Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất do môi trương pháp lý chưa đồng bộ , tính chất khách hàng phức tạp . Vì vậy để đảm bảo an toàn vốn vay ngân hàng Công Thương Đống Đa đã rất nghiêm túc trong việc thực hiện thể lệ , qui trình nghiệp vụ tín dụng , bảo đảm 100% các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do sử dụng tiền sai mục đích , nhưng ngân hàng cũng hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn , giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh .
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Đống Đa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo tổng hợp
I-giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng Công Thương
khu vực Đống Đa .
1.1. Quá trình hình thành và phát triển :
Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa được thành lập từ tháng 7/1988 theo nghị định 53/HĐBT chuyển từ Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa thành ngân hàng Công Thương Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội . Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, ngân hàng Công thương quận Đống Đa chuyển thành chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam- một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong cả nước, có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ theo pháp lệnh của ngân hàng .
Tính đến năm 1998, Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa hoạt động trên hai quận : quận Đống Đa và quận Thanh Xuân (đến năm 1999 thành lập ngân hàng Công Thương khu vực Thanh Xuân). Quận Đống Đa với 26 phường, được xếp vào một trong những quận rộng nhất, là nơi đông dân, tập trung nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn, doanh nghiệp tập thể, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân hoạt động đa dang trên nhiều lĩnh vực . Với địa bàn hoạt động rộng rãi, khách hàng đa dạng và với phương châm hoạt động đúng đắn “ sự phát triển và thành đạt của khách hàng là mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng” , nên mặc dù nằm ở một vị trí khiêm tốn trên phố Tây Sơn -Hà Nội, chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa đã được nhiều khách hàng tìm đến và đã tạo ra được nhiều mối quan hệ thường xuyên với khách hàng .
1.2-Cơ cấu tổ chức :
Tổ chức bộ máy kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa gồm trụ sở chính tại 187 Tây Sơn và 2 phòng giao dịch Cát Linh và Kim Liên cùng với 14 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trong khu vực, chịu sự chỉ đạo, diều hành tập trung của ngân hàng Công Thương Đống Đa .
Sơ đồ bộ máy tổ chức của CNNHCTKĐĐ
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
P. Tổ chức P. Kiểmsoát P.kinh doanh
P.TK-TC P. KD-ĐN
P.TT-ĐT P.Nguồn vốn
P.Tiền tệ-kho quỹ P.Giao dịch
Tổ Bảo Hiểm PGD Cát Linh PDG Kim
1.2.1.Ban lãnh đạo :
Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong kinh doanh theo phương án sử dựng đảm bảo phát triển vốn . Thực hiện phương án phân phối lợi nhuận sau khi nộp các khoản cho ngân sách theo qui định .
Chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh . Cử người thực hiện việc quản lý phần vốn đầu tư liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác .
Chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi chủ quan gây ra cho doanh nghiệp
Xây dựng các định mức phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp theo qui đinh của pháp luật.
Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính , số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.
Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình Ngân hàng Công Thương Trung ương thông qua và đăng ký với cơ quan tài chính nhà nước .
Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của nhà nước .
Ban Giám đốc gồm :
- Giám đốc :Là đại diện pháp nhân của ngân hàng và có quyền điều hành cao nhất trong ngân hàng , trực tiếp chỉ đạo công tác của các phòng ban .
- Các phó giám đốc : Là những người giúp việc cho giám đốc ,được phân công phụ trách theo từng mảng công việc khác nhau tuỳ theo quyền hạn và chức năng mà họ được giao .
1.2.2.Phòng kinh doanh :
Phòng kinh doanh quyết định phần lớn thu nhập của ngân hàng , là nơi tiến hành cho vay đối với các tổ chức kinh tế công , nông thương nghiệp và tư nhân cá thể . Phòng kinh doanh chia làm 4 tổ : Tín dụng thương nghiệp quốc doanh, tín dụng công nghiệp quốc doanh, tín dụng ngoài quốc doanh và tổ tổng hợp .
Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ sau :
- Đề xuất chiến lược kinh doanh, chính sách kinh doanh và các loại hình kinh doanh từng thời kỳ .
