I – GIỚI THIỆU TÓM TẮT . 1
II – TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 4
2.1 KHÁI NIỆM VỀ KHAN HIẾM NƯỚC .4
2.1.1. Khái niệm về khan hiếm nước trên thế giới . 4
2.1.2. Khái niệm khan hiếm nước ở Việt Nam . 9
2.2. CÁC MÔ HÌNH TRÊN THẾ GIỚI .9
2.2.1. Hoạt động thu, trữ nước ở các vùng khô hạn . 9
2.2.2. Thu nước từ mái hứng . 11
2.2.3. Hệ thống thu gom nước từ sông, suối, mó nước . 20
2.2.4. Loại hình bể chứa . 26
2.2.5. Đánh giá chung . 30
2.3.2. Công nghệ thu trữ nước phục vụ canh tác, phòng chống xói mòn trên đất dốc . 33
2.4. CÁC LOẠI HÌNH CẤP NƯỚC TRÊN 8 TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC .40
2.4.1. Cấp nước tự chảy bằng hệ thống bể . 40
2.4.2. Cấp nước tự chảy bằng hồ chứa hoặc đập dâng . 46
2.4.3. Hồ treo . 47
2.4.4. Cấp nước bằng bơm thủy luân, bơm va . 51
2.4.5. Bể chứa nước mưa tại hộ gia đình . 53
2.4.6. Bể chứa nước mưa tại các khu tập trung, công trình công cộng. 56
2.4.7. Lu, téc, bi chứa nước . 57
2.4.8. Mó nước, bể hốc đá . 59
2.4.9. Giếng khoan, giếng đào . 60
2.4.10. Bơm điện, bơm dầu . 63
2.4.11. Một số hình thức thất bại . 63
2.4.12. Tổng hợp, phân loại các mô hình đã ứng dụng trong vùng nghiên cứu . 63
III – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU .65
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH .65
3.1.1. Vùng Đông Bắc . 66
3.1.2. Vùng Tây Bắc . 72
3.2. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG .74
3.2.1. Vùng Đông Bắc . 74
3.2.2. Vùng Tây Bắc . 74
3.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU. 75
3.3.1. Chế độ nhiệt: . 75
3.3.2. Số giờ nắng: . 76
3.3.3. Bốc hơi: . 77
3.3.4. Độ ẩm không khí: . 79
3.3.5. Đặc trưng mưa: . 80
246 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh vùng núi Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lên việc tích tụ nước từ nước mặt có hạn chế.
Đối với huyện Bảo Lạc: cũng xác định được vùng KHN gồm 5 xã: Khánh
Xuân, Xuân Trường, Hồng An, Cô Ba, Thượng Hà. Nền địa chất của các xã này trên
bản đồ địa chất cũng thấy rằng hầu hết các xã đều nằm trên tầng chứa nước ke nứt hệ
Pecmi thống trên- Hệ tầng Triat thống giữa và thống dưới (P3-T2,1). Một dải nhỏ, hẹp
kéo dài từ Cô Ba xuống Xuân Trường thuộc hệ tầng Cacbon- Pecmi thống dưới. Tất
cả các hệ tầng này đều thuộc tầng chứa nước khe nứt và giàu nước tuy nhiên do trên
hệ tầng phát triển mạnh các đứt gãy, khe nứt mà khả năng tích tụ nước kém, khả năng
khai thác nước ngầm bị hạn chế, theo đánh giá và nhận định chung khi xuống tầng sâu
từ 60-100m các đứt gãy, nứt nẻ có giảm tuy nhiên khả năng khai thác không nhiều.
Huyện Bảo Lâm: qua tìm hiểu cũng xác định được vùng KHN đặc biệt là Đức
Hạnh và Lý Bôn hai xã đều nằm trên hệ tầng Tiat thống dưới và cũng thuộc dạng chứa
nước khe nứt dạng nghèo nước bao gồm các trầm tích Neogen T2alp, T1sh.
Nhìn chung, do điều kiện chưa cho phép nên các công trình nghiên cứu theo
chiều sâu chưa có nên không đánh giá được chiều sâu đới phong hoá nứt nẻ và khả
năng chứa nước của chúng. Tuy nhiên tại khu vực thị xã Cao Bằng các tài liệu khoan
ĐCCT, ĐCTV và khảo sát các giếng tại tầng địa chất trầm tích phun trào hệ Trias
thống dưới, hệ tầng Sông Hiến, tập dưới (t1sh1) thấy rằng:
Nước dưới đất tồn tại và lưu thông trong đới nứt nẻ của đá ryolit, đá vôi hoa
hoá, cuội kết chứa tuf. Qua tài liệu thuộc báo cáo kết quả điều tra nguồn nước vùng thị
xã Cao Bằng tại LK 4D và tài liệu thuộc báo cáo tìm kiếm tỉ mỷ mỏ sắt Nà Rụa tại các
lỗ khoan 6N, LK10N, LK15N, LK14N, LK17N và LK18N cho thấy đới phong hoá
nứt nẻ có bề dày thay đổi 8,4m (LK6N) ÷ 108 m (LK15N). Các đá phong hoá nứt nẻ
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
103
mạnh nhưng thường bị lấp đầy bởi sét, bột sét (LK4Đ, LK10N) nên hạn chế khả năng
chứa và lưu thông nước.
