MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG HỢP VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT AUSTDOOR NGHỆ AN 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3
1.2. Chức năng, đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An 5
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 5
1.2.2. Đặc điểm kinh doanh cơ bản 5
1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tại công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 8
1.3.1. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất 8
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty 9
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 11
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 12
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT NGHỆ AN 15
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 15
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty 17
2.2.1. Đặc điểm chung trong việc vận dụng chế độ kế toán tại công ty 17
2.2.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty CP sản xuất- thương mại Hưng phát NA 18
2.2.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ trong Công ty 20
2.3. Đặc điểm một số phần hành kế toán tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 27
2.3.1. Đặc điểm tổ chức hạch toán yếu tố nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 27
2.3.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá 29
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT NGHỆ AN 32
3.1. Đánh giá tổng quan về tình thực hiện chế độ 32
3.2. Về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An 32
3.3. Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp 34
3.4. Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo tài chính 35
KẾT LUẬN 36
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần sản xuất- Thương mại Hưng Phát Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển của Công ty, thu nhập của người lao động cũng tăng đều qua các năm.
Nhìn chung, các chỉ tiêu hoạt động của Công ty tăng trưởng qua các năm. Tuy vậy, quy mô doanh nghiệp chưa thực sự lớn, các điều kiện về nguồn vốn, tài sản, lao động.. chưa được mở rộng nhiều. Phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp thì tổ chức bộ máy doanh nghiệp nói chung, bộ máy kế toán nói riêng vẫn còn đơn giản. Sự phân hoá lao động trong bộ phận đang ở mức tương đối.
1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tại công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA
1.3.1. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất
Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại cửa cuốn Austdoor và cửa nhựa lõi thép uPVC. Hai phân xưởng sản xuất của Công ty được xây dựng trong khu vực trụ sở của Công ty, đặt tại khu công nghiệp Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chia làm hai bộ phận: Sản xuất và thương mại.
* Bộ Phận sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm cửa căn cứ vào các đơn đặt hàng và căn cứ vào tình hình tiêu thụ của thị trường. Hoạt động sản xuất được thực hiện ngay tại các phân xưởng của công ty. Sau khi các sản phẩm cửa hoàn thành thì bộ phận lắp đặt sẽ tiến hành đi lắp đặt theo yêu cầu của khách hàng. Do quy mô sản xuất chưa lớn, công tác tập hợp chi phí sản xuất cũng như tính giá thành được chi tiết theo từng loại sản phẩm.
* Bộ phận thương mại: Có nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu, các loại linh phụ kiện cần thiết cho sản xuất sản phẩm, khai thác các kênh tiêu thụ thành phẩm tạo thành.
Hai bộ phận này có mối liên hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Dựa vào kế hoạch tiêu thụ từng tháng của bộ phận thương mại mà bộ phận sản xuất sẽ tiến hành sản xuất. Đồng thời bộ phận sản xuất quản lý chi tiết từng lô, từng đợt sản xuất để thông báo tình hình tồn kho cho bộ phận thương mại.
Vì Công ty nhận các đơn đặt hàng, thiết kế các bộ sản phẩm cửa theo các công trình nhà ở, các công trình xây dựng khác.. do đó bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành thiết kế và tính toán các chỉ tiêu phù hợp để gửi lệnh sản xuất cho bộ phận sản xuất dưới phân xưởng.
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn, được tiến hành tại các phân xưởng.
Hai loại sản phẩm của Công ty là cửa cuốn Austdoor công nghệ Úc và cửa nhựa lõi thép uPVC được sản xuất theo hai Phân xưởng khác nhau, có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Trong mỗi loại cửa lại bao gồm nhiều loại cửa khác, như cửa cuốn thì có cửa cuốn khe thoáng, cửa cuốn tấm liền... đối với cửa nhựa thì có các loại cửa đi mở quay, cửa đi mở trượt, cửa sổ mở đi, cửa sổ mở trượt..