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý , kế hoạch phát triên rnguồn vốn, kế hoạch phát triển tài sản , kế hoạch cân đối của toàn chi nhánh trên cơ sở định hướng của ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Theo dõi kế hoạch thu nợ tín dụng
- Tổng hợp số liệu ,phân tích đánh giá tình hìnhhoạt đông kinh doanh nói chung và các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu theo định kỳ hàng thán, quý , năm của toàn chi nhánh và của từng phòng. Từ đó đề xuất các chính sách và biện pháp thích hợp .
1.2.3Phòng kinh doanh đối ngoại :
Thực hiện các nghiệp vụ ngân hang đối ngoại :
- Thanh toán quốc tế
- Kinh doanh ngoại tệ
- Đại lý thanh toán .
1.2.4Phòng kế toán tài chính :
Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán qua ngân hàng ( thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt) như mở tài khoản tiền gửi, thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, chuyển tiền ...; thực hiện thanh toán nội bộ, thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ
Phòng kế toán còn tiến hành xây dựng kế hoạch thu chi tài chính hàng tháng, quý, năm phù hợp với yêu cầu kinh doanh, giữ gìn bảo quản hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và các tài sản thuộc phòng kế toán tài chính quản lý theo chế độ qui định ;
Quản lý việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi, thực hiện chế độ kiểm kê sao kê tài sản vật tư tiền vốn theo qui định
Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thanh toán , về các quyết định chuyển tiền đi, chuyển tiền đến cũng như hạch toán vào các tài khoản thích hợp .
1.2.5.Phòng nguồn vốn :
Quản lý 14 quỹ tiết kiệm nằm rải rác khắp khu vực quận Đống Đa với chức năng chủ yếu là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng các loại tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn hoặc huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu.
Phòng nguồn vốn còn có nhiệm vụ xác định cơ cấu nguồn vốn , cơ cấu huy động vốn phù hợp , xây dựng và vận dụng chính sách lãi suất , khách hàng , dịch vụ, đề xuất các biên pháp giảm chi phí .
Xác định và tìm hiểu nhu cầu vốn cụ thể cả về số lượng , thời hạn , đồng tiền phù hợp với điều kiện nghiệp vụ tăng trưởng kinh doanh của chi nhánh .
Tham mưu tổ chức mạng lưới huy động vốn ở những nơi cần thiết và có điều kiện .
Đề xuất những biện pháp cụ thể để có và giữ được khách hàng có tiền gửi lớn và ổn định đồng thời đề xuất các hình thức marketing nhằm nâng cao công tác tín dụng, đưa ra các biện pháp để xây dựng nguồn vốn vững chắc
1.2.6.Phòng tổ chức cán bộ :
Thực hiện việc sắp xếp , tuyển dụng nhân viên , đề bạt nâng lương, thưởng cho cán bộ nhân viên
Nghiên cứu đề xuất các phương án nhằm không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển bộ máy tổ chức cho phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh .
Ngoài ra phòng tổ chức còn giúp Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch và có biện pháp tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học... cho cán bộ nhân viên .
Giúp giám đốc thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh theo quy chế phân công và uỷ quyền quản lý cán bộ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam .
1.2.7.Phòng tiền tệ -kho quỹ :
Đảm nhận việc thu chi tiền mặt, điều hoà lượng tiền mặt lưu thông theo chỉ định của cấp trên
Đảm bảo an toàn tuyệt đối kho tiền, chấp hành đầy đủ các quy trình nghiệp vụ mà chế độ kho quỹ đã quy định.
Tổng hợp các báo cáo thống kê , điện báo tuần, tháng , quý ,năm theo mẫu qui định và các báo cáo đột xuất khác .
Tổ chức hạch toán kho, mở sổ theo dõi kho, thẻ kho, kiểm tra việc xuất nhập, bảo quản tiền và các chứng từ có giá trong kho , chế độ quản lý chìa khoá, chế độ ngân quỹ cuối ngày và kiểm kê kho cuối năm .
