Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì

 Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì là loại hình doanh nghiệp sản xuất hoá chất. Do đó năng suất cũng như chất lượng lao động phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ tiên tiến và hiệu quả hoạt động của hệ thống máy móc thiết bị. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty được nâng cấp hàng loạt vào năm 1999 và năm 2000 chủ yếu là ở phân xưởng Clo và phân xưởng cơ điện. Vì vậy, muốn điều kiện về máy móc thiết bị tạo thuận lợi cho việc tăng năng suất và chất lượng lao động thì công ty phải cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đặc biệt là những máy móc thiết bị mới được mua sắm.

3. Đặc điểm vốn

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Khi mới ra đời tổng số cán bộ công nhân viên nhà máy gần 1000 người nhưng có tới trên 60% được tuyển chọn từ lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong tình nguyện, con em của nhân dân Việt Trì. Trên 70% công nhân có trình độ văn hoá mới hết cấp I, số công nhân học cấp III chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vừa tiến hành xây dựng, cán bộ công nhân viên nhà máy còn tích cực chuẩn bị sẵn sàng tiếp quản và vận hành dây chuyền máy móc thiết bị của nhà máy. Nhà máy đã phát động phong trào, tự mở lớp bổ túc văn hóa, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho hàng trăm công nhân. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, sự hỗ trợ của hơn 40 học sinh sinh viên thực tập, với đức tính cần cù hiếu học chỉ trong thời gian ngắn đội ngũ công nhân đã được trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất hoá chất, chuyên môn nghiệp vụ sẵn sàng bước vào mở máy sản xuất an toàn. Trong những năm từ năm 1966 đến năm 1972 nhà máy liên tục bị không quân Mỹ oanh tạc phá hoại. Nhưng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy luôn đoàn kết một lòng, không ngại hy sinh gian khổ, vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy. Vì thế mà trong suốt những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhà máy vẫn duy trì sản xuất liên tục, các sản phẩm của công ty vẫn có mặt cùng các ngành sản xuất khác góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. 2.2. Giai đoạn II (từ năm 1976 đến năm 1986) Đây là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Ở giai đoạn này nhà máy đã nhanh chóng vận hành ổn định dây chuyền mới cải tạo mở rộng, từng bước làm chủ và khai thác tối đa công suất dây chuyền sản xuất, nhiều sáng kiến đã được đề xuất và ứng dụng hiệu quả cho quá trình sản xuất. Nhiều đề tài nghiên cứu đã được triển khai sản xuất cung cấp sản phẩm mới cho nền kinh tế đất nước. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, với kinh nghiệm đã tích luỹ được lại được sự hướng dẫn nhiệt tình của chuyên gia nước bạn, công việc cải tạo mở rộng nhà máy đã được tiến hành khẩn trương và hoàn thành đúng kế hoạch. Ngày 20/10/1976 nhà máy đã chính thức khánh thành toàn bộ dây chuyền công nghệ đã được cải tạo mở rộng. Đặc biệt, ngày 19/5/1983 nhà máy đã khánh thành lò sản xuất đất đèn CaC2 cung cấp cho sản xuất PVC. Dây chuyền sản xuất thuỷ tinh lỏng cũng được đầu tư trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này nhà máy đã cung cấp tới 19 sản phẩm cho nền kinh tế, sản lượng Xút lỏng đạt được là 4500 Tấn/Năm. 2.3. Giai đoạn III ( từ năm 1987 đến năm 1995 ) Đây là giai đoạn đổi mới. Trong giai đoạn này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Dây chuyền máy móc thiết bị đã bắt đầu hư hỏng nặng, vật tư phụ tùng thay thế đã hết, vật tư nhập khẩu không được, dây chuyền sản xuất thuốc trừ sâu 666 bị đóng cửa năm 1986 do nhà nước cấm sản xuất loại thuốc trừ sâu này, dây chuyền PVC phải dừng sản xuất năm 1987 do sản xuất không hiệu quả kéo dài, chất lượng sản phẩm không ổn định. Do ngừng sản xuất 2 sản phẩm trên nên cân bằng Clo bị mất cân đối nghiêm trọng gây nên tình trạng máy móc hư hỏng nhiều, tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Sau chiến tranh từ năm 1986 đến năm 1990 nhà máy mở rộng đợt II sản lượng xút được nâng từ 4885 Tấn/Năm đến 6000 Tấn/Năm. Năm 1991 nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất bột giặt 5000 Tấn/ Năm và trở thành một trong những cơ sở