MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Nội dung 2
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) 2
II. Báo cáo kiểm toán 7
1.Những vấn đề chung về báo cáo kiểm toán 8
2. Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ 13
3. Báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn bộ 19
4. Vấn đề hạn chế trong phạm vi kiểm toán 23
III. Các mẫu báo cáo kiểm toán được áp dụng tại VACO 25
1. Báo cáo kiểm toán cho khách hàng lập báo cáo theo IAS 25
2. Báo cáo kiểm toán cho khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước lập báo cáo theo VAS 26
3. Báo cáo kiểm toán cho các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài lập báo cáo theo VAS 28
Kết luận
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp ở Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên đã làm và các kết luận đã đạt được. Thường thì đây là phần duy nhất mà những người sử dụng kết quả kiểm toán muốn xem. Do đó, trên góc độ của người sử dụng, báo cáo là sản phẩm của kiểm toán viên. Báo cáo kiểm toán là bước cuối cùng của toàn bộ quá trình kiểm toán. Nghề nghiệp kiểm toán yêu cầu một sự thống nhất trong quá trình báo cáo như là một phương tiện để tránh nhầm lẫn. Người sử dụng sẽ gặp khó khăn khi thuyết minh ý nghĩa của báo cáo kiểm toán nếu như không có sự thống nhất đó. Do đó, các chuẩn mực kiểm toán đã định nghĩa và liệt kê các hình thức báo cáo phải đi liền với các báo cáo tài chính. Các báo cáo kiểm toán đều phải đạt được những yêu cầu chung, nhưng với mỗi tình huống khác nhau, sẽ có những hình thức báo cáo phù hợp.
1, Những vấn đề chung về báo cáo kiểm toán:
a) Mẫu báo cáo kiểm toán:
Báo cáo chuẩn mực {SAS 600(140)] đưa ra mẫu báo cáo và các phần cần được nêu trong báo cáo của kiểm toán viên như sau:
Tên người nhận báo cáo.
Phần giới thiệu về các báo cáo tài chính được kiểm toán.
Từng phần riêng biệt có tiêu đề phù hợp gồm các nội dung sau:
+ Trách nhiệm của ban giám đốc (hoặc những người có chức vụ tương đương) và trách nhiệm của kiểm toán viên.
+ Cơ sở ý kiến của kiểm toán viên.
+ ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo tài chính.
Chữ ký tay hoặc chữ ký in của kiểm toán viên.
Ngày ký báo cáo kiểm toán.
Báo cáo chuẩn mực không chỉ bao gồm một trong các yếu tố nêu trên mà phải bao gồm đầy đủ. Các kiểm toán viên cần làm theo trình tự để tạo ra một mẫu báo cáo chuẩn mực rõ ràng giúp cho người đọc hiểu được nội dung báo cáo và các vấn đề khác có liên quan.
b) Xác định nội dung của báo cáo tài chính:
Các chuẩn mực báo cáo đối với báo cáo kiểm toán thường bao gồm đoạn giới thiệu nội dung của các báo cáo tài chính đã được kiểm toán [SAS 600(4b)], thông thường báo cáo tài chính đi kèm với các thông tin tài chính bổ trợ như Báo cáo của Ban giám đốc, Báo cáo của Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thông tin tổng hợp khác. Nếu thông tin của Báo cáo của Ban giám đốc không phù hợp với các báo tài chính thì kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm với các thông tin này mà chỉ chịu trách nhiệm đối với các trang báo cáo do họ đã kiểm toán trong Báo cáo tài chính.
Ngoài báo cáo gửi cho Công ty, báo cáo phải được gửi cho các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền như đã nêu trong các điều khoản của hợp đồng. Báo cáo không thể gửi cho ai khác trừ kiểm toán viên trực tiếp thực hiện kiểm toán. Thông thường trong các trường hợp như vậy, kiểm toán viên sẽ báo cáo với Ban giám đốc doanh nghiệp hoặc Công ty của mình.
c) Trách nhiệm của Ban giám đốc và trách nhiệm của kiểm toán viên:
Các chuẩn mực về báo cáo [SAS 600(20)] yêu cầu báo cáo kiểm toán phải bao gồm một phần riêng ghi rõ trách nhiệm của Ban giám đốc (hoặc những người có chức vụ tương đương) và của kiểm toán viên. Phần này bao gồm:
Kiểm toán viên cần phân biệt được trách nhiệm của Ban giám đốc và trách nhiệm của họ bằng cách nêu trong báo cáo những nội dung sau:
+ Việc lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của Ban giám đốc Công ty.
