MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
MỞ ĐẦU 1
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1
II. MỤC TIÊU 2
III. NHIỆM VỤ 2
CHƯƠNG I 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI, NHÂN VĂN HUYỆN CÔN ĐẢO 3
I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔN ĐẢO 3
I.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
I.1.3. Địa chất 6
I.1.4. Khí hậu 10
I.1.5. Thủy văn, hải văn 13
I. 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 13
I.2.1. Hoạt động kinh tế 13
I.2.2. Xã hội 16
CHƯƠNG II 23
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 23
II.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TỔN THƯƠNG 23
II.2. CÁC NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI 24
II.3. CÁC NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG TẠI VIỆT NAM 25
CHƯƠNG III 27
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA 27
III.1. PHUƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG 27
III.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA, THU THẬP SỐ LIỆU; PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 29
III.2.1. Khảo sát thực địa, thu thập số liệu 29
III.2.2. Phân tích hệ thống 29
III.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 29
III.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG HUYỆN CÔN ĐẢO 30
III.3.1. Quy trình đánh giá 30
III.3.2. Phương pháp đánh giá 30
III.4. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 31
III.5. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG 31
CHƯƠNG IV 33
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN CÔN ĐẢO 33
IV.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM DO CÁC YẾU TỐ GÂY TỔN THƯƠNG 33
IV.1.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các tai biến địa động lực 33
IV.1.2. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các tai biến địa hóa 36
IV.1.3. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các tai biến liên quan đến khí hậu 49
IV.1.4. Phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến 52
IV.2. ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TỒN THƯƠNG 53
IV.2.1. Tài nguyên thiên nhiên biển và ven biển 53
IV.2.2. Công trình hạ tầng dân sinh 68
IV.2.3. Phân vùng mật độ đối tượng bị tổn thương 75
IV.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU, PHỤC HỒI CỦA HỆ THỐNG TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 76
IV.3.1. Khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên 76
IV.3.2. Khả năng ứng phó tai biến của hệ thống xã hội 78
IV.3.3. Phân vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội 85
IV.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG 86
IV.4.1. Phương pháp thực hiện 86
IV.4.2. Phân vùng mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường 87
CHƯƠNG V 89
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG HUYỆN CÔN ĐẢO TRÊN CƠ SỞ PHÂN VÙNG MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG 89
V.1. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 89
V.1.1. Luật pháp và chính sách (tầm quy mô và vĩ mô) 89
V.1.2. Quản lý tổng hợp đới bờ 89
V.1.3. Lồng ghép quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với quy hoạch môi trường 91
V.1.4. Quản lý, kiểm soát nguồn thải 92
V.1.5. Đồng quản lý hay cộng đồng tham gia quản lý 93
V.2. GIẢI PHÁP KINH TẾ, KỸ THUẬT, QUAN TRẮC 93
V.2.1. Quan trắc, giám sát môi trường 93
V.2.2. Xây dựng công trình 94
V.2.3. Xử phạt 94
V.3. GIÁO DỤC, NÂNG CAO KHẢ NĂNG BVMT, ỨNG PHÓ RỦI RO SỰ CỐ 95
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
104 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(V = 30,37%). Mn không hình thành dị thường mà chỉ gặp một vài điểm dị thường với mức hàm lượng 10 - 12.10-3% (CD08-87, CD08-95) tại các khu vực sau: vịnh Côn Sơn (ở độ sâu 20-25m nước), Đông Hòn Bông Lan. Những dị thường Mn phân bố ở các khu vực trên so với tiêu chuẩn ô nhiễm trong trầm tích của Canada thì ở mức thấp hơn rất nhiều. Mn có tương quan yếu hoặc không tương quan. Mn có tương quan yếu hoặc không tương quan với các nguyên tố khác.
Phần trên đảo hàm lượng Mn dao động trong khoảng 1-52.10-3 %, đạt giá trị trung bình 7,77.10-3 % cao hơn hàm lượng trung bình trong trầm tích biển Côn Đảo. Mn có mức hàm lượng 33-52.10-3% (CS08-20, CS08-22), phân bố ở các khu vực Bông Hường, dốc Trâu Té.
b.2. Nguyên tố arsen (As)
Trong trầm tích vùng biển Côn Đảo hàm lượng arsen dao động trong khoảng 0,01-0,04.10-3 %, phông tự nhiên 0,017.10-3%, hàm lượng trung bình 0,018.10-3 %, thấp hơn nhiều so với hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích biển nông thế giới (0,1.10-3 %) với hệ số Td = 0,18. As phân bố tương đối đồng đều trong trầm tích của vùng (V = 47.71%). Trong vùng nghiên cứu không hình thành dị thường nào mà chỉ gặp 1 điểm dị thường với mức hàm lượng 0,03-0,04.10-3% (CD08-48), phân bố ở khu vực Bãi Canh (độ sâu 20m nước). As có tương quan với Pb, Cu, Sb, Hg, SO4, PO4, NO3 (R=0,46-0,81), với các nguyên tố khác nó có tương quan yếu hoặc không tương quan.
