Báo cáo Tổng hợp tại Công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh

Với thị trường khách Pháp, Mỹ công ty luôn có sự ưu tiên quan tâm đặc biệt do một số đặc điểm sau :

- Khách thường mua các chương trình trọn gói.

- Khả năng chi tiêu cao,ít quan tâm đến giá cả, họ quan tâm chủ yếu đến chất lượng của chương trình du lịch như : Trình tự các tuyến điểm, sự hợp lý về bố cục thời gian, chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, chất lượng phương tiện vận chuyển và cơ sở lưu trú, yêu càu cao về chất lượng phục vụ.

- Thích khám phá thiên nhiên, du lịch sinh thái và du lịch chuyên đề tìm hiểu nghiên cứu những giá trị văn hoá lịch sử và nghệ thuật của Việt Nam.

- Thích những sản phẩm du lịch có tính chất mới lạ độc đáo như các loại hình nghệ thuật dân tộc ( múa rối nước, ca múa nhạc dân tộc, lễ hội cổ truyền ).

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng hợp tại Công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ón khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam và đưa người Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Cung cấp các dịch vụ đặt giữ chỗ khách sạn, tư vấn du lịch, mua vé máy bay, dịch vụ làm thủ tục xuất nhập cảnh, môi giới cho thuê xe, tổ chức các Tour du lịch theo yêu cầu, cung cấp hướng dẫn viên… *Khinh doanh các dịch vụ thương mại bao gồm tư vấn dịch thuật, tổ chức hội nghị, hội thảo, phục vụ hội trợ triển lãm kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển các dịc vụ khác. *Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho các nghiệp vụ kinh doanh nói trên bao gồm tư liệu sản xuất tư liệu tiêu dùng hàng công nghệ thực phẩm. Sơ đồ 1: Mô hình quản lý của công ty. Giám Đốc Phó giám đốc2 Phó giám đốc 1 Phòng Kinh tế Kế hoạch Phòng kỹthuật Nghiệp vụ Phòng đối ngoại Phòng hành chính kế toán Giám đốc có trách nhiệm truyền đạt các kế hoạch, mục tiêu, thông tin của công ty để Chi nhánh hoạt động theo chức năng nhiệm vụ cũng như mục tiêu chung của công ty.Phó giám đốc 1 và Phó giám đốc 2 chịu trách nhiệm trước hoạt động kinh doanh của chi nhánh, và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Tổng cục Du Lịch về các vấn đề kinh doanh trong hoạt động kinh doang lữ hành.Trực tiếp điều hành nhữnh công việc của Chi nhánh, quản lý khách Outbound, Inbound định hướng thị trường, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho Chi nhánh, đưa ra các đường lối chính sách, nguyên tắc kinh doanh, tiến hành việc kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanhvà kết quả đạt được, điều chỉnh những sai sót cho phù hợp với thực tế và khả năng của công ty.Ngoài ra phó giám đốc 2 còn chủ động tìm kiếm các đối tác làm ăn và nguồn khách từ bên ngoài, đề nghị với công ty xem xét kế hoạch ký kết hợp đồng với đối tác. Phòng đối ngoại phụ trách các hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch và khách du lịch Việt Nam đi du lịch trong nước. Phòng kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện các công việc chung từ việc khai thác thị trường, xây dựng chương trình, đàm phán ký kết hợp đồng kiểm tra đặt dịch vụ đối với các nhà cung cấp. Triển khai các công việc để thực hiện chương trình và trực tiếp thực hiện.Phòng kinh tế hế hoạch có trách nhiệm điều độg tìm và kiểm tra hướng dẫn viên.Quan hệ trực tiếp với các nhà cung cấp, thanh toán và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của các nhà cung cấp.Phòng hành chính kế toán chịu trách nhiệm về tổ chức , bố trí xắp xếp lao động lưu trữ tài liệu, ghi chép sổ sách, tiếp nhận các công văn,thư, điện tín từ các nơi gửi đến, hoạch toán thu chi và làm báo cáo của chi nhánh. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty 2 năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn. Công ty luôn phải đối mặt với những khó khăn và thử thách to lớn đó là tính chất gay gắt quyết liệt của thị trường, cuộc cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế nói chung và trên lĩnh vực kinh doanh du lịchvận chuyển nói riêng. Đặc biệt là năm 2001 do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 ở Mỹ đã làm cho số lượng khách quốc tế đi du lịch giảm đi. Đứng trước tình hình này, công ty đã phải nỗ lực hết sức mình để vượt qua và đạt được kết qủa cao nhất. I.1/ Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Công Ty Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong Thành Phố Hồ Chí Minh tại Hà nội. Chi nhánh Công Ty Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong Thành Phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội được thành lập theo quyết định số: 0117/SDL-CN ngày 1/7/1998 của sở Du Lịch với tên giao dịch: Besco-hà nội. I.1.1/Lợi thế về vị trí địa lý và diều kiện tự nhiên của chi nhánh: Là trung tâm văn hoá chính trị - kinh tế của cả nước,Hà Nội từ lâu đã được biết đến như một thành phố lịch sử và huyền thoại với lợi thế tự nhiên cảnh quan xinh đẹp cùng với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú và đa dạng. Hà Nội đã thực sự là một trung tâm du lịch thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế từ nhiều thế hệ. Nằm trên đường Tràng Thi Công Ty Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong Thành Phố Hồ Chí Minh Chi nhánh tại Hà Nội tọa lạc trên một bán đảo có diên tích 100m2 vươn về phía Hồ Gươm, xung quanh có rất nhiều ngôi nhà cổ như ở phố Hàng Ngang Hàng Đào và gần trung tâm văn hoá của Hà Nội với 36 phố phường. Tuy nhiên khi nói đến quá trình hình thành và phát triển của bất cứ cơ sở nào ta cũng không thể bỏ qua những yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ lao động được vì chúng là những cơ sở để tạo ra kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đối với nhữnh văn phòng đại diện, nhữnh chi nhánh và ngay cả đối với nhiều cônh ty lữ hành hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật không có ý nghĩa quyết định như trong kinh doanh ăn uống hay kinh doanh lưu trú. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây chỉ có ý nghĩa là phương tiện làm việc. Tất cả điều này chỉ đúng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, Còn trên thế giới những hãng lữ hành muốn kinh doanh thành công thì họ đòi hỏi một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật rất lớn. Việt Nam cũng không nằm ngoài trong những đòi hỏi này. Tuy nhiên cùng với những bước phát triển mới chi nhánh sẽ không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của mình. Chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty giao cho chi nhánh là: 360 Triệu bao gồm: -Vốn bằng tiền mặt để thế ước vào tài khoản của chi nhánh ngân hàng là: 30 Triệu đồng -Vốn thuê thanh toán tiền nhà đợt 1 (để làm văn phòng đại diện) là: 100 Triệu đồng -Vốn bằng hiện vật bao gồm các trang thiết bị phương tiện và tiền lưu động dùng để giao dịch là : 230 Triệu đồng. Đội ngũ lao động của chi nhánh: Đội ngũ lao động của chi nhánh có độ tuổi rất trẻ (tuổi trung bình chưa tới 25). Tất cả cán bộ đều có trình độ đại học, nắm vững về kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh du lịch lữ hành nói riêng. Mặc dù hiện nay họ làm công tác nghiên cứu và điều hành nhưng tất cả đều đã trải qua quá trình trực tiếp phục vụ khách du lịch. Nắm bắt nhu cầu của khách một cách nhạy cảm trong các công việc điều hànhthực hiện các chương trình du lịch. Số người chuyên môn của chi nhánh chỉ có 10 người nhưng chi nhánh đã có sự phân công thành cá mảng khác nhau, nhờ đó họ có thể chuyên sâu vào công việc. Trình độ của nhân viên giữa các mảng,các bộ phận luôn duy trì sự phối hợp chặt chẽ sự tương hộ lẫn nhau nên hoạt động của chi nhánh rất nhịp nhàng và đồng bộ, mọi công việc đều được tập trung giải quyết một cách nhanh nhất. Hiện tại chi nhánh