+ Phân định trách nhiệm trong báo cáo tài chính hoặc bằng các thông tin kèm theo.
+ Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính của Công ty.
Nếu các báo cáo tài chính hoặc các thông tin đi kèm (ví dụ như báo cáo của Ban giám đốc) không nêu đầy đủ trách nhiệm của Ban giám đốc thì báo cáo kiểm toán viên cần phải nêu ra các trách nhiệm này.
Ban giám đốc cần mô tả chi tiết chứ không phải vắn tắt trách nhiệm của mình và theo đó sẽ có một phần trong báo cáo của Ban giám đốc được ghi với tiêu đề “Trách nhiệm của Ban giám đốc”. Trong các trường hợp như vậy, đoạn này nên đặt trong phần cuối của báo cáo Ban giám đốc và tiếp theo là báo cáo của kiểm toán viên. Bất cứ sự thay đổi nào của Ban giám đốc cần phải được cân nhắc xem có làm mất tính đầy đủ phần trách nhiệm của Ban giám đốc hay không.
Trong những hoàn cảnh đặc biệt, công ty được kiểm toán có thể bị yêu cầu áp dụng những chính sách hoặc cơ sở kế toán không cho phép phản ánh trung thực và hợp lý. Trong những trường hợp như vậy, kiểm toán viên phải đề cập đến các yêu cầu đó khi viết phần trách nhiệm của Ban giám đốc và kiểm toán viên (trừ khi các yêu cầu đó được nêu trong một báo cáo riêng biệt do Ban giám đốc cung cấp) và phải nhấn mạnh vấn đề này trong đoạn cơ sở đưa ý kiến.
d) Cơ sở đưa ý kiến kiểm toán:
Chuẩn mực báo cáo [SAS 600(24)] yêu cầu các kiểm toán viên phải có một phần riêng giải thích “cơ sở đưa ra ý kiến” bằng cách ghi trong báo cáo kiểm toán:
Sự tuân thủ hoặc không tuân thủ chuẩn mực kiểm toán cùng với nguyên nhân cho sự không tuân thủ nếu có.
Một báo cáo về quá trình kiểm toán bao gồm:
+ Kiểm tra các bằng chứng liên quan tới số liệu và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính.
+ Đánh giá kế hoạch và quyết định trọng yếu của Ban giám đốc trong quá trình lập báo cáo tài chính.
+ Xem xét xem các chính sách kế toán có phù hợp với hoàn cảnh của Công ty, có được áp dụng nhất quán và công bố đầy đủ hay không.
Kiểm toán viên đã lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiêm toán nhằm thu được các bằng chứng đảm bảo rằng các báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc sai sót khác và đảm bảo họ đã đánh giá tổng quát việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính.
e) ý kiến của kiểm toán viên:
Trong phần ghi ý kiến kiểm toán, báo cáo kiểm toán phải tuân theo Chuẩn mực báo cáo [SAS 600(30)] quy định “phải bao gồm một ý kiến rõ ràng về các Báo cáo tài chính và về các vấn đề khác theo quy định của pháp lý hoặc yêu cầu áp dụng đối với một cuộc kiểm toán cụ thể”. ý kiến đó được đưa ra “dựa trên việc xem xét và đánh giá kết luận rút ra từ các bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán”.
f) Kỳ báo cáo, chữ ký và ghi ngày trên báo cáo kiểm toán:
Nếu kỳ báo cáo khác một năm thì nên chỉ rõ chính xác kỳ báo cáo đó khi đưa ra ý kiến. Ví dụ “cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày...” mà không nói chung chung là “cho kỳ kết thúc ngày...”.
