Báo cáo Tổng hợp tại công ty may 19/5 Bộ công an

Bộ máy kế toán của công ty may 19/5 được tổ chức theo hình thức tập trung, theo hình thức này phòng kế toán công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở văn phòng công ty và quyết toán tài chính với các xí nghiệp thành viên. Ở mỗi xí nghiệp thành viên đều có bộ máy kế toán. Bộ phận kế toán ở mỗi xí nghiệp có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp. Định kỳ gửi báo cáo kèm chứng từ gốc về công ty để phòng TC-KT công thích hợp làm báo cáo tổng hợp.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng hợp tại công ty may 19/5 Bộ công an, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY MAY 19/5 BỘ CÔNG AN I-TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY 19/5 BỘ CÔNG AN 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty may 19/5 Bộ Công an a/ Quá trình hình thành. - Tên Công ty : Công ty may 19/5 Bộ Công an - Tên giao dịch : Garment company No 19/5 - Trụ sở chính : Phường Thanh Xuân Bắc – Quận Thanh Xuân - Hà Nội - Điện thoại: - Fax: - Mã số thuế: Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 khi mà nền kinh tế chuyển từ tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, lực lượng Công an nhân dân vốn được nhà nước bao cấp hoàn toàn bằng hiện vật cũng được cơ cấu lại theo hớng giảm dần về hiện vật, tăng tỷ lệ tiền tệ hoá để các đơn vị tự mua sắm trang thiết bị. Mặt khác do yêu cầu về sắp xếp lại tổ chức công tác giảm biên chế tạo sức ép giải quyết việc làm chi chiến sỹ cán bộ dư thừa trong toàn lực lượng, con em cán bộ chiến sỹ không có việc làm, đồng thời đòi hỏi trang bị ngày càng chính quy và hiện đại. Bộ Công an đã nghiên cứu đề xuất và được Chính phủ chấp nhận cho ra đời một số đơn vị, một số loại hình kinh doanh mang tính đặc thù. Công ty may 19/5 ra đời trong hoàn cảnh đó. b/Quá trình phát triển Từ khi ra đời Công ty may 19/5 đã trải qua các giai đoạn sau : *Giai đoạn 1 : Năm 1988 Xí nghiệp may 19/5 được thành lập theo quyết định của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) do Tổng cục hậu cần Công an nhân dân quản lý. Do gặp nhiều khó khăn về vật chất ban đầu chỉ là một khu nhà cũ của Xí nghiệp xây lắp 69 bàn giao với 30 máy khâu đạp chân và chỉ có 34 cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của ngành, sau đó được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện khuyến khích từ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục hậu cần, Xí nghiệp đã từng bước phát triển mở rộng quy mô, vôn được bổ sung máy móc thiết bị từng bước được hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý công nhân được củng cố về trình độ chuyên môn, tay nghề, vì vậy chất lượng sản phẩm được nâng cao, tỷ trọng sản phẩm may mặc trang phục cho ngành tăng lên, tạo việc làm ổn định cho ngàn người lao động. *Giai đoạn 2 : Do nhu cầu sắp xếp lại tổ chức,hợp lý hoá trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung, nội bộ ngành Công an nói riêng, thực hiện Nghị định số 338/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Xí nghiệp may 19/5, xí nghiệp sản xuất trang phục đã được thành lập theo Quyết định số 302/QĐ-BNV (H11) và Quyết định 310/QĐ-BNV (H11) ngày 09/7/1993 và trở thành 2 doanh nghiệp nhà nước khoán độc lập. *Giai đoạn 3 : Thực hiện chủ trương của Chính phủ về sắp xếp lại doanh nghiệp ngày 20/10/1996 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số : 727QĐ-BNV (H11) thành lập Công ty may 19/5 trên cơ sở hợp nhất 2 xí nghiệp trên. Từ đây lực lượng CAND đã có 1 doanh nghiệp thống nhất, quy mô đảm nhận về cơ bản nhu cầu của ngành. Có một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường, tuy nhiên do cơ sở vật chất còn hạn chế nên Công ty chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của ngành. *Giai đoạn 4 : Đề khắc phục tình trạng trên và đảm bảo thống nhất quân phục trong toàn ngành, Bộ Công an thấy cần thiết phải nâng cấp Công ty may 19/5 lên một quy mô lớn hơn về mọi mặt. Sau khi được Chính phủ phê duyệt ngày 23/11/1999 Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định số 736/QĐ-BCA (X13) về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân doanh nghiệp nhà nước Công ty may 19/5 tổ chức làm nhiệm vụ sản xuất cung cấp trang phục và nhu yếu phẩm trực tiếp phục vụ ngành Công an. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau : Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh thu (triệu đồng) 75.797 88.865 90.971 2. Lợi nhuận (triệu đồng) 3.203 3.525 3.726 3. Thuế TNDN (triệu đồng) 500,8 501,9 854,6 4. Số lượng CNV (người) 1.259 1.265 1.350 5. Thu nhập BQ/1người (ngđ/người) 1.152 1.440 1.694 2.Chức năng,nhiệm vụ sản xuất của Công ty may 19/5 Bộ Công an Công ty may 19/5 Bộ Công an là doanh nghiệp nhà nước phục vụ Tổng cục hậu cần, có nhiệm vụ : - Sản xuất gia công hàng may mặc, quân trang phục : Quần áo, sao, mũ, quân hàm, giày… cung cấp cho toàn ngành Công an. - Sản xuất các thiết bị nhu yếu phẩm phục vụ ngành Công an. - Sản xuất gia công quần áo cho phạm nhân, hàng may mặc tham gia thị trường phục vụ dân sinh, tham gia xuất khẩu khi được Bộ giao hạn ngạch. - Nhập khẩu các thiết bị, vật tư nguyên liệu chuyên ngành may mặc và sản phẩm nhu yếu phẩm. Do đó hoạt động của Công ty chủ yếu mang tính chính trị, không mang tính chất cạnh tranh như các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt, nhu cầu sản xuất của Công ty tăng lên phụ thuộc vào yêu cầu trang bị trang phục của ngành tăng lên hoặc khi sản lượng của ngành tăng lên. 3.Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty may 19/5 Bộ Công an 3.1.Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty may 19/5 Bộ Công an là một doanh nghiệp nhà nước có đủ tư cách pháp nhân, là đơn vị khoán độc lập, Công ty tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Giám đốc công ty Phó Giám đốc 3 Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phòng kế hoạch – vật tư Phòng kỹ thuật Phòng TC-KT VP Công ty XN 4 XN 3 XN 2 XN 1 Ghi chú: Mối quan hệ trực tiếp Tổng số cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý tại công ty là 30 người, ngoài ban giám đốc số còn lại chia thành 4 phòng ban. Giám đốc côn ty chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý doanh nghiệp. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc khi có việc đột xuất, giám đốc công ty còn trực tiếp chỉ đạo phòng TC-KT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc gồm: + Phó giám đốc 1: là người phụ trách sản xuất kinh doanh của công ty + Phó giám đốc 2: là người phụ trách phòng kỹ thuật +Phó giám đốc 3: là người phụ trách phòng kế hoạch vật tư -Văn phòng công ty : 8 người thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHXH, BHYT… và công tác quản lý hành chính quản trị. -Phòng TC –KT: 7 người có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác khoán quản lý tổ chức của công ty cùng phòng kế hoạch dự toán tổng sản phẩm, giám sát, kiểm tra việc tính tổng sản phẩm, thanh toán, báo cáo quyết toán tổ chức tập hợp toàn công ty theo quy định, đồng thời còn hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán ở các xí nghiệp trực thuộc. -Phòng kỹ thuật: 5 người có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế xây dựng các tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật cho mỗi sản phẩm. -Phòng Kế hoạch vật tư làm kế hoạch sản xuất hàng năm đăng ký với cấp trên để được duyệt kế hoạch sản xuất của Công ty khi được cấp trên duyệt thì phân bổ kế hoạch sản xuất cho từng xí nghiệp theo kế hoạch cấp phát quân trang cho từng đơn vị do cấp trên giao. -Dưới các phòng ban của công ty là các xí nghiệp thành viên, ở các xí nghiệp thành viên có các giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp, để giúp cho giám đốc các xí nghiệp còn có các tổ trưởng sản xuất, tổ điều hành, các kế toán xí nghiệp. Có 4 xí nghiệp: * Xí nghiệp 1: Xí nghiệp may Chiến