Báo cáo tổng hợp tại Công ty TNHH Phú Thái

Lời nói đầu

Chương 1: Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ Hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh.

1.1) Nhũng vấn đề chung về tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh.

1.1.1) Vai trò của tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại và nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ.

1.1.2) Các phương thức tiêu thụ hàng hoá.

1.1.3) Phương pháp tính giá hàng xuất bán.

1.1.4) Phương pháp tính chi phí thu mua hàng hoá .

1.2) Hạch toán chi tiết hàng hoá.

1.2.1) Phương pháp thẻ song song.

1.2.2) Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

1.2.3) Phương pháp sổ số dư.

1.3) Hạch toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá.

1.3.1) Vài nét về thuế giá trị gia tăng.

1.3.2) Chứng từ ghi chép ban đầu.

1.3.3) Tài khoản sử dụng.

1.3.4) Phương pháp hạch toán tổng hợp.

1.4) Hạch toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh.

1.4.1) Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.4.2) Hạch toán xác định kết quả kinh doanh.

1.5)Hệ thống sổ kế toán tổng hợp về hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết qủa kinh doanh.

1.5.1) Hình thức Nhật ký - sổ cái.

1.5.2) Hình thức nhật ký chung.

1.5.3) Hình thức chứng từ - ghi sổ.

1.5.4) Hình thức nhật ký - chứng từ.

Chương 2: Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phú Thái.

2.1) Đặc điểm và tổ chức quản lý kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái

2.1.1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

2.1.2) Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh của công ty.

2.1.3) Năng lực và các điều kiện kinh doanh bên trong doanh nghiệp

2.1.4) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.5) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

2.2) Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty.

2.2.1) Hình thức kế toán.

2.2.2) Hệ thống báo cáo kế toán.

2.2.3) Hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty.

2.3.1) Tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở công ty TNHH Phú Thái

2.3.2) Tính giá vốn hàng xuất bán được xác định là tiêu thụ.

2.4) Tổ chức kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở công ty TNHH Phú Thái

2.4.1) Tài khoản sử dụng.

2.4.2) Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá .

2.4.3) Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu .

2.5) Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở Công ty TNHH Phú Thái

2.6)Tổ chức nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh ở công ty TNHH Phú Thái

2.6.1) Hạch toán chi phí nghiệp vụ kinh doanh.

2.6.2) Tổ chức kế toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh ở công ty TNHH Phú Thái

Chương 3:Đánh giá chung về tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phú Thái

3.1 - Đánh giá chung.

3.1.1) Một số thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

3.1.2) Công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ tại công ty .

3.1.3) Vài nét về hoạt động kích thích tiêu thụ tại công ty.

3.2) phương hướng và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.