Vận chuyển tiền đi đến giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống và giữa các chi nhánh ngoài hệ thống , thực hiện việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán,vốn sử dụng cho khách hàng tại chi nhánh nội thành và các bàn tiết kiệm tại chi nhánh thành phố .
1.2.8.Phòng kiểm tra-kiểm soát :
Phòng này có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng , hàng ngày phải báo cáo những hoạt động đó về trung ương .
Kiểm tra giám sát việc chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, điều lệ hoạt động, qui chế nghiệp vụ của ngành về hoạt động kinh doanh và tài chính , đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh
Kiểm tra công tác kế toán , kiểm tra nội bộ , đảm bảo các hoạt động kế toán tài chính của chi nhánh theo đúng pháp luật.
Thực hiện công tác lưu trữ, hệ thống hoá các văn bản pháp chế , chế độ . Trực tiếp hoặc phối hợp với các phòng chức năng chuyên trách để tổ chức hướn dẫn , triển khai và kiểm tra thực hiện theo chỉ đạo của giám đốc
1.2.9.Phòng thông tin điện toán:
Nhận truyền tin kịp thời, cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, phản ánh trung thực các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ tín dụng , thanh toán và dịch vụ ngân hàng trong toàn chi nhánh bằng hệ thống máy tính và các thiết bị tin học, tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành đạt hiêu quả cao.
Chủ động báo cáo giám đốc cho mở lớp đào tạo về lĩnh vực tin học , tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ , kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác thông tin điện toán , cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ có liên quan trong viẹc thực hiện công nghệ ngân hàng của chi nhánh .
Định kỳ hàng tháng ,quý giúp Giám đốc tổng hợp phân tích , đánh giá chất lượng báo cáo thống kê của các chi nhánh trực thuộc, đảm bảo báo cáo thống kê, thông tin báo cáo ngày càng có chất lượng cao .
Thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, thông tin quảng cáo , báo cáo sơ kết và tổng kết theo định kỳ và đột xuất .
1.2.10.Các phòng giao dịch :
- Phòng giao dịch Kim Liên
- Phòng giao dịch Cát Linh
Các phòng giao dịch có chức năng hoạt dộng như một ngân hàng thu nhỏ và có đầy đủ các chức năng huy động vốn, cho vay , kinh doanh , đối nội, đối ngoại ... do Giám đốc uỷ quyền.
1.2.11.Tổ Bảo hiểm Nhân thọ:
Làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt .
II- khái quát hoạt động của ngân hàng :
Trong năm qua, nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá ổn định và phát triển. Các khách hàng thưòng xuyên đã có nhiều đơn vị đi vào làm ăn ổn định, một số đơn vị mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ, sản phẩm đã có uy tín trên thị trường.
Hoạt động của chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa ngày càng tăng trưởng về nguồn vốn và dư nợ, đã thay đổi về cơ cấu vốn , đó là tỉ trọng tiền gửi doanh nghiệp tăng trong tổng nguồn vốn, tỉ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên so với tổng dư nợ và so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 31/12/2001, Chỉ tiêu huy động vốn đạt 2093 tỉ (113%), chỉ tiêu dư nợ đạt 1522 tỉ (152%), chỉ tiêu lợi nhuận đạt 114% so với cùng kỳ năm trước .
2.1-Hoạt động tín dụng :
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất do môi trương pháp lý chưa đồng bộ , tính chất khách hàng phức tạp . Vì vậy để đảm bảo an toàn vốn vay ngân hàng Công Thương Đống Đa đã rất nghiêm túc trong việc thực hiện thể lệ , qui trình nghiệp vụ tín dụng , bảo đảm 100% các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do sử dụng tiền sai mục đích , nhưng ngân hàng cũng hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn , giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh ...