Phần trên đảo hàm lượng As dao động trong khoảng 0,01-0,02.10-3 %, trung bình 0,014.10-3% thấp hơn hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích biển Côn Đảo. Trong vùng nghiên cứu As hình thành một dị thường địa phương với mức hàm lượng 0,019.10-3% (CS08-1, CS08-20, CS08-22, CS08-23), diện tích khỏang 0,79km2, phân bố ở khu vực Đông Hường. Ngoài ra, còn gặp một số điểm hàm lượng từ 0,02 - 0,03.10-3% (CS08-25, CS08-102, CS08-107), phân bố ở các khu vực sau: phía Bắc Lò Vôi, phía Đông dốc Ông Triệu, phía Tây sân bay Côn Đảo, Bến Đầm.
b.3. Nguyên tố angtimoan (Sb)
Trong trầm tích vùng biển Côn Đảo, hàm lượng Sb dao động trong khoảng 0,01-0,035.10-3 %, hàm lượng trung bình là 0,018.10-3 %, hàm lượng phông tự nhiên 0,17.10-3% hệ số Td = 0,13. Sb phân bố rất đồng đều trong trầm tích (V = 26,048.%). Sb chỉ hình thành một dị thường với mức hàm 0,022-0,035.10-3% (CD08-33, CD08-48), có diện tích 1,183km2, phân bố phía ngoài khơi bãi Canh (ở độ sâu 20m nước). Ngoài ra, còn gặp một điểm dị thường (CD08-48), phân bố ở các khu vực sau: bãi Canh (độ sâu 20m nước).
Hàm lượng trung bình Sb nhỏ hơn hàm lượng trung bình của trầm tích biển nông thế giới nhiều lần vì vậy Sb không gây ô nhiễm trong trầm tích vùng nghiên cứu. Các dị thường của Sb phần lớn liên quan trực tiếp tới nguồn trầm tích được lục địa mang ra sau đó kết tủa và lắng đọng, một phần bị keo sét hấp thụ trong trầm tích.
Sb có tương quan với PB, Cu, As, Hg, SO4, PO4, NO3, I (R=0,41-0,84), với các nguyên tố khác nó có tương quan yếu hoặc không tương quan.
Bảng 4.4: Tham số địa hóa môi trường các nguyên tố trong trầm tích trên đảo
Tham số
Max
Min
Tb
Cn
S
Cn+S
Cn+2S
Cn+3S
V (%)
Mn
52
1
7,8
4,36
11,3
15,7
27,0
38,4
145,9
Zn
1,8
0,05
0,4
0,33
0,38
0,71
1,09
1,47
95,56
Pb
2,2
0,03
0,34
0,17
0,55
0,72
1,27
1,83
164,71
Cu
0,82
0,02
0,13
0,1
0,15
0,25
0,4
0,55
118,02
Sb
0,025
0,006
0,013
0,012
0,005
0,017
0,022
0,027
37,88
As
0,02
0,01
0,014
0,014
0,005
0,019
0,024
0,029
35,83
Hg
0,007
0,005
0,005
0,005
0,0005
0,006
0,006
0,007
9,00
SO4
32
5
16,692
15,042
7,439
22,481
29,920
37,36
44,57
PO4
20
4
11,42
10,56
4,88
15,44
20,31
25,19
42,68
NO3
0,014
0,003
0,009
0,008
0,003
0,012
0,015
0,019
38,75
CO2
15,8
0,04
2,91
0,11
5,16
5,28
10,44
15,60
177,55
Br
2,8
0,1
0,53
0,19
0,87
1,06
1,92
2,79
162,63
B
2,4
0,1
0,43
0,17
0,67
0,84
1,52
2,19
155,21
I
1,5
0,1
0,23
0,1
0,41
0,51
0,91
1,32
177,79
Các mẫu trầm tích lấy trên đảo, hàm lượng Sb dao động trong khoảng 0,006-0,025.10-3 %, hàm lượng trung bình là 0,013.10-3 %, thấp hơn hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích biển Côn Đảo. Sb hình thành dị thường có mức hàm lượng 0,17-0,023.10-3% (CS-49, CS08-1, CS08-20, CS08-22, CS08-23, CS08-102), phân bố ở các khu vực sau: Bông Hường, phía Đông của dốc ông Triệu và phía Đông Bãi Cát Nhỏ.