sản xuất bột giặt đầu tiên ở miền Bắc, tạo ra sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất kinh doanh. Năm 1994 Nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất Javel đạt chất lượng cao đồng thời ngừng sản xuất thuỷ tinh lỏng theo phương pháp Xút, đầu tư dây chuyền sản xuất thuỷ tinh lỏng theo phương pháp Xô đa. 2.4. Giai đoạn IV ( từ năm 1995 đến nay ) Năm 1995 nhà máy đã được nhà nước chuyển đổi tên thành công ty cổ phần hoá chất Việt Trì và thay thế toàn bộ thùng điện cực Grafit bằng thùng điện phân điện cực Titan. Trong năm 1995, tổng số thùng điện phân của nhà máy là 44 thùng, dòng điện 11000-14500A, và công suất 6500 Tấn NaOH/Năm. Trong giai đoạn này nhà máy đẩy mạnh sản xuất kem giặt tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi Trung Quốc đồng thời triển khai thành công đề tài sản xuất CaCl2 phun sấy trên cùng tháp sấy bột giặt mở ra khả năng tiêu thụ lượng lớn axit HCl, chấm dứt việc thải axit HCl. Năm 1996 đầu tư hệ tháp phun sấy CaCl2 riêng biệt, đưa việc sản xuất CaCl2 vào hoạt động ổn định, sản phẩm có chất lượng cao đạt huy chương vàng hội chợ triển lãm Việt Nam. Năm 2001 nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm NPK công suất 15000 T/n. đồng thời bắt đầu triển khai liên kết với công ty VICO (Hải Phòng ) sản xuất sản phẩm bột giặt Vì Dân tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho công ty. Năm 2004 nhà máy đầu tư thêm 28 thùng điện phân nâng tổng số thùng điện phân làm việc lên 72 thùng, và nâng công suất NaOH lên 9000 T/n. Cũng trong năm 2004 nhà máy đầu tư hệ máy ly tâm thay thế cho hệ lọc muối cô đặc xút cũ. Năm 2005 công ty đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo lộ trình của nhà nước; công ty cổ phần hoá chất Việt Trì chính thức hoạt động từ 4/1/2006 mở ra một thời kỳ mới của công ty. Trong cơ cấu vốn điều lệ, phần vốn nhà nước chiếm gần 70% còn lại là của cán bộ công nhân viên đã tạo ra sự tham gia quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty hoá chất Việt Nam và cán bộ công nhân viên đi vào thực chất hơn. II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì 1. Cơ cấu tổ chức Công ty Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu hệ thống trực tuyến - chức năng. Số cấp quản lý của Công ty được chia làm hai cấp: + Cấp công ty; + Cấp phân xưởng. Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo các phòng ban, như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần hoá chất Việt Trì GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC KINH TẾ P. GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TC - HC PHÒNG KD PHÒNG KT P.X CLO P.X CƠ ĐIỆN P.X XÚT BAN KIẾM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Ghi chú: 1.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quản quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát giám đốc và những người quản lý khác trong công ty. Hội đồng quản trị điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Ban kiểm soát Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ kiểm tra các sổ sách chứng từ trong Công ty, báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường xảy ra, những ưu nhược điểm trong quá trình quản lý tài chính của hội đồng quản trị. 1.3. Giám đốc Giám đốc là đại diện pháp nhân theo pháp luật của công ty; điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. 1.4. Phó giám đốc Trong công ty cổ phần hoá chất Việt Trì có 2 phó giám đốc (phó giám đốc kinh tế và phó giám đốc kĩ thuật). Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nội dụng công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. - Phó giám đốc kinh tế: + Phó giám đốc kinh tế tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, kinh doanh, đời sống xã hội, trực tiếp chỉ đạo 1 số phòng ban nghiệp vụ quản lý về kinh tế theo sự phân công của giám đốc công ty. - Phó giám đốc kĩ thuật: + Phó giám đốc kĩ thuật chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động về lĩnh vực khoa học kĩ thuật, trực tiếp chỉ đạo khối các phòng ban quản lý kĩ thuật chất lượng và sản xuất theo sự phân công của giám đốc. 1.5. Phòng tổ chức – hành chính - Chức năng: + Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo và thực hiện các công tác: tổ chức cán bộ, tổ chức sản xuất, công