Khảo sát 42 điểm lộ nước cho thấy: có 15 điểm lộ Q < 0,1 l/s, 25 điểm Q = 0,1
÷ 1 l/s, 2 điểm Q = 3,0 l/s (điểm lộ 442 và 136N).
Kết quả bơm thí nghiệm ở 6 lỗ khoan, cho thấy: có 3 lỗ khoan Q < 1 l/s, 1 lỗ
khoan Q = 1 ÷ 5 l/s, 2 lỗ khoan Q > 5 l/s.
Hệ số dòng ngầm M theo tài liệu hút nước thí nghiệm là 3,77 l/s.km2.
Qua kết quả nêu trên có thể xếp vào tầng chứa nước trung bình, không đồng
nhất về diện và chiều sâu.
Tại lỗ khoan (LK15N) gặp ryolit ở độ sâu 61m ÷ 180 m, đến độ sâu 104 m gặp
nước áp lực, nước dâng cao + 7,56 m, xả nước thí nghiệm kéo dài 194 giờ lưu lượng
đo được 7,02 l/s tương ứng hạ thấp 5,57 m. Năm 1997, Đoàn 54 tiến hành khoan khai
thác lỗ khoan đó phục vụ cấp nước nóng cho Công ty Du lịch Cao Bằng. Khi đó áp
lực vỉa đã giảm, mực nước chỉ còn dâng cao +0,2 m, Kết quả bơm khai thác thử 98
giờ: lưu lượng ổn định 6,50 l/s, mực nước hạ thấp 14,80 m, mực nước phục hồi ổn
định là +0,2 m.
Như vậy có thể thấy rằng dù khu vực thị xã là nơi hợp lưu của hai nhánh sông
lớn là sông Bằng và sông Hiến ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ tuy nhiên do khả năng
ngậm nước kém lên lượng nước khai thác được không nhiều, chỉ ở mức độ trung bình.
Đối với các xã vùng khan hiếm nước thuộc tỉnh cao Bằng do nằm ở vị trí thượng
nguồn các nhánh suối nhỏ, có độ dốc lớn do vậy việc tích tụ nước trong các tầng địa
chất hầu như rất ít, nhất là trong mùa khô. Mùa mưa có khá hơn tuy nhiên động thái
của nước dưới đất gắn liền với nước mặt lên sau khi mưa ít ngày mực nước tụt rất
nhanh. Tại các xã thuộc vùng nghiên cứu tuy chưa có công trình khoan thăm dò địa
chất thuỷ văn nào nhưng qua đánh giá các điều kiện địa chất tương tự và khảo sát các
điểm xuất lộ thấy rằng việc khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt và sản
xuất không mấy khả quan.
Tỉnh Lạng Sơn
Vùng KHN thuộc huyện Hữu Lũng: xác định được 7 xã: Hữu Liên, Yên Bình,
Hoà Bình,Tân Lập, Yên Vượng, Nhật Tiến, Minh Tiến. Trên bản đồ địa chất thuỷ văn
thấy rằng nền địa chất thuỷ văn của huyện nằm chủ yếu trên ba dạng phân vị chứa
nước dạng nước khe nứt là các tầng: Cácbon giữa - Pecmi dưới hệ Bắc Sơn (C-P1bs).
Tầng chứa nước nứt nẻ các thành tạo cacbonat Pecmi trên - hệ tầng Đồng Đăng
(P2đđ). Tầng chứa nước khe nứt các thành tạo Triat.
Tại xã Hoà Bình đã tiến hành khoăn thăm dò hai lỗ khoan 3230 và 3232 thấy
rằng tỷ lưu lượng khai thác thuộc dạng trung bình từ giao động từ 0,2-1l/s.m.
Tại các xã Minh Tiến, Nhật Tiến đã có khoan tham dò tại lỗ khoan 3176 thấy
rằng tỷ lưu lượng khai thác cũng thuộc dạng trung bình từ 0,15-1 l/s.m. Tại xã Yên
Vượng cũng tiến hành khoan thăm dò tại lỗ khoan 3264 thấy tỷ lưu lượng khai thác
được trung bình ở mức hơn 0,15 l/s.m.
Xã Yên Bình nằm trên nền địa chất thuỷ văn có hai dạng chứa nước là lỗ hổng
và khe nứt. Dạng tồn tại của địa tầng chứa nước lỗ hổng hầu hết nằm phía Nam của xã
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
104
và có thành tạo bở rời đệ tứ (Q). Phía Bắc của xã hầu hết có các tầng chứa nước khe
nứt thuộc các thành tạo Cacbon- Pecmi (C-P) và phức hệ Triat.