Chuẩn mực báo cáo yêu cầu báo cáo kiểm toán cho báo cáo tài chính của một doanh nghiệp phải ghi ngày trên báo cáo. Ngày này là “ngày mà các kiểm toán viên ký vào báo cáo của họ để đưa ra ý kiến trên các báo cáo đó” [SAS 600(7b)]. Hơn nữa, chuẩn mực báo cáo còn nói rằng “các kiểm toán viên chỉ đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính sau khi các báo cáo đó và các thông tin tài chính khác trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán được giám đốc xem xét và phê duyệt và các kiểm toán viên đã xem xét tất cả các bằng chứng cần thiết”.
h) Báo cáo dự thảo:
Các bản dự thảo báo cáo đôi khi được gửi tới khách hàng để họ soát xét. Vì những báo cáo dự thảo chỉ là tạm thời nên nó sẽ không được sao chụp và gửi tới bất cứ ai ngoài những người đại diện của khách hàng có trách nhiệm soát xét và sau khi nội dung của nó đã được thống nhất, nó sẽ được gửi lại cho kiểm toán viên hoặc được huỷ bỏ bởi khách hàng đặc biệt nếu có bất kỳ sự sửa đổi nào trong bản báo cáo dự thảo. Dự thảo sơ bộ chỉ sử dụng cho mục đích thảo luận phải gửi lại cho DTT và không được phép sao chụp dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được cho phép. Các bản dự thảo không được lưu giữ trong file giấy tờ làm việc hoặc trong các file của văn phòng, nó phải được huỷ khi báo cáo đã được phát hành tới khách hàng. Theo đó, các bản sao giấy tờ làm việc của báo cáo sẽ được coi là bản gốc của báo cáo đã phát hành chứ không phải là bản dự thảo. yêu cầu đối với bản báo cáo dự thảo là phải huỷ cả “bản gốc” và các file trong máy vi tính có liên quan.
i) Báo cáo kiểm toán chuẩn mực:
[Kính gửi: Ban giám đốc và các cổ đông của...]
Tên Công ty
[Thành phố, nước]
Phần giới thiệu:
Chúng tôi đã kiểm toán Bảng cân đối kế toán kèm theo của Công ty tại thời điểm 31/12/X và X-1 và báo cáo thu nhập, vốn cổ đông và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho các năm kết thúc cùng ngày. Ban quản lý Công ty có trách nhiệm lập các báo cáo này. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến cho các báo cáo này dựa trên kết quả cuộc kiểm toán.
Phạm vi:
Chúng tôi đã tiến hành cuộc kiểm toán theo những chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận chung. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi rằng phảu lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán để có được sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không có những sai sót trọng yếu. Cuộc kiểm toán bao gồm kiểm tra những bằng chứng có liên quan đến các số liệu trình bày trong BCTC. Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những nguyên tắc kế toán được sử dụng, các ước tính trọng yếu của Ban quản lý có được trình bày đầy đủ hay không. Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc kiểm toán đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi.
ý kiến:
Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính này đã phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm 31/12/X và X-1 cũng như kết quả hoạt động và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm kết thúc cùng ngày phù hợp với các chuẩn mực kế toán được thừa nhận chung.
Đây là một ví dụ báo cáo áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính của một doanh nghiệp khi:
Có trình bày số liệu báo cáo tài chính cho hai năm tài chính để so sánh.
Kiểm toán viên đã kiểm toán báo cáo tài chính cho cả hai năm đó.
Không có ý kiến loại trừ hoặc hạn chế.
Đoạn giải trình (ví dụ có liên quan đến việc tiếp tục hoạt động hoặc một sự không nhất quán) không được yêu cầu.
k) Hoàn cảnh có thể dẫn đến thay đổi trong báo cáo kiểm toán chuẩn mực:
ý kiến sửa đổi
Hoàn cảnh
Các sửa đổi không ảnh hưởng đến ý kiến chấp nhận toàn phần
Ngoại trừ
Trái ngược
Từ chối đưa ý kiến
Công bố không đầy đủ
Thay đổi nguyên tắc kế toán
Hạn chế trong phạm vi:
- Không toả khắp
- Toả khắp
- Trọng yếu do khách hàng
Không chắc chắn về khả năng tiếp tục hoạt động
Sử dụng báo cáo của kiểm toán viên khác
Nhấn mạnh vấn đề
Thiếu tính độc lập
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
2, Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ:
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ là loại báo cáo mà các ý kiến do kiểm toán viên đưa ra dựa trên sự nhận định rằng các báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý và đã được lập dựa trên các nghuyên tắc kế toán và các nguyên tắc khác. Để đưa ra nhận định này, các kiểm toán viên phải thoả mãn các tiêu thức quan trọng sau đây:
Chính sách kế toán phù hợp đã được áp dụng một cách thống nhất trong quá trính lập các báo cáo tài chính.