b.4. Nguyên tố đồng (Cu)
Trong trầm tích vùng biển Côn Đảo hàm lượng Cu dao động trong khoảng 0,04-0,11.10-3 %, hàm lượng phông tự nhiên 0,08.10-3%, đạt giá trị trung bình 0,08.10-3 %, thấp hơn so với hàm lượng trung bình trong trầm tích biển nông thế giới (4.10-3 %), với hệ số Td = 0,04. Cu phân bố rất đồng đều trong trầm tích vùng nghiên cứu (V= 24,69%). Cu hình thành 2 dị thường với mức hàm lượng 0,1-0,12.10-3% (CD08-33, CD08-48, CD08-115, CD08-141), có diện tích từ 1,183-2,977km2, phân bố ở hai khu vực sau: phía ngoài Bãi Canh (ở độ sâu 20m nước) và phía Đông Nam Hòn Trác (ở độ sâu 25m nước). Ngoài ra, còn gặp một số điểm hàm hượng dị thường với mức hàm lượng 0,09-0,12.10-3% (CD-182, CD08-6). Phân bố ở phía Đông Bắc vịnh Đầm Tre (ở độ sâu 20-25m nước). Các dị thường của Cu trong trầm tích vẫn còn thấp hơn so với tiêu chuẩn Canada. Có thể nguồn gốc Cu chủ yếu do lục địa mang ra và bị hấp thụ bởi trầm tích sét, bùn sét. Cu có tương quan Pb, Sb, As, NO3 (R=0,4-0,51), với các nguyên tố khác nó có tương quan yếu hoặc không tương quan.
Các mẫu trầm tích lấy trên đảo Côn Đảo hàm lượng Cu dao động trong khoảng 0,02-0,82.10-3 %, đạt giá trị trung bình 0,13.10-3 %, cao hơn hàm lượng của nó trong trầm tích biển Côn Đảo. Cu chỉ hình thành một số điểm hàm lượng dị thường 0,24-0,82.10-3% (CS08-105, CS08-15) phân bố các khu vực: phía Tây sân bay Côn Đảo và phía Tây Chùa Miên.
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các ion trong trầm tích vùng biển Côn Đảo
Tham số
Mn
Zn
Pb
Cu
Sb
As
Hg
SO4
PO4
NO3
CO2
Br
B
I
Mn
1
-0,40
0,34
-0,13
0,12
-0,04
-0,01
-0,02
0,23
0,12
0,20
0,35
0,40
0,34
Zn
-0,40
1
-0,31
-0,02
-0,34
-0,10
-0,14
-0,03
-0,17
-0,25
-0,53
-0,75
-0,80
-0,77
Pb
0,34
-0,31
1
0,42
0,69
0,46
0,58
0,58
0,57
0,63
0,52
0,30
0,36
0,45
Cu
-0,13
-0,02
0,42
1
0,42
0,51
0,36
0,31
0,27
0,40
0,02
-0,11
-0,07
-0,04
Sb
0,12
-0,34
0,69
0,42
1
0,79
0,84
0,84
0,78
0,82
0,37
0,33
0,38
0,41
As
-0,04
-0,10
0,46
0,51
0,79
1
0,81
0,65
0,49
0,67
0,18
0,17
0,17
0,17
Hg
-0,01
-0,14
0,58
0,36
0,84
0,81
1
0,75
0,51
0,72
0,29
0,15
0,19
0,22
SO4
-0,02
-0,03
0,58
0,31
0,84
0,65
0,75
1
0,80
0,70
0,06
-0,05
0,01
0,05
PO4
0,23
-0,17
0,57
0,27
0,78
0,49
0,51
0,80
1
0,73
0,24
0,27
0,31
0,32
NO3
0,12
-0,25
0,63
0,40
0,82
0,67
0,72
0,70
0,73
1
0,35
0,26
0,31
0,32
CO2
0,20
-0,53
0,52
0,02
0,37
0,18
0,29
0,06
0,24
0,35
1
0,84
0,85
0,89
Br
0,35
-0,75
0,30
-0,11
0,33
0,17
0,15
-0,05
0,27
0,26
0,84
1
0,99
0,97
B
0,40
-0,80
0,36
-0,07
0,38
0,17
0,19
0,01
0,31
0,31
0,85
0,99
1
0,98
I
0,34
-0,77
0,45
-0,04
0,41
0,17
0,22
0,05
0,32
0,32
0,89
0,97
0,98
1
b.5. Nguyên tố kẽm (Zn)
Trong trầm tích vùng biển Côn Đảo hàm lượng Zn dao động trong khoảng 0,05-1,2.10-3 %, phông tự nhiên 0,15.10-3%, trung bình là 0,26.10-3 % thấp hơn so với trầm tích biển nông thế giới (2.10-3 %), Td = 0,04. Hệ số biến phân V=31,30 % cho thấy Zn phân bố rất đồng đều trong trầm tích. Zn hình thành một dị thường với mức hàm lượng 0,2-0,26.10-3% (CD08-71, CD08-72), phân bố ở khu vực Bãi Dương (ở độ sâu 5-10m). Tại vùng nghiên cứu còn gặp một số điểm dị thường với mức hàm lượng 0,2 - 0,26.10-3% (CD08-48, CD08-141) ở các khu vực sau: Bắc hòn Bảy Cạnh (20-35m nước), Đông Nam hòn Chát (ở độ sâu 25-27m nước). Hàm lượng của Zn so với tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường trong trầm tích của Canada thì vẫn ở mức thấp hơn rất nhiều. Các dị thường Zn chủ yếu tập trung trong trầm tích cát lẫn bùn sét. Zn có tương quan yếu hoặc không tương quan với các nguyên tố khác.