tác đào tạo, tuyển dụng, bố trí nguồn nhân lực, lao động tiền lương, đề xuất các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ … đảm bảo đủ điều kiện thực hiện mục tiêu đề ra, giải quyết các chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành. - Nhiệm vụ: + Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ trực tiếp quản lý và thực hiện các công tác sau: Hợp đồng lao động, chế độ chính sách với người lao động (tiền lương, BHXH, BHYT…), quản lý lao động, kỷ luật lao động, thi đua khen thưởng, đào dạo tuyển mộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công cộng, trang thiết bị dụng cụ hành chính xây dựng cơ bản (nhà làm việc, công trình công cộng). 1.6. Phòng kĩ thuật - Chức năng: + Phòng kĩ thuật có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, quản lý kĩ thuật an toàn, quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý về chất lượng. Đồng thời, phòng kỹ thuật còn có chức năng hướng dẫn về kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc. - Nhiệm vụ: + Phòng kĩ thuật có nhiệm vụ: thiết kế, quản lý công nghệ sản xuất, xây dựng đăng kí các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng theo quy định của nhà nước, quản lý thiết kế bảo dưỡng lắp ráp thiết bị, xây dựng nội quy vận hành thiết bị kiểm tra về kĩ thuật… 1.7. Phòng kế toán - Chức năng: + Phòng kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, quản lý tài sản, quản lý các quỹ, kế hoạch hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của hoạt động tài chính của công ty. - Nhiệm vụ: + Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý công tác kế toán, thống kê tài chính tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu – chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lãi lỗ của công ty, tổng hợp đề xuất giá bán. 1.8. Phòng kinh doanh - Chức năng: + Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho giám đốc các phương án kinh doanh cho công ty, lập các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn... - Nhiệm vụ: + Phòng kinh doanh có nhiệm vụ: tổ chức thu mua cung cấp nguyên vật liệu, vật tư.., nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các chính sách giải pháp, xem xét các hợp đồng và cung cấp tài liệu cho khách hàng, có trách nhiệm thông tin các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và chất lượng cho các phòng ban liên quan… 2. Cơ cấu sản xuất Hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất và tiêu thụ các loại hoá chất cơ bản, do đó Công ty đã xây dựng cơ cấu sản xuất gồm ba phân xưởng sau: Phân xưởng Clo, phân xưởng cơ điện và phân xưởng Xút. Các phân xưởng tiến hành sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch mà Công ty đã lập, quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về mọi hoạt động sản xuất của đơn vị. Các phó quản đốc và các nhân viên trong phân xưởng giúp phân xưởng hoàn thành nhiệm vụ. + Phân xưởng Clo: tiến hành sản xuất các hoá chất có gốc Clo theo đúng số lượng từng sản phẩm đã định, cũng như chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của phân xưởng. + Phân xưởng Xút: tiến hành sản xuất hoá chất NaOH theo đúng số lượng đã định cũng như chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của phân xưởng. III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Đặc điểm về lao động Trong mỗi doanh nghiệp nói chung và trong Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì nói riêng, những biến động về cơ cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp luôn có ảnh hưởng đến công tác trả lương bởi công việc mà các đối tượng này thực hiện mang những đặc điểm và tính chất hoàn toàn khác nhau. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên trong công ty cổ phần hoá chất Việt Trì tỉ lệ lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn, cụ thể như sau : - Lao động chính: 211 người =59,4%. - Lao động phụ trợ, phục vụ bao gồm: bảo vệ, nhân viên hành chính, y tế, giữ xe, vệ sinh công nghiệp, thủ kho, công nhân phân tích, bốc xếp, mua vật tư, bán hàng, điều độ, công nhân cơ điện: 106 người=29.9%. - Lao động quản lý bao gồm các viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của công ty: 38 người =10,7%. Lao động chính, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý được phân bổ vào các sản phẩm theo bảng sau: Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty tháng 2/2009 STT Sản phẩm ĐVT ĐBLĐ Trong đó LĐ chính LĐ phục vụ LĐ quản lý 1 Xút Ng 116 36 62 18 2 HCl + Clo Ng 93 40 39 14 3 Bột giặt Ng 41 36 03 02 4 NPK Ng 29 26 01 02 5 CaCl2, Na2SiO3, Zn2Cl2, Javen Ng 76 73 01 02 Tổng Ng 355 211 106 38 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính) Qua bảng ta thấy lao động trực tiếp trong công ty chiếm 59,4%; còn lại lao động gián tiếp chiếm 40,6%. Như vậy, cơ cấu lao động trong công ty chưa hợp lý giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn lao động gián tiếp, nhưng tỷ lệ 40,6% lao động gián tiếp vẫn là lớn. Ngoài ra, các yếu tố như: độ tuổi, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng có ảnh hưởng đến chính sách trả lương của công ty. Ta có bảng thống kê chất lượng công nhân viên chức, lao động trong công ty cổ phần hoá chất Việt Trì như sau: Bảng 2: Thống kê trình độ lao động trong Công ty Trình độ Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Đại học 50 14,08 Trung cấp cao đẳng 57 16,06 Bậc 2-4 120 33,8 Bậc 5-7 114 32,1 Lao động giản đơn 14 3,96 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Như vậy về trình độ học vấn: các cán bộ quản lý trong Công ty đều được đào tạo và có trình độ quản lý. Tỉ lệ cán bộ công nhân viên trong công ty có bằng đại học chiếm 14,08%; tỉ lệ có bằng trung cấp cao đẳng chiếm 16,06%. Các công nhân lao động trực tiếp của công ty phần lớn cũng đã được đào tạo, có trình độ tay nghề (lao động trực tiếp có 33,8% bậc 2-4; 32,1% bậc 5-7). Từ năm 1997 đến nay, số công nhân viên chức, lao động trong công ty được đào tạo lại về nghề:13 người; về ngoại ngữ: 17 người; về đại học: 21 người. 2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật Qua sơ đồ công nghệ sản xuất dưới đây ta thấy, ngoài phân xưởng NPK có tính độc lập tương đối còn các phân xưởng khác đều có mối quan hệ khăng khít với nhau, phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau và tác động tương hỗ lẫn nhau. Một mặt đây là ưu điểm của hệ thống sản xuất chung nhưng mặt khác nó lại là nhược điểm hạn chế tính chủ động sản xuất của từng sản phẩm, đòi hỏi phải có sự cân đối nhất định của các sản phẩm với nhau và với sức tiêu thụ trên thị trường. Chính vì vậy, nên khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm của phân xưởng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của phân xưởng trước đó. Sơ đồ 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất P/X xút P/X Clo Muối Xô đa CaCl2 Xút 30% H2 Xút Clo CaCO3 P/X bột giặt Javen Clo lỏng HCL 30% Javen CaCl2 Bột giặt LAS Na2CO3 STTP Silicat P/X Silicát SiO2 Na2CO3 Na2SiO3 P/X NPL NPK Lân Đạm Kali (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Ngoài ra, tình hình máy móc thiết bị và công tác cung ứng nguyên vật liệu trong công ty cũng ảnh hưởng lớn đến việc xác định các hình thức trả lương trong công ty. Trong bộ phận sản xuất, máy móc thiết bị sử dụng và tình hình cung ứng nguyên vật liệu là một trong những điều kiện tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả. Bảng 3. Tình hình máy móc thiết bị sản xuất của công ty Bộ phận Loại máy Số lượng Nơi sản xuất Năm mua Giá trị ban đầu (trđ) PX Xút Hệ thống hoà tan nước muối 1 Trung Quốc 1998 900 Hệ thống bơm 4 Trung Quốc 1990 400 Thùng điện phân 7 Nhật 1984 200 PX Clo Tháp hấp thụ khí 1 Trung Quốc 2000 1100 Hệ thống bơm 5 Trung Quốc 1999 500 Hệ thống hoá lỏng khí Clo 1 Trung Quốc 2000 800 Tháp phun CaCl2 1 Nhật 2000 1300 PX cơ điện Máy chỉnh lưu 5 Nhật 2000 600 Lò hơi 4 Việt Nam 1999 300 (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì là loại hình doanh nghiệp sản xuất hoá chất. Do đó năng suất cũng như chất lượng lao động phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ tiên tiến và hiệu quả hoạt động của hệ thống máy móc thiết bị. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty được nâng cấp hàng loạt vào năm 1999 và năm 2000 chủ yếu là ở phân xưởng Clo và phân xưởng cơ điện. Vì vậy, muốn điều kiện về máy móc thiết bị tạo thuận lợi cho việc tăng năng suất và chất lượng lao động thì công ty phải cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đặc biệt là những máy móc thiết bị mới được mua sắm. 3. Đặc điểm vốn Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần có vốn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định quy mô của một doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tạo ra một nguồn vốn để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh được ổn định là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất. Trải qua nhiều năm hoạt động việc sử dụng vốn của công ty cổ phần hoá chất Việt Trì có hiệu quả hơn nhờ sự quản lý đúng đắn và khoa học của các cán bộ quản lý. Bảng sau thể hiện tình hình sử dụng vốn ở Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì: Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn ở Công ty Đơn vị tính: Tỷ đồng. TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Nợ phải trả 19.177 17.665 15.610 24.882 23.596 24.982 24.553 2 Vốn chủ sở hữu 13.683 14.310 28.593 31.000 31.000 31.000 31.000 3 Tổng tài sản 32.860 31.975 44.204 55.882 54.596 55.596 54.432 4 Tỉ lệ nợ phải trả / tổng vốn (%) 58.3597 55.2463 35.3135 44.526 43.2193 44.934 45.108 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng ta thấy tỉ lệ Nợ phải trả/ Tổng vốn giảm qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty tăng đồng nghĩa với việc công ty sử dụng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị có hiệu quả 4. Đặc điểm sản phẩm,thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh Khi mới thành lập, Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì chỉ sản xuất những sản phẩm hoá chất cơ bản, đến nay công ty đã có trên mười sản phẩm cung cấp cho thị trường: - Xút lỏng (Liquid Sodium causic) : Hàm lượng : NaOH >30% Na2CO3 £ 1% Fe2O3 £ 0,01% NaCl £ 5% Công suất 10.000 tấn/năm ISO9001:2000 - Clo lỏng (Liquid Chlorine) : Hàm lượng Cl2 ³ 99.6% H2O trọng lượng £0,06% Công suất 2.000 tấn/năm - Axit clohydric (Hydro Chlỏic acid): Hàm lượng HCl = 31,5±05% Fe £ 30ppm Cl2 £ 40ppm SO42 £ 0,03% Công suất 20.000 tấn/ năm ISO 9001:2000 - Giaven (Sodium Hypochlorite) : NaClO Hàm lượng Clo hữu hiệu: 80±5g/l Kiềm dư: 5±2g/l Công suất: 5.000 tấn/năm - Kẽm clorua (Zine Chloride) : ZnCl2 Hàm lượng CaCl2 ³95% Tạp chất không tan 0,5% max Công suất: 5.000 tấn/năm - Bari clorua (Barium Chloride): BaCl2.2H2O 98% - Thuỷ tinh lỏng (Sodium Silicate or Water glass) : Na2SiO3 Hàm lượng Tỷ trọng: 1,4-1,42 Modun: 2,5-3,2 Hàm lượng: SiO2: 29-32% Công suất: 5.000 tấn/năm - Canxi Clorua (Calcium Chloride) : CaCl2 Hàm lượng CaCl2 ³ 95% Tạp chất không tan 0,5% max pH dung dịch 10%: 7,5-8 Công suất: 5.000 tấn/năm - Bột giặt (Detergents) - Phân bón tổng hợp NPK (NPK Fertilizer) 5. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Những năm đầu thế kỉ XX, sản xuất của công ty liên tục tăng trưởng, tỉ lệ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trước hết, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm trước khi cổ phần hoá. Bảng 5: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trước cổ phần hoá STT CÁC CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2002 2003 2004 Tổng tài sản Tr.đ 32 860 31 975 44 204 Nguồn vốn nhà nước Tr.đ 13 683 14 310 15 610 Nguồn vốn kinh doanh Tr.đ 13 292 13 292 14 468 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr.đ 64 661 72 239 76 108 Doanh thu Tr.đ 72 596 88 595 99 022 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 865 1 193 2 223 Nộp ngân sách Tr.đ 1 901 2 174 2 130 Nợ phải trả Tr.đ 19 177 17 665 28 593 Nợ phải thu Tr.đ 6 774 8 137 8 999 Lao động Người 520 501 496 Thu nhập 1000đ/ng/tháng 1 212 1 355 1 560 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm trước cổ phần hoá ta thấy: nhìn chung 3 năm trước cổ phần hoá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển tốt. - Về tổng doanh thu năm 2003 tăng 15.999 tỷ đồng so với năm 2002; năm 2004 tăng 10.427 tỷ đồng so với năm 2003. Điều này là do bắt đầu từ năm 2002 công ty đưa được sản phẩm NPK và bột giặt liên kết vào sản xuất với số lượng lớn nên đã tạo nên sự tăng trưởng đột biến (giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 so với năm 2001 tăng trưởng 51.5%, doanh thu tăng trưởng 54.2%) đã tạo đà phát triển cho những năm sau. Cùng với việc đưa vào sản xuất ổn định hai sản phẩm nói trên, từ năm 2002 đến nay do kết quả của việc đầu tư và phát triển thị trường, các sản phẩm