Các báo cáo tài chính đã được lập theo luật định và các chuẩn mực kế toán được áp dụng (tất cả đều phải được xem xét và diễn giải đầy đủ trong báo cáo tài chính).
Các thông tin cần thiết giúp người đọc để hiểu biết về báo cáo tài chính phải được trình bày đầy đủ.
Nếu các yêu cầu trên chưa được thực hiện đầy đủ, kiểm toán viên không nên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ. Vì vậy, một điều quan trọng là khi đưa ra ý kiến, cách hành văn phải chính xác, cô đọng và không đề cập tới các vấn đề đã được lưu ý trong các phần khác của báo cáo kiểm toán nhằm nhấn mạnh các thông tin quan trọng trong báo cáo tài chính, vì nếu đề cập như vậy, người đọc hiểu rằng các vấn đề này cũng nằm trong phần ngoại trừ, trong khi kiểm toán viên không có ý định như vậy.
* Tuân thủ các quy định kế toán liên quan:
Các văn bản giải trình chỉ ra rằng luật pháp không chỉ dựa vào các chuẩn mực về kiểm toán mà còn dựa vào pháp luật để đánh giá tính trung thực và hợp lý của các báo tài chính. Vì vậy, việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của pháp luật quy định ban giám đốc chịu trách nhiệm lập báo cáo phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi tiết các sai sót trọng yếu trong việc tuân thủ chuẩn mực kế toán mà kiểm toán viên cho là cần thiết để phản ánh trung thực và hợp lý tình hình doanh nghiệp phải được diễn giải, kể cả các ảnh hưởng về mặt tài chính do những sai sót này gây nên nếu kiểm toán viên thấy cần thiết.
* Độ chắc chắn không mặc định:
Trước khi có chuẩn mực về báo cáo, những vấn đề làm tăng rủi ro mặc định chính là cơ sở đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần của kiểm toán viên. hiện nay cách thức này đã thay đổi. Yêu cầu đối với chuẩn mực báo cáo [SAS 600(54)] đặt ra như sau:
Khi đưa ra ý kiến về BCTC, kiểm toán viên phải đánh giá liệu các thông tin trên báo cáo tài chính có bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mặc định mà kiểm toán viên cho là trọng yếu hay không.
Khi có rủi ro mặc định mà:
+ kiểm toán viên cho là trọng yếu và
+ được ghi nhận đầy đủ trong báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên cần dưa thêm phần trình bày về độ chắc chắn không mặc định vào mục cơ sở đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán.
Khi đưa thêm phần trình bày vào báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải sử dụng từ ngữ chỉ rõ quan điểm của mình về cáo cáo tài chính là không ngoại trừ đối với các nội dung đã đề cập trong đó.
Chuẩn mực báo cáo chỉ ra rõ ràng rằng trong trường hợp một nội dung không chắc chắn ghi chép và trình bày chi tiết trong báo cáo tài chính, ý kiến liên hệ của kiểm toán viên đến nội dung đó hoàn toàn không hàm ý ngoại trừ. Vì vậy, kiểm toán viên khi đề cập đến mức độ không chắc chắn cần sử dụng trong một đoạn văn riêng, ngoài phần ý kiến kiểm toán, để đề ra cơ sở cho ý kiến của mình và cần kết thúc phần này bằng khẳng định của kiểm toán viên không ngoại trừ các nội dung không chắc chắn này.
Tài liệu giải trình Chuẩn mực báo cáo kiểm toán chỉ ra rằng nên sử dụng các đoạn văn riêng rẽ để diễn tả các vấn đề dẫn đến mức độ không chắc chắn trọng yếu và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính, chi tiết về mặt định lượng (nếu có thể), trường hợp không định lượng được, thì phải ghi chú về ảnh hưởng này.
Do vậy các vấn đề nêu trong giải trình báo cáo tài chính có thể cô đọng lại theo một số hoàn cảnh cụ thể dẫn đến mức độ không chắc chắn. có nhiều trường hợp mà ban giám đốc muốn đưa toàn bộ vào bản giải trình báo cáo tài chính không chỉ hoàn cảnh chi phối mà mọi ảnh hưởng tất yếu, chi tiết về khối lượng. Khi tham chiếu tới ghi chú báo cáo tài chính nhằm hạn chế thấp nhất sự trùng lặp số liệu, ta không nên coi việc làm này có ý nghĩa thay thế cho việc miêu tả toàn bộ mức độ không chắc chắn trọng yếu giúp cho người đọc đánh giá được nội dung vấn đề và ý nghĩa của nó.
