Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây

Trong những năm qua, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây mặc dù đã rất cố gắng trong việc tổ chức, quản lý nhân sự nhưng công tác này vẫn còn không ít khó khăn, nhất là trong quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Để khắc phục tình trạng khó quản lý nguồn lao động, Công ty hàng năm đều lập kế hoạch lao động - tiền lương một cách cụ thể để giúp cho quá trình điều phối lao động được thực hiện tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song hàng năm việc thực hiện kế hoạch đặt ra chỉ đạt từ 80 – 90%. Điều này cũng phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Công ty.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệt hại cho công ty *Phê duyệt phương án trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật *Hội đồng quản trị có thể đình chỉ các quyết định của giám đốc nếu xét thấy trái pháp luật, vi phạm điều lệ, nghị quyết và các quy định của hội đồng quản trị *Chịu trách nhiệm về những sai phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, những vi phạm trong quản trị gây thiệt hại cho công ty. *Xem xét và uỷ quyền cho giám đốc, khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi và tài sản của công ty. *Xem xét các quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu có ghi danh *Định kỳ hàng quý công bố công khai tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và lợi tức cổ phiếu. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành Chủ tịch hội đồng quản trị là người được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm đại diện phần vốn của Nhà nước trong công ty, là người có quyền cao nhất điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty theo pháp luật, điều lệ và nghị quyết của Đại hội cổ đông. Với nhiệm vụ là phải bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện theo phương án kinh doanh mà đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội cổ đông, Chủ tịch hội đồng quản trị trình hội đồng quản trị các báo cáo về hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty trước Đại hội cổ động. Theo cơ chế quản lý hiện nay của Công ty là chế độ một thủ trưởng, giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch; là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty; chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành công ty. Giúp việc giám đốc có phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc. Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc điều hành: -Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp luật, điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội cổ đông về khen thưởng, kỷ luật -Lựa chọn và đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm các phó giám đốc và kế toán trưởng -Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện phương án kinh doanh đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội cổ đông -Được tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc và nâng bậc lương cho cán bộ nhân viên dưới quyền -Xây dựng và trình hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm -Ký các báo cáo, văn bản hợp đồng và các chứng từ của công ty -Quy định giá mua, giá bán sản phẩm (Trừ các giá do nhà nước quy định) -Trình hội đồng quản trị các báo cáo về tình hình hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông -Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất. -Phải tuân thủ điều lệ công ty, trung thực thừa hành chức trách của mình, bảo vệ lợi ích của công ty. Đại diện cho công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty khi hội đồng quản trị uỷ quyền bằng văn bản. Phó giám đốc: gồm có hai phó giám đốc: Một phụ trách kỹ thuật và kinh doanh vận tải; hai là phụ trách tài chính. Họ là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước nhà nước về nhiệm vụ của mình được phân công. Cụ thể là họ có nhiệm vụ giúp đỡ và bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức tài chính sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để giám đốc nắm bắt và điều chỉnh kế hoạch; triển khai các công việc đã thống nhất xuống các bộ phận thuộc khối mình phụ trách kịp thời và thông tin nhanh những thuận lợi và khó khăn trong việc điều hành để cùng giám đốc rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng chỉ đạo mới. Phòng kinh doanh: gồm có bốn người, trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng và hai nhân viên. Phòng kinh doanh có chức năng: -Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, đôn đốc, giám sát, điều hành, thực hiện kế hoạch đã phê duyệt, từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để giúp cho giám đốc có định hướng đúng trong việc chỉ đạo kinh doanh. -Lập kế hoạch vận tải hàng hoá, hành khách hàng năm trên cơ sở các chỉ tiêu, khoán cho từng đầu xe tải và cho từng luồng vận chuyển khách -Nghiên cứu cơ chế thị trường để kịp thời điều chỉnh mức khoán cho từng đầu xe tải và từng luồng hàng vận chuyển khách đúng thời điểm. -Khai thác triệt để luồng đường: mặt hàng, nguồn khách hợp đồng và công cộng. -Đảm bảo thủ tục cho các phương tiện hoạt động trên đường hợp lệ -Phối hợp với phòng kỹ thuật vật tư để nắm chắc tình trạng kỹ thuật Chức năng của phòng kỹ thuật nằm dưới sự quản lý của phòng kinh doanh: -Quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh -Theo dõi đôn đốc các lái phụ xe làm tốt các công việc bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng định kỳ, định ngạch. -Thường xuyên kiểm tra an toàn phương tiện, bao gồm các hệ thống an toàn, trang bị các hệ thống phòng chống cháy nổ, thường xuyên đôn đốc theo dõi kiểm tra các phương tiện đến kỳ khám kế hoạch. -Kiểm tra an toàn phương tiện, an toàn giao thông vận tải, chất lượng cao. -Theo dõi chặt chẽ sửa chữa lớn phương tiện, xây dựng phương án, đảm bảo đúng các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu đơn giá kinh tế kỹ thuật. -Lập kế hoạch vật tư kỹ thuật, kế hoạch sửa chữa lớn của đơn vị, đảm bảo phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh. -Hệ thống kỹ thuật xe khách hàng năm. Phòng tổ chức – hành chính: Gồm có bốn người, trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng, một lao động tiền lương, một nhân viên. Phòng tổ chức hành chính có chức năng, nhiệm vụ: -Giúp việc cho giám đốc và ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý về nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo, xếp lương thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ nội bộ, sắp xếp đời sống, nơi ăn chốn ở, vị trí làm việc, quan hệ đối ngoại, đảm bảo công tác văn thư đánh máy và giữ bí mật tài liệu. -Bảo vệ tài sản Xã hội chủ nghĩa và an ninh trật tự an toàn xã hội trong Công ty và khu vực quản lý lao động, tiền lương, định mức sản phẩm, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội theo chế độ chính sách của Nhà nước. Phòng kế toán – tài vụ: gồm năm người, trong đó có một trưởng phòng, một kế toán tổng hợp và ba nhân viên. Phòng là bộ phận giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính hàng năm trên cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý chắc nguồn vốn, hạch toán thu chi tài chính theo đúng chế độ của