Vì vậy doanh số cho vay và thu nợ đều tăng so với năm trước ,nhất là trong năm 2001 , dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1522 tỉ , tăng 521 tỉ (152%) so với năm trước . Trong đó :
Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế : ngành Công Nghiệp chiếm 23,6%, ngành xây dựng chiếm 8,2%, ngành giao thông vận tải chiếm 37,3%, ngành thương nghiệp chiếm 15,7%, còn các ngành khác 14,7% tổng dư nợ
Phân theo thời hạn vay vốn, tỉ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 57% tổng dư nợ , chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Tỉ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 43% tổng dư nợ, trong đó cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 91%, trong năm chi nhánh đã thẩm định và cho vay mới 21 dự án, giúp các doanh nghiệp đầu tư cải tiến quy trình công nghệ , tăng chất lượng sản phẩm, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước; giải ngân 7 dự án của hợp đồng tín dụng đã ký năm trước, cho vay đồng tài trợ với công ty Tài Chính Bưu Điện ...
Ngoài ra chi nhánh còn cho vay có hiệu quả các chương trình Việt - Đức , chương trình Đài Loan, cho vay xuất nhập khẩu , cho vay theo chương trình chỉ định của chính phủ với tổng số dư nợ 12 tỉ , cho vay sinh viên của 5 trường Đại học trên địa bàn với số sinh viên là 377 sinh viên và dư nợ là 222 triệu đồng .
Cùng với các nghiệp vụ kinh doanh, chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa đã thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh như : bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng , bảo lãnh tiền tạm ứng. Tổng dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12/2001 là 313 tỉ VND.
2.2.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại
Hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh gồm nghiệp vụ thanh toán quốc tế , nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và nghiệp vụ chi trả kiều hối .
- Về thanh toán quốc tế :
L/C nhập khẩu khoảng trên 300 món
L/C xuất khẩu khoảng 20 món
Số chênh lệch thiếu ngoại tệ của chi nhánh phải mua của ngân hàng Công Thương Việt Nam và các tổ chức khác để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh .
Về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ : Mua bán ngoại tệ chủ yếu thông qua các đơn vị sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thanh toán, nhập khẩu , đầu tư tín dụng.
Nghiệp vụ chi trả kiều hối : Đã phục vụ khách hàng lĩnh tiền và mua bán ngoại tệ thuận lợi . Khách hàng , sau khi làm thủ tục, được lĩnh tiền ngay tại quầy, không phải qua phòng tiền tệ kho quĩ như trước đây
Hoạt động kinh doanh đối ngoại tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ trong hoạt động của ngân hàng nhưng cũng góp phần đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng và tăng thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh .
Gần đây, hoạt động kinh doanh đối ngoại đã khắc phục được khó khăn, đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác các nguồn ngoại tệ có giá cả hợp lý, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng và đã góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, lợi nhuận do kinh doanh ngoại tệ đem lại chiếm 3% tổng lợi nhuận chi nhánh. Nhìn chung công tác kinh doanh ngoại tệ đã tạo được niềm tin cho khách hàng và ngày càng có nhiều khách hàng tới mở tài khoản thanh toán và giao dịch ngoại tệ.
2.3- Công tác tièn tệ kho quỹ
Công tác thu chi tiền mặt nội tệ, ngoại tệ, ngân phiếu của tổ chức kinh tế qua quỹ ngân hàng đã tăng lên đáng kể có ngày lên tới 20 tỉ đồng, đã đảm bảo được tính kịp thời, không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi, đảm bảo việc kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, hư hỏng , đảm bảo an toàn kho quỹ.
2.4.Công tác kế toán tài chính
Doanh số thanh toán qua chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa năm 2001 đạt 130.5% so với năm 2000, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 73.92% tổng doanh số thanh toán.
Tính đến nay, tổng số tài khoản giao dịch là 4155 tài khoản , tăng 194 tài khoản so với năm trước . Trong đó số tài khoản tiền gửi là 2639 tài khoản, tài khoản doanh nghiệp là 427, tài khoản ngoài quốc doanh là 729, tài khoản tư nhân cá thể là 1453. Tài khoản cho vay là 820 tài khoản .
Hiện nay, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt đang không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng bằng hệ thống tin học hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.
Phòng kế toán đã luôn đổi mới phong cách giao dịch với khách hàng, luôn tận tình chu đáo với mọi khách hàng. Công tác thanh toán bù trừ, điện tử và chuyển tiền phải trả luôn đảm bảo tính nhanh gọn, chính xác.
