Báo cáo Tổng hợp nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

MỤC LỤC

Chương 1: MỞ ĐẦU . 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT . 1

1.2 MỤC TIÊU . 3

1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN . 3

Chương 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH

TẾ -XÃ HỘI HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI . 4

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN . 4

2.1.1 Vị trí địa lý . 4

2.1.2 Địa hình . 7

2.1.3 Thổ nhưỡng . 7

2.1.4 Điều kiện khí hậu . 8

2.1.5 Chế độ thủy văn . 9

2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN . 9

2.2.1 Tài nguyên đất . 9

2.2.2 Tài nguyên rừng . 11

2.2.3 Tài nguyên nước . 11

2.2.4 Tài nguyên khoáng sản . 12

2.2.5 Cảnh quan môi trường . 13

2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI . 14

2.3.1 Khái quát tăng trưởng kinh tế, xã hội: . 14

2.3.2 Kinh tế . 15

2.3.3 Cơ sở hạ tầng . 19

2.3.4 Thực trạng xã hội: . 21

Chương 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT . 29

3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC . 29

3.1.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước . 29

3.1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt . 32

3.1.3 Hiện trạng môi trường nước dưới đất . 33

3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN . 35

3.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm . 35

3.2.2 Vị trí và các chỉ tiêu đo đạc . 35

3.2.3 Hiện trạng môi trường không khí . 36

3.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN . 37

3.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại huyện Thống Nhất . 37

3.3.2 Thành phần CTR phát sinh . 38

3.3.3 Khối lượng chất thải rắn phát sinh: . 39

3.3.4 Hiện trạng lưu giữ Chất thải rắn . 40

3.3.5 Công tác Quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn . 41

3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP . 42

3.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT . 45

3.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP . 47

3.6.1 Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thống Nhất . 47

3.6.2 Các vấn đề môi trường chủ yếu trong nông nghiệp . 49

3.7 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC KHAI THÁC KHÓANG SẢN . 54

3.7.1 Hiện trạng thăm dò, cấp phép hoạt động khoáng sản . 54

3.7.2 Sản lượng khai thác khoáng sản thực tế . 55

3.7.3 Hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản . 56

3.8 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT . 57

3.8.1 Bộ máy quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất . 57

3.8.2 Chức năng và Quyền hạn của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thống Nhất . 57

3.8.3 Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ các cán bộ quản lý . 58

3.8.4 Công tác quan trắc môi trường . 59

3.9 HIỆN TRẠNG NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG . 59

3.9.1 Phạm vi và đối tượng thực hiện . 59

3.9.2 Mục tiêu điều tra . 59

3.9.3 Nội dung điều tra . 59

3.9.4 Thời gian thực hiện . 60

3.9.5 Kết quả điều tra . 60

3.9.6 Đánh giá . 62

Chương 4: NỘI DUNG QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI

HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH

HƯỚNG ĐẾN 2020 . 65

4.1 MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH . 65

4.2 CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH . 66

4.2.1 Ngành nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản: . 66

4.2.2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp . 72

4.2.3 Ngành dịch vụ . 74

4.2.4 Quy hoạch các lĩnh vực văn hoá – xã hội . 78

4.2.5 Dân số - lao động . 81

4.2.6 Xây dựng kết cấu hạ tầng . 83

4.2.7 An ninh quốc phòng . 88

4.2.8 Tổ chức không gian lãnh thổ . 89

Chương 5: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐỐI VỚI HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC

TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2010, 2020 . 91

5.1 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN GIỮA KINH TẾ - XÃ HỘI –

MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG TƯƠNG LAI . 91

5.1.1 Áp lực của sự gia tăng dân số . 92

5.1.2 Áp lực của đô thị hóa . 92

5.1.3 Áp lực của phát triển công nghiệp . 94

5.1.4 Áp lực của phát triển nông nghiệp . 95

5.1.5 Áp lực từ hoạt động khai thác khóang sản . 96

5.1.6 Áp lực phát triển du lịch . 96

5.2 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN, DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI

TRƯỜNG . 97

5.2.1 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí . 97

5.2.2 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước . 101

5.2.3 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn . 105

5.2.4 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm suy thoái môi trường đất . 108

Chương 6: XÂY DỰNG KẾ HOACH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN

THỐNG NHẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 . 111

6.1 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ . 111

6.1.1 Các vấn đề chủ yếu: . 111

6.1.2 Mục tiêu quy hoạch . 111

6.1.3 Giải pháp thực hiện: . 112

6.1.4 Kế hoạch thực hiện: . 113

6.2 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC . 117

6.2.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu . 117

6.2.2 Mục tiêu . 118

6.2.3 Giải pháp thực hiện . 118

6.2.4 Kế hoạch thực hiện và kinh phí dự kiến . 125

6.3 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN . 128

6.3.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu . 128

6.3.2 Mục tiêu quy họach . 128

6.3.3 Giải pháp thực hiện . 129

6.3.4 Kế hoạch thực hiện . 142

6.4 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP . 144

6.4.1 Các vấn đề cần giải quyết . 144

6.4.2 Mục tiêu chung: . 144

6.4.3 Quy hoạch phát triển các ngành chủ lực . 144

6.4.4 Kế hoạch thực hiện . 149

6.5 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC

KHOÁNG SẢN . 154

6.5.1 Mục tiêu kế hoạch . 154

6.5.2 Giải pháp thực hiện . 154

6.5.3 Kế hoạch thực hiện . 159

6.6 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP . 163

6.6.1 Kế hoạch quản lý môi trường chăn nuôi . 163

6.6.2 Kế hoạch quản lý môi trường trồng trọt . 168

6.6.3 Kế hoạch thực hiện . 173

6.7 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

180

6.7.1 Các vấn đề chủ yếu . 180

6.7.2 Mục tiêu chương trình . 180

6.7.3 Giải pháp thực hiện . 181

6.7.4 Kế hoạch thực hiện . 186

Chương 7: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HUYỆN THỐNG

NHẤT . 189

7.1 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN PHỤC VỤ CHO KẾ HỌACH BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG . 189