có một vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức bộ máy của công ty. Số lượng khách du lịch mà chi nhánh đón qua cửa khẩu Nội Bài chiếm tỷ lệ gần 80% số lượng khách du lịch trong các chương trình du lịch quốc tế của công ty. Ngoài ra các hoạt động độc lập của chi nhánh trong kinh doanh du lịch lữ hành cũng thu được nhiều kết quả tốt. Chi nhánh cũng có uy tín cũng như vị trí tương đối trên thị trường lữ hành ở Hà nội. I.1.2/Chức năng nhiệm vụ, các hoạt động chính và hệ thống tổ chức bộ máy của chi nhánh Công Ty Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong Thành Phố Hồ Chí Minh tại Hà nội. Công Ty Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong Thành Phố Hồ Chí Minh tại Hà nội có chức năng và nhiệm vụ quyền hạn cơ bản như sau: +Chức năng và nhiệm vụ : Chi nhánh Công Ty Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong Thành Phố Hồ Chí Minh tại Hà nội được giám đốc uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng kinh doanh ở địa bàn thành phố Hà nội và các tỉnh miền bắc đó là: 1/ Căn cứ vào chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, quyền hạn và chỉ tiêu pháp lệnh của công ty giao để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho chi nhánh và trình Giám Đốc công ty quyết định. Thực hiện có hiệu qủa kế hoạch nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết. 2/Nghiên cứu thị trường du lịch tạo hình thức thích hợp để tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng chương trình du lịch quốc tế và nội địa phù hợp với khả năng và quyền hạn của chi nhánh. Tổ chức ký kết hợp đồng với một số hãng du lịch nước ngoài do giám đốc công ty uỷ quyền. 3/ Tổ chức hướng dẫn đưa đón phục vụ khách du lịch, kết hợp ký kết hợp đồng giám sát các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để thực hiện tốt các chương trình du lịch, tích cực kết hợp với các cơ quan hữu quan để đảm bảo an toàn tính mạng tài sản của khách du lịch và an ninh quốc gia. 4/ Tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách du lịch. 5/ Quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động vật tư nguồn vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh theo đúng qui định của công ty và chính sách chế độ của nhà nước. Quyền hạn của chi nhánh : Chi nhánh Công Ty Dịch Vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong Thành Phố Hồ Chí Minh có những quyền hạn : 1/ Được Giám Đốc công ty uỷ quyền trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với một số hãng và một số thị trường du lịch quốc tế 2/ Được trực tiếp khai thác nguồn khách du lịch là người nước ngoài đang cư trú tại các tỉnh phía bắc, như nhân viên ngoại giao, chuyên gia, khách lẻ, khách vãng lai, việt kiều về thăm quê hương hoặc các đối tượng khách Việt Nam du lịch các nước. 3/ Được tổ chức quản lý bộ máy. Tổ chức kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các hoạt động của chi nhánh: Hoạt động của chi nhánh phải dựa trên chức năng và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của chi nhánh phải thống nhất với mục tiêu chung của công ty. Đặc biệt phải quan tâm đến các chỉ tiêu kinh tế mà chi nhánh đã đề ra. Các hoạt độnh của chi nhánh tương đối đa dạng trong đó chủ yếu là các hoạt động sau: 1/Thay mặt công ty giao dịch, quan hệ và thanh toán với các bạn hàng tại Hà Nội là các đối tác của công ty. 2/ Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch do công ty ký kết hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện hoặc do chi nhánh trực tiếp khai thác được. 3/ Nghiên cứu thị trường du lịch từ đó trực tiếp xây dựng quảng cáo và bán các chương trình du lịch bao gồm loại chương trình sau: Inbound (chương trình du lịch quốc tế bị động ) phục vụ khách du lịch quốc tế du lịch ở Việt Nam. Outbound (chương trình du lịch quốc tế bị động )phục vụ khách du lịch Việt Nam du lịch ở nước ngoài với thị trường khách chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Domestic ( chương trình du lịch nội địa) phục vụ khách du lịch Việt Nam đi du lịch ở Việt Nam. Optinal (chương trình du lịch trong ngày). - Other (Các loại chương trình du lịch khác). 