm 1998 đến năm 2002). Xem xét một cách cụ thể, thấy rằng tổng doanh thu năm 1999 thấp hơn năm 1998 hơn 22 tỷ song đến năm 2000, với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến quy trình công nghệ, chiến lược tiếp thị sản phẩm hợp lý, tổng doanh thu của Công ty đã tăng cao hơn 157 tỷ so với năm 1999 và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,2 lần so với năm 1999. Sau đó đến năm 2001, mặc dù tổng doanh thu thấp hơn năm 2000 hơn 13 tỷ đồng song lợi nhuận sau thuế lại tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2000. Đến năm 2002 tổng doanh thu giảm đi hơn 1 nửa so với năm 2001 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ giảm đi 1,19 lần so với năm 2001. Đây quả thật là một nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên toàn Công ty trong việc giữ vững và phát triển hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đánh giá bởi hàng loạt các chỉ tiêu liên quan tới doanh thu, chi phí, phải nộp ngân sách, lợi nhuận. Phân tích sự tăng giảm của chúng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó là rất quan trọng vì thông qua kết quả đó để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của năm sau. Việc điều chỉnh cơ cấu của doanh thu, nguồn vốn, chi phí...ảnh hưởng tới tỷ suất giữa doanh thu, nguồn vốn, tỷ suất chi phí, doanh thu thuần... Vì đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty .
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM trong 5 năm qua ta thấy nhìn chung công ty làm ăn tốt và có hiệu quả. Điều này thể hiện ở tổng doanh thu hàng năm, quy mô của doanh nghiệp không ngừng mở rộng. Cụ thể năm 2000 Công ty VIEXIM đã góp vốn liên doanh với Công ty Hoa-Vĩ ( thuộc chi nhánh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Trung Khánh). Doanh thu của năm 2000 so với năm 1999 tăng 788% đạt 177.845.770.000 đồng. Tuy nhiên, tổng doanh thu của năm 2001 và năm 2002 giảm dần theo tỷ lệ tương đối lớn.
Về giá vốn hàng bán, năm 1999 có trị giá là 18.057.100.000 đồng, năm 2000 đạt 173.962.639.000 đồng, tăng 155.905.539.000 đồng, tốc độ tăng 863%. Lý do tăng nhanh là năm 2000 Công ty VIEXIM mở rộng sản xuất kinh doanh, so với tốc độ tăng của doanh thu thì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Vì vậy mà đến năm 2001, 2002 tổng doanh thu giảm dần. Tuy nhiên, lý do là trong năm 2001 Công ty có kế hoạch đạt tổng doanh thu bằng với năm 2000 nên tổng trị giá linh kiện nhập khẩu chỉ bằng năm trước. Còn trong năm 2002, do Nhà nước hạn chế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc nên Công ty chủ yếu nhập khẩu các linh kiện xe máy. Vì vậy mà tổng doanh thu giảm đi đáng kể.
Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, ta thấy tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm từ 57,6% đến 89,1%, còn chi phí bán hàng chỉ đạt 10,9% đến 42,4%, lý do là Công ty VIEXIM chủ yếu tiêu thụ hàng hoá theo hình thức bán buôn.
Bảng 21. Cơ cấu các loại chi phí từ hoạt động kinh doanh.