Chi nhánh cũng đã cung cấp thêm các dịch vụ như dịch vụ trả tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên qua máy rút tiền tự dộng, dịch vụ thu tiền mặt ngay tại đơn vị khách hàng ... Ngoài ra ngân hàng cũng đang tiến hành khai thác thêm các dịch vụ mới để giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và thuận tiện trong công việc hàng ngày; công tác thanh toán tiền gửi dân cư đảm bảo an toàn bí mật.
Đã có sự phối hợp tốt giữa phòng kinh doanh và 2 phòng giao dịch trong việc thu nợ, thu lãi tiền gửi được kịp thời ,chính xác, bảo đảm các báo cáo hàng tháng , quý kịp thời .
2.5-Công tác thông tin điện toán
Phòng thông tin điện toán đã hoàn thành tót công tác cập nhất chứng từ, báo cáo quyết toán năm chính xác, phục vụ kịp thời cho ban lãnh đạo chi nhánh và các phòng ban trong cơ quan .
Đã phối hợp với phòng kế toán tài chính , phòng tổ chức hành chính viết chương trình phần mềm ứng dụng về lương mới phục vụ cho công tác chi trả lương cho cán bộ nhân viên .
Bảo dưỡng toàn bộ máy tính và máy in cùng các thiết bị khác, phân công cán bộ kỹ thuât lắp đạt các máy PC để các phòng ban có đủ phương tiện làm việc
Thay thế toàn bộ máy vi tính có tốc độ xử lý cao vào phần lớn các chương trình ứng dụng trong công tác hạch toán ,kế toán ngân hàng
Chấp hành tốt các qui định về sử dụng và bảo quản trang thiết bị .
2.6.Công tác kiểm tra
Đã tiến hành công tác kiểm tra nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và công tác pháp chế. Qua kiểm tra, nhìn chung các nghiệp vụ chấp hành tốt quy chế đề ra, tuy nhiên còn một số sai sót nhưng đã được kiến nghị sửa chữa ngay .
2.7-Các mặt công tác khác
Ngoài ra công tác tổ chức hành chính, công tác thi đua khen thưởng, hoạt động của các tổ chức đoàn thể ... cũng đã có những đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của ngân hàng .
-Công tác tổ chức hành chính : Phục vụ tốt các cuộc hội nghị của chi nhánh, xây dựng sửa chữa phòng giao dịch Cát Linh, nhà làm viêc cho quỹ tiết kiệm 43, mua sắm trang thiết bị cần thiết .
-Công tác thi đua : Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước trong năm 2001 đã đề ra các đợt thi đua .Từng phong trào thi đua ngắn ngày với nhiều hình thức hoạt động có sơ kết khen thưởng kịp thời động viên phong trào, thực hiện quyết định tặng thưởng “Huy chương vì sự nghiệp ngân hàng” của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các hoạt động phong trào có sự kết hợp giữa chính quyền , Công đoàn và Đoàn thanh niên như tổ chức hội thi kiểm ngân giỏi , hội thi văn nghệ toàn hệ thống...
III- đánh giá :
Sau 12 năm hoạt động chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa đã đạt được những kết quả đáng kể thể hiện ở kết quả kinh doanh cũng như trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên .
Trong năm 2001, tổng nguồn vốn huy đông đạt 2093 tỉ , tăng 43 tỉ so với kế hoạch cả năm Trung ương giao, so với cùng kỳ năm trước tăng 243 tỉ ( 113%) trong đó tiền gửi dân cư đạt 1442 tỉ đồng .Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt1522 tỉ , tăng 22 tỉ so với kế hoạch , so cùng kỳ năm trước tăng 521 tỉ (152%) trong đó tỉ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm 43%, cho vay các doanh nghiệp nhà nước chiếm 91%. Chỉ tiêu lợi nhuận cả năm vượt 13% so với kế hoạch. Trong năm qua chi nhánh đã tăng 750 tài khoản mới ,trong đó có 10 tài khoản khách hàng là doanh nghiệp nhà nước , đồng thời chi nhánh đã thẩm định và cho vay mới 21 dự án .