4/ Cũng giống như các chi nhánh của công ty du lịch Trung tâm lữ hành, các đại lý du lịch. Hiện nay ở Hà Nội chi nhánh còn tổ chức kinh doanh các dịch vụ lẻ như: Môi giới cho thuê xe ôtô Mua vé máy bay Đặt chỗ khách sạn Các dịch vụ khác + Hệ thống tổ chức bộ máy của chi nhánh: Hệ thống tổ chức bộ máy của chi nhánh có hai cấp đó là giám đốc và các bộ phận chức năng. Thường xuyên có sự trao đổi giữa giám đốc và phụ trách các bộ phận về công việc của mình, cùng đi kiểm tra hoạt động và chất lượng phục vụ của các cộng tác viên cũng các nhà cung cấp . 1/Bộ phận giám đốc : Lãnh đạo chi nhánh có một giám đốc và một phó giám đốc và một phó giám đốc giúp việc. Phó giám đốc chi nhánh được giám đốc uỷ quyền quản lý một số lĩnh vực công tác của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về hiệu quả lĩnh vực công tác được giao. Như vậy giám đốc có trách nhiệm truyền đạt các kế hoạch mục tiêu thông tin của công ty để chi nhánh hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ cũng như mục tiêu chung của công ty. Do được giám đốc chi nhánh uỷ nhiệm nên phó giám đốc thực tế là người điều hành quản lý trực tiếp các hoạt động của chi nhánh cũng như người chịu trách nhiệm cao nhất . 2/Các bộ phận chức năng : Inbound : phụ trách các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách du lịch quốc tế đi du lịch Việt Nam ( đi du lịch chủ động ) Outbound : phụ trách hoạt động kinh doanh và phụ trách khách du lịch Việt Nam đi du lịch quốc tế. Domestic : (du lịch nội địa) phụ trách các hoạt động kinh doanh và phụ trách các hoạt động trong nước Kế toán : phụ trách kế toán, tài vụ, tài chính của chi nhánh. Marketing Bộ phận thực hiện các dịch vụ tổng hợp II.3/Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành của chi nhánh trong hai năm 2000 - 2001 Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000 và 2001. Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 KH TH %HTKH HK TH %HTKH 1. Tổng doanh thu 15324 15578 107,7 13390 9718 72,58 2.Tổng chi phí 11673 11854 101,6 9447 7726 81,78 3.Lợi nhuận 1128 1387 122,9 1221 1012 82,88 Nghĩa vụ nộp 1552 1653 106,3 3444 2518 73 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 1,313 1,314 100,8 1,417 1,258 88,78 Nguồn : Trích báo cáo tổng kết cuối năm của công ty Dịch vụ Công ích Thanh Niên Xung Phong HCM. + Đặc điểm các thị trường khách của chi nhánh Nhận thấy được đối với mọi doanh nghiệp hiện nay không thể kinh doanh trên lĩnh vực gì, nhân tố thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm luôn mang tính then chốt sống còn, nó quết định đến sự thành bại cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Hai năm qua công ty đã xúc tiến đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các hãng, lữ hành trong và ngoài nước tận dụng mối quan hệ vốn có, từng bước tìm kiếm phát triển trên thị trường thông qua ký kết các hợp đồng trao đổi khách. Tất nhiên đối với từng cơ sở kinh doanh lữ hành khác nhau có mức độ quan tâm và đánh giá khác nhau, nhưng ở đây các hợp đồng mà công ty ký kết với đối tác đều dựa trên cơ sở nghiên cứu xu hướng vận động của thị trường. Cụ thể tập trung vào các nước trong khu vực Đông nam á, Đông á thái bình dương, cùng với thị trường khu vực truyền thống Tây Âu và bắc mỹ, đang khôi phục được dần dần tốc độ tăng trưởng như chú trọng đến cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch, đặc biệt là chất lượng phục vụ và một chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch được định hướng tốt và mạnh mẽ. Như chúng ta đã biết khách du lịch quốc tế là tất cả những