7.2 ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG . 197

7.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất . 197

7.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường . 200

Chương 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 206

8.1 KẾT LUẬN . 206

8.2 KIẾN NGHỊ . 206

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf219 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã và trung tâm của xã này sẽ chuyển về khu vực đường tỉnh 769. • Giai đoạn 2011 – 2020: Hiện tại 3 xã Gia Tân 3, Gia Kiệm và Quang Trung có quy mô dân lớn (mỗi xã có trên 20 ngàn dân), đặc biệt khu vực dọc theo QL20 có mật độ dân số cao. Mặt khác, khi cụm công nghiệp Quang Trung, Gia Kiệm và tuyến cao tốc Dầu Giây – Định Quán hình thành, dân cư của các xã này sẽ tiếp tục tăng đáng kể. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như giảm áp lực gia tăng dân số cho các cụm dân cư hiện hữu, đề nghị điều chỉnh ranh giới 3 xã này thành 4 đơn vị hành chính như sau: - Tách khu vực có mật độ dân số cao dọc theo QL20 của 3 xã để thành lập thị trấn và lấy thị tứ Quang Trung làm trung tâm. - Phần còn lại của 3 xã đề nghị điều chỉnh như sau: + Phần còn lại của 2 xã Gia Tân 3 và Gia Kiệm nằm ở phía Tây Ql20 điều chỉnh thành 1 xã, trung tâm cụm xã đặt ở khu vực ngã ba giữa tỉnh lộ Sóc Lu – Trị An và ĐH Võ Dòng – Sóc Lu. + Phần còn lại nằm ở phía Đông Ql 20 của 2 xã Gia Tân 2, Gia Kiệm và 1 phần phía Bắc ĐH Lạc Sơn – Xuân Thiện (sau này nâng cấp thành tỉnh lộ) của xã Quang Trung điều chỉnh thành 1 xã, trung tâm cụm xã đặt trên tỉnh lộ Lạc Sơn – Xuân Thiện. 89 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” + Phần còn lại của xã Quang Trung điều chỉnh thành 1 xã, trung tâm cụm xã đặt trên tỉnh lộ Sóc Lu – Trị An, cách Ql.20 khoảng 100m. 4.2.8.2 Định hướng phát triển các tiểu vùng: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và xu thế phát triển kinh tế - xã và dân cư, dự kiến phân huyện thành 3 tiểu vùng phát triển sau: - Vùng I: Địa bàn bao gồm thị trấn Dầu Giây và đây là vùng phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ. - Vùng II: Địa bàn bao gồm 5 xã Kiệm Tân, xã Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thiện. Đây là vùng phát triển cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh; chăn nuôi heo, gia cầm, bò tập trung và dịch vụ Quốc lộ 20. Trung tâm tiểu vùng đặt tại trung tâm cụm xã Quang Trung. - Vùng III: Địa bàn bao gồm 3 xã Xuân Thạnh, Lộ 25 và Hưng Lộc. Đây là vùng phát triển cây công nghiệp dài ngày (điều, cao su), chăn nuôi bò tập trung. Trung tâm tiểu vùng đặt tại trung tâm cụm xã Lộ 25. . 90 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” Chương 5: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2010, 2020 5.1 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN GIỮA KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG TƯƠNG LAI Huyện Thống Nhất được thành lập theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Huyện Thống Nhất có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế trong các lãnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hiện tại chưa có khu đô thị, tòan bộ là khu vực nông thôn, dự kiến và đang từng bước thành lập khu đô thị Dầu Giây là trung tâm kinh tế chính trị của huyện. Quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong các năm qua cho thấy tỷ trọng tăng trưởng các ngành nông – lâm- thủy giảm; ngành dịch vụ, công nghiệp tăng. Trong thời kỳ này, các họat động công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ diễn ra ở cường độ cao giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống nhân dân. Tuy nhiên quá trình phát triển này sẽ tạo ra các tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên và xã hội. Việc phân tích mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội – môi trường trong thời kỳ phát triển sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về nhưng biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội của huyện trong tương lai, từ đó giúp họach định được các chiến lược và chính sách phát triển bền vững. Căn cứ Quy họach phát triển kinh tế xã hội tới năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì mục