Phần trên đảo hàm lượng Zn dao động trong khoảng 0,05-1,8.10-3 %, trung bình là 0,33.10-3 %, cao hơn hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích vùng biển Côn Đảo. Zn chỉ hình thành 2 dị thường với mức hàm lượng 0,82-1,2.10-3% (CS08-105, CS08-107, CS08-11, CS08-14, CS08-27), phân bố các khu vực sau: phía Tây sân bay Côn Đảo và khu vực Côn Sơn. Ngoài ra, còn gặp một số điểm dị thường có hàm lượng 0,95.10-3%, phân bố ở khu vực dốc Trâu Té.
b.6. Nguyên tố chì (Pb)
Trong vùng nghiên cứu hàm lượng Pb dao động trong khoảng 0,04-0,39.10-3 %, phông tự nhiên 0,24.10-3% hàm lượng trung bình 0,24.10-3 %. So với hàm lượng trung bình trong trầm tích biển nông thế giới, hàm lượng của Pb thấp hơn (2.10-3 %), hệ số Td = 0,12. Chì phân bố đồng đều trong trầm tích (V=34,49%). Pb chỉ hình thành một điểm dị thường với mức hàm lượng 0,34.10-3% (CD08-48), phân bố tại khu vực sau: phía Bắc Hòn Bảy Cạnh (ở độ sâu 12-15m nước). Mặc dù Pb hình thành điểm dị thường ở khu vực trên nhưng so với tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường trong trầm tích của Canada thì còn thấp hơn nhiều. Pb có tương quan với Cu, Sb, As, Hg, SO4, PO4, NO3, CO2, I (R=0,42-0,69), với các nguyên tố khác nó tương yếu hoặc không tương quan.
Các mẫu trầm tích lấy trên đảo hàm lượng Pb dao động trong khoảng 0,03-2,2.10-3 %, trung bình 0,34.10-3 %, cao hơn hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích vùng biển Côn Đảo. Pb đạt mức hàm lượng 2,1.10-3% (CS08-25) ở khu vực phía Bắc Lò Vôi.
b.7. Nguyên tố thuỷ ngân (Hg)
Trong trầm tích biển vùng Côn Đảo hàm lượng trung bình của thủy ngân trong trầm tích là 0,0054.10-3 % với hệ số Td = 1,81. Hàm lượng Hg dao động trong 0,005-0,008.10-3 %, hàm lượng phông tự nhiên 0,0054.10-3%. Thuỷ ngân phân bố rất đồng đều trong trầm tích (V=13.39%). Hg hình thành 1 dị thường với mức hàm lượng 0,00-0,008.10-3% (CD08-33, CD08-48), phân bố ngoài khơi bãi Canh (ở độ sâu 20-25m nước). Ngoài ra gặp 1 điểm dị thường với mức hàm lượng 0,008.10-3% (CD08-182), phân bố ngoài khơi bãi Canh (ở độ sâu 20m nước). Hg có tương quan với Pb, Sb, As, SO4, PO4, NO3 (R=0,51-0,84), với các nguyên tố khác nó tương yếu hoặc không tương quan.