người nước ngoài hoặc những dịnh cư ở nước ngoài đến một quốc gia nào đó và những người đang định cư tại một quốc gia nào đó đI ra nước ngoàI với mọi mụch đích khác nhau trừ mục đích lao động kiếm tiền trong khoảng thời gian >24 giờ hoặc ngủ ít nhất một tối trọ và< 1 năm. Khách du lịch được chia làm 3 loại : - Inbound: Khách du lịch quốc tế chủ động (Tức là đón khách nước ngoài vào Việt Nam du lịch) -Outboud: Khách du lịch quốc tế bị động ( Tức là đưa người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài) -Domestic: Khách du lịch trong nước (đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch tại một thị trường nào đó. Bảng 2 Số lượng cơ cấu khách tại chi nhánh ( Đơn vị tính: lượt khách) Năm Chỉ tiêu 2000 2001 Inbound 1016 588 Out bound 294 123 Domestic 613 400 Thị trường khách du lịch quốc tế chủ động (Inbound) Qua bảng trên ta thấy thị trường khách Inbound tại chi nhánh là thị trường rất quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số khách cũng như doanh thu của chi nhánh. Các thị trường hành đầu của chi nhánh là : Trung Quốc, Pháp Mỹ, Hàn Quốc và các nước Đông Nam á. Bảng 3 : Số lượng và cơ cấu khách Inbound.(Đơn vị tính : khách) Stt Nguồnkhách Inound 2000 % 2001 % Tổng số khách 1016 100 588 100 1 Khách Mỹ 26 2,6 20 3,04 2 Khách Pháp 120 11,81 30 4,05 3 Khách Thái Lan 36 3,54 38 7,08 4 Khách Hàn Quốc 358 35,24 200 31,4 5 Khách Trung Quốc 356 35,04 300 54,8 6 Khách City Tour 67 6,59 0 0 7 Khách quốc tịch khác 53 5,2 0 0 Với thị trường khách Pháp, Mỹ công ty luôn có sự ưu tiên quan tâm đặc biệt do một số đặc điểm sau : Khách thường mua các chương trình trọn gói. Khả năng chi tiêu cao,ít quan tâm đến giá cả, họ quan tâm chủ yếu đến chất lượng của chương trình du lịch như : Trình tự các tuyến điểm, sự hợp lý về bố cục thời gian, chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, chất lượng phương tiện vận chuyển và cơ sở lưu trú, yêu càu cao về chất lượng phục vụ. Thích khám phá thiên nhiên, du lịch sinh thái và du lịch chuyên đề tìm hiểu nghiên cứu những giá trị văn hoá lịch sử và nghệ thuật của Việt Nam. Thích những sản phẩm du lịch có tính chất mới lạ độc đáo như các loại hình nghệ thuật dân tộc ( múa rối nước, ca múa nhạc dân tộc, lễ hội cổ truyền ). Với thị trường khách Trung Quốc . Theo thống kê ở trên ta thấy từ khi chính phủ cho phép khách du lịch Trung Quốc đi bằng thẻ du lịch làm cho lượng khách Trung Quốc đến với công ty tăng lên. Mặc dù mức chỉ tiêu của khách Trung Quốc đi bằng thẻ là thấp nhưng đây vẫn là lượng khách tiềm năng của công ty nói riêng và của nghành du lịch nói chung. Cụ thể từ khi Tổng cục du lịch Việt Nam có quết định số 229/1998/TCDL ngày 02/07/1998 ban hành “ Quy chế tạm thời về quản lý và tổ chức đối vứi người Trung Quốc có giấy thông hành xuất nhập cảnh do Trung Quốc cấp cao vào nước ta tham quan du lịch “ đã thúc đẩy mạnh mẽ lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam. Đi kèm với quyết định trên là thông báo số 649/1998/TCDL của tổng cục trưởng tổng cục du lịch du lịch Việt Nam ngày 15/07/1998 về danh sách 7 tỉnh thành phố, 23 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 75 khách sạn được đón khách Trung Quốc bằng thẻ du lịch. Trong 356 khách mà công ty đón được năm 2000 thì chỉ có 52 khách đi bằng hộ chiếu còn lại 304 khách đi bằng thẻ du lịch. Lượng khách Trung Quốc đi bằng thẻ du lịch mà công ty đón được tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam qua các cửa khẩu như cửa khẩu Hà khẩu ( Lào Cai ), cửa khẩu Móng Cái ( Quảng Ninh ), cửa khẩu Hữu Nghị Quan ( Lạng Sơn ) thời gian vào các tháng 9,10,11 hàng năm, thời gian tham quan thường từ 3 đ 4 ngày. Khách du lịch Trung Quốc có mức tiêu không cao, ít mua sắm và giải trí, tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung ít chỉ chiếm 41% trên tổng số tiền khách du lịch Trung