Vùng KHN thuộc huyện Văn Quan: xác định được 9 xã: Tri Lễ, Lương Năng,
Hữu Lễ, Tú xuyên, Song Giang, Văn An, Tràng Sơn, Tân Đoàn, Tràng Phái: Các xã
này hầu hết đều nằm trên nền địa chất thuỷ văn có nguồn nước ngầm tồn tại dưới dạng
nước khe nứt thuộc tầng nghèo nước có tuổi địa chất hầu hết nằm trong kỷ Triat như
TT3n-rvl, T3 cms, T1-2sh trong đó tầng T3cms đã thí nhiệm ở 16 lỗ khoan nhưng
phần lớn đều cho giá trị trung bình q< 0,2 l/sm, thuộc loại nghèo nước. Trong 9 xã đã
xác định đã tiến hành khoan thí nghiệm ở 8 lỗ thì có đến 7 lỗ cho giá trị tỷ lưu lượng
thấp với q<0,2l./s.m.
Huyện Chi Lăng: cũng xác định được vùng KHN gồm 8 xã: Y Tịch, Vạn Ninh,
Bằng Mạc, Bằng Hữu, Hoà Bình, Thượng Cường, Nhân Lý, Hữu Kiên
Qua nghiên cứu bản đồ địa chất thuỷ văn thấy rằng các xã này cũng có tầng
chứa nước thuộc các tầng nghèo nước như T3cms,J-Ktl ngoài ra một số nơi như xã
Bằng Hữu, Bằng Mạc có nền địa chất thuộc hệ tầng Cabon- Pecmi giữa hệ tầng Bắc
Sơn (C-P1bs) còn hầu hết các xã có nước ngầm tồn tại trong hệ tầng D1-2nq và D1ml,
chủ yếu gồm các loại đá vôi, bột kết xen ít đá vôi kết vôi, vôi sét, đá phiến sétKhe
nứt và hang hốc cattor phát triển trong các hang hốc có độ sâu từ 70-80m. Qua khoan
thí nhiệm 8 lỗ khoan trên các xã thuộc các hệ tầng thì thấy có đến 5/8 lỗ khoan có tỷ
lưu lượng q=0,1-0,2 l/s.m.có 3 lỗ có tỷ lưu lượng trung bình q=0,2-0,5l/s.m.
Ngoài kết quả khảo sát, 1 số tầng cũng đã được bơm nước thí nghiệm, như các
tầng N, T3n-rvl, T3 cms, T1-2sh trong đó tầng T3cms đã thí nghiệm ở 16 lỗ khoan,
nhưng phần lớn đều cho giá trị trung bình q < 0,2 l/sm, thuộc loại nghèo nước.
Như vậy qua đánh giá thấy rằng hầu hết các xã KHN thuộc tỉnh Lạng Sơn có
nước ngầm tồn tại dưới dạng nước khe nứt thuộc các hệ tầng Cacbon- Pecmi thống
giữa và các hệ tầng Triat. Với dạng tồn tại này cùng với sự nứt nẻ và đứt gãy phát
triển mạnh kiến nước dưới đất tại các xã vùng cao nói chung và các xã trong vùng
khan hiếm nước nói riêng có trữ lượng không nhiều. Việc khai thác nước ngầm để
phục vụ sinh hoạt và sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt vào mùa khô lưu lượng
sẽ rất nhỏ.
b. VÙNG TÂY BẮC
Tỉnh Lai Châu
Tại Sìn Hồ qua điều tra khảo sát thấy có các xã Vàng Ma Chải, Mù San, Tông
Qua Lìn và tại huyện Phong Thổ có các xã Ma Quai, Phăng Sô Lin, Tả Phìn, Hồng
Thu, Phìn Hồ, Pa Tần, Nậm Ban là các xã thuộc diện khan hiếm nước.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thêm trên bản đồ địa chất thuỷ văn của tỉnh thấy
rằng: nước dưới đất đều tồn tại dưới dạng nước khe nứt và nằm trên các hệ tầng địa
chất có khả năng trữ nước và cung cấp nước thuộc loại trung bình đến nghèo nước
như các hệ tầng C3-P1; J3-k; S2-D1; Pr-12; Chưa có công trình nào tiến hành khoan thăm
dò trên địa bàn các xã, tuy nhiên theo nhận định chung có nếu khoan thăm dò thì có tỷ
lưu lượng thường nhỏ từ 0,1-0,5l/s.m. Đáng chú ý ở các xã Vàng Ma Chải và Tông
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
105
Qua Lìn thấy tồn tại các đá biến chất của giới Protezozoi gồm hệ thống suối Chiềng
(PR1-2sc) đây được xếp vào thể địa chất rất nghèo và cách nước. Do nước dưới đất tồn
tại dưới dạng nước khe nứt do vậy động thái cũng như mực nước trong các khe nứt
phụ thuộc vào nước mưa, về mùa khô nước khe nứt tụt giảm và ít đến không có.