Phần trên đảo hàm lượng trung bình của thuỷ ngân là 0,005.10-3 %, thấp hơn hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích vùng biển Côn Đảo. Hàm lượng Hg dao động trong 0,005-0,007.10-3 %. Thuỷ ngân phân bố rất đồng đều trong trầm tích (V=8,86%). Hg không hình thành dị thường trong vùng nghiên cứu, chỉ gặp một điểm dị thường với mức hàm lượng 0,006.10-3% (CS08-102), phân bố phía Đông dốc Ông Triệu.
b.8. Nguyên tố Bo (B)
Trong trầm tích vùng biển Côn Đảo hàm lượng nguyên tố B trong trầm tích dao động trong khoảng 0,1-3,7.10-3%, hàm lượng phông tự nhiên 1,98.10-3%, đạt giá trị trung bình là 1,98.10-3% cao hơn hàm lượng trung bình trong trầm tích biển nông thế giới (0,6.10-3%), Td=0,72. Nhìn chung, nguyên tố B phân bố đồng đều (V=41,01%). B hình thành một dị thường với mức hàm lượng 2,5-3,7.10-3% (CD08-33, CD08-48), phân bố khu vực Bãi Canh (ở độ sâu 15m nước). Ngoài ra, còn gặp một số điểm đạt hàm lượng 2,3-2,8.10-3% phân bố ở khu vực Bến Đầm (ở độ sâu 0-10m nước). B có tương quan CO2, Br, I (R=0,85-0,99), với các nguyên tố khác B có tương quan yếu hoặc không tương quan.
Các mẫu trầm tích lấy trên đảo hàm lượng nguyên tố B trong trầm tích dao động trong khoảng 0,1-2,4.10-3%, đạt giá trị trung bình là 0,43.10-3%, thấp hơn hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích biển Côn Đảo. Nhìn chung, nguyên tố B phân bố đồng đều (V=155,21%). B hình thành một điểm dị thường với mức hàm lượng 2,4.10-3%, phân bố ở khu vực Dốc Ông Triệu.
b.9. Nguyên tố Brôm (Br)
Trong trầm tích vùng biển Côn Đảo hàm lượng Br dao động trong khoảng 0,1-5.10-3 %, phông tự nhiên 2,12.10-3%, đạt trung bình 2,33.10-3 %, Td = 0,72. Hệ số biến phân của Br là V = 43,7% cho thấy Br phân bố tương đối đồng đều trong trầm tích. Br hình thành một dị thường với mức hàm lượng 2,8-5.10-3% (CD08-33, CD08-48), diện tích khoảng 1,15km2, phân bố ở khu vực Bãi Canh (ở độ sâu 15m nước). Br là nguyên tố có nguồn gốc biển, chúng hình thành một số dị thường phân bố ở các khu vực trên có lẽ do Br bị bùn biển hấp thụ. Br có tương quan CO2, B, I (R=0,84-0,99), với các nguyên tố khác Br có tương quan yếu hoặc không tương quan.
Phần trên đảo trong trầm tích vùng Côn Đảo hàm lượng Br dao động trong khoảng 0,1-2,8.10-3 %, đạt trung bình 0,53.10-3 %, thấp hơn hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích biển Côn Đảo. Br hình thành những điểm dị thường với mức hàm lượng 2,8.10-3% phân bố ở khu vực phía Đông Dốc Ông Triệu.
b.10. Nguyên tố iot (I)
Trong trầm tích vùng biển Côn Đảo hàm lượng I dao động trong khoảng 0,1-2,2.10-3 %, phông tự nhiên 1,1.10-3%, trung bình là 1,2.10-3 % cao hơn nhiều so với trầm tích biển nông thế giới (0,1.10-3 %), với Td = 2,3. I phân bố khá đồng đều trong trầm tích biển của khu vực, hệ số V = 42,02% (bảng 5.4). I hình thành 1 dị thường . Dị thường có các mẫu đạt mức hàm lượng 1,4-1,5.10-3%(CD08-48, CD08-33), phân bố ở khu vực bãi Canh (ở độ sâu 15m nước). Ngòai ra, còn gặp 1 điểm dị thường với mức hàm lượng 1,5.10-3% (CD08-182) ở khu vực Bến Đầm (độ sâu 5-10m nước). Nguồn cung cấp I chủ yếu trong môi trường là nước biển, nó có nguồn gốc ban đầu là do hiện tượng phun trào núi lửa và chủ yếu là phun trào dưới nước. Từ nước biển I được tập trung trong bùn biển (theo cơ chế hấp phụ) nhất là bùn có chứa vật liệu hữu cơ. Điều này có nghĩa là đới sát ven đảo là nơi tập trung phần lớn vật liệu hữu cơ từ xác sinh vật biển sau khi chết. Chính vì nguyên nhân trên nên mặc dù I thiếu hụt trong nước biển nhưng vẫn tập trung cao trong trầm tích khu vực. I có tương quan Pb, Sb, CO2, Br, B (R=0,41-0,98), với các nguyên tố khác I có tương quan yếu hoặc không tương quan.