thuộc dây chuyền Xút – clo cũng có sự tăng trưởng khá. Trong đó: + Sản phẩm Xút thương phẩm đã tăng từ 5 534 tấn (năm 2002) lên 7 086 tấn (năm 2004) + Sản phẩm HCl thương phẩm đã tăng từ 7 181 tấn (năm 2002) lên 15 041 tấn (năm 2004). + Sản phẩm Clo lỏng đã tăng từ 1 041 tấn (năm 2002) lên 1 449 tấn (năm 2004). - Số lao động năm 2003 là 501 người giảm 19 người so với năm 2002. Năm 2004 số lao động là 496 người giảm 8 người so với năm 2003. Như vậy lợi nhuận bình quân và doanh thu bình quân trên một lao động tăng lên. Tiếp theo, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trong hai năm 2005-2006. Năm 2006, năm đầu tiên Công ty hoạt động dưới hình thức là công ty cổ phần, sản xuất kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn, giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng, sản phẩm NPK chịu sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng quản trị công ty, sự lãnh đạo chủ động linh hoạt cụ thể của Đảng bộ, ban giám đốc công ty, toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy mọi nguồn lực của đơn vị, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Công ty đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch do hội đồng quản trị đề ra, chấp hành đầy đủ các chính sách pháp luật của nhà nước. Ta có bảng số liệu như sau: Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005-2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ.đồng 60.4 67 69 69,4 2 Tổng doanh thu Tỷ.đồng 101 108 110 109 3 Nộp ngân sách Tỷ.đồng 2.16 2,3 2,4 2,45 4 Lợi nhuận Tỷ.đồng 2.03 5.5 112,5 274,9 5 Đầu tư mới Tỷ.đồng 2.94 3,00 3,04 6 Số lao động bình quân Người 460 305 104,8 33,89 7 Thu nhập bình quân 1000đ/th 1.89 2.3 2,5 2,3 8 Tổng tài sản Tỷ.đồng 55.88 60 62 62 9 Vốn kinh doanh Tỷ.đồng 25.41 26 27 27 10 Vốn vay Tỷ.đồng 14.04 11 12,03 12,08 11 Vốn chủ sở hữu Tỷ.đồng 31 31 31 31 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2006 đã tăng so với năm 2005 là khá lớn từ 2.03 tỷ lên 5.5 tỷ, số lao động giảm từ 460 xuống còn 305 người. Tổng doanh thu năm 2005 là 101 tỷ đồng, năm 2006 là 108 tỷ đồng tăng 7tỷ (6.9%) so với năm 2005. Điều này cho thấy, năng suất lao động và hiệu quả làm việc cao hơn và đây cũng là kết quả tích cực của hướng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và bồi dưỡng trình độ lao động của công ty. Tỉ lệ doanh thu bình quân/ người cho biết mức doanh thu mà mỗi công nhân có thể tạo ra. Tỉ lệ này năm 2005 là 219.56 triêu đồng/người, năm 2006 là 337.5 triệu đồng/ người tăng 53.7% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên trong công ty cùng sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc trong việc sử dụng người lao động. Để mức tăng trưởng này bền vững và tăng lên trong những năm tới công ty cần quan tâm về nhiều mặt như chất lượng lao động, bố trí lao động hợp lý, hệ thống máy móc thiết bị… - Tất cả những điều này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty. Xét tỉ lệ Lợi nhuận/ VCSH , tỉ lệ này năm 2005 là 6.05%, năm 2006 là 17.74% (tăng 11.69% so với năm 2005). Điều này chứng tỏ vốn chủ sở hữu của công ty đã được sử dụng hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên ta có được cái nhìn tương đối toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết hợp hai bảng số liệu 5 và 6 ta vẽ biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu của Công ty giai đoạn 2002-2008. Ở biểu đồ 1 dưới đây, ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty tăng từ năm 2002 đến năm 2004, năm 2005 giá trị này giảm xuống còn 60.4 tỷ đồng và đến năm 2006 tăng lên 67.5 tỷ. Điều này là do năm 2005, công ty đã giảm sản xuất mặt hàng xút (từ 7611 tấn xuống 7052 tấn) và mặt hàng axit HCl (từ 15628 tấn xuống còn 13011 tấn). Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty giai đoạn 2002-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Dưới đây là biểu đồ doanh thu tiêu thụ của Công ty qua các năm 2002-2006. Biểu đồ 2: Doanh thu tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2002-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Qua biểu đồ có thể thấy doanh thu tiêu thụ của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 doanh thu tiêu thụ tăng 12.1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22589.doc
Tài liệu liên quan