Tỉnh Sơn La
Huyện Thuận Châu: Gồm các xã : Phỏng Lái, Mường Khiêng, Bó Mười,
Chiềng Bôm, Tông Lệnh, Chiềng Pha, Co Mạ: Qua nghiên cứu bản đồ địa chất thuỷ
văn thấy rằng các xã đều nằm trên nền địa chất thuỷ văn thuộc các địa tầng Pecmi
thống giữa và hệ tầng Triat như T3mn;T2lmt; D1np; T1cn, P2yd đều là các các tầng
chứa nước khe nứt có mức ngậm nước ít động thái phụ thuộc vào nước mưa, vào mùa
khô lượng nước hạ thấp và ít. Tại xã Phỏng Lái đã có hai lỗ khoan thăm dò kết quả
cho đo cho thấy tỷ lưu lượng đạt mức thấp q<0,2l/s.m. Tại các xã như Bó Mười.
Mường Chiêng, Cò Mạ cũng qua tài liệu khoan thăm dò cũng cho kết quả tỷ lưu lượng
ở mức thấp hơn 0,2l/s.m.
Huyện Mường La có hai xã: Chiền Công và Chiềng Ân được xác định là vùng
khan hiếm nước. Qua bản đồ địa chất thuỷ văn nước ngầm cho thấy nền địa chất thuỷ
văn của hai xã nằm trong dải địa chất có thể địa chất ngheo nước J-K1; Qua tài liệu
tiến hành khoan thăm dò địa chất thủy văn trên địa bàn 2 xã thấy rằng cả bốn lỗ khoan
đều đo được tỷ lưu lượng ở mức thấp từ 0,01-0,2l/s.m.
Huyện Mộc Châu qua tiến hành khảo sát thăm hỏi cũng xác định các xã Piềng
Luông, Xuân Nha là các xã thuộc diện khan hiếm nước. Nghiên cứu bản đồ địa chất
thủy văn nước ngầm trên hai xã thấy rằng nước ngầm tồn tại chủ yếu là dạng nước
ngầm khe nứt trên nền địa chất PR3-ε1nc2-3 và ε3 hr đây là các thể địa chất rất nghèo
nước do vậy việc khai thác nước ngầm phục vụ nhu cầu của người dân là khó khăn.
Theo tài liệu khoan thăm dò đã tiến hành khoan một lỗ tại xã Xuân Nha kết quả cho
thấy tỷ lưu lượng chỉ ở mức <0,01l/s.m
Tại Huyện Mai Sơn cũng xác định được các xã Hát Lót, Phiêng Cằm, Chiềng
Sung là các xã khan hiếm nước. Thông qua nghiên cứu và phân tích bản đồ địa chất
thuỷ văn nước ngầm thấy rằng nước ngầm tồn tại dưới dạng nước khe nứt và thuộc
các tầng Triat như T1cn, Tađg là các tầng nghèo nước, qua các tài liệu khoan thăm dò
tại Hát Lót khoan 1 lỗ, TT. Chiềng Sung 1 Lỗ đều cho tỷ lưu lương q<1l/s.m.
Như vậy, thông qua những nhận định cũng như đánh giá khi phân tích, nghiên
cứu bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1:200.000, các tài liệu tham khảo cũng như các điều
tra thực tế thấy rằng tại tất cả các xã được đánh giá là xã khan hiếm nước trên địa bàn
8 tỉnh miền núi phía Bắc đều có một đặc điểm chung về dạng tồn tại của nước dưới
đất đó là nước khe nứt và hầu hết nằm trên các tầng chứa nước thuộc diện nghèo nước
đến rất nghèo, bên cạnh đó là hoạt động địa chất cactơr diễn ra mạnh mẽ nên khả năng
mất nước rất lớn. Động thái nước khe nứt cũng như mực nước trong các khe nứt phụ
thuộc vào nước mưa, về mùa khô nước khe nứt tụt giảm và ít đến không có. Việc khai
thác nước ngầm nhằm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân nơi đây là
không khả thi, ngoại trừ một số vùng trũng thấp khai thác trong trầm tích bở rời đệ tứ
tuy nhiên diện tích không nhiều do vậy mức độ cung cấp nước từ tầng này cũng không
nhiều nhất là trong mùa khô.
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
106
Trên đây là những nhận định và đánh giá địa chất thủy văn tại các xã trong
vùng khan hiếm nước để làm rõ thêm mức độ khan hiếm nước nhất là việc khan hiếm
nguồn nước ngầm trong mùa khô. Từ đó cũng định được hướng khai thác nguồn nước
để phục vụ sinh hoạt và sản xuất chỉ có thể tận dụng nguồn nước mặt.