tiêu của huyện Thống Nhất trong tương lai sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế ở mức độ cao để đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng GDP ổn định ở mức 13 – 14% trong suốt thời kỳ 2006 – 2020, trong đó: tốc độ tăng GDP nông nghiệp phải đạt trên 5,5% cho giai đoạn 2006 – 2010 và trên 4.6% cho giai đoạn 2011 – 2020; tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp đạt 38 – 39% cho giai đoạn 2006 – 2010 và 21 – 22% cho giai đoạn 2011 – 2020; tốc độ tăng GDP dịch vụ 10 – 12% cho cả 2 giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2020. GDP bình quân đầu người đạt 11.5 triệu đồng (630 USD) vào năm 2010 và 30,8 triệu đồng (1.400 USD) vào năm 2020. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đến năm 2010 đạt: Nông lâm nghiệp chiếm 31%, công nghiệp – xây dựng chiếm 28.5%, dịch vụ chiếm 40.5% và đến năm 2020 đạt: Nông lâm nghiệp chiếm 15 - 16%, công nghiệp – xây dựng chiếm 49 - 50%, dịch vụ chiếm 34 - 35%.... 91 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” Cũng với việc đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì việc gia tăng của các vấn đề ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên trong quá trình phát triển là điều không thể tránh khỏi. 5.1.1 Áp lực của sự gia tăng dân số Trong những năm sắp tới huyện Thống Nhất sẽ hình thành nhiều khu dân cư tập trung do quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2010 dân số huyện Thống Nhất sẽ tăng lên khỏang 171.500 người và đến năm 2020 sẽ là 230.000 người, do đó lượng chất thải thải ra môi trường sẽ tăng lên gây khó khăn trong công tác quản lý môi trường và ngăn ngừa dịch bệnh. Sức ép do gia tăng dân số khiến cho sản lượng lương thực tính theo đầu người giảm đi dẫn đến việc thâm canh tăng vụ, vắt kiệt nguồn tài nguyên đất, tăng cường sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật khiến cho tài nguyên đất bị thoái hoá, nguồn nước ao hồ, kênh rạch bị ô nhiễm. Dân số tăng nhanh kéo theo đó là nhu cầu về các tiện ích công cộng như điện, bệnh viện, trường học, nhà ở, cấp thoát nước và các nhu cầu về mặt dân sinh khác cũng tăng. Khi đó các công trình đô thị và hệ thống dịch vụ như cấp thoát nước, thu gom rác và vệ sinh môi trường đô thị, đường giao thông và giao thông công cộng… sẽ bị quá tải do tăng dân số, do các hoạt động thương mại, công nghiệp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trẻ lang thang… sẽ phát sinh theo sự phát triển đô thị mới. Ngoài ra vấn đề người nhập cư với thành phần khá phức tạp, khó kiểm soát cũng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội. 5.1.2 Áp lực của đô thị hóa Việc thành lập và phát triển khu đô thị Dầu Giây thành trung tâm kinh tế chính trị của huyện sẽ tạo ra các áp lực như làm cho kiến trúc đô thị bị thay đổi, các di tích lịch sử hoặc các công trình có giá trị về mặt văn hoá sẽ được thay thế bằng khu nhà cao tầng, khu dân cư mới.... Phát triển đô thị còn làm bùng nổ phương tiện cơ giới, thải ra nhiều bụi, khí độc hại, tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Đồng thời đô thị hoá sẽ làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, làm tăng sức ép về nhà ở, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường đô thị. - Di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng: Trong những năm sắp tới huyện Thống Nhất sẽ phải chỉnh trang, giải phóng mặt bằng tại một số khu vực và các dự án mở rộng, nâng cấp đường giao thông, xây dựng các khu dân cư mới. Như vậy, diện tích bị ảnh hưởng tương đối lớn và số hộ dân bị ảnh hưởng do di dời tương đối cao. Tuy nhiên, với nhiều dự án 92 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” qui hoạch khu dân cư trên địa bàn huyện nếu có chính sách hợp lý việc tái định cư có thể thực hiện theo phương án tại chỗ, như vậy sẽ không gây xáo trộn lớn trong xã hội. - Thay đổi giá trị sử dụng đất và nước: Trong quá trình đô thị hóa, việc thay đổi giá trị sử dụng đất diễn ra theo hướng tích cực vì đất nông nghiệp khi chuyển đổi qua đất đô thị sẽ làm tăng giá trị sử dụng lên nhiều lần. Bên cạnh đó giá trị sử dụng nước sẽ được chuyển nhượng cho đối tượng sử dụng mới; trước đây nước được sử dụng chủ yếu cho mục đích nông