nhà nước, phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý và hạch toán giá thành sản phẩm, tham mưu cho giám đốc chủ động sử dụng nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, mở sổ theo dõi tài chính tài sản vật tư, lập kế hoạch chứng từ ghi chép và hạch toán, thanh quyết toán gọn nhẹ việc thu chi, quản lý chặt chẽ chế độ thu chi quỹ tiền mặt. Xưởng sửa chữa: có 17 người, trong đó có một xưởng trưởng và 17 công nhân. Xưởng có bốn tổ thợ : ba tổ máy gầm và một tổ gò hàn. Xưởng có chức năng :đảm nhiệm các công việc sửa chữa bảo dưỡng các cấp của Công ty và khai thác cả các phương tiện bên ngoài. Hệ thống trang thiết bị của xưởng bao gồm: -Đối với máy gầm: kích, giá đỡ lốp, dụng cụ đo, các đồ nghề cá nhân đủ điều kiện để đại tu một máy, một gầm -Đối với tổ sơn, gò hàn: máy hàn điện, máy hàn hơi, máy khoan, hai bộ giá nâng xe, bình phun xe, buồng phun sơn xe. Phương án quản lý kỹ thuật phương tiện trong công ty có nội dung: -Công tác quản lý sửa chữa: +Quản lý sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên +Quản lý sửa chữa đột xuất +Quản lý sửa chữa lớn +Cung ứng vật tư +Chuyển đổi giao nhận phương tiện -Quản lý phân xưởng sửa chữa -Quản lý lái phụ xe trong Công ty Trong đó: *Sửa chữa lớn: -Đối với máy: +Cấp đại tu máy: 140.000 – 160.000 km/1 đầu xe +Bảo dưỡng cấp 1: 2500 km/1 đầu xe +Bảo dưỡng cấp 2: 7500 km/1 đầu xe +Sửa chữa thường xuyên: 1000 km/1 đầu xe -Đối với thân vỏ: +Tân trang xe: tính theo năm là từ 2.5 đến 3 năm một lần như sơn, bọc lại đệm, sửa chữa hàn, chỗ mục mọt trong xe +Trung tu: sau hai lần tân trang thì trung tu, bao gồm: thay vỏ, đóng lại ván sàn, trang trí lại nội thất, sửa chữa ghế. Ngoài ra còn có các hệ thống an toàn như: đèn các loại, kính, hệ thống điện đài, hệ thống điện, gầm *Bảo dưỡng: -Bảo dưỡng 1: Kiểm tra xe trước và sau khi hoạt động, kiểm tra lốp, hệ thống chuyển động, kiểm tra máy bơm mỡ, căn chỉnh, hiệu chỉnh các bu lông hoạt động, các hệ thống thiết bị của xe, kính, cửa xe, ghế, làm vệ sinh cho xe -Bảo dưỡng 2: Ngoài công việc bảo dưỡng 1 ra, lái xe phải bảo dưỡng mayơ, thay dầu các hệ thống trợ lực, rửa các bộ lọc dầu của máy, kiểm tra và súc rửa két nước, thùng dầu, kiểm tra căn chỉnh lại bơm, kiểm tra hoặc thay dầu cầu, dầu số, bơm mỡ… *Theo kế hoạch xây dựng của Công ty về các cấp sửa chữa đối với máy, gầm, vỏ thì tính trung bình: -Vỏ: theo kinh nghiệm xây dựng của đơn vị là 8 – 9 năm đại tu vỏ một lần -Máy: qua đại tu máy vào khoảng 3 – 4 lần -Gầm: thay gầm (hộp số, cầu xăng…) khi qua sửa chữa nhiều lần, hầu hết các bộ phận bị hư hỏng, Công ty sẽ cân đối giá sửa chữa và thay thế. Nếu giá mua mới chiếm tỷ trọng khoảng 3/4 hoặc 4/5 giá thành thì Công ty cho thay mới -Đối với xe: Căn cứ theo quy định của nhà nước tại Nghị định 92- CP thì: +Xe hoạt động trên 300 cây số: (+)Đối với xe nguyên bản thì được 15 năm (+)Đối với xe cải tạo thì được 12 năm +Xe hoạt động dưới 300 cây số (+)Đối với xe nguyên bản thì được 20 năm (+)Đối với xe cải tạo thì được 17 năm Bộ phận dịch vụ xăng dầu: có 13 người, là một cửa hàng dịch vụ của Công ty với mục tiêu kinh doanh xăng dầu, mỡ, bảo dưỡng các loại, cung cấp bán xăng dầu cho toàn bộ xe của đơn vị và cả bên ngoài. Bộ phận này đang từng bước đi vào ổn định và phát triển với chức năng phục vụ cho sản xuất nội bộ là chính, đồng thời mở rộng sản xuất phục vụ cho khách hàng bên ngoài nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. 