Tỉnh Hoà Bình
Tại huyện Mai Châu: đã xác định được vùng khan hiếm có hai xã là Hang Kìa
và Pà Cò, huyện Tân Lạc có các xã: Phú Vinh, Phú Cường, Quyết chiến, Bắc Sơn,
Nam Sơn, Lùng Vân, Ngổ Luông. Qua nghiên cứu và tìm hiểu bản đồ địa chất thuỷ
văn của tỉnh thấy rằng nước dưới đất thuộc các xã tồn tại dưới dạng nước khe nứt
cator, động thái biến đổi mạnh theo mùa, về mùa khô hầu hết bị khô cạn, thuộc các
trầm tích cacbonat và lục nguyên thuộc các hệ tầng Triat giữa T2 như T2nt, riêng xã
Phú Vinh có một dải địa tầng thuộc Pecmi giữa và Triat giữa (P2-T2) đều thuộc tầng
nghèo nước
Huyện Đà Bắc có các xã: Yên Hoà, Mường Tuổng, Vạn Sơn, Toàn Sơn, Tu
Lý. Qua nghiên cứu thấy rằng các xã đều nằm trên địa tầng có tầng chứa nước trung
bình như O3-S1; D1-2.
Cho đến nay, trên địa bàn các xã chưa tiến hành khoan thăm dò đề đánh giá địa
chất thuỷ văn, tuy nhiên qua khảo sát thấy một số điểm xuất lộ có lưu lượng 0,1-0,5l/s.
Để đánh giá kỹ hơn tại các vùng khan hiếm cần tiến hành khoan thăm dò tuy nhiên
đến thời điểm này, qua đánh giá địa chất thuỷ văn nước ngầm thấy rằng nguồn nước
ngầm tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu và nhất là các xã khan hiếm nước thuộc
huyện Tân Lạc, Mai Châu đều nằm trong hệ tầng chứa nước thuộc dạng nghèo. Cùng
với sự phát triển sâu rộng của karst thì nước dưới đất chủ yếu tồn tại trong các tháng
mùa mưa, vào các tháng mùa khô mực nước tụt đi đi nhanh chóng. Việc khai thác
nước ngầm nhằm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là
trong mùa khô.
IV - THỜI GIAN VÀ MỨC ĐỘ THIẾU NƯỚC
4.1. TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC CHO CÁC HỘ DÙNG NƯỚC
4.1.1. Giới hạn vùng khan hiếm nước
Qua đợt khảo sát thực tế, làm việc với địa phương, nhóm nghiên cứu đã xác
định vùng khan hiếm nước trên địa bàn từng tỉnh như sau:
4.1.1.1. Vùng Đông Bắc
a. Tỉnh Lào Cai
Huyện Mường Khương: Các xã Dìn Chin, Tả Gia Khâu, Pha Long.
Huyện Bắc Hà: Các xã Lùng Cải, Hoàng Tung Phố, Tả Van Trư, Bản Già.
Huyện Si Ma Cai: Vùng KHN gồm các xã : Sán Chải, Thào Chư Phìn, Cán
Cấu, Lùng Xui, Quan Thần Sán.
b. Tỉnh Yên Bái
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
107
Huyện Mù Cang Chải: Gồm 2 xã Nậm Có, Cao Phạ.
Huyện Trạm Tấu: Gồm 2 xã Trạm Tấu, Pá Lau.
c. Tỉnh Hà Giang
Quản Bạ: Vùng khan hiếm nước gồm 7 xã vùng cao núi đá: Bát Đại Sơn, Cán
Tỷ, Thái An, Nghĩa Thuận, Cao Mã Pờ, Tả Ván, Thanh Vân.
Yên Minh: Vùng khan hiếm nước gồm 6 xã vùng cao núi đá: Phù Lũng, Thắng
Mố, Sủng Thài, Sủng Tráng, Na Khê, Bạch Đích.
Mèo Vạc: Vùng khan hiếm nước gồm hầu hết các xã ngoại trừ 3 xã ở vùng núi
đất: Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà.
Đồng Văn: Vùng khan hiếm nước gồm hầu hết các xã, ngoại trừ 3 xã ở vùng núi
đất: Má Lé, Lũng Cú, Lũng Táo.
d. Tỉnh Cao Bằng
Huyện Hà Quảng: Vùng khan hiếm nước gồm 12 xã vùng cao trên nền đá vôi:
Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Cải Viên, Nội Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Tổng
Cọt, Sỹ Hai, Hạ Thôn, Mã Ba, Vần Dính.
Huyện Bảo Lạc: Vùng khan hiếm nước gồm 5 xã: Khánh Xuân, Xuân Trường,
Hồng An, Cô Ba, Thượng Hà.
Huyện Bảo Lâm: Vùng khan hiếm nước gồm 2 xã: Đức Hạnh, Lý Bôn.
e. Tỉnh Lạng Sơn
Huyện Hữu Lũng: Vùng khan hiếm nước gồm 7 xã vùng núi đá vôi: Hữu
Liên, Yên Bình, Hoà Bình, Tân Lập, Yên Vượng, Nhật Tiến và Minh Tiến.