nghiệp và giải trí; khi thành lập đô thị mới nước được dùng để phục vụ công nghiệp và sinh hoạt. Mặt khác nước sau khi sử dụng cũng sẽ bị ô nhiễm hơn, gây thiệt hại cho khu vực hạ lưu. - Ảnh hưởng đến giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa: Khi xây dựng một đô thị mới, nền văn hóa truyền thống địa phương có thể biến đổi hoặc mất đi thay vào là nền văn minh đô thị mới, đặc biệt là nền văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Một số di tích văn hóa, lịch sử cũng có thể bị tổn hại về vị trí, cảnh quan, tầm nhìn theo cấu trúc đô thị mới (như am, chùa, tượng đài…). Tác động gián tiếp là ô nhiễm môi trường đô thị gây ra hiện tượng ăn mòn, xâm thực các công trình kiến trúc văn hóa. - Xâm hại các hệ sinh thái và mất đất canh tác: Khi xây dựng đô thị đất canh tác bị mất đi để thay vào nhà cửa và các công trình kiến trúc đô thị khác. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị sẽ làm hệ sinh thái tự nhiên khu vực bị phá vỡ, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, diện tích bề mặt thảm thực vật giảm. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước cho đô thị tương lai. - Các tác động do sản xuất và tiêu thụ năng lượng: Các đô thị tiêu thụ và sản xuất năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất-dịch vụ và giao thông nhiều hơn hẳn các vùng khác tính trên cả đầu người và diện tích mặt bằng. Tác động trực tiếp đến môi trường là làm ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt tự nhiên. Nhiệt phát sinh do sinh hoạt gia đình, phương tiện giao thông, hấp thu nhiệt mặt trời do cấu trúc đô thị….có thể làm tăng nhiệt trong đô thị lên 5-100C. Tác động gián tiếp là suy giảm nguồn nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo được. - Nhu cầu về người lao động có tay nghề và được đào tạo chuyên nghiệp: Theo xu hướng sản xuất trong các cụm CN-TTCN ngày càng trang bị máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn do đó đòi hỏi lực lượng lao động ngày càng có trình độ kỹ thuật cao hơn. Trong khi đó, lực lượng lao động của huyện phần lớn xuất thân từ nông nghiệp, trình độ học vấn thấp, chưa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nên khó đáp ứng được các yêu cầu về việc làm trong các Cụm CN-TTCN. Mâu thuẫn giữa dư thừa lao động địa phương với làn sóng di dân lao động từ nơi khác đến là điều không tránh khỏi. 93 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” 5.1.3 Áp lực của phát triển công nghiệp Cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá đang diễn ra thì sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang là những thách thức lớn đối với tài nguyên và môi trường của huyện Thống Nhất. Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Thống Nhất đến năm 2020, dự kiến phát triển 2 KCN là KCN Dầu Giây (quy mô 350 ha), KCN xã Lộ 25 (quy mô 250 ha) và 3 cụm CN – TTCN là Quang Trung (50 ha), Sóc Lu (200 ha), Gia Tân 2 (100 ha). Việc phát triển các ngành công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của huyện Thống Nhất nhưng cũng gây ra rất nhiều áp lực đối với môi trường, như: - Các ngành công nghiệp phát triển kéo theo là việc khai thác các nguồn tài nguyên ngày một tăng cao. Do đó, nếu không có biện pháp quy hoạch và quản lý thích hợp thì nguồn tài nguyên sẽ bị khai thác bất hợp lý và nhanh chóng cạn kiệt. Điều này sẽ tác động ngược trở lại nền kinh tế theo hướng tiêu cực. - Việc quy họach các KCN sẽ giúp tổ chức quản lý các cơ sở công nghiệp tốt hơn so với tình trạng phân tán rải rác hiện nay, trong đó bao gồm cả khía cạnh môi trường (giảm thiểu tác động đến khu dân cư). Tuy nhiên, nếu các KCN, TTCN không được quản lý tốt thì sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm gấp nhiều lần ở một số vị trí cục bộ. Bên cạnh đó, việc quy họach các KCN, TTCN cũng nhằm khuyến khích phát triển các ngành, các cơ sở CN cả về lượng và chất. Tuy nhiên nếu chất không được chú trọng (ví dụ: ứng dụng công nghệ tiên tiến ít gây ô nhiễm) thì các vấn đề ô nhiễm môi trường như nước thải, rác thải, khí thải phát sinh từ các họat động công nghiệp sẽ càng trầm trọng. - KCN, TTCN bố trí gần khu vực đô thị phải được quy họach cho các ngành sản xuất ít ô nhiễm như may