Quốc tiêu trong ngày. Giá du lịch tour cho khách du lịch Trung Quốc dao động từ khoảng 35đ 40 USD/ngày. Đối tượng khách đi bằng hộ chiếu chủ yếu là các quan chức nhà nước các nhà doanh nghiệp sang du lịch kết hợp tìm kiếm đối tác làm ăn. Chi phí cho chuyến đi được đơn vị cấp nên họ có mức chi tiêu cao vì họ không phải trả bằng tiền túi của mình, đối tượng khách này thường ở khách sạn loại sang, thời gian tham quan khoảng 7 ngày. Khách Trung Quốc đến với công ty thường theo đoàn thông qua các hợp đồng ký kết với các hãng gửi khách. Khách đi lẻ ít và hầu như không có. Đa số là người Quảng Đông, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Tây, Quảng Châu. Các hãng thường gửi khách đến công ty như : Công ty du lịch quốc tế Hữu Nghị Quảng Tây. Công ty du lịch lữ hành Quảng Châu. Công ty du lịch Con Rồng Bắc Kinh. Công ty du lịch quốc tế Trung Quốc. Với thị trường khách Hàn Quốc, khách Hàn Quốc rất thích nghỉ ngơi hưởng tuần trăng mật ở nước ngoài. Người Hàn Quốc rất kén nơi đến. 3 yếu tố quyết định việc lựa chọn điểm đến của họ là : an toàn, tiện lợi, giá cả. Với thu nhập ngày càng cao, khách Hàn Quốc chi tiêu cho du lịch rất cao. Khu vực có nhiều điểm mạnh nhất để thu hút khách Hàn Quốc là các vùng Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Với vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ, không gian nhiệt đới thanh bình yên tĩnh, đi lại thuận tiện chi phí rẻ, điều kiện an ninh tương đối tốt, đáp ứng tối đa nhu cầu, sở thích của người Hàn Quốc. Xét về tốc độ tăng trưởng trong chi tiêu du lịch quốc tế thì Hàn Quốc đứng đầu với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 27,02%. Khi đi du lịch khách Hàn Quốc đòi hỏi yêu cầu rất cao về chất lượng dịch vụ, trong đó quan trọng nhất là lưu trú và ăn uống, phương tiện vận chuyển. Trong quá trình đi du lịch, Khách Hàn Quốc không cho phép sai sót nên quá trình thiết kế và thực hiện chương trình phải trùng khớp nhau. Ngoài ra còn một khó khăn nữa đó là họ đòi hỏi hướng dẫn viên nói bằng tiếng của họ và không thích nghe hướng dẫn viên nói bằng ngoại ngữ khác như tiếng Anh. Với thị trường du lịch ASEAN, số lượng khách chi nhánh đón được tập trung chủ yếu từ các nước như Thái Lan, Singapore và Malaysia. Có nhiều lý do giải thích sự tăng lên nhanh chóng của thị trường này ngưng tựu trung lại là : xu hướng đi du lịch các nước láng giềng của cư dân ASEAN tăng lên do sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đang diễm ra trong khu vực. Đại đa số họ là các doanh nghiệp, các thương gia. II.3.1-Kết quả kinh doanh lữ hành của chi nhánh trong hai năm 2000-2001 Bảng 4 : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh lữ hành của chi nhánh năm 200-2001. Chi tiêu 2000 2001 % I Tổng doanh thu 5456 17552 32.17 1 Doanh thu lữ hành quốc tế 5330 1296 24.31 2 Doanh thu lữ hành nội địa 120 4472 354.9 3 Doanh thu dịch vụ bổ sung 0 12 12 II Tổng chi phí 4927.6 1411.4 28.64 1 Chi phí lữ hành quốc tế 4800 970.4 20.22 2 Chi phí lữ hành nội địa 127.6 435 340.9 3 Chi phí dịch vụ bổ sung 0 6 6 Nhìn chung doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty năm 2000 tăng một cách mạnh mẽ đạt 5456 triệu đồng tăng hơn so với măn 2001 là 1755,2 triệu đồng tương ứng 32,17%. Trong đó doang thu lữ hành quốc tế chiếm đa số trong tổng doanh thu đạt 5330 triệu đồng. Song do quá chú trọng vào kinh doanh lữ hành quốc tế, ít quan tâm tới lữ hành nội địa làm cho doanh thu lữ hành nội địa bị lỗ 1,6 triệu đồng giảm 354,9 triệu so với năm 2000. Năm 2000 được coi là năm bản lề để chuyển sang một thiên niên kỷ mới do vậy ở nhiều nước trên thế giới đã có nhiều hoạt động phong phú hấp dẫn để chào đón một năm mới của thiên niên kỷ mới. Đối với Việt Nam năm 2000 là năm có nhiều sự kiện trọng đại, cả nước thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ kinh tế xã hội quan trọng, hoạt động đối ngoại sôi động thu được nhiều kết quả. Nhờ có chủ trương chính sách phát triển đúng đắn có đường lối ngoại giao mở rộng “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới “ cùng với nghành du lịch hoạt động lữ hành của chi nhánh đã có nhiều cố gắng, công tác tiếp thị quảng cáo thu hút khách để mở rộng thị trường, khai thác triệt để các thị phần đã có đồng thời tìm kiếm khai thác thị trường mới thực sự có hiêụ quả đem lại thành tựu đáng kể. Nhưng khi năm 2001 thì số lượng khách của công ty lại đi giảm vì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước có xu hướng đi xuống, đầu tư nước ngoài giảm, hàng hoá sản xuất tiêu thụ chậm, sức mua giảm sút. Bên cạnh đó lại sảy ra sự kiện 11/9 làm cho khách không giám đi máy bay và số lượng khách đi du lịch giảm làm cho doanh thu của công ty cũng bị giảm. Kết luận Trong năm 2002 công ty tiếp tục phát triển hệ thống bộ máy, hoàn thiện các phòng ban chức năng tạo sự chuyên môn hoá trong hoạt động, đặc biệt thành lập phòng hướng dẫn và phòng Maketing du lịch. Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và các phương tiện làm việc hiện đại cho trung tâm lữ hành. Không ngừng nâng cao chất lượng cho các chương trình du lịch của mình đặc biệt là khâu hướng dẫn viên. Hiện nay trung tâm chưa có phòng hướng dẫn, đội ngũ hướng dẫn viên của trung tâm chủ yếu thông qua các hướng dẫn viên chuyên nghiệp của các doanh nghiệp lữ hành khác trên địa bàn Hà Nội hoặc các hướng dẫn viên tự do. Đây chỉ là giảI pháp tình thế không thể duy trì trong những năm sau được. Lý do thật đơn giản vì một trong các khâu quan trọng nhất tạo nên chất lượng chương trình du lịch cao phụ thuộc vào đội ngũ hướng dẫn viên. Với đội ngũ hướng dẫn viên như hiện nay dù trung tâm đã chọn lọc và thực hiện những biện pháp kiểm tra giám sát thường xuyên nhưng chất lượng các chương trình du lịch vẫn chưa thực sự được đảm bảo một cách tốt nhất. Mặt khác khi khối lượng các chương trình du lịch do trung tâm thực hiện được tăng lên, các hướng dẫn viên mà trung tâm thực sự tin tưởng sẽ đều có việc do đó trung tâm phải cần đến những hướng dẫn viên mà trung tâm chưa quan hệ với họ khiến cho việc đảm bảo các chương trình du lịch càng thấp hơn. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên cho riêng mình ngoài việc quản lý chất lượng các chương trình du lịch tốt hơn nó còn tiết kiệm chi phí cho trung tâm, chủ động hơn trong việc thiết kế và thực hiện chương trình du lịch. Hơn nữa với các dịch vụ tổng hợp như cho thuê hướng dẫn viên, phiên dịch,…đội ngũ hướng dẫn viên còn làm tăng doanh thu cũng như đa dạng hoá các sản phẩm cho trung tâm. Đồng thời công ty nên tạo điều kiện hơn nữa cho các hướng dẫn viên trẻ có cơ hội được học hỏi, cọ sát qua các hướng dẫn viên có kinh nhiệm bằng các chuyến đi thực tế. Có như vậy công ty sớm mới có được đội ngũ hướng viên có trình độ phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch của công ty trong tương lai. Không ngừng đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên môn của mình, có kế hoạch trong việc tuyển chọn đào tạo nhân viên mới. Cho đội ngũ nhân viên tiếp xúc nhiều hơn với môi trường kinh doanh hiện đại, cử nhân viên đi học tập tại nước ngoài. Đưa đội ngũ nhân viên trở thành lực lượng năng động hiện đại nhất trong kinh doanh lữ hành ở Việt Nam. Tập trung đẩy mạnh hoạt động Marketing đặc biệt là việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xu hướng nhu cầu xã hội. Liên tục tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường để phát hiện nhu cầu của khác, hỗ trợ cho việc xây dựng chương trình mới và để định giá cho các chương trình của mình một cách hiệu quả nhất. Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông á- Thái Bình Dương,Tây Âu , Bắc Mỹ, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35655.DOC
Tài liệu liên quan