2.Quy trình sản xuất kinh doanh Không giống như các công ty sản xuất sản phẩm cụ thể, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây vì hoạt động trong lĩnh vực vận tải nên quy trình sản xuất kinh doanh có những nét khác biệt. Chính vì tuỳ theo đặc điểm và loại hình sản xuất kinh doanh mà mỗi công ty sẽ có quy trình sản xuất kinh doanh khác nhau nên Công ty hiện nay có quy trình sản xuất kinh doanh được thể hiện qua sơ đồ sau: Lực lượng xe Xưởng sửa chữa Bộ phận dịch vụ Phòng kinh doanh 3.Quá trình lập kế hoạch của Công ty Hiện nay, Công ty có 5 mặt lập kế hoạch là : -Kế hoạch sản xuất -Kế hoạch phương tiện (bao gồm cả đầu tư phát triển) -Kế hoạch vật tư kỹ thuật (bao gồm cả công tác quản lý và sửa chữa) -Kế hoạch lao động - tiền lương -Kế hoạch tài chính Việc lập kế hoạch cho các mặt quản lý trên đều dựa trên các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu căn cứ vào ba chỉ tiêu là: -Lao động -Phương tiện (như số lượng, nhãn mác xe, trọng tải, năng suất…) -Thị trường hay cụ thể là luồng tuyến Quá trình lập kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch chung của quốc gia, của xã hội và phương hướng của Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị đề ra kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty, phòng kinh doanh lập kế hoạch sản xuất chuyển đến phòng tổ chức để lập kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương. Các kế hoạch này được chuyển tới phòng tài vụ để lập kế hoạch chi phí cho sản xuất. Tổng hợp các kế hoạch trên thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế hoạch sản xuất kinh doanh này sẽ quay trở lại các phòng ban để các phòng ban đó thực hiện kế hoạch chung của Công ty. 4.Tình hình sử dụng lao động của Công ty trong những năm qua Năm Tổng số lao động Số lao động đang làm việc (lao động thường xuyên) Số lao động dôi dư 1999 197 166 31 2000 206 162 44 2001 196 172 24 2002 197 177 20 2003 177 170 7 Thực tiễn cho thấy, sự phát triển kinh tế – xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Hơn bất cứ nguồn lực nào khác, con người luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Song khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả là công việc đầy khó khăn và phức tạp. Đặc biệt là khi chuyển sang cơ chế thị trường, từ một doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần, lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên Công ty hơn bao giờ hết cần phải sử dụng người lao động của mình một cách có hiệu quả. Đó chính là vấn đề sống còn của Công ty. Trong những năm qua, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây mặc dù đã rất cố gắng trong việc tổ chức, quản lý nhân sự nhưng công tác này vẫn còn không ít khó khăn, nhất là trong quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Để khắc phục tình trạng khó quản lý nguồn lao động, Công ty hàng năm đều lập kế hoạch lao động - tiền lương một cách cụ thể để giúp cho quá trình điều phối lao động được thực hiện tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song hàng năm việc thực hiện kế hoạch đặt ra chỉ đạt từ 80 – 90%. Điều này cũng phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Công ty. Nhìn vào diễn biến tổng số lao động từ năm 1999 đến năm 2003, ta thấy nhìn chung thì tình hình lao động của Công ty khá ổn định. Song số lao động dôi dư vẫn còn khá nhiều, đặc biệt là trong năm 2000. Điều này chứng tỏ việc giải quyết việc làm của Công ty trong quá trình chuyển đổi sang Công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn. Mặc dù số lượng lao động dôi dư ngày càng phát triển, nhất là năm 2003 chỉ còn 7 người, nhưng với biện pháp là cho nghỉ việc hay về hưu sớm thì không phải là biện pháp hay và có hiệu quả, đòi hỏi Công ty cần đưa ra những kế hoạch thật sát với thực tế và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra, đồng thời cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc quản lý nguồn lao động. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh mà mỗi công ty sẽ có cách thức tổ chức, quản lý nhân sự riêng sao cho đúng người, đúng việc và có hiệu quả nhất.Vì thế, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, số lượng lao động của Công ty tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất. Năm 2003: Tổng số lao động là 177, trong đó: sản xuất vận tải là 164, dịch vụ là 13. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, nó cũng là một bất lợi cho công tác quản lý nhân sự do tính chất của ngành vận tải có những nét riêng biệt như phạm vi hoạt động, nơi làm việc, đối tượng phục vụ… III.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây và phương hướng trong giai đoạn tới. 1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây trong những năm gần đây. a.Năm 2001 Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu tài chính 12 tháng năm 2001 SốTT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2001 Thực hiện 12 tháng 2001 So sánh TH/KH I Sản lượng 1 Khối lượng hàng hoá VC Xe tải Tấn 826 Xe ka Người 560.000 570.626 102 2 Khối lượng hàng hoá LC TKm 6.400.000 6.588.434 Xe tải TKm 62.290 Xe ka NgKm 64.000.000 65.261.442 103 II Tổng DT (trừ BHHK) đồng 7.589.342.000 7.904.465.721 104 Xe tải - 46.888.000 Xe ka - 7.247.342.000 7.454.552.490 102,8 Hoạt động tài chính - 20.000.000 22.163.721 110 Hoạt động khác - 140.000.000 152.566.400 108 Dịch vụ xăng dầu - 182.000.000 228.295.110 125 - Xe tải Đ/1000TKm 750.000 - Xe ka đ/10.000NgKm 1.132.300 1.142.200 III Tổng chi phí đồng 6.800.342.000 7.100.684.105 104 Xe tải - 42.662.300 Xe ka - 6.550.342.000 6.767.052.345 103 Hoạt động tài chính - 35.000.000 62.274.610 177 Hoạt động khác - 35.000.000 34.540.000 98 Dịch vụ xăng dầu - 180.000.000 194.154.850 - Xe tải Đ/1000TKm 684.000 - Xe ka đ/10.000NgKm 1.023.400 1.036.000 IV Thuế giá trị gia tăng đồng 377.000.000 380.870.160 100 Xe tải - 2.233.000 100 Xe ka - 355.000.000 355.035.800 100 Hoạt động khác - 6.000.000 6.181.100 100 Dịch vụ xăng dầu - 16.000.000 17.420.260 100 V Lãi (+) lỗ (-) - 412.000.000 422.911.456 102,6 Xe tải - 1.992.700 Xe ka - 302.500.000 332.464.345 109 Hoạt động tài chính - 5.000.000 -40.110.889 Hoạt động khác - 88.000.000 111.845.300 127 Dịch vụ xăng dầu - 16.500.000 16.720.000 101 VI Khấu hao cơ bản trích - 825.920.000 846.587.500 102,5 VII Tổng quỹ lương thu nhập - 1.370.000 1.281.311.000 93 Quan hệ với ngân sách STT Chỉ tiêu Số phải nộp Số đã nộp Thừa(+) thiếu (-) Thiếu, thừa 2000 Số phải nộp 12T/2001 Tổng số 1 Thuế VAT +15.487.385 53.994.504 38.507.119 32.411.474 -6.095.645 2 Thuế thu nhập DN -15.729.581 74.482.422 90.212.003 66.974.981 -23.237.022 3 Thuế môn bài 850.000 850.000 850.000 Cộng -242.196 129.326.926 129.569.122 100.236.455 -29.332.667 b.Năm 2002 Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện So sánh (%) I Sản lượng A Khối lượng vận chuyển Vận tải hành khách Người 631.300 656.600 104 Vận tải hàng hoá Tấn - 138 B Khối lượng luân chuyển Vận tải hành khách NgKm 69.500.000 72.403.200 104 Vận tải hàng hoá TKm 10.460 II Tổng doanh thu(trừ BHHK) đồng 9.630.000.000 10.043.402.668 104 Vận tải hành khách - 8.800.000.000 9.170.479.500 104 Vận tải hàng hoá - 7.852.000 Dịch vụ xăng dầu - 210.000.000 217.753.500 103 Hoạt động tài chính - 20.000.000 26.098.668 130 H.