Chuẩn mực báo cáo [SAS 600(12)] đánh giá mức độ không chắc chắn là cố hữu khi mọi quyết định liên quan đến nó phụ thuộc vào các sự kiện không chắc chắn trong tương lai nằm ngoài tầm kiểm soát của ban giám đốc doanh nghiệp tại ngày phê duyệt báo cáo tài chính. Mức độ không chắc chắn trở nên trọng yếu khi khi ảnh hưởng của nó lớn tới mức, nếu như không được diễn tả rõ ràng về đặc điểm và tác động của rủi ro này, thì các đánh giá về báo cáo tài chính có thể sai lệch một cách nghiêm trọng. Theo [SAS 600(13)], khi xem xét mức độ ảnh hưởng của mức độ không chắc chắn cố hữu, kiểm toán viên nên xem xét:
Rủi ro đã được dự tính có thể biến đổi.
Mức độ hậu quả tất yếu xảy ra.
Tác động của hậu quả này tới ý kiến tất yếu xảy ra.
Khi họ đưa ra ý kiến đầy đủ trong việc xử lý kế toán các mức độ không chắc chắn cố hữu, những tài liệu giải trình theo chuẩn mực báo cáo quy định rằng kiểm toán viên cần xem xét:
Tính phù hợp của các chính sách kế toán giải quyết các sự kiện không chắc chắn cố hữu.
Tính hợp lý của các ước tính trình bày trong báo cáo tài chính có liên quan đến sự kiện không chắc chắn cố hữu.
Tính đầy đủ của các thông tin trình bày.
Trong thực tế, kiểm toán viên phải xem xét những yêu cầu về kế toán các nghiệp vụ bất thường có được tuân thủ có liên quan đến các yêu cầu như: ghi nhận ngay các khoản lỗ nếu nó có dấu hiệu phát sinh trong tương lai và có thể dự tính trước với mức chính xác tương đối và các số liệu được trình bày về các khoản lỗ bất thường trọng yếu chưa được ghi nhận khi dấu hiệu phát sinh hoàn toàn không rõ ràng.
Phần lớn các cuộc kiểm toán liên quan tới một số sự kiện không chắc chắn cố hữu, yêu cầu các kiểm toán viên phải đánh giá về mức độ ảnh hưởng đơn lẻ hoặc đa hợp mà kết quả cuối cùng của họ có thể gây ra làm thay đổi cách đánh giá về báo cáo tài chính. Đồng thời cũng có nhiều cuộc kiểm toán liên quan đến việc đánh giá tài sản (như khả năng thu hồi nợ và bán hàng với mức giá cao hơn giá thành) và công nợ (như dự phòng chi phí bảo hành hoặc phạt vi phạm hợp đồng). Thông thường kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng kiểm toán bằng cách đánh giá khả năng thu thập đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến về tính hợp lý của các dự toán do nhà quản lý đưa ra. Trong trường hợp như vậy, không nên coi các sự kiện không chắc chắn là trọng yếu, đồng thời không nên đề cập tới các vấn đề này trong báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá được tính đầy đủ của phương pháp xử lý kế toán và trình bày số liệu dựa trên những bằng chứng thu thập được tại thời điểm đưa ra ý kiến. Trường hợp do những giới hạn trong phạm vi kiểm toán, kiểm toán viên không nhận được đầy đủ thông tin về các sự kiện không chắc chắn là trọng yếu, họ phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc trái ngược.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu, chuẩn mực báo cáo đã gợi ý việc sử dụng tiêu đề thích hợp phân định sự khác biệt giữa đoạn giải trình và các vấn đề khác trong báo cáo được nêu làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. Một tiêu đề như vậy có thể ghi là “Những sự kiện không chắc chắn liên quan đến tính hoạt động liên tục” hoặc “Những điều không chắc chắn liên quan đến tranh chấp”.
- Sự kiện không chắc chắn liên quan đến tính hoạt động liên tục:
Một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản là phải luôn xem xét một doanh nghiệp trong trạng thái hoạt động liên tục. Hoạt động liên tục là giả định doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trong một tương lai có thể xác định được, và chỉ ra điều này có nghĩa là báo cáo tài chính không có dấu hiệu gì về ý định của nàh quản lý chấm dứt hoặc thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Vi phạm nguyên tắc này chỉ có thể chấp nhận được trong những trường hợp đặc biệt nếu ban giám đốc kết luận rằng doanh nghiệp mất khả năng hoạt động liên tục.