Huyện Chi Lăng: Gồm 8 xã Y Tịch, Vạn Ninh, Bằng Mạc, Bằng Hữu, Hoà
Bình, Thượng Cường, Lý Nhân và Hữu Kiên.
Huyện Văn Quan: Gồm 8 xã Tri Lễ, Lương Năng, Hữu Lễ, Tú Xuyên, Tân
Đoàn, Tràng Phái, Song Giang và Văn An.
4.1.1.2. Vùng Tây Bắc
a. Tỉnh Lai Châu
Huyện Phong Thổ: Vùng khan hiếm nước gồm 3 xã Vàng Ma Chải, Mù
Sang, Sờ Lờ Lầu.
Huyện Sìn Hồ: Gồm 7 xã Nậm Ban, Pa Tần, Pìn Hồ, Hồng Thu, Tả Phìn, Ma
Quai, Phăng Sô Lin.
b. Tỉnh Sơn La
Huyện Thuận Châu: gồm 13 xã Phổng Lái, Chiềng Ly, Chiềng Ngàm,
Mường Khiêng, Bó Mười và Chiềng La, Mường É, Chiềng Pha, Phổng Lập, Phổng
Lăng, Co Mạ, Chiềng Bôm, Long Hẹ.
c. Tỉnh Hoà Bình
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
108
Huyện Mai Châu: Vùng khan hiếm nước gồm2 xã Hang Kia, Pà Cò.
Huyện Tân Lạc: Gồm 7 xã Phú Vinh, Phú Cường, Quyết Chiến, Bắc Sơn, Nam
Sơn, Lũng Văn và Ngó Luông.
Huyện Đà Bắc: Gồm 4 xã Mường Tuổng, Yên Hoà, Toàn Sơn và Tu Lý.
4.1.2.Nhu cầu sử dụng nước
4.1.2.1. Phân vùng sử dụng nước
4.1.2.1.1. Vùng Đông Bắc
a. Tỉnh Lào Cai
+ Vùng I: Gồm tất cả các 3 huyện Huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai
với tổng diện tích tự nhiên 147284 ha, diện tích trồng cây hàng năm 24382, 5 ha, diện
tích trồng cây lâu năm 5498 ha.
b. Tỉnh Yên Bái
+ Vùng I: gồm 2 xã Nậm Có và Cao Phạ của huyện Mù Cang Chải với tổng
diện tích tự nhiên là 28.981,3ha,diện tích trồng cây hàng năm 1195 ha, cây lâu năm
113,55 ha.
Vùng II: Gồm 2 xã Trạm Tấu và Pá Lau của huyện Trạm Tấu với tổng diện tích
tự nhiên là 5.299,1ha, diện tích trồng cây hàng năm 773 ha, cây lâu năm 96 ha.
c. Tỉnh Hà Giang
+ Vùng I (Lưu vực sông Nho Quế): gồm đất đai của hai huyện Mèo Vạc, Đồng
Văn và 12/18 xã của huyện Yên Minh với iện tích tự nhiên 126.382ha, diện tích trồng
cây hàng năm, diện tích trồng cây lâu năm
+ Vùng II(lưu vực sông Miện): gồm đất đai của huyện Quản Bạ và 6 xã của
huyện Yên Minh: Phú Lúng, Na Khê, Lao Và Chải, Thắng Mố, Bạch Đích và xã Sủng
Tráng với diện tích tự nhiên là 108.893 ha, diện tích trồng cây hàng năm, diện tích
trồng cây lâu năm
d. Tỉnh Cao Bằng
+ Vùng I: gồm 12 xã của huyện Hà Quảng với diện tích tự nhiên 27119 ha, diện
tích trồng cây hàng năm 3616 ha, cây lâu năm 55,6 ha.
+ Vùng II: gồm 2 xã Đức Hạnh, Lý Bôn của huyện Bảo Lâm với tổng diện tích tự
nhiên 20673 ha, diện tích trồng cây hàng năm 3460 ha, cây lâu năm 113 ha.
+ Vùng III: Gồm 5 xã: Khánh Xuân, Xuân Trường, Hồng An, Cô Ba, Thượng Hà
của huyện Bảo Lạc với diện tích tự nhiên 31506,87 ha, diện tích trồng cây hàng năm
2794,6, cây lâu năm 68,2 ha.
e. Tỉnh Lạng Sơn
+ Vùng I: Gồm 17 xã vùng núi đá vôi 3 huyện Hữu Lũng, Chi Lăng Và Văn
Quan: Hữu Liên, Yên Bình, Hoà Bình Tân Lập, Yên Vượng, Nhật Tiến, Minh Tiến,
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
109
Tri Lễ, Lương Năng, Hữu lễ, Tú Xuyên, Y Tịch, Vạn Ninh, Bằng Mạc, Bằng Hữu,
Hoà Bình và Thượng Cường với tổng diện tích tự nhiên là 63986,5 ha, diện tích trồng
cây hàng năm 8297,1 ha, cây lâu năm +ăn quả 1457 ha.