mặc, lắp ráp, chế biến nông sản sẽ giúp giảm tải lượng ô nhiễm trong đô thị. Các KCN bố trí ở khu vực xa ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu đô thị nhưng có thể có tiềm năng ảnh hưởng do phát tán và lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước và không khí nếu không được xử lý tốt. - Việc phát triển công nghiệp thu hút một nguồn nhân lực rất lớn, gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học, gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính và ngăn ngừa các tệ nạn xuất phát từ các khu dân cư gần khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp. 94 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” 5.1.4 Áp lực của phát triển nông nghiệp Huyện Thống Nhất có tỉ lệ dân số lao động nông nghiệp cao chiếm trên 85%, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác chưa được phát triển, chiếm tỉ lệ rất thấp. Theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thì trong tương lai huyện sẽ ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng hoá có chất lượng cao, trên cơ sở đẩy mạnh công tác chuyển đổi diện tích canh tác, phát triển các vùng chuyên canh nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; bên cạnh đó cũng thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này sẽ phát sinh không ít thách thức đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. * Đối với trồng trọt: - Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng: + Sử dụng nhiều sẽ dẫn đến thóai hóa đất,ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho sức khỏe con người + Khả năng lưu tồn và tích lũy sinh học của các lọai thuốc trừ sâu và BVTV có khả năng gây hại qua cơ chế tác động lâu dàinhư ung thư, gây ức chế các enzimehay phá vỡ các hệ thống nội tiết, giảm khả năng sinh sản... + Sử dụng thuốc trừ sâu có tính xông hơi gây ô nhiễm không khí +Rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước + Bao bì các lọai thuốc là chất thải nguy hại - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất - Khai thác nước dưới đất để tưới tiêu + Ô nhiễm nguồn nước ngầm + Hạ thấp mực nước và nguy cơ cạn kiệt nguồn nước dưới đất * Chăn nuôi (gia cầm, gia súc) - Phân gia súc tươi gồm phân và thức ăn dư thu gom ở các chuồng trại. Trong phân chứa chất độn và thức ăn thừa sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất, không khí và chứa những mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Nước thải chăn nuôi ô nhiễm hữu cơ; ô nhiễm N, P và chứa nhiều loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Do đó nước thải chăn nuôi có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc 95 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” - Ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh khí NH3, H2S, các chất gây mùi hôi như diamin, mercaptan... 5.1.5 Áp lực từ hoạt động khai thác khóang sản Huyện Thống Nhất có nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá) tập trung nhiều nhất ở khu vực núi Sóc Lu, có tổng trữ lượng khoảng 133 triệu m3 và có thể xem là một trong những lợi thế của huyện, hiện đang được khai thác cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Việc khai thác khóang sản tất yếu sẽ làm gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như: • Việc đào xới đất làm cảnh quan môi trường bị tàn phá nặng nề, địa hình khu vực khai thác bị biến dạng. Ngoài ra hoạt động này cũng làm phát sinh bụi ảnh hưởng đến một số hộ dân sống cạnh nơi khai thác. • Kéo theo sự biến đổi địa hình là môi trường đất bị xáo trộn, thảm thực vật bị mất, diện tích rừng bị giảm. Tính ổn định của mặt đất cũng yếu hơn, các quá trình sụt lở, trượt đất có nguy cơ xảy ra mạnh hơn. • Môi trường nước khu vực khai thác và lân cận bị ô nhiễm do nước thải của quá trình tháo khô mỏ, sa lắng hoặc chế biến, ... • Khí thải phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, bụi do nổ mìn, vận chuyển, xúc bốc hoặc do các phương tiện giao thông vận chuyển gây chấn động và tiếng ồn. 5.1.6 Áp lực phát triển du lịch Do lợi thế nằm trên một số tuyến du lịch của vùng như tuyến Đà Lạt, Mũi Né và gần các đô thị lớn, nên qui hoạch hướng tới cần tập trung kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ ngắn ngày như du lịch cảnh quan và du lịch vườn, dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí kết hợp với tham quan, thể thao, leo núi. Hiện nay ngoài việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tham quan vườn cây ăn trái thuộc khu vực Kiệm Tân, núi Sóc Lu, … dự kiến trong tương lai phát triển 2 khu du lịch tập trung sau: Khu du lịch suối Reo (xã Gia Tân) có quy mô diện tích khoảng 100 ha ; Khu du lịch Sông Nhạn (xã Lộ 25) có quy mô diện tích khoảng 50ha. Bên cạnh lợi thế về điều kiện cảnh quan thích hợp để hình thành các loại hình du lịch sinh thái, lợi nhuận thu được của từ hoạt động này là khá cao. Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực thì phát triển du lịch cũng có thể gây ra các tác động bất lợi đối với môi trường nếu như không có các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ hợp lý. Những áp lực đến môi trường và tài nguyên do hoạt động du lịch gây ra có thể kể đến như sau: 96 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” - Việc khai thác du lịch theo hướng du lịch vườn, du lịch cảnh quan là một trong những nét đặc trưng của huyện Thống Nhất, tuy nhiên nếu quy hoạch du lịch không phù hợp hoặc khai thác du lịch quá mức cho phép sẽ tác động đến môi trường sống của các loài động thực vật hoang dã sống trong khu vực, hậu quả làm giảm sút tài nguyên và đa dạng sinh học, kéo theo sự xuống cấp của chất lượng môi trường. - Sự gia tăng số lượng khách du lịch sẽ dẫn đến gia tăng khối lượng rác thải, gia tăng lượng xe cộ và mật độ giao thông tăng vào cao điểm mùa du lịch,… sự gia tăng đó đồng nghĩa với sự gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường khu vực ở cả môi trường không khí, nước, đất,... - Đối với hoạt động du lịch cụm sông suối... vấn đề môi trường cần quan tâm đầu tiên là ô nhiễm môi trường nước, do việc xả thải bừa bãi không ý thức của khách du lịch và của các hộ dân sống gần khu vực. Hiện nay, đa số các khu du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải nội bộ mà thải trực tiếp vào hồ. Các chất phế thải từ hoạt động du lịch theo địa hình dốc dễ bị cuốn trôi, dồn vào lòng hồ cũng dễ dàng gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt. - Một vấn đề cần được quan tâm nữa đó là phát triển du lịch sẽ kéo theo một số tác động không nhỏ đến môi trường xã hội. Bên cạnh các loại hình dịch vụ có đăng ký kinh doanh tại các điểm du lịch, sẽ có phát sinh các cửa hàng kinh doanh tư nhân và cá thể (đồ lưu niệm, hàng quán,...), đồng thời cũng kéo theo một lượng lớn lao động địa phương và lao động từ các nơi khác tham gia vào loại hình dịch vụ này, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự trong khu vực. Như vậy, với hàng loạt các tác động xảy ra trước mắt cũng như các nguy cơ tác động tiềm ẩn lâu dài đến môi trường và cân bằng sinh thái đã cho thấy những áp lực phát triển kinh tế - xã hội huyện Thống Nhất là rất cao. Vì vậy, nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng tài nguyên và môi trường huyện Thống Nhất trong thời gian tới, tất yếu phải lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường vào chương trình phát triển kinh tế xã hội nhằm mục tiêu phát triển bền vững. 5.2 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN, DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG 5.2.1 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí Chất lượng môi trường không khí xung quanh huyện Thống Nhất còn tương đối tốt. Mặc dù các cơ sở sản xuất sử dụng những công nghệ, thiết bị lạc hậu nhưng do mật độ, quy 97 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” mô và số lượng các cơ sở còn thấp so với diện tích chung của huyện nên tác động ít hơn vào vấn đề ô nhiễm không khí. Ô nhiễm môi trường không khí tại huyện Thống Nhất chủ yếu do hoạt động giao thông. Kết quả phân tích chất lượng không khí cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, riêng chỉ một vài khu vực (như ngã ba Dầu Giây, bãi đá Soklu 6) có chỉ tiêu bụi vượt tiêu chuẩn. Về độ ồn do ảnh hưởng nhiều bởi giao thông nên phần lớn các kết quả đo đac tại các vị trí đều vượt tiêu chuẩn. Theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì ngành công nghiệp phát triển nhanh và mạnh