Mặt khác ,ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình , trách nhiệm cao và có ý thức phấn đấu vì sự nghiệp phát triển của chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa . Ngân hàng đã dành một phần kinh phí đáng kể cho việc tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ , nhân viên hiện có, kể cả việc học tập nghiệp vụ và trong lĩnh vực hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phòng ngừa rủi ro, quản lý ngân hàng hiện đại, thanh toán quốc tế .
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng được củng cố và phát triển , đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính . Vì vậy ngân hàng luôn luôn đảm bảo được sự cân đối cung cấp về vốn , đáp ứng nhu cầu thường xuyên của khách hàng .
Đối với các tổ chức trong nước và ngoài nước, chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa vẫn giữ được mối quan hệ thường xuyên trên nhiều lĩnh vực trước hết là mối quan hệ truyền thống như thanh toán xuất nhập khẩu, điều hoà vốn, đồng tài trợ dự án, trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra ngân hàng còn thường xuyên có các cuộc tiếp xúc , hội thảo, trao đổi với các khách hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh .
Bên cạnh những kết quả đạt được, chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa còn tồn tại một số thiếu sót cần phải khắc phục như sau:
- Nợ quá hạn và các khoản nợ khó đòi có tài sản thế chấp chờ xử lý có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, cần có biện pháp tiếp tục thu hồi .
- Lãi treo còn tồn đọng chủ yếu thuộc kinh tế ngoài quốc doanh chậm được thu hồi.
- Tỉ lệ sử dụng vốn chưa cao, mới sử dụng hết 54% nguồn vốn vào đầu tư cho vay.
- Do cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn về lãi suất tiền gửi , lãi suất tiền vay và tỉ giá giữa VND và ngoại tệ và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến thiếu nguồn ngoại tệ , không đáp ứng đủ cho nhu cầu nhập khẩu của khách hàng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh đối ngoại .
Trước những tồn tại nêu trên, chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa phải hết sức nỗ lực để giảm thiểu những tồn tại đó . Tuy nhiên trong những năm tới ,môi trương kinh doanh tiền tệ sẽ khấc nghiệt hơn nhiều : Đó là kỷ nguyên mới của hội nhập kinh tế toàn cầu , Hiệp định Thương mại Việt Mỹ có hiệu lực , thêm vaò đó là việc Việt Nam sẽ gia nhập AFTA , do đó sẽ có nhiêu ngân hàng nước ngoài với bề dày kinh nghiêm , trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất hiện đại hoạt động tại Việt Nam . Vì vậy , chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa phải cố gắng hơn nữa để duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh doanh hàng năm nên ngoài việc tiếp tục làm tốt các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ trả tiền lương hàng tháng qua máy rút tiền tự động , dịch vu chuyển tiền nhanh và kịp thời bằng các thiết bị thanh toán hiện đại nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác , dịch vụ thu chi tiền mặt ngay tại đơn vị khách hàng mà còn khai thác thêm các dịch vụ mới để giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và thuận lợi trong công việc hàng ngày.
Đề cương sơ lược
Đề tài:
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng Công thương Đống Đa
Mở đầu
Chương 1: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước của Ngân hàng Thương mại
Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước
Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước của ngân hàng thương mại
Khái niệm chất lượng tín dụng
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước
Cơ chế chính sách có liên quan đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.1 Khái quát về Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.2 Tín dụng đối với doang nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.3.1 Những kết quả đã đạt được trong công tác tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước
2.3.2 Những hạn chế về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng và dự án vay vốn
3.2.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
3.2.3 Phân loại doanh nghiệp để xác định mức cho vay hợp lý
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
3.2.5 Tiêu chuẩn hóa cán bộ, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng.
3.2.6 Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2 Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam
3.3.3 Đối với Nhà nước
3.3.4 Đối với doanh nghiệp nhà nước
3.3.5 Đối với Ngân hàng Công thương Đống Đa
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100116.doc