Báo cáo kiểm toán coi những điều không chắc chắn tiềm tàng như là một yếu tố cơ bản khi mà nó liên quan tới sự quan tâm đến tính hợp lệ của sự hoạt động liên tục. Từ đó phải có những giả thiết về khả năng hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, yêu cầu phải đưa ra diều không chắc chắn trên về tính hợp lệ của sự hoạt động liên tục là một điều rất khó đối với bất kỳ kiểm toán viên nào. vấn đề nảy sinh là do không thu thập được ý kiến của ban giám đốc về những điều liên quan đến tính hoạt động liên tục. Chính vì lý do đó, ban giám đốc của các doanh nghiệp được kiểm toán phải đưa ra báo cáo trong đó nêu rõ rằng doanh nghiệp có khả năng hoạt động liên tục.
Tình trạng hoạt động liên tục được trình bày trong báo cáo tài chính, tuy nhiên vẫn có những điều không chắc chắn về tính hợp lệ của tình trạng này. những điều không chắc chắn này bao gồm:
Những nghi ngờ về khả năng và sự sẵn sàng tiếp tục cung cấp tài chính của công ty mẹ cũng như ngân hàng.
Những khoản lỗ lớn và những về những vấn đề lưu chuyển tiền tệ phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán có ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Khi đề cập trong báo cáo những rủi ro cơ bản về tính hợp lệ của nguyên tắc hoạt động liên tục, kiểm toán phải đồng ý rằng các báo cáo tài chính trình bày theo đúng bản chất. Nếu các thông tin được trình bày không thích hợp, kiểm toán viên nên phân loại ý kiến là loại trừ hoặc trái ngược và nên đưa ra báo cáo có trình bày các thông tin thiếu hụt hoặc sửa chữa các thông tin không trung thực.
Một ví dụ về cách dùng từ của một báo cáo chấp nhận toàn bộ như sau:
Báo cáo kiểm toán tới các thành viên công ty...
Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính từ trang 9 đến trang 22 đã được lập theo chính sách kế toán nêu ở trang 9.
Trách nhiệm của ban giám đốc và các kiểm toán viên
Như đã nêu ở trang 7, việc lập báo cáo tài chính thuộc thách nhiệm của ban giám đốc công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến độc lập dựa trên kết quả kiểm toán về các báo cáo tài chính của công ty và báo cáo ý kiến của chúng tôi cho công ty.
Cơ sở đưa ra ý kiến
Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán. công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra các bằng chứng có liên quan đến số liệu và thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những kế hoạch và quyết định trọng yếu của ban giám đốc trong quá trình lập các báo cáo tài chính và xem xét các chính sách kế toán có phù hợp với tình hình công ty hay không, áp dụng nhất quán và công bố đầy đủ hay không.
Chúng tôi đã lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán nhằm thu những thông tin và những sự giải thích mà chúng tôi thấy cần thiết nhằm cung cấp những bằng chứng để bảo đảm rằng các báo cáo tài chính này không có những sai sót trọng yếu do gian lận hoặc sai sót khác. Để đưa ra ý kiến, chúng tôi cũng đánh giá tổng quát tính đúng đắn trong việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính.
ý kiến
Theo ý kiến chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên những khía cạnh trọng yếu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tại thời điểm 31/12/X và tình hình lỗ lãi cho năm tài chính kết thúc cùng ngày.
3, Báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn bộ:
Trong một số trường hợp, các kiểm toán viên không thể trình bày ý kiến chấp nhận toàn bộ, khi đó, báo cáo của họ phải được điều chỉnh.
Trước khi phát hành một báo cáo kiểm toán không được chấp nhận toàn bộ, các kiểm toán viên nên thảo luận và làm cho khách hàng hiểu rõ về thực trạng của các BCTC. Để từ đó, họ có thể từng bước cung cấp các thông tin cần thiết mà kiểm toán viên yêu cầu hoặc điều chỉnh các BCTC một cách thích hợp và có lợi nhất.