+ Vùng II: Gồm xã Lý Nhân huyện Chi Lăng với diện tích tự nhiên là 2236,4 ha,
diện tích trồng cây hàng năm 353,3 ha, cây lâu năm+ ăn quả là 48 ha.
+ Vùng III: Gồm xã Hữu Kiên huyện Chi Lăng với diện tích tự nhiên là 8324,4
ha, diện tích trồng cây hàng năm 253,8 ha, cây lâu năm+ăn quả 10 ha.
+ Vùng IV: Gồm 2 xã Tân Đoàn, Tràng Phái huyện Văn Quan, tổng diện tích tự
nhiên 6174,2 ha, diện tích trồng cây hàng năm 700,8 ha, lâu năm + ăm quả 780 ha.
+ Vùng V: Gồm 2 xã Song Giang và Văn An huyện Văn Quan với diện tích tự
nhiên là 2295,2 ha, diện tích trồng cây hàng năm 318,2 ha, cây lâu năm+ăn quả 12 ha.
4.1.2.1.2. Vùng Tây Bắc
a. Tỉnh Lai Châu
+ Vùng I: Gồm 3 xã Vàng Ma Chải, Sì Lở Lấu, và Mù Sang huyện Phong Thổ
với tổng diện tích tự nhiên là 10848 ha, diện tích trồng cây hàng năm 1016,8 ha, diện
tích trồng cây lâu năm 12,6 ha.
+ Vùng II: Gồm 7 xã Ban, Pa Tần, Pìn Hồ, Hồng Thu, Tả Phìn, Ma Quai, Phăng
Sô Lin Huyện Sìn Hồ vơíu tổng diện tích tự nhiên 67055 ha, diện tích trồng cây hàng
năm 7559,8 ha, cây lâu năm 63 ha.
b. Tỉnh Sơn La
+ Vùng I: gồm 6 xã nằm phía Tây Bắc của huyện Thuận Châu là: Phổng Lái,
Chiềng Ly, Chiềng Ngàm, Mường Khiêng, Bó Mười và Chiềng La với tổng diện tích
tự nhiên 33.062 ha, diện tích trồng cây hàng năm 8228 ha, cây lâu năm 1390,5 ha.
+ Vùng II: gồm 7 xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Thuận Châu: Mường É,
Chiềng Pha, Phổng Lập, Phổng Lăng, Co Mạ, Chiềng Bôm, Long Hẹ, tổng diện tích
tự nhiên 39112 ha, diện tích trồng cây hàng năm 7769,6 ha, diện tích trồng cây lâu
năm 822 ha.
c. Tỉnh Hoà Bình
+ Vùng I: Gồm 3 xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, tổng diện tích tự nhiên
4190 ha, diện tích trồng cây hàng năm 451,5 ha, diện tích trồng cây lâu năm 52,5 ha.
+ Vùng II: Gồm 7xã Phú Vinh, Phú Cường, Quyết Chiến, Bắc Sơn, Nam Sơn, Lũng
Văn và Ngó Luông huyện Tân Lạc với tổng diện tích tự nhiên 19243 ha, diện tích trồng cây
hàng năm 2496,7 ha, cây lâu năm 95,2 ha.
+ Vùng III: Gồm xã Mường Tuổng huyện Đà Bắc với diện tích tự nhiên 1402 ha,
diện tích trồng cây hàng năm 31 ha.
+ Vùng IV: Gồm xã Yên Hoà huyện Đà Bắc với tổng diện tích tự nhiên 3303,
diện tích trồng cây hàng năm 299,4 ha, cây lâu năm 32 ha.
+ Vùng V: Gồm 2 xã Toàn Sơn và Tu Lý huyện Đà Bắc với tổng diện tích tự
nhiên 7299 ha, diện tích trồng cây hàng năm 520 ha, cây lâu năm 195,3 ha.
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
110
4.1.2.2. Chỉ tiêu dùng nước của các ngành
a. Chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt
Dựa theo tiêu chuẩn cấp nước của Viện Quy hoạch thuỷ lợi kết hợp cùng chỉ tiêu
của Bộ xây dựng đề ra để lấy chỉ tiêu tính toán cho từng thời đoạn như sau:
+ Nông thôn: 40-60l/người/ngày/đêm
+ Thị Trấn, thị xã: 80 l/người/ ngày đêm.
+ Thành phố: 100 l/người/ ngày đêm.