3.2.2) Định hướng kinh doanh trong thời gian tới của công ty TNHH Phú Thái

3.3 Một số ý kiến đóng góp.

Kết luận chung

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Công ty TNHH Phú Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng Camayvà Safguard Nhóm mặt hàng tiêu dùng khác Dịch vụ kho tàng vận chuyển 5. Thị trường kinh doanh Công ty TNHH Phú Thái với hơn 700 nhân viên là tập đoàn phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất trong nước chuyên phân phối các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng vì vậy công ty Phú Thái có một mạng lưới phân phối sản phẩm rộng lớn với hơn 95 địa điểm phân phối, 500 địa chỉ bán buôn, hơn 40.000 địa chỉ bán lẻ, 300 cửa hàng và 90 siêu thị. Công ty có các trung tâm phân phối sản phẩm như: Hà Nội: quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Đông Đa. Các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hưng Yên, Hải Dương… 6. Phương thức kinh doanh: * Phương thức bán buôn: Bao gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng. * Phương thức bán lẻ: Việc mua bán tại các quầy hàng, nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện việc mua bán với khách hàng. III-Đăc điểm tổ chức quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Phú Thái: 1.Mô hình tổ chức quản lí Bộ máy tổ chức quản lí và điều hành của công ty TNHH Phú Thái được tổ chức theo luật doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ công ty do bộ thương mại phê duyệt. Hiện nay, công ty có bộ máy quản lí điều hành gồm : 1 tổng Giám đốc, 2 Giám đốc, phòng kinh doanh, Phòng kế toán, thủ quĩ, thủ kho, các chi nhánh kinh doanh bán buôn và bán lẻ. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí điều hành của công ty TNHH Phú Thai theo mô hình trực tuyến - chức năng- cơ cấu quản trị này đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và điều hành của công ty TNHH Phú Thái: Tổng giám đốc GĐ tổ chức P kinh doanh GĐ kinh doanh P. nhân sự P.kế toán Thủ kho Thủ quĩ Bán buôn Bán lẻ + Tổng giám đốc: phụ trách chung vấn đề đối nội , đối ngoại của công ty.Là người điêù hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo pháp luật của nhà nước và điều lệ của công ty. +Giám đốc kinh doanh: quản lí chung hoạt động kinh doanh của công ty +Giám đốc tổ chức: xẵp xếp và tổ chức nhân sự cho các phòng ban. Quản lí cán bộ công nhân viên chung toàn doanh nghiệp + Phòng kinh doanh: Tiến hành các hoạt động nghiên cứu đánh giá nhu cầu chưa thoả mãn của người tiêu dùng để xác định chiến lược marketing cho thị trường mục tiêu của Công ty, tổ chức và quản lý tất cả các nguồn hàng của Công ty. + Phòng kế toán : Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật phát sinh, quản lý tổ chức, xác định kết quả tài chính của Công ty nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho Giám đốc. + Phòng nhân sự : Thực hiện các chức năng trên, các lĩnh vực tổ chức bố trí sắp xếp lao động toàn Công ty, theo dõi và giải quyết các chế độ chính sách cho nhân viên Công ty. Tuy vậy, với các đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý của Công ty nên Công ty có sự san sẻ một phần trách nhiệm với đơn vị để mọi hoạt động được thông suốt. VI. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Phú Thái. Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, bình quân thu nhập đầu người trong các năm :2001-2002-2003 Stt Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu thuần 120.985.000.000 135.650.000.000 150.252.000.000 2 Lợi nhuận 135.398.000 155.834.690 175.834.608 3 Nộp ngân sách nhà nước 570.123.000 595.562.234 610.123.600 4 Bình quân thu nhập đầu người 1.256.000 1.385.000 1.428.000 (Số liệu do công ty TNHH Phú Thái cung cấp) Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy các chỉ tiêu của công ty qua các năm ngày tăng, chứng tỏ công ty ngày càng mở rộng phát triển kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động. Phần II Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Phú Thái. I-Đặc điểm tổ chưc bộ máy kế toán và sự phân công lao động kế toán 1. chức năng nhiệm vụ bộ máy kế toán của công ty Do đặc điểm cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty, để phù hợp với yêu cầu quản lý bộ máy kế toán nên phòng Kế toán có chức năng và nhiệm vụ sau : + Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo hướng dẫn thực hiện kế hoạch toàn Công ty. + Quản lý vốn, quản lý các quỹ của Công ty, tham gia lập phương án điều hoà vốn, điều tiết thu nhập trong Công ty. + Tham gia nhận bảo toàn và phát triển vốn của Công ty. + Tổng hợp quyết toán tài chính và báo cáo lên cấp trên theo chế độ quy định. + Tham gia xây dựng và quản lý các mức giá trong Công ty. + Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ tài chính- kế toán + Trực tiếp hạch toán kinh doanh với bên ngoài, hạch toán tổng hợp các nguồn vốn, phân phối thu nhập, thu nộp ngân sách. + Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, thực hiện kế toán đảm bảo cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính kịp thời, chính xác, đầy đủ để kế toán các công cụ quản lý của doanh nghiệp. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Do đặc điểm hoạt động kinh doanh nên Công ty chọn mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập chung tại phòng kế toán của công ty được minh hoạ bằng sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán thuế Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ hàng hoá Kế toán tiền lương và bảo hiểm Thủ kho Thủ quỹ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán pân phối kết quả kinh doanh + kế toán trưởng: là người quản lí và chịu mọi trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là: tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu. Đồng thời thực hện việc chấp hành báo cáo thống kê định kì, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ. Chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của doanh nghiệp kế toán trưởng có quyền: phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn, kí duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không kí duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế dộ qui định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác cùng phối hợp thực hiên những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó + Kế toán thanh toán: Thực hiện ghi chép phản ánh kịp thời : - Các khoản nợ phải thu, phải trả với người bán, người mua