* Đối với các sản phẩm cửa cuốn: Từ nguyên vật liệu đầu vào là Tôn (Các loại tôn màu), các phụ kiện chính, phụ.. quy trình sản xuất sản phẩm theo trình tự như sau:
Sơ đồ 1.1: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CỬA CUỐN
Nguyên vật liệu sản xuất
Cắt, ghép tôn
Làm chốt, khoá
Bắn dây Poligai
Quấn lô
Bóc xốp
Thành phẩm cửa cuốn
* Đối với các sản phẩm cửa nhựa: Từ nguyên vật liệu đầu vào là nhựa, thép gia cường và các loại phụ kiện.. quy trình sản xuất sản phẩm theo quy trình như sau:
Sơ đồ 1.2: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CỬA NHỰA
Nguyên vật liệu sản xuất
Cắt phô nhựa thành sản phẩm
Bắt vít định vị
Cắt thép gia cường lồng vào nhựa
Hàn liên kết giữa các góc cắt, tạo khung
Làm sạch các góc hàn
Bỏ roăng
Cắt nẹp kính
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến. Nghĩa là quyết định của giám đốc xuống thẳng các phòng ban và các phân xưởng sản xuất. Làm việc tại văn phòng Công ty gồm có 20 cán bộ công nhân viên, bao gồm:
* Giám đốc Công ty: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giữ chức vụ giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của các phòng ban và toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty thông qua chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch sản xuất; chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về công việc sản xuất kinh doanh của công ty.
* Các phòng ban chức năng của công ty:
Phòng tổ chức hành chính: quản lý trực tiếp công tác tổ chức, công tác quản trị hành chính; triển khai, thực hiện các chế độ chính sách; thực hiện công tác quản lý hành chính pháp chế, công văn, thư từ, báo chí; phụ trách công tác đào tạo, tuyển dụng và đề bạt cán bộ công nhân viên theo yêu cầu công việc của từng bộ phận; xây dựng định mức tiền lương chung của công ty; theo dõi quản lý, thực hiện các nghiệp vụ về chính sách cho người lao động; tổ chức, sắp xếp các cuộc họp, hội nghị của Công ty.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ:
+ Tổ chức, quản lý, điều hành công tác kinh doanh.
+ Tìm kiếm, triển khai và mở rộng thị trường.
+ Phụ trách về việc liên hệ với khách hàng, với cơ quan chức năng Nhà nước có liên quan.
+ Tìm kiếm, khai thác khả năng đầu tư bên ngoài
- Phòng kế toán có nhiệm vụ: Ghi chép, phản ánh và tính toán một cách đầy đủ, chính xác, trung thực kịp thời, liên tục và có hệ thống về tình hình hiện có về tài sản và nguồn vốn của Công ty, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, nguồn vốn, lao động, vật tư, tính toán chi phí sản xuất, tính giá thành theo đúng chế độ kế toán thống kê và đảm bảo thông tin kinh tế. Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ tài chính kế toán, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác phục vụ yêu câu quản lý cho Ban Giám đốc và các cấp có thẩm quyền cũng như của những người sử dụng thông tin ngoài đơn vị. Ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ: Tham mưu cho giám đốc công ty về hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Tổ chức và quản lý nguồn tài chính và thu chi tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, các định mức trong sản xuất.
Phòng kỹ thuật: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, hàng hoá, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; thiết kế các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, bảo đảm sự ổn định và chính xác của các thông số.
Quản đốc phân xưởng: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành bộ phận sản xuất trong các phân xưởng sản xuất. Các phân xưởng sản xuất của công ty được tổ chức chuyên môn hoá theo chức năng và công nghệ.
+ Phân xưởng sản xuất số 1: Chuyên sản xuất cửa cuốn với các sản phẩm cửa cuốn Austdoor khe thoáng, cửa cuốn tấm liền…
+ Phân xưởng sản xuất số 2: Mới được đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất cửa nhựa uPVC cao cấp lõi thép gia cường.
Mỗi một phòng ban giữ một nhiệm vụ nhất định, tách biệt, nhưng có mối quan hệ mật thiêt, gắn bó với nhau, đảm bảo cho Công ty luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Sơ đồ 1.3 : TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CP
SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT NGHỆ AN
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Phân xưởng sản xuất số 1
Phân xưởng sản xuất số 2
Giám đốc
công ty
Ghi chú:
: Mối quan hệ quản lý giữa các phòng ban
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, chịu sự giám sát của ban giám đốc. Toàn bộ nhân viên kế toán được lãnh đạo tập trung thống nhất, chuyên môn hoá và cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cho ban lãnh đạo.
Phòng kế toán là cơ quan đầu mối về công tác kế toán, lực lượng cũng như tài liệu được tập trung ở văn phòng Công ty, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc.
Hiện nay, bộ máy kế toán gồm có 7 nhân viên cùng phối hợp làm việc.
- Kế toán trưởng: Chị Trần Thị Hiệp giữ chức vụ trưởng phòng, là người tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán- tài chính của Công ty một cách hợp lý, khoa học, phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời các thông tin tài chính của Công ty. Với chức năng này, chị là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc. Chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc cho các nhân viên phòng kế toán. Cuối kỳ tiến hành lập các báo cáo tài chính của Công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có trách nhiệm phân tích hoạt động kinh doanh, nghiên cứu cải tiến quản lý kinh doanh… và cũng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý.