Bảng 4.1: THỐNG KÊ DÂN SỐ NĂM 2008 CÁC VÙNG KHN 8 TỈNH
Năm 2008 TT Vùng
Nông thôn Thành thị
A VÙNG ĐÔNG BẮC
I TỈNH LÀO CAI 122.172 13.185
1 I 122172 13185
II TỈNH YÊN BÁI 14.121 0
1 I 10834 0
2 II 3287 0
III TỈNH HÀ GIANG 194.919 15.945
1 I 138082 10585
2 II 56837 5360
IV TỈNH CAO BẰNG 42.275 0
1 I 18196 0
2 II 9995 0
3 III 14084 0
V TỈNH LẠNG SƠN 73.594 0
1 I 57478 0
2 II 2842 0
3 III 2968 0
4 IV 6273 0
5 V 4033 0
B VÙNG TÂY BẮC
I TỈNH LAI CHÂU 30.469 0
1 I 8913 0
2 II 21556 0
II TỈNH SƠN LA 69.635 0
1 I 34422 0
2 II 35213 0
III TỈNH HOÀ BÌNH 33.312 0
1 I 4948 0
2 II 18346 0
3 III 1067 0
4 IV 1495 0
5 V 7456 0
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
111
b. Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi
Theo TCVN 4454/ 1987 quy định nước dùng trong chăn nuôi được lấy như sau:
- Trâu, bò: 70-100 l/ngđ.
- Lợn: 15-25 l/ngđ.
- Gia cầm: 1-2 l/ngđ.
Bảng 4.2: THỐNG KÊ GIA SÚC, GIA CẦM VÙNG NGHIÊN CỨU
TT Vùng Năm 2008
Trâu Bò Lợn
A VÙNG ĐÔNG BẮC
I TỈNH LÀO CAI 35668 7717 75317
1 I 35668 7717 75317
II TỈNH YÊN BÁI 2564 1744 6783
1 I 1870 1333 5203
2 II 694 411 1580
III TỈNH HÀ GIANG 23354 62935 97141
1 I 12372 50739 62399
2 II 10982 12196 34742
IV TỈNH CAO BẰNG 5851 16565 25572
1 I 3458 4759 11197
2 II 1274 4092 5265
3 III 1119 7714 9110
V TỈNH LẠNG SƠN 19014 11932 33064
1 I 13197 10098 24821
2 II 973 113 1323
3 III 1696 325 1439
4 IV 1916 850 3336
5 V 1232 546 2145
B VÙNG TÂY BẮC
I TỈNH LAI CHÂU 8691 392 17123
1 I 2145 46 4395
2 II 6546 346 12728
II TỈNH SƠN LA 7414 8885 29135
1 I 3665 4392 14402
2 II 3749 4493 14733
III TỈNH HOÀ BÌNH 6508 5241 12951
1 I 1050 1190 1570
2 II 3507 2067 7675
3 III 208 210 395
4 IV 291 296 553
5 V 1452 1478 2758
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
112
c. Nhu cầu nước cho trồng trọt
Trên cơ sở tài liệu về khí tương, mưa tưới ứng với tần suất 75% tại các trạm
trong và lân cận vùng nghiên cứu chúng tôi tiến hành tính toán nhu cầu nước cho các
loại cây trồng trong vùng nghiên cứu.
Kết quả tính toán mức tưới cho các loại cây trồng như bảng sau:
Bảng 4.3: MỨC TƯỚI CỦA CÁC LOẠI CÂY TRỒNG TRONG VÙNG
Tên vùng Lúa chiêm
Màu
chiêm
Lúa
mùa
Màu
mùa Màu đông
Cây lâu
năm
VÙNG ĐÔNG BẮC
Tỉnh Lào Cai 6086 728 3786 993 2285
Tỉnh Yên Bái 7010 1920 3743 850 1890 5600
Tỉnh Hà Giang 7990 1208 2199
Tỉnh Cao Bằng 6973 1268 3558 1855 2440
Tỉnh Lạng Sơn 6020 870 4020 300 806 3116
VÙNG TÂY BẮC
Tỉnh Lai Châu 6810 2410 3326 250 1650 3700
Tỉnh Sơn La 7160 2130 3468 850
1730
5575
Tỉnh Hoà Bình 7100 1740 3530 0 600 3750
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
Nghiên cứu giải pháp công trình trữ, cấp nước cho sản xuất và dân sinh một số vùng khan hiếm nước ở 8 tỉnh miền núi Bắc Bộ
113
4.1.2.3. Nhu cầu nước cho các ngành
a.Nhu cầu nuớc cho sinh hoạt
Bảng 4.4: TỔNG NHU CẦU NƯỚC CHO SINH HOẠT
Đơn vị: 106m3/năm
TT Tỉnh / Vùng Nhu cầu nước sinh hoạt
Nông thôn Thành thị
A VÙNG ĐÔNG BẮC
I TỈNH LÀO CAI 20,141 0
1 I 20,141 0
II TỈNH YÊN BÁI 0,361 0
1 I 0,277 0
2 II 0,08
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_hop_nghien_cuu_giai_phap_cong_trinh_tru_cap_nuo.pdf