theo từng con nợ, chủ nợ và khoản nợ - Các khoản nợ phải thu, phải trả đối với các khoản vay và cho vay vốn - Tình hình thanh toán các khoản tài chính với ngân sách nhà nước - Các nghiệp vụ thanh toán nội bộ doanh nghiệp, thanh toán với người lao động, với các đơn vị, tổ chức cấp trên, cấp dưới trong nội bộ … - Quản lí và đánh giá kịp thời tình hình thực hiện kỉ luật trong các quan hệ thanh toán với các con nợ, chủ nợ +Kế toán thuế: Thực hiện ghi chép phản ánh kịp thời: các khoản thuế phải nộp các khoản thuế được khấu trừ Lập các bảng kê khai thuế, báo cáo thuế… + Kế toán tiền lương và bảo hiểm: thực hiện các nhiệm vụ: - ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính luơng và các khoản trích theo lương cho người lao động - Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp trợ cấp cho người lao động. - Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công việc quản lí nhà nước và quản lí doanh nghiệp. + Thủ kho: Có nhiệm vụ: kiểm đếm đầy đủ hàng hoá trước khi nhập kho, xuất kho. Bảo quản hàng hoá không bị hư hỏng Vào các sổ, thẻ chi tiết về các mặt hàng mà kho quản lí Cuối tháng lập báo cáo hàng tồn kho cuối kì + Thủ quĩ: có trách nhiệm: thu chi tiền mặt theo qui định. Thực hiện chi các khoản đã được duyệt và báo cáo tồn quĩ hàng ngày, đảm bảo bí mật, an toàn quĩ. + Kế toán tiêu thụ hàng hoá:có nhiệm vụ: Ghi chép kịp thời đầy đủ tình hình xuất nhập hàng hoá về số lượng, chủng loại, chất lượng và giá trị. Phản ánh kịp thời giá vốn hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ Tập hợp kịp thời đầy đủ chi phí tiêu thụ, chi phí quản lí DN để làm cơ sở xác định lợi nhuận thuần Phản ánh kịp thời đày đủ: doanh thu tiêu thụ,các khoản thuế phải nộp về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kì Lập các báo về thành phảm tiêu thụ và kết quả tiêu thụ cho lãnh đạo làm cơ sở đề ra các quyết định về tiêu thụ, về sản xuất + Kế toán vốn bằng tiền: có nhiệm vụ: Ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình biến Động của từng loại vốn bằng tiền,đầu tư ngắn hạn, Kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành các qui định, thủ tục về quản lý và sử dụng vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, không để doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn một cách không hợp lí. + Kế toán phân phối kết quả kinh doanh: - phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ, chi phí và kết quả tiêu thụ. - Phản ánh và giám đốc kết quả kinh doanh cua doanh nghiệp và tình hình phân phối kết quả kinh doanh, tình hình thục hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và trích lập các quĩ theo qui định. - Cung cấp tài liệu, số liệu cho phân tích hoạt động kinh doanh, lập báo cáo II. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán của công ty TNHH Phú Thái Công ty TNHH Phú Thái là một doanh nghiệp có quy mô lớn, tiến hành đồng thời nhiều loại hoạt động kinh doanh nên cần được theo dõi ghi chép quản lý thường xuyên, liên tục từng lần nhập xuất hàng hoá trong sổ kế toán. Vì vậy doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 1.Đặc điểm vận dụng hình thức sổ sách kế toán Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán đợc sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Vận dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công ty và cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như trình độ của nhân viên kế toán. Phòng kế toán của công ty TNHH Phú Thái chọn hình thức kế toán “Nhật ký chung” để thực hiện tổ chức công tác kế toán. Đặc trưng của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để vào sổ cái. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Công ty TNHH Phú Thái cũng là một doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán đó và trình tự vào sổ như sau: Chứng từ gốc xử lý nghiệp vụ nhập dữ liệu Nhật ký chung vào sổ cái các sổ chi tiết In và lưu trữ khoá sổ chuyển sang kỳ sau 2.Đăc điểm vận dụng tài khoản kế toán: Công ty TNHH Phú Thái áp dụng thống nhất theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1141QĐ/TC/CĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ trởng Bộ tài chính 3. Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán: Đối với các chứng từ thuộc loại chứng từ bắt buộc được áp dụng theo quy định của nhà nước như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn GTGT . . . Ngoài ra công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái còn sử dụng một số loại chứng từ nội bộ như: Phiếu đề nghị thanh toán cho nhà cung cấp -Phiếu đề nghị thanh toán, tạm ứng cho nhân viên… 4. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo Cuối mỗi kỳ kế toán là tháng, quý, năm, kế toán công ty tiến hàng khoá sổ tài khoản, tiến hành các bút toán điều chỉnh tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản và lập các báo cáo kế toán theo quy định. Các sổ kế toán và báo cáo kế toán của công ty TNHH Phú Thái độc lập đều là hình thức tờ rời và được đóng thành quyển. Báo cáo đôc lập gồm những báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN) Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02-DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN) III. Đăc điểm tổ chức một số phần hành kế toán của công ty 1. Kế toán thanh toán(thanh toán tiền mua hàng hoá ) a. Đặc điểm: mua hàng là giai đoạn đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Hàng hoá được coi là mua vào khi thông qua quá trình mua bán và doanh nghiệp phải nắm được quyền sở hữu về hàng hoá (đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ). Mục đích mua hàng hoá là để bán(cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và mua để xuất khẩu ra nước ngoài). Ngoài ra, hàng hoá trong doanh nghiệp còn có thể sử dụng để góp vốn liên doanh, trả lương, thưởng, biếu, tặng, quảng cáo, chào hàng… Cách thức mua hàng thường được áp dụng là mua trực tiếp của các đơn vị, cá nhân sản xuất hoặc giao sản phẩm gia công, hàng đổi hàng, bao tiêu, đặt hàng, kí kết hợp đồng sản xuất, khai thác… Phương thưc thu mua có thể là: Nhận hàng trực tiếp, chuyển hàng hay uỷ thác thu mua. b.Chứng từ sử dụng: + Hoá đơn GTGT + Hoá đơn kiêm phiếu nhập kho, xuất kho + Biên bản kiểm nhận hàng hoá + Các chứng từ thanh toán (phiếu chi) báo nợ NH, giấy nhận nợ (mua chịu). + Các chứng từ vận chuyển… c.Tài khoản sử dụng: Để phản ánh quá trình mua hàng, kế toán sử dụng các tài khoản như : TK156, TK151, TK111,TK331,TK