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, việc tính và trích khấu hao TSCĐ.
- Kế toán vật tư, sản phẩm, chi phí và giá thành: do chị Hường và chị Hạnh phối hợp thực hiện. Chịu trách nhiệm tổng hợp về lĩnh vực liên quan đến sản xuất và tiêu thụ thành phẩm: hạch toán chi phí nguyên vật liệu sản xuất, nhân công sản xuất, chi phí sản xuất chung… tính giá thành sản xuất sản phẩm. Đồng thời theo dõi doanh thu hoạt động của Công ty. Định kỳ lên sổ cái các tài khoản thích hợp, lập các báo cáo liên quan đến phần hành của mình.
- Kế toán ngân hàng, công nợ phải thu, phải trả và kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm giao dịch với Ngân hàng và các bên liên quan; theo dõi vốn bằng tiền của Công ty, tình hình tăng, giảm, tồn đầu kỳ, dư cuối kỳ của tiền gửi Ngân hàng. Đồng thời có nhiệm vụ thực hiện các khoản vay, theo dõi công nợ với khách hàng, với các đại lý. Những phần hành này do chị Yến và chị Nguyệt phụ trách. Đinh kỳ tiến hành lên sổ và lập các báo cáo cần thiết.
- Kế toán thuế: do chị Hạnh đảm nhiệm cùng phối hợp với chị Hiệp để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, làm việc với các cơ quan thuế và cơ quan hải quan.
- Kế toán lương: do chị Dung phòng hành chính chịu trách nhiệm thực hiện, theo dõi và hạch toán lương và các khoản trích theo lương theo đúng chế độ.
- Thủ quỹ: theo dõi tình hình tăng, giảm tiền mặt; quản lý quỹ tiền mặt hiện có tại Công ty. Thực hiện các nghiệp vụ thu chi quỹ hàng ngày, cuối kỳ lập các báo cáo cần thiết. Phần hành này do chú Sơn đảm nhận.
Do khối lượng công việc tương đối lớn nên một người còn phải đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc. Nhưng nhìn chung, với đội ngũ nhân viên có trình độ, có tính chuyên môn hoá và sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với công việc nên họ đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
( sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty- trang bên)
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư, sản phẩm, chi phí và giá thành
Kế toán ngân hàng, công nợ và thanh toán
Kế toán thuế
Kế toán TSCĐ
Kế toán lương
Thủ quỹ
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty
2.2.1. Đặc điểm chung trong việc vận dụng chế độ kế toán tại công ty
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và những quy định, hướng dẫn cụ thể trong chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 cho phù hợp với doanh nghiệp mình.
Niên độ kế toán của Công ty trùng vào năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 của năm đó.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên; nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho là theo giá gốc; phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ là phương pháp bình quân gia quyền.
Công ty đăng kí tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ sử dụng: Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Doanh nghiệp chưa thực hiện các nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay, chi phí phải trả, các khoản dự phòng phải trả và chưa thực hiện nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái.
2.2.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty CP sản xuất- thương mại Hưng phát NA
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu hạch toán tại đơn vị mà hiện nay Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, với hệ thống sổ sách sử dụng tương đối phù hợp với chế độ kế toán do Nhà nước ban hành.
Hệ thống sổ Công ty sử dụng bao gồm: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Trong đó, sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ Nhật ký, sổ Cái; sổ kế toán chi tiết gồm: sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.
Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Sổ Nhật ký là căn cứ để vào Sổ Cái các tài khoản. Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Sổ kế toán chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.
Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN THE0
HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
Sổ nhật ký đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
* Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày, các chứng từ kế toán liên quan đến các phần hành kế toán khác nhau được các nhân viên phụ trách mỗi phần hành đó kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ. Trước hết, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng được phản ánh vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan đến các phần hành kế toán cụ thể.
Công ty có mở các sổ nhật ký đặc biệt, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ tập hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, loại trừ các nghiệp vụ kinh tế ghi trùng lắp.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
2.2.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ trong Công ty
- Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp
Công ty Hưng Phát vận dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài Chính và vận dụng cho phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp bao gồm: Tài khoản phản ánh tài sản và tài khoản phản ánh nguồn vốn. Trong đó tài khoản phản ánh tài sản bao gồm tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, tài khoản phản ánh nguồn vốn bao gồm tài khoản phản ánh nợ phải trả và nguồn vốn chủ sỡ hữu.