động khác+bán xe W50 - 600.000.000 621.219.000 103,5 III Tổng chi phí - 8.392.000.000 8.756.777.280 104 Vận tải hành khách - 8.005.000.000 8.343.019.045 104 Vận tải hàng hoá - 7.288.000 Dịch vụ xăng dầu - 172.000.000 179.388.600 104 Hoạt động tài chính - 40.000.000 42.916.235 105 Hoạt động khác - 175.000.000 184.165.400 105 IV Thuế GTGT (VAT) - 479.000.000 497.077.368 100 Vận tải hành khách - 420.000.000 436.689.650 100 Vận tải hàng hoá - Dịch vụ xăng dầu - 14.000.000 14.364.800 100 Hoạt động khác - 45.000.000 45.648.918 100 V Lãi (+) lỗ (-) - 769.000.000 789.548.020 102,6 Vận tải hành khách - 375.000.000 390.770.805 104 Vận tải hàng hoá - 190.000 Dịch vụ xăng dầu - 24.000.000 24.000.000 100 Hoạt động tài chính - 20.000.000 -16.817.567 Hoạt động khác - 350.000.000 391.404.682 103 VI Khấu hao cơ bản (trích) - 1.200.000.000 1.206.006.000 100 VII Tổng QL thu nhập - 1.543.000.000 1.557.211.600 101 Tiền lương b/q - -Sản xuất vận tải - 791.270đ/tháng -Dịch vụ - 456.300đ/tháng Quan hệ ngân sách Thuế GTGT 502.506.368 đ -Thuế TNDN 255.810.494 đ -Thuế môn bài 850.000 đ Báo cáo tài chính năm 2002 Số TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Số liệu BC I Tài sản lưu động -Vốn bằng tiền đồng 364.023.955 -Đầu tư tài chính ngắn hạn - 788.617.096 -Đầu tư tài chính dài hạn - 20.000.000 -Các khoản nợ phải thu - 262.893.564 -Các khoản nợ khó đòi - -Hàng tồn kho - 105.906.419 -Tài sản lưu động khác - II Tài sản cố định - -Nguyên giá tài sản cố định - 17.337.279.118 -Giá trị hao mòn luỹ kế - 3.892.817.582 -Chi phí xây dựng dở dang - -Ký cược ký gửi dài hạn - III Nợ phải trả - 9.030.365.540 a Nợ ngắn hạn - 1.137.271.540 b Nợ dài hạn - 5.022.000.000 Trong đó: Quá hạn trả IV Nguồn vốn quỹ - 14.253.078.632 -Nguồn vốn kinh doanh - 4.216.567.263 -Nguồn vốn chủ sở hữu - 5.074.986.374 -Chênh lệch giá - -Quỹ phát triển kinh doanh - 478.974.194 -Quỹ dự phòng tài chính - 80.720.181 -Quỹ dự phòng mất việc làm - 48.289.181 -Lãi chia phân phối - 298.724.736 V Các quỹ - a Quỹ đầu tư phát triển - Số dư đầu kỳ - 164.502.645 Số trích trong kỳ - 324.569.549 Số đã chi trong kỳ - 10.098.000 Còn lại cuối kỳ - 478.974.194 b Quỹ dự phòng tài chính - Số dư đầu kỳ - 64.861.000 Số trích trong kỳ - 15.859.181 Số chi trong kỳ - Còn lại cuối kỳ - 80.720.181 c Quỹ phúc lợi - Số dư đầu kỳ - 12.935.119 Số trích trong kỳ - 41.718.364 Số chi trong kỳ - 45.495.000 Số dư cuối kỳ - 9.158.483 Trong đó: chi trong kỳ cho mục đích nhân đạo - 17.095.000 d Quỹ khen thưởng - Số dư đầu kỳ - 84.721.873 Số trích trong kỳ - 20.159.181 Số chi trong kỳ - 14.602.000 Số dư cuối kỳ - 90.279.054 VI Kết quả kinh doanh -Sản lượng chủ yếu NgKm 72.403.200 +Tổng doanh thu đồng 9.546.325.300 +Tổng chi phí - 8.906.777.280 -Chi cho hoạt động quản lý - 617.181.150 -Tổng lãi (+) lỗ (-) - 639.548.020 +Lãi hoạt động xe ka - 248.143.338 +Lãi hoạt động tài chính - -16.817.567 +Lãi hoạt động khác - 391.404.682 +Lãi đại lý xăng dầu - 24.000.000 Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập Doanh nghiệp - 434.892.620 VII Nộp ngân sách nhà nước - Thuế VAT phải nộp - +82.953.704 Các khoản thuế đã nộp - 94.807.022 Thuế thu nhập doanh nghiệp - 204.655.400 VIII Các khoản nộp về BH y tế - +BHXH + kinh phí công đoàn 248.000.000 -Tổng số phải nộp - 248.000.000 -Số đã nộp - 248.000.000 IX Ngân sách nhà nước được cấp trong năm - X Lao động -Số lao động có mặt 31/12/2001 Người 190 -Số lao động b/q trong kỳ 2002 Người 178 -Tổng quỹ lương đồng 1.557.211.600 -Thu nhập khác đồng -Tiền lương bình quân đồng 803.000 c.Năm 2003 Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện So sánh (%) I Sản lượng Khối lượng vận chuyển Người 650.000 663.000 102 Khối lượng