Thắng tại 100 Chiến Thắng – Thanh Xuân – Hà Nội có tổng số cán bộ công nhân viên 559 người và chuyền sản xuất trang phục ngành và tham gia may hàng xuất khẩu. Xí nghiệp có 5 phân xưởng: -Phân xưởng cắt : Là phân xưởng đầu tiên của quá trình sản xuất, trên cơ sở vải, mút, bông, các loại sẽ tạo các chi tiết thân, cổ, ve áo… theo mẫu đã duyệt sản phẩm này được chuyển xuống phân xưởng may. -Phân xưởng may 1, 2, 3 : Có nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh và may thành sản phẩm từ phân xưởng cắt chuyển sang. - Phân xưởng hoàn thiện: Sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm sẽ được chuyển sang phân xưởng hoàn thiện kiểm tra chất lượng và đóng gói. *Xí nghiệp 2: Xí nghiệp Hoàng Cầu tại 282 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên 175 người chuyên sản xuất giầy da, mũ, dây lưng, kim khí… và một số quân trang khác, Xí nghiệp 2 bao gồm 4 phân xưởng chính. -Phân xưởng may: May giày da, mũ.. - Phân xưởng giày : Chuyên sản xuất giày - Phân xưởng mũ: Chuyên sản xuất mũ - Phân xưởng cơ khí : Chuyên sản xuất quân hàm, cấp hiệu, cách tùng soa, sao ve… *Xí nghiệp 3: Xí nghiệp Phương Nam tại quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh. Tổng số cán bộ công nhân viên 505 người, có nhiệm vụ sản xuất hàng may mặc phục vụ ngành công an phía Nam. Xí nghiệp 3 có 4 phân xưởng và hệ thống cửa hàng có nhiệm vụ chuyên sản xuất hàng may mặc như sau: - Phân xưởng may: chuyên may các loại hàng giày da, mũ - Phân xưởng giày: chuyên sản xuất giày - Phân xưởng: chuyên sản xuất bàn ghế phục vụ cho nhu cầu sử dụng của công ty - Phân xưởng cơ khí: chuyên sản xuất quân hàm, cấp hiệu, cánh tùng soa, sao… * Xí nghiệp 4 Tại thành phố Đà Nẵng Xí nghiệp đang xây dựng chưa đi vào hoạt động Xí nghiệp này vẫn chủ yếu thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng may mặc theo chỉ đạo của Bộ. 3.2. Đặc điểm quá trình công nghệ: Công ty may 19/5 là một doanh nghiệp chuyên gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục từ cắt, may, là, đóng gói, đóng thùng bằng các máy móc chuyên dụng với số lượng số sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải. Các phân xưởng được tổ chức theo dây chuyền khép kín trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MAY Phân xưởng hoàn thiện (Kiểm tra chất lượng sản phẩm ) Nhập kho thành phẩm Phân xưởng may Phân xưởng cắt Thiết kế mẫu Kho NVL vải -May cổ -May tay …. -Là -Đóng gói -Trải vải -Đặt vải -Cắt -Đánh số Chuẩn bị NVL QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM GIÀY Phết keo gò mũ Pha cắt da Mài giễu giày May mũ giày Gò hậu Gò hông Sấy ép đế mũi Định hình lạnh Dán đé giày với mũ giày Sấy hút chân không Mài hút bụi Khâu hút Thành phẩm Đóng đinh gót Đánh xi hoàn thiện II- TỔ CHỨC HTKT TẠI CÔNG TY MAY 19/5 BỘ CÔNG AN 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty may 19/5 được tổ chức theo hình thức tập trung, theo hình thức này phòng kế toán công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở văn phòng công ty và quyết toán tài chính với các xí nghiệp thành viên. Ở mỗi xí nghiệp thành viên đều có bộ máy kế toán. Bộ phận kế toán ở mỗi xí nghiệp có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp. Định kỳ gửi báo cáo kèm chứng từ gốc về công ty để phòng TC-KT công thích hợp làm báo cáo tổng hợp. Phòng kế toán có chức năng giúp giám đốc về lĩnh vực kế toán tài chính, theo dõi tình hình kế hoạch sản xuất, tình hình thực hiện các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính. Phòng kế toán tài chính của công ty gồm 7 người, trong đó có 1 Trưởng phòng và các kế toán viên. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán Ngân hàng, kiêm kế toán công nợ Kế toán CCDC, vật tư và TSCĐ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thanh toán với các xí nghiệp Kế toán thanh toán lương và các khoản chi phí trong Công ty Thủ quỹ kiêm thủ kho Kế toán tổng hợp, theo dõi xây dựng Nhân viên kế toán tại các xí nghiệp - Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, tổ chức việc thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý hạch toán của phòng kế toán với công ty. - Kế toán Ngân hàng kiêm kế toán công nợ : theo dõi các khoản công nợ với người bán, tình hình biến động tiền gửi Ngân hàng. - Kế toán công cụ dụng cụ, vật tư và tài sản cố định theo dõi tình hình mua, vật chuyển, bảo quản nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Theo dõi về toàn bộ tài sản cố định trong công ty, quản lý về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản cố định, tình hình trích khấu hao cho tài sản cố định. - Kế toán thanh toán lương và các khoản chi phí trong công ty . Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, các khoản tạm ứng, nhận chiếu chấm công, thanh toán với công nhân viên, thanh toán với người mua, thanh toán các khoản lương và trích theo lương. -Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thanh toán với các xí nghiệp: tổng hợp tài liệu của các phần hành kế toán khác vào sổ, theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm và thanh toán với các xí nghiệp thành viên. -Kế toán tổng hợp và theo dõi xây dựng: kế toán tổng hợp làm báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, theo dõi cả công tác xây dựng các hạng mục công trình đầu tư mới khi được Bộ duyệt dự án. -Thủ quỹ kiêm thủ kho: Thủ quỹ nhận tiền từ Ngân hàng và các khoản thu nội bộ công ty, kết hợp với kế toán thanh toán tiến hành thu chi và theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt và ghi vào sổ quỹ tiền mặt. 2.Tổ chức công tác kế toán 2.1.Các chính sách kế toán được áp dụng tại đơn vị -Để phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và quy mô hoạt động công ty tiến hành tổ chức kế toán theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. -Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. -Chuẩn mực áp dụng : phù hợp với chế độ kế toán mới -Niên độ kế toán là một năm bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm. -Kỳ kế toán được quy định là một quý -Đồng tiền sử dụng chính thức trong ghi sổ là Việt Nam đồng theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với các nguyên tắc được chấp nhận chung tại Việt Nam. Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam, và các quy định về kế toán hiện hành. -Ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá: thu theo tỷ giá liên Ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, chi theo tỷ giá liên Ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc theo tỷ giá tại Ngân hàng nhận khoản chi đó. -Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng là theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. -Phương pháp tính giá hàng tồn kho (nguyên tắc tính giá hàng tồn kho): phương pháp bình quân theo mỗi lần nhập. -Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo phương pháp đường thẳng. -Hạch toán chi tiết NVL: phương pháp ghi thẻ song song -Công ty áp dụng phần mềm kế toán: phần mềm Access Sơ đồ trình tự hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty may 19/5 Bộ công an Chứng từ kế toán Thẻ, sổ kế toán chi tiết Bảng kê chứng từ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Bảng tổng hợp chi tiết 2.2.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại đơn vị -Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán : được thực hiện đúng theo các mẫu, biểu quy định của Bộ tài chính -Tổ chức tài khoản: Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và được mở chi tiết theo từng tiểu khoản để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. -Tổ chức sổ : Theo hình thức kế toán máy -Chế độ báo cáo kế toán : công ty thực hiện lập báo cáo hàng năm theo đúng chế độ kế toán hiện hành bao gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh +Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp) +Bản thuyết minh báo cáo tài chính Các báo cáo trên