Một số tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng:
TK 111- Tiền mặt
TK 112- Tiền gửi ngân hàng
TK 131- Phải thu khách hàng
TK 138- Phải thu khác
TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
TK 155- Thành phẩm
TK 156- Hàng hoá…
Một số tài khoản phản ánh tài sản dài hạn mà doanh nghiệp sử dụng:
TK 211- Tài sản cố định hữu hình
TK 213- Tài sản cố định vô hình
…
Tài khoản phản ánh nguồn vốn bao gồm tài khoản phản ánh nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn và tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu.
Một số tài khoản phản ánh nợ phải trả:
TK 331- Phải trả người bán
TK 333- Thuế phải nộp
TK 334- Phải trả công nhân viên
TK 311, 341…
Tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sỡ hữu:
TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
TK 431- Quỹ khen thưởng phúc lợi
TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối
Tài khoản phản ánh chi phí và giá thành: TK 621, TK 622, TK 627, TK 641, TK 642, TK 632, TK 154
Tài khoản phản ánh kết quả kinh doanh: TK 511, TK 515..
Các tài khoản ngoài bảng
* Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An là một doanh nghiệp vừa, do vậy hệ thống tài khoản sử dụng chủ yếu là tài khoản tổng hợp. Doanh nghiệp có chi tiết thành các tiểu khoản và chi tiết theo đối tượng cụ thể, phù hợp với chế độ và đặc điểm của doanh nghiệp.
- Đối với TK loại 1: Doanh nghiệp theo dõi chủ yếu trên tài khoản cấp 1, một số tài khoản cấp 2 và cấp 3, chi tiết theo đối tượng sử dụng.
Cụ thể như: Tài khoản theo dõi công nợ phải thu, doanh nghiệp chi tiết theo từng loại sản phẩm (Cửa nhựa hoặc cửa cuốn), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, từng đại lý. Ví dụ: chi tiết công nợ phải thu cửa cuốn TK 131: Phải thu Đại lý Bá Tuấn, chi tiết 131: Phải thu Đại lý Phú Cường… Đồng thời doanh nghiệp theo dõi trên TK tổng hợp 131 công nợ phải thu cửa cuốn, cửa nhựa.
Đối với Tài khoản theo dõi nguyên vật liệu: TK 152, doanh nghiệp chi tiết thành hai TK cấp 2 là: TK 1521: nguyên vật liệu chính; TK1522: nguyên vật liệu phụ. Trong đó TK 1521,1522 được chi tiết thành các tài khoản cấp 3, theo dõi chi tiết theo đối tượng sử dụng, cụ thể là:
TK 15211: Nguyên vật liệu chính sản xuất cửa cuốn
TK 1521
TK 15212: Nguyên vật liệu chính sản xuất cửa nhựa
Tương tự đối với TK 1522, doanh nghiệp chi tiết thành: TK 15221- Nguyên vật liệu phụ sản xuất cửa cuốn, TK 15222- Nguyên vật liệu phụ sản xuất cửa nhựa.
Doanh nghiệp theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang và thành phẩm theo hai loại sản phẩm sản xuất chính, là chi tiết theo cửa cuốn Austdoor và cửa nhựa lõi thép: Tk 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sản xuất cửa cuốn, Tk 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sản xuất cửa nhựa.
- Đối với tài khoản loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, loại 6: Doanh nghiệp cũng theo dõi chủ yếu trên TK cấp 1, và mở chi tiết thêm theo TK cấp 2, cấp 3 như quy định và theo yêu cầu quản lý.
Do quy mô và đặc điểm kinh doanh mà Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA vận dụng hệ thống tài khoản như trên, cũng do đặc điểm như vậy mà doanh nghiệp hình thành nên hệ thống sổ tương ứng để theo dõi, phù hợp với chế độ và phù hợp với doanh nghiệp. Danh mục sổ mà Công ty áp dụng theo hình thức sổ Nhật ký chung như là:
Bảng 2.1: MỘT SỐ DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI
CÔNG TY
STT
TÊN SỔ
KÝ HIỆU
01
Sổ Nhật ký chung
S03a- DN
02
Sổ Nhật ký thu tiền
S03a1- DN
03
Sổ Nhật ký chi tiền
S03a2- DN
04
Sổ Nhật ký mua hàng
S03a3- DN
05
Sổ Nhật ký bán hàng
S03a4- DN
06
Sổ Cái
S03b- DN
07
Bảng cân đối số phát sinh
S06- DN
08
Sổ quỹ tiền mặt
S07- DN
09
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
S07a- DN
10
Sổ tiền gửi Ngân hàng
S08- DN
11
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
S10- DN
12
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
S11- DN
13
Thẻ kho
S12- DN
14
Sổ TSCĐ
S21- DN
15
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)
S31- DN
16
Sổ chi tiết bán hàng
S35- DN
17
Sổ chi phí sản xuât, kinh doanh
S36- DN
18
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
S37- DN
…
Trên đây là một trong số các danh mục sổ mà công ty sử dụng theo chế độ ban hành và vận dụng phù hợp với tình hình và đặc điểm của công ty.
- Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp
Theo quy định chung, chứng từ là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của chế độ về việc lập và luân chuyển chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 và quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
Với mỗi phần hành khác nhau, doanh nghiệp sử dụng một bộ chứng từ khác nhau với trình tự và thời gian luân chuyển cụ thể.
Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo chế độ, bao gồm 5 chỉ tiêu: Chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu tài sản cố định. Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác..
Sau đây là danh mục một số chứng từ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng theo chế độ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 và quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 và ban hành theo các văn bản luật khác.
Bảng 2.2: MỘT SỐ DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
TT
TÊN CHỨNG TỪ
SỐ HIỆU
TÍNH CHẤT
Bắt buộc
Hướng dẫn
A. Chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
I. Lao động tiền lương
01
Bảng chấm công
01a-LĐTL
x
02
Bảng thanh toán tiền lương
02- LĐTL
x
03
Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành
05- LĐTL
x
04
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
10- LĐTL
x
05
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
11- LĐTL
x
II. Hàng tồn kho
x
06
Phiếu nhập kho
01- VT
x
07
Phiếu xuất kho
02- VT
x
08
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
03- VT
x
09
Phiếu báo vật tư tồn cuối kỳ
04- VT
x
10
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sp, hh
05- VT
x
11
Bảng phân bổ NVL, CC- DC
07- VT
x
III. Bán hàng
12
Bảng thanh toán tiền hàng đại lý, ký gửi
01- BH
x
IV. Tiền tệ
13
Phiếu thu
01- TT
x
14
Phiếu chi
02- TT
x
15
Giấy đề nghị tạm ứng
03- TT
x
16
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
04- TT
x
17
Giấy đề nghị thanh toán
05- TT
x
18
Biên lai thu tiền
06- TT
x
V. Tài sản cố định
19
Biên bản giao nhận TSCĐ
01- TSCĐ
20
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
06- TSCĐ
B. Chứng từ ban hành theo các văn bản luật khác
01
Hoá đơn Giá trị gia tăng
01GTKT- 3LL
x
02
Hoá đơn bán hàng thông thường
02GTTT- 3LL
x
03
Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
04HDL- 3LL
x
- Đặc điểm vận dụng Báo cáo tài chính trong công ty
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. Hay nói cách khác đây là phương tiện trình bày thực trạng tài chính, cũng như khả năng sinh lời cho toàn bộ đối tượng quan tâm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Công ty Hưng Phát lập Báo cáo vào cuối năm tài chính, và hàng tháng Công ty cũng tiến hành lập các báo cáo phục vụ cho yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính được lập căn cứ vào biểu mẫu quy định trong chế độ. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN
Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN
Trong báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, Công ty còn gửi thêm bảng cân đối tài khoản.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu được sắp xếp, phân loại theo từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để kiểm tra và theo dõi.
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ trên các báo cáo khác.
2.3. Đặc điểm một số phần hành kế toán tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA
2.3.1. Đặc điểm tổ chức hạch toán yếu tố nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Chứng từ sử dụng gồm có: Biên bản kiểm nghiệm, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu- công cụ: Để theo dõi chi tiết tình hình biến động của vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán doanh nghiệp sử dụng phương pháp thẻ song song.
Sơ đồ 2.3: QUY TRÌNH GHI SỔ HẠCH TOÁN CHI TIẾT
Phiếu NK
Phiếu XK
Thẻ kho
Sổ chi tiết vật liệu, công cụ
Sổ tổng hợp Nhập Xuât Tồn
Kế toán tổng hợp
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư, doanh nghiệp mở sổ kho theo dõi các vật liệu như: thanh nối khung, thanh nối khung có gia cường, nẹp kính… kèm theo mã của từng thứ vật liệu. Sổ này do thủ kho mở và theo dõi. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, xuất, thủ kho ghi vào thẻ kho số lượng nhập, xuất và tính số lượng tồn vào cuối ngày. Cuối tháng, đối chiếu số lượng nhập- xuất- tồn của từng danh đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22348.doc