luân chuyển NgKm 73.000.000 74.880.000 102,58 II Tổng D.Thu(trừ BHHK) đồng 10.300.000.000 10.692.124.689 103,81 Vận tải hành khách - 9.780.000.000 10.079.316.400 103,06 Dịch vụ xăng dầu - 273.828.000 198.372.000 72,4 DV cho thuê và HĐ khác - 246.172.000 402.442.000 163,48 Hoạt động tài chính - 11.994.289 - III Tổng chi phí - 9.595.000.000 9.891.136.581 103,86 Vận tải hành khách - 9.180.000.000 9.412.497.842 102,53 Dịch vụ xăng dầu - 255.828.000 171.687.200 67,11 DV cho thuê và HĐ khác - 159.172.000 306.629.500 192,01 Hoạt động tài chính - 1.322.639 - IV Thuế GTGT - 427.720.000 517.049.600 100 Vận tải hành khách - 402.500.000 479.967.900 100 Dịch vụ xăng dầu - 14.000.000 12.824.800 100 Hoạt động khác 11.220.000 24.256.900 100 V Lãi (+) lỗ (-) - 277.280.000 283.938.508 102,40 Vận tải hành khách - 183.500.000 186.850.658 101,83 Dịch vụ xăng dầu - 18.000.000 13.860.000 77 Hoạt động tài chính - 10.672.250 Hoạt động khác - 75.780.000 72.555.600 95,75 VI Khấu hao cơ bản (trích) đồng 1.300.000.000 1.667.031.367 77,98 VII Tổng QL thu nhập - 2.000.000.000 1.730.518.300 86,53 B/q thu nhập 1 CNV 848.000 Trong đó: SX vận tải 877.000 Dịch vụ 462.000 Kế hoạch tài chính năm 2003 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2003 I Sản lượng 1 Khối lượng hàng hoá vận chuyển 650.000 Xe ka Người 650.000 2 Khối lượng hàng hoá luân chuyển TKm Xe ka NgKm 72.000.000 II Tổng doanh thu (trừ BHHK) đồng 9.891.428.000 Xe ka - 9.500.000.000 Hoạt động tài chính - Hoạt động khác - 117.600.000 Dịch vụ xăng dầu - 273.828.000 Xe ka đ/10.000NgKm 1.357.000 III Tổng chi phí đồng 9.202.383.000 Xe ka - 8.955.105.000 Hoạt động tài chính - Hoạt động khác - 5.850.000 Dịch vụ xăng dầu - 241.428.000 Xe ka đ/10.000NgKm IV Thuế giá trị gia tăng đồng 225.575.000 Xe ka - 200.000.000 Hoạt động khác - 11.175.000 Dịch vụ xăng dầu - 14.400.000 V Lãi (+) lỗ (-) - 463.470.000 Xe ka - 344.895.000 Hoạt động tài chính - Hoạt động khác - 100.575 Dịch vụ xăng dầu - 18.000.000 VI Khấu hao cơ bản trích - 1.000.000.000 VII Quỹ lương thu nhập - 2.000.000.000 Lương bình quân - 960.000.000 Quan hệ với ngân sách Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Sản lượng 1 Thuế VAT (đã khấu trừ) đồng 200.000.000 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp - 148.000.000 3 Thuế môn bài - 5.000.000 Cộng 353.000.000 d.Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây trong những năm gần đây. Năm Tổng doanh thu (đồng) Tổng quỹ lương (đồng) 1999 6.839.500.000 1.261.000.000 2000 7.471.138.492 1.363.741.061 2001 7.904.465.721 1.281.311.000 2002 10.043.402.668 1.557.211.600 2003 10.692.124.689 1.730.518.300 Bắt đầu từ ngày 1/7/1999, Công ty ô tô vận tải Hà Tây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Từ đây, Công ty bước vào giai đoạn phát triển mới đầy khó khăn. Song nhìn vào các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua, ta thấy một kết quả rất đáng mừng. Cụ thể là, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu so với kế hoạch thì năm nào Công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch. Và theo số liệu báo cáo trên thì trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ vận tải hành khách luôn chiếm chủ yếu (thường từ 95% trở lên so với tổng doanh thu). Điều này khẳng định lĩnh vực vận tải hành khách là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty, đồng thời cũng khẳng định tính đúng đắn khi đầu tư vào vận tải hành khách. Song không chỉ có riêng lĩnh vực này, các lĩnh vực kinh doanh khác của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35386.DOC
Tài liệu liên quan