Phần trên đảo hàm lượng I dao động trong khoảng 0,1-1,5.10-3 %, trung bình là 0,23.10-3 %, thấp hơn hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích biển vùng Côn Đảo. I hình thành một số điểm dị thường với mức hàm lượng 1,4-1,5.10-3% (CS08-49, CS08-102) ở khu vực phía Đông Dốc Ông Triệu và Đông Nam hòn Bảy Cạnh.
Tóm lại:
- Hàm lượng các nguyên tố trong trầm tích biển Côn Đảo và phần trên đảo có sự biến thiên như sau: hàm lượng của các nguyên tố kim loại nặng như Zn, Mn, Pb, Cu có xu hướng giảm dần từ đảo (0,127-7,769.10-3%) ra biển (0,078-6,958.10-3%). Trong khi đó, hàm lượng trung bình của nguyên tố As, Sb, B, Br, I trong trầm tích biển Côn Đảo cao hơn hàm trung bình của nó trên đảo. Riêng nguyên tố Hg thì có hàm lượng ít biến đổi.
- Các nguyên tố kim loại nặng trên đảo và dưới biển có hàm lượng thấp ít gây có khả năng gây nguy cơ ô nhiễm.
- Môi trường trầm tích tại vùng Côn Đảo tương đối sạch, không bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm.
IV.1.2.3. Ô nhiễm bởi dầu mỡ (tràn dầu, ghe thuyền thải bỏ, rác thải)
Vùng biển Côn Đảo là một ngư trường rộng lớn, tập trung khá nhiều tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra Côn Đảo nằm trong trung tâm vùng khai thác dầu khí của nước ta với các mỏ dầu, khí đang khai thác như: Đại Hùng, Bạch Hổ, Rồng, Lan Tây, Lan Đỏ... Trong tương lai Côn Đảo sẽ nằm ở vị trí ngã tư giao thông biển quốc tế. Từ Côn Đảo ngược lên phía Bắc là đến các nước Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan...; nếu xuôi xuống phía Nam là đến các nước Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan...
Theo quy hoạch, tại Bến Đầm sẽ xây dựng 4 cảng: cảng hải sản, cảng dịch vụ kỹ thuật dầu khí, cảng dịch vụ hàng hải và cảng quân sự. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ hàng hải quốc tế. Hiện nay, cảng hải sản Bến Đầm đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu cảng dài 336m, có khả năng tiếp nhận được tàu 2.000 tấn, với đầy đủ các công trình dịch vụ như cung cấp dầu, điện, nước, chợ cá, kho lạnh...
Hiện tại và trong thời gian sắp tới, vùng biển Côn Đảo là khu vực có nhiều tàu thuyền qua lại. Các hoạt động giao thông trên biển diễn ra mạnh mẽ, cùng với các hoạt động giao thông trên biển các hoạt động cung cấp, vận chuyển xăng dầu cũng sẽ diễn ra tấp nập. Quá trình hoạt động giao thông, vận chuyển xăng dầu không tránh khỏi những ảnh hưởng đến môi trường. Trong khoảng thời gian giữa tháng 3/2007 dầu tràn đã xuất hiện cách Côn Đảo khoảng 10km, với diện tích váng dầu phủ khoảng 80% tổng diện tích vùng đệm biển của Vườn Quốc gia Côn Đảo. Váng dầu tràn đã lan tới Côn Đảo, nguy cơ ô nhiễm toàn bộ vùng biển xung quanh huyện đảo này. Các khu vực xung quanh khu vực đảo Hòn Bà, Hòn Vung (Côn Đảo) xuất hiện nhiều vệt dầu dày và váng dầu có chiều dài khoảng 3-5km. Một số khu vực khác trên địa bàn huyện cũng xuất hiện váng dầu nổi trên mặt nước biển, trong đó nhiều nhất là khu vực bãi biển Suối Ớt. Tuy nhiên tới chiều ngày 21/3/2007, huyện Côn Đảo đã thu gom được khoảng 47 tấn dầu tràn. Theo Cơ quan môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu, dầu trôi dạt vào bờ biển Côn Đảo là dầu thô, không phải là dầu D.O sử dụng làm nhiên liệu cho tàu thuyền (nguồn: báo Tiền Phong). Vì vậy việc quản lý, giám sát các hoạt động đánh bắt thủy hải sản, vận chuyển, cung cấp xăng dầu trên biển có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường vùng biển Côn Đảo.
IV.1.2.4. Tai biến liên quan đến xâm nhập mặn
Tai biến nhiễm mặn xẩy ra khi có sự xâm nhập của nước biển vào nước mặt, nước ngầm và đất, làm thay đổi tính chất và chất lượng của chúng gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt.