sẽ góp phần đáng kể vào mức độ ô nhiễm không khí. Chính vì vậy mà huyện cần có những chính sách, kế hoạch hành động phù hợp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí. Theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của huyện thì trong những năm tới nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu là do công nghiệp và giao thông., có thể dự báo mức độ ô nhiễm không khí vào năm 2020 như sau: Dự báo mức độ ô nhiễm không khí do giao thông Căn cứ nội dung “Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, dự báo khối lượng luân chuyển hàng hóa là khoảng 26 triệu tấn/km vào năm 2010, khoảng 85 triệu tấn/km vào năm 2020; về luân chuyển hành khách, dự báo đạt khoảng 95 triệu người/km vào năm 2010, khoảng 270 triệu người/km vào năm 2020. Lượng xe vận tải ước tính trung bình cho loại xe quy đổi 3,5 tấn là khoảng 7.428.571 lượt xe vào năm 2010 và 24.285.714 lượt xe vào năm 2020; và lượng xe chở khách tính trung bình trên loại xe quy đổi (16 chổ) là khoảng 5.937.500 lượt xe vào năm 2010 và 16.875.000 lượt xe vào năm 2020. Tổng chiều dài đường giao thông các cấp loại trong huyện Thống Nhất vào năm 2010 đến 2020 ước tính là khoảng 448km. Căn cứ theo các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới WHO thiết lập năm 1993 như sau: Bảng 5.1. Hệ số phát thải ô nhiễm từ các phương tiện giao thông Loại xe Hệ số tải lượng ô nhiễm (g/km) Bụi SO2 NOx CO THC Xe ôtô 0.07 0.24 1.78 15.73 2.23 Tải 3,5T 0.2 0.58 0.7 1 0.15 (Nguồn: WHO 1993 và Dự án VIE/95/053) 98 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” Chúng ta có thể tính tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2010 và năm 2020 tại huyện Thống Nhất được trình bày trong bảng : 99 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” Bảng 5.2: Tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2010 Loại xe Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm) Bụi SO2 NOx CO THC Ô tô 186 638 4735 41842 5932 Tải 3,5T 666 1930 2330 3328 499 Tổng cộng 852 2569 7064 45170 6431 Bảng 5.3: Tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2020 Loại xe Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm) Bụi SO2 NOx CO THC Ô tô 529 1814 13457 118919 16859 Tải 3,5T 2176 6310 7616 10880 1632 Tổng cộng 2705 8125 21073 129799 18491 Dự báo mức độ ô nhiễm không khí do công nghiệp Dự kiến đến năm 2020 các KCN tại huyên được lấp đầy với tổng diện tích các KCN (đợt 1) là 350 ha. Theo kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường; Viện Môi trường và Tài nguyên tại các KCN Biên Hòa I, Biên Hòa II, Tân Thuận, Linh Trung có thể đưa ra hệ số phát thải các chất ô nhiễm trong không khí là: 7,2 kg bụi/ngày/ha; 128,3kg SO2/ngày/ha; 13,4 kg NO2/ngày/ha và 2 kg CO/ngày/ha. Như vậy có thể dự báo khối lượng các chất ô nhiễm không khí phát thải ra môi trường như sau: 100 Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” Bảng 5.4: Dự báo tải lượng khí thải phát sinh khi các KCN tại huyện Thống Nhất được lấp đầy vào năm 2020 Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/ngày/ha) Tải lượng năm 2020 (tấn/năm) Bụi 7,2 919.8 SO2 128,3 16.390 NO2 13,4 1.711 CO 2 255 5.2.2 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước Môi trường nước mặt tại huyện Thống Nhất hiện còn khá tốt. Tuy nhiên với việc nước thải từ các hoạt động sinh hoạt cũng như công nghiệp không được thu gom xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường đã và đang gây ra những tác động xấu lên môi trường mà nếu không có những biện pháp quy hoạch, quản lý kịp thời thì môi trường nước sẽ bị ô nhiễm và gây suy thoái khiến nguồn nước không sử dụng được. Đây là vấn đề mà các đô thị lớn tại Việt Nam đang phải đối mặt. Là huyện mới thành lập, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp còn ít, chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ nhưng lại nằm rãi rác, xen cài trong khu dân cư, và hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện yếu kém là vấn đề mà chính quyền cần quan tâm, có các biện pháp phù hợp, nhanh chóng để ngăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo Quy hoạch môi trường huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai.pdf
Tài liệu liên quan