Đơn vị : 1000 VND
STT
Năm
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trị giá
Tỷ trọng
Tốc độ tăng(%)
Trị giá
Tỷ trọng
Tốc độ tăng(%)
1
1998
157.342
15,8%
-56,1%
878.464
84,2%
-5%
2
1999
357.500
21,5%
127,2%
1.372.950
78,5%
56,28%
3
2000
1.493.642
42,4%
317,8%
2.030.154
57,6%
47,86%
4
2001
572.335
16%
-61,6%
3.012.830
84%
48,4%
5
2002
624.058
10,9%
9%
5.121.447
89,1%
69,9%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VIEXIM)
Qua bảng 21 ta thấy năm 1998 chi phí quản lý doanh nghiệp là 878.464.000 đồng, chi phí bán hàng chỉ là 157.342.000 đồng. Tới năm 1999, chi phí bán hàng tăng cả về số lượng và tỷ trọng, đạt 357.500.000 đồng. Tới năm 1999, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng và đạt 1.372.950.000 đồng. Năm 2000 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng so với năm 1999, chi phí bán hàng tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2001, chi phí bán hàng giảm về số lượng lẫn tỷ trọng so với năm 2000. Năm 2002, chi phí bán hàng tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng , chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Nhìn vào tốc độ tăng so với năm trước, ta thấy từ năm 2000 trở đi, chi phí quản lý doanh nghiệp có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng. Đây là do dặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty mang lại. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải giảm ở mức tối thiểu để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý bớt cồng kềnh trong doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp tới năm 2002 vẫn chưa thấy mang lại hiệu quả. Cụ thể lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính năm 1998 lỗ 945.064.000 đồng, năm 1999 lỗ 51.123.000 đồng, năm 2000 lỗ 26.122.000 đồng, năm 2001 lỗ 1.449.328.000 đồng và tới năm 2002 lỗ 2.083.366.000 đồng do thu nhập từ hoạt động tài chính luôn nhỏ hơn chi phí cho hoạt động tài chính. Lý do là Công ty VIEXIM tham gia góp vốn với Công ty Hoa- Vĩ với lượng vốn góp năm 2000 là 30% ( số vốn pháp định của Công ty này là 1.570.000 USD). Tới năm 2002 Công ty tiếp tục góp vốn liên doanh nên lượng thu nhận được chưa bù đắp hết lượng voón bỏ ra.
Các khoản chi phí bất thường nhỏ hơn thu nhập bất thường nên lợi nhuận bất thường luôn dương. Năm 1998, lợi nhuận bất thường đạt 36.000.000 đồng, năm 1999 đạt 70.120.000 đồng, năm 2000 đạt 81.373.000 đồng, năm 2001 đạt 774.221.000 đồng và năm 2002 đạt 585.955.000 đồng.
Về lợi nhuận thuần trước thuế của công ty có nhiều chuyển biến qua các năm. Năm 2001 và năm 2002 tăng đột biến so với 3 năm trước. Năm 2001 tăng 315,1% so với năm 2000, năm 2002 tăng 316,9% so với năm 2000. Đây là kết quả rất đáng mừng mà Công ty đã nỗ lực đạt được. Bên cạnh đó Công ty VIEXIM luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tính riêng thuế thu nhập doanh nghiệp mỗi năm Công ty VIEXIM đã đóng góp một khoản tương đối lớn vào ngân sách Nhà nước.
Bảng 22. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Đơn vị: 1 triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Trị giá
TT(%)
Trị giá
TT(%)
Trị giá
TT(%)
Trị giá
TT(%)
Trị giá
TT(%)
I
Thuế:
36.713
48.765
57.983
49.794
38.402
1
Thuế GTGT hàng bán nội địa
16.379
44,6%
13.811
28,2%
19.897
34,2%
15.838
31,7%
17.213
44,7%
2
Thuế GTGT hàng NK
8.205
22,3%
12.911
26,4%
12.060
20,7%
11.811
23,6%
765
1,98%
3
Thuế tiêu thụ đặc biệt
4
Thuế xuất nhập khẩu
11.231
30,5%
21.399
43,8%
25.483
43,9%
20.822
41,8%
117
49,7%
5
Thuế thu nhập doanh nghiệp
36
0,09%
42
0,08%
32
0,05%
551
1,1%
747
1,94%
6
Thu trên vốn
88
0,24%
296
0,6%
146
0,25%
392
0,78%
306
0,79%
7
Thuế tài nguyên
8
Thuế nhà đất
9
Tiền thuê đất
10
Các loại thuế khác
772
1,33%
303
0,64%
363
0,60%
379
0,76%
255
0,69%
II
Các khoản phải nộp khác:
2
49
0,1%
42
0,07%
47
0,09%
48
0,12%
1
Các khoản phụ thu
2
Các khoản phí, lệ phí
3
Các khoản phải nộp khác
Tổng
36.715
100%
48.815
100%
58.026
100%
49.841
100%
38.450
100%
( Nguồn: Báo cáo tình hình nộp ngân sách Nhà nước của Công ty VIEXIM)
Qua bảng 22 ta thấy thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động chính của Công ty và hoạt động này luôn đem lại giá trị lớn trong tổng doanh thu. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu vào năm 2002 giảm đi đáng kể so với các năm. Lý do là vì Công ty hạn chế việc nhập xe máy nguyên chiếc mà tăng nhập linh kiện để lắp ráp xe máy, mục đích để tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm của mình.