Khu vực Côn Đảo có biên độ thủy triều lớn (2-4m) nhưng do địa hình và ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng, thuỷ văn mà mặn có thể vào sâu trong đảo. Đặc biệt là vào mùa khô hoặc khi lũ xuất hiện chậm kết hợp với gió to, sóng lớn có thể đưa nước biển vào sâu trong hệ thống kênh rạch và đồng ruộng. Bên cạnh đó việc phát triển các hoạt động nuôi trồng hải sản đã làm mất đi diện tích rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển làm cường hóa quá trình xâm nhập mặn gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất. Ngoài nhiễm mặn nước mặt và nước ngầm, khu vực còn rất phổ biến hiện tượng mặn hóa đất và muối hóa thổ nhưỡng. Khi nước ngầm bị nhiễm mặn theo các ống mao dẫn xâm nhập lên bề mặt và bốc hơi sẽ xảy ra quá trình muối hóa thổ nhưỡng đối với trầm tích Holocen ở những địa hình thấp ven sông, ven biển có thành phần hạt mịn, độ sâu mực nước ngầm nông từ 1 – 3m. Quá trình này được thúc đẩy mạnh hơn bởi khí hậu bán khô hạn và khô hạn.
Tuy tốc độ nhiễm mặn tại khu vực Côn Đảo diễn ra không lớn nhưng có ảnh hưởng nhất định tới dân cư và môi trường quanh đảo. Quá trình nhiễm mặn diễn ra chủ yếu ở khu vực vịnh Côn Sơn, An Hội , An Hải…
IV.1.2.5. Phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến địa hóa
Trên cơ sở đánh giá và chồng các lớp thông tin như trên đã thành lập được bảng đồ mức độ nguy hiểm do tai biến địa hóa và phân chia khu vực thành 3 vùng có mức độ nguy hiểm do tai biến địa hóa từ thấp đến tương đối cao như sau:
Vùng I – Vùng có mức độ nguy hiểm tương đối cao: Khu vực cảng Bến Đầm.
Vùng II – Vùng có mức độ nguy hiểm trung bình: Bao gồm khu vực trung tâm thị trấn, ngoài ra còn một số điểm bị ô nhiễm trầm tích bởi Pb như: phía nam hòn Bà, khu vực vịnh trung tâm thị trấn, phía nam huyện, phía bắc hòn Bảy Cạnh.
Vùng III – Vùng có mức độ nguy hiểm thấp: Diện tích vùng nghiên cứu còn lại bao gồm vùng đất liền và vùng biển Côn Đảo.
Hình 4.3:. Bản đồ mức độ nguy hiểm do các tai biến địa hóa
IV.1.3. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các tai biến liên quan đến khí hậu
IV.1.3.1. Bão, áp thấp nhiệt đới
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị. Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới. Các cơn bão nhiệt đới thường hình thành khi một tâm áp thấp phát triển với một hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích.
Các cơn bão đi qua gây nên mưa lớn, lũ lụt tàn phá mùa màng, vườn tược, phá hỏng công trình, nhà cửa, gây chết người. Do ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất ấm lên, cường độ và tần suất của các cơn bão đổ bộ vào đất liền cũng tăng lên. Theo các số liệu thống kê cho thấy, có sự gia tăng các cơn bão theo thời gian trong khu vực nghiên cứu. Số liệu thống kê giai đoạn 1981 – 1990 cho thấy số cơn bão ở Nam Trung Bộ trong giai đoạn 1901 – 1930 là 117 cơn, còn từ 1931 – 1960 là 134 cơn và đến giai đoạn 1961 – 1990 tăng lên đến 171 cơn.
Vùng Côn Đảo gặp ít bão hơn so với các vùng biển phía Bắc. Trong 50 năm trở lại đây (1949 - 1998) ở vùng biển Nam Việt Nam đã xuất hiện 33 cơn bão, trong đó chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Côn Đảo. Mùa bão thường xảy ra vào những tháng cuối năm. Tuy ít bão nhưng cũng có cơn bão gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản như cơn bão số 5 - cơn bão Linda năm 1997.
IV.1.3.2. Lũ
Vùng biển Côn Đảo nằm ở ngoài khơi phía Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tai biến bão, lũ. Hàng năm tai biến này cũng đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế của địa phương trên đảo. Vì vậy, việc khoanh vùng chịu ảnh hưởng bởi lũ để chủ động có biện pháp ứng phó khi tai biến xảy ra là vấn đề cấp thiết. Tai biến lũ thường xảy ra khi mưa với lượng mưa lớn. Nước từ đầu nguồn trên núi dồn về phía hạ lưu đột ngột và dâng cao một cách bất thường. Tai biến lũ được cường hóa bởi một số tác nhân như: bồi lấp dòng chảy, sự dâng cao của thủy triều trùng với thời gian xảy ra lũ và cả các hoạt động nhân sinh. Khi lũ sông, suối dâng cao thì các khu vực có độ cao thấp dễ chịu ảnh hưởng nhất. Vì vậy, trên cơ sở số liệu về độ cao của khu vực nghiên cứu có thể dự báo rằng, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh bởi lũ ở khu vực nghiên cứu là khu vực Họng Đầm với độ cao thấp và trung tâm thị trấn Côn Sơn.