BCTC phải chỉ ra được các lí do và phải dự tính được các ảnh hưởng khi nó không được chấp nhận toàn bộ. Các mẫu báo cáo cũng cho thấy rằng phần trình bày ý kiến của kiểm toán viên cần phải đánh tiêu đề thật rõ ràng để người đọc biết đó là ý kiến không chấp nhận toàn bộ, chẳng hạn như “ ý kiến trái ngược”, “ý kiến chấp nhận từng phần phát sinh do không nhất trí về các bút toán kế toán”, “ý kiến chấp nhận từng phần do sai sót trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
ý kiến không chấp nhận toàn bộ cũng phải bao trùm mọi vấn đề trọng yếu mà các kiểm toán viên đã thâu tóm được.
Khi ghi chép các tài khoản kế toán có giải thích chi tiết, phần giải thích nên đánh tham chiếu để tối thiểu hoá các công việc có thể phải lặp lại nhiều lần. Mặc dù vậy, việc đánh tham chiếu cũng không thể thay thế cho sự mô tả cụ thể, đầy đủ để người đọc có thể nhận thấy được những điểm cơ bản của vấn đề mà họ quan tâm trong BCTC.
Thật thiếu sót khi hoàn chỉnh một báo cáo kiểm toán mà không trình bày những vấn đề liên quan trọng yếu tới BCTC. Theo chuẩn mực của báo cáo kiểm toán, một vấn đề được coi là trọng yếu khi nó bị bỏ sót hoặc trình bày sai sẽ có ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC.
Trọng yếu có thể được đánh giá trên cơ sở tổng thể BCTC hoặc đối với bất kì một vấn đề cơ bản nào cũng như giữa các vấn đề với nhau ( Ví dụ: lợi nhuận trước thuế, chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, vốn cổ phần và quĩ dự trữ).
Khái niệm trọng yếu không chỉ được dùng cho những sai sót về tiền tệ mà còn cho những yêu cầu về công khai tài chính đồng thời còn liên quan đến các nguyên tắc kế toán cũng như các yêu cầu của luật pháp. Mặc dù luật pháp cho phép một số trường hợp công khai tài chính không cần xem xét đến tính trọng yếu, nhưng trong những công khai tài chính khác, nếu như tính trọng yếu không được chỉ ra trong BCTC thì phải được đưa ra trong báo cáo của kiểm toán viên mà không cần quan tâm tới mức độ lớn hay nhỏ.
Theo qui ước của chuẩn mực kiểm toán, có ba loại báo cáo kiểm toán khác ngoài báo cáo chấp nhận toàn bộ. Đó là: “ báo cáo ngoại trừ”, “ báo cáo trái ngược”, “ báo cáo từ bỏ”.
Các Chuẩn mực báo cáo kiểm toán đưa ra một số trường hợp cụ thể dưới đây làm cơ sở để đưa ra một ý kiến chấp nhận từng phần:
* Sự hạn chế phạm vi của một cuộc kiểm tra do kiểm toán viên tiến hành
* Sự bất đồng với cách thức xử lý và trình bày các khoản mục trên BCTC.
đồng thời với việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố là trọng yếu hay không tới các BCTC và do đó dẫn đến sự phản ánh không trung thực và hợp lý những vấn đề mà các kiểm toán viên phải lập báo cáo hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kế toán cũng như các yêu cầu khác.
Các Chuẩn mực báo cáo kiểm toán sẽ luôn gắn với các hoàn cảnh cụ thể và các yêu cầu về lập báo cáo khi việc tiến hành kiểm tra của kiểm toán viên có một sự hạn chế nhất định. Các yêu cầu là giống nhau khi sự hạn chế của phạm vi kiểm toán được áp đặt cho kiểm toán viên hoặc vượt ra khỏi tầm kiểm soát của kiểm toán viên cũng như của Ban Giám đốc. Vì thế, nó dẫn đến việc không thu thập được đầy đủ các bằng chứng để xây dựng nên ý kiến về một bộ phận cụ thể trong BCTC. Dưới đây là một số yêu cầu của Chuẩn mực báo cáo kiểm toán (SAS 600(68)):
Khi có những hạn chế trong phạm vi công việc của kiểm toán viên không cho phép họ thu thập đầy đủ các bằng chứng để đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ:
a) báo cáo kiểm toán phải chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế đó;
b) kiểm toán viên nên đưa ra ý kiến từ bỏ nếu xảy ra các ảnh hưởng quá trọng yếu và phổ biến của sự hạn chế trong công việc kiểm toán làm cho họ không thể đưa ra nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29368.doc