Công ty luôn cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách, tránh không để nợ đọng các khoản thuế và các khoản nợ đọng khác. Tuy nhiên, có 1 vài năm do những khó khăn về vốn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng Công ty vẫn còn nợ đọng một khoản phải nộp ngân sách. Tình hình này đã được Công ty tiến hành khắc phục dần.
Như đã nói ở trên, hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động chính của Công ty , trong vòng 5 năm từ 1998 đến năm 2002 hoạt động xuất nhập khẩu có được một số kết quả sau.
Bảng 23. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Đơn vị: 1000 USD
STT
Năm
Kim ngạch XK
Kim ngạch NK
Tổng
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Giá Trị
Tỷ trọng(%)
Giá Trị
Tỷ trọng(%)
Về KNXK
Về KNNK
1
1998
1710
21%
6397
79%
8107
2
1999
2410
33,43%
4799
66,57%
7209
40,93%
-24,98%
3
2000
3167
20,75%
10089
79,25%
15256
31,41%
110,23%
4
2001
4563
22,3%
15892
77,7%
20455
44%
57,51%
5
2002
2153
13,71%
13548
86,29%
15701
-52,81%
-14,74%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM)
Nhìn vào bảng 23 ta thấy trong các năm thì kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm vào năm 1999 và tăng cao vào năm 2001. Năm 1998 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty là 8.107.000 USD nhưng sang đến năm 2001 con số này đã là 20.455.000 USD. Kim ngạch nhập khẩu của năm 2000 tăng so với năm 1999 rất cao: 110,23% là do Công ty tiến hành nhập khẩu mặt hàng có giá trị lớn; hơn thế Công ty còn nhập một số dây chuyền lắp ráp xe gắn máy nhằm phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể vì vào thời gian này Công ty đã dần thiết lập mối quan hệ ổn định với các bạn hàng, chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước. Kin ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ năm 1999 (2.410.000 USD) đến năm 2001(4.563.000 USD) phản ánh xu hướng hoà nhập vào đời sống kinh tế thế giới của Công ty.
Tóm lại, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM là có hiệu quả, tình hình tài chính là lành mạnh. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến động nhưng nhìn chung điều đó không làm ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận sau thuế. Điều này phản ánh tốt hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đó là nhờ vào sự nỗ lực và phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty trong 5 năm qua.
Đánh giá thực trạng các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1. Những ưu điểm.
Về sản phẩm của Công ty : Nhìn chung sản phẩm xuất nhập khẩu của công ty tương đối đa dạng về chủng loại, thích hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các mặt hàng xuất khẩu như rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm... được các thị trường nước ngoài chấp nhận và tiêu dùng lâu dài. Đó là do chất lượng của sản phẩm được Công ty kiểm tra kỹ và nếu đạt yêu cầu thì mới cho xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này luôn tăng từ năm 1998 đến năm 2001. Đây là kết quả rất tốt phản ánh hiệu quả của Công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Các sản phẩm nhập khẩu như xe máy dạng IKD và SKD nguyên chiếc, vật tư, hoá chất...cũng có giá trị nhập khẩu tăng dần trong 5 năm qua ( xem bảng 9, 10). Trong đó đặc biệt là xe máy- mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty. Loại xe máy này được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng bởi tính năng kỹ thuật tiện dụng, mẫu mã đẹp, giá vừa phải. Đây là một thế mạnh để Công ty có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại.
Về thị trường của Công ty: Công ty đã xây dựng mạng lưới bán hàng và phân phối sản phẩm rộng khắp các thành phố và thị xã trong cả nước, đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu của thị trường. Không chỉ dừng lại ở đó, hiện nay Công ty đang tiến hành kế hoạch xây dựng các chi nhánh sản xuất sản phẩm ở một số tỉnh phía nam và đưa sản phẩm đến từng thôn xóm đang phát triển, từng bước đưa sản phẩm ra thị trường các nước lân cận.
Về cơ cấu vốn của Công ty: Nhìn chung vốn cố định và vốn lưu động được phân chia theo một tỷ lệ khá phù hợp, có thể đảm bảo được việc sử dụng vốn tốt. Công ty đã phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh. Ngoài ra, số vòng quay vốn/ năm của Công ty tương đối tốt. Đây là dấu hiệu khả quan trong việc phát triển và nâng cao vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty: Bộ máy tổ chức được sắp xếp với phương châm tinh giản, gọn nhẹ, bố trí hợp lý khâu nhân sự, phù hợp với khả năng của mỗi người trong công việc của mình. Vì vậy mà các bộ phận chức năng làm việc không ôm đồm hoặc không bị chồng chéo lẫn nhau. Giám đốc Công ty trực tiếp điều hành các phòng ban nên dễ thực hiện được mệnh lệnh và thông thường thông tin trao đổi cho nhau là chính xác , do đó công việc được thực hiện tốt hơn theo kế hoạch đã đề ra.
Về cơ cấu lao động của Công ty: Công ty có một đội ngũ cán bộ tương đối tốt, có năng lực và trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công tác. Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng của Công ty ở thời gian hiện tại và cả trong tương lai. Đội ngũ cán bộ này có thâm niên cao trong nghề nên có được kinh nghiệm làm việc rất tốt. Ngoài ra đội ngũ này còn có trình độ đại học và trên đại học tương đối cao. Đáp ứng được yêu cầu của công việc. Mặt khác, một lượng công nhân được thuê khá lớn ở các xưởng lắp ráp xe máy là những thợ lành nghề và thạo việc nên Công ty có thể yên tâm về các sản phẩm xe máy lắp ráp của mình.
Về công nghệ và trang thiết bị của Công ty:
Đối với hoạt động sản xuất lắp ráp xe máy: Có nhiều dây chuyền công nghệ mới được nhập , giúp cho Công ty có thể ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong việc lắp ráp xe máy. Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ công nhân giàu kinh nghiệm có nghiệp vụ chuyên môn cao, tay nghề thành thạo thì công tác lập tiêu chuẩn về chất lượng luôn dảm bảo đổi mới phù hợp với điều kiện của Công ty cũng như thị trường.Nhìn chung, công nghệ của Công ty tương đối là hiện đại, những dây chuyền công nghệ phần lớn được nhập từ những nước phát triển như Nhật Bản, Thái Lan. Những công nghệ này được nhập theo hình thức từng công đoạn lắp ráp. Vì thế mà hoạt động lắp ráp của Công ty không bị phụ thuộc hoàn toàn vào một công nghệ của bất kỳ nước nhập khẩu nào cả. Công ty có thể áp dụng từng công đoạn lắp ráp theo một công nghệ của nước này và cũng có thể áp dụng công nghệ của nước khác vào công đoạn khác cho phù hợp và sáng tạo với sản phẩm của mình. Về trang thiết bị của Công ty khá đầy đủ và mới, có thể phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi.
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh. Đây là kết quả phản ánh mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó.
Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng Doanh thu thuần
nguồn lực =
Giá vốn hàng bán + chi phí
Qua bảng 19 ta thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực của năm 1998 đạt 100,08%. Năm 1999 đạt 100,35%, tăng 0,26% so với năm 1998. Năm 2000 đạt 101%, tăng 0,64% so với năm 1999. Năm 2001 đạt 100,55%, giảm 0,44% so với năm 2000. Năm 2002 đạt 101,4 %, tăng 0,84% so với năm 2001. Điều này được đánh giá tốt, thể hiện việc sử dụng nguồn lực của Công ty đạt hiệu quả.
Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế của Công ty luôn tăng trong 5 năm từ 1998 đến năm 2002. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có kết quả tốt. Đây là những nỗ lực đáng khích lệ và phát huy hơn nữa của cán bộ công nhân viên của toàn Công ty.
Những nhược điểm.
Về sản phẩm của Công ty: Mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty là tốt nhưng công tác quản lý chất lượng của Công ty chưa chặt chẽ, Công ty mới chỉ giao cho nhân viên kiểm tra cơ sở kiểm tra chất lượng mà chưa nhận thức được vấn đề chất lượng là đòi hỏi một sự phối hợp đầy đủ và đồng bộ của tất cả các bộ phận và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm xe máy lắp ráp ra còn nhiều hạn chế không như mong muốn. Quy trình nhập linh kiện của Công ty đôi khi chưa đạt yêu cầu về số lượng nên ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Có lúc công nhân phải ngừng lắp ráp vì linh kiện không đủ. Chất lượng linh kiện đầu vào tuy được Công ty kiểm tra nhưng không tránh khỏi những thiếu xót, đặc biệt linh kiện nhập trong nước có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm nhưng lại chưa được tiến hành kiểm tra một cách khoa học.
Về thị trường của Công ty: Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới thị trường, phục vụ tốt nhất những nhu cầu của thị trường để từ đó thu lại lợi nhuận tối đa. Thị trường luôn là vật định hướng cho doanh nghiệp hoạt động. Vì thế, công tác nghiên cứu thị trường trở nên đặc biệt quan trọng. Mọi quyết định dù đúng sai đều căn cứ vào kết quả của công tác nghiên cứu thị trường. Trong nghiên cứu thị trường, có một số cán bộ nghiên cứu còn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng và nghiêm túc của phạm vi nghiên cứu, thái độ nghiên cứu. Do đó làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến hoạt động củng cố vị thế tăng dần thị phần của Công ty, tác động tiêu cực đến mục tiêu và trọng điểm của các đoạn thị trường mà Công ty đang tập trung mọi nguồn lực để khai thác và chiếm lĩnh nó.
Công ty còn chưa chú trọng đến việc mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường trong nước. Các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chỉ là một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình. Các thị trường xuất nhập khẩu chưa thiết lập được các mối quan hệ ổn định. Mặt khác, những thông tin về thị trường chưa được đầy đủ và cập nhật đối với Công ty.
Về cơ cấu vốn của Công ty: Bên cạnh những ưu điểm của việc phân bổ hợp lý cơ cấu vốn thì hoạt động huy động vốn còn nhiều hạn chế. Tổng nguồn vốn không tăng đều trong các năm, đặc biệt là năm 2002 gần đây nhất nguồn vốn giảm đi đáng kể. Giữa vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh có xu hướng phân bổ không đều. Điều này đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cụ thể để chấn chỉnh tình hình trên.
Về bộ máy tổ chức của Công ty: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, song cán bộ công nhân viên của Công ty vẫn còn thiếu tính linh hoạt, năng động, sáng tạo, chưa nhạy bén với tình hình biến động của thị trường. Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty có trình độ chuyên môn cao, song chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ chế mới. Đây không phải là điểm yếu riêng của Công ty mà là thực trạng của hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước khác khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế “ lời ăn, lỗ chịu”.
Về lao động của Công ty: Cơ cấu lao động còn nhiều chỗ chưa hợp lý. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có độ tuổi cao nên nhiều khi không nắm bắt được những biến động của thời thế, hoặc là bảo thủ. Vì vậy mà trong Công ty nhiều khi thiếu đi tính năng động, quyết đoán của công việc do thiếu cán bộ trẻ tuổi. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của nhiều cán bộ còn hạn chế.
Mặc dù công nhân đã được đào tạo và hướng dẫn cách sử dụng máy móc, thiết bị của dây chuyền, song việc sử dụng nó còn nhiều hạn chế, sự tham gia của công nhân trong phong trào quản lý chất lượng chưa được thể hiện, vẫn còn coi kiểm tra chất lượng sản phẩm là công việc của nhân viên kiểm tra cơ sở theo từng công đoạn và khi hoàn chỉnh sản phẩm. Công nhân chưa hực sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Công nhân chưa tự kiểm tra và đánh giá chất lượng do mình làm ra bởi lẽ doanh nghiệp chưa hướng dẫn cho công nhân sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Về công nghệ và trang thiết bị: Trang thiết bị, dây chuyền công nghệ của Công ty chưa đồng bộ và chưa mang tính chọn bộ. Bên cạnh những dây chuyền công nghệ mới đầu tư còn nhiều máy móc chưa được đầu tư mua sắm và nâng cấp do vấn đề vốn.
Về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty: Tuy lợi nhuận trong 5 năm qua có tăng nhưng tốc độ tăng đó không đều, năm 2002 giảm xuống so với năm 2001. Bên cạnh đó một số hoạt động của doanh nghiệp chưa hiệu quả như hoạt động tài chính, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này là dấu hiệu không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nguyên nhân chính của các nhược điểm.
3.1. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2188.doc