Mặc dù lũ ảnh hưởng không đáng kể đến khu vực quần đảo Côn Đảo. Nhưng lũ xuất hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cây – con chưa thu hoạch, lũ xuất hiện muộn thì triều sẽ đẩy mặn xâm nhập sâu vào vùng đất thấp trong đảo. Mặt khác lũ ở đây không chỉ tàn phá nhà cửa, hoa màu, công trình giao thông mà còn làm thay đổi thành phần và khối lượng trầm tích vùng ven bờ của các đảo, làm mất quỹ đất, thay đổi địa hình.
IV.1.3.3. Nước biển dâng
Mực nước đại dương thế giới đang dâng lên. Theo dự báo, tốc độ nước dâng tăng dần theo thời gian. Từ năm 2000-2100 tốc độ nước dâng trung bình là 3- 14mm/ năm. Theo xu thế mực nước biển dâng cao thì các vùng cửa sông ven biển và các vùng đất thấp sẽ bị ngập và điều kiện môi trường sẽ hoàn toàn biến đổi. Ngoài những diện tích trực tiếp bị ngập dưới nước mặn, những vùng đất liền kề sẽ có nguy cơ bị nhiễm mặn. Theo mô hình dự báo dâng cao mực nước biển của ngân hàng thế giới thì vùng nghiên cứu sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng dâng cao mực nước biển. Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, mực nước đại dương sẽ dâng cao so với năm 1985 như sau: 13 – 55cm vào năm 2025, 23 – 117cm vào năm 2050 và 56 – 345cm vào năm 2100. Còn theo Ủy ban Liên Chính phủ về biển đổi khí hậu (IPCC) thì mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 30 – 110cm tới năm 2100. Ở Đông Nam Á, mực nước biển sẽ dâng cao hơn 3 – 15cm vào năm 2010 và 15 – 90cm vào năm 2070. Theo Nguyễn Ngọc Thụy (1995), ở ven biển Việt Nam, tốc độ dâng cao mực nước biển hàng năm bình quân 2 mm/năm còn kết quả quan trắc tại trạm Phú Quý cho thấy tốc độ dâng cao mực nước biển trong khu vực là 2,3 mm/năm. Theo dữ liệu của 126 trạm dọc bờ biển Việt Nam cho thấy mực nước biển tăng lên từ 1 – 2 mm/năm. Theo các chuyên gia dự báo mực nước biển sẽ tăng lên từ 0,2 – 0,4m trong 50 năm tới và khoảng 0,5 – 1m trong vòng 100 năm tới.
Phần lớn diện tích Côn Đảo có địa hình tương đối cao nên tai biến nước biển dâng cao chỉ ảnh hưởng đến một số vùng đất thấp ven biển như Họng Đầm và khu vực trung tâm. Tuy nhiên, mực nước biển dâng cao sẽ gián tiếp đẩy mạnh sự phát triển của các tai biến xói lở và nhiễm mặn. Bởi vậy, việc nghiên cứu tác động của mực nước biển dâng lên đối với các khu vực ven biển đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý xã hội cũng như định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững.
IV.1.3.4. Thủy triều
Chế độ sóng: chế độ sóng vùng nghiên cứu hình thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa đông sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc chiếm khoảng 75 - 85%, độ cao sóng trung bình khoảng 2 - 3,5m. Sóng lớn có tần suất xuất hiện nhiều nhất vào tháng 11, với độ cao sóng cực đại có thể lên tới 5 - 6m.
Mùa hè sóng chủ yếu có hướng Tây Nam hoặc Tây. Độ cao sóng trung bình khoảng 2 - 3m. Sóng hướng Tây Nam có tần suất xuất hiện cực đại vào tháng 8 - 9, với độ cao cực đại 4 - 5m. Thời gian lặng sóng hoặc có sóng yếu trong năm chỉ xấp xỉ 2%.
Chế độ dòng chảy: chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Trong mùa hè dòng chảy các tầng nhìn chung có xu thế đi từ Nam lên Bắc. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đường bờ và địa hình đáy mà từng nơi có xuất hiện các hướng riêng biệt lệch khỏi hướng chính, tạo nên các hướng dòng cục bộ. Ngoài khơi, dòng chảy ổn định hơn với tốc độ tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo.doc