sau khi được lập, kiểm tra, xem xét và trình lên giám đốc sẽ được gửi lên các cơ quan quản lý: +Cục thuế Hà Nội +Bộ chủ quản + Ngân hàng nơi công ty mở tài khoản giao dịch + Cục thống kê Hà Nội Ngoài ra công ty còn lập các báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty để giải quyết kinh doanh trong quá trình quản lý bao gồm: báo cáo hao mòn, báo cáo tăng giảm doanh thu lợi nhuận, báo cáo tình hình công nợ, báo cáo tình hình các khoản phải thu, chi. Kỳ lập báo cáo quản trị theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty. Bộ phận lập báo cáo quản trị là phòng kế hoạch và phòng kế toán. Báo cáo quản trị được lập và nộp cho lãnh đạo công ty. III- NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ -Trên đà phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước, để hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp độ phát triển đó, công ty may 19/5 đã không ngừng cải tổ và hoàn thiện bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, đổi mới và bổ xung dây chuyền công nghệ. Chính điều đó tạo điều kiện để công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do cấp trên giao và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. -Hiện nay bộ máy kế toán của công ty tương đối hoàn chỉnh phản ánh đầy đủ các nội dung hạch toán và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Công ty đã nâng cao và trang bị cho phòng một số máy vi tính và thực hiện công tác kế toán máy. Sự tiến bộ này làm cho công việc kế toán của công ty dễ dàng, dễ ghi chép, dễ đối chiếu . -Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, đội ngũ nhân viên kế toán gọn nhẹ, trình độ nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng được nhu cầu công việc. Các nhân viên của phòng kế toán được phân công công việc một cách cụ thể, khoa học, không bị chồng chéo công việc với nhau, đảm bảo tính độc lập, cũng như khả năng phối kết hợp giữa các kế toán viên. Bên cạnh đó việc phân công lao động kế toán cũng phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của từng cá nhân, tận dụng được kinh nghiệm của kế toán viên lâu năm cũng như sự năng động, sáng tạo của lớp trẻ. Việc áp dụng phần mềm kế toán bước đầu đã có tác dụng trong việc quản lý tài sản theo dõi và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cho công tác kế toán. Nhờ vậy phòng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời giúp lãnh đạo công ty đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. -Hiện nay công ty đang tiến hành hạch toán theo quý. Kỳ hạch toán theo quý không những hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán mà mọi công việc kế toán còn dồn vào cuối quý khiến công tác hạch toán đôi khi kém hiệu quả. Mặt khác khi có yêu cầu kiểm tra hay thanh tra của cấp trên thì công việc kế toán theo quý sẽ trở nên phức tạp. -Nhìn chung hệ thống chứng từ mà công ty đang sử dụng đều phù hợp với biểu mẫu do Bộ tài chính ban hành. Trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chứng từ đều được lập với số lượng cần thiết đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp. Quá trình luân chuyển chứng từ tại công ty được kiểm soát khá chặt chẽ, giúp ban giám đốc và trưởng phòng kế toán theo dõi sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ không phải lưu trữ theo từng phần hành kế toán như các đơn vị thực hiện kế toán thủ công mà được lưu trữ trong các cặp chứng từ và được tập hợp theo từng quý, mỗi quý có một màu khác nhau thuận lợi cho việc tra cứu. -Hệ thống tài khoản của công ty được mở chi tiết đáp ứng được công tác hạch toán chi tiết tài sản vào nguồn vốn tại công ty và các xí nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán tại công ty được mở và ghi chép một cách linh hoạt so với chế độ kế toán. Các báo cáo quyết toán được lập theo đúng nguyên tắc và thời gian quy định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại Công ty may 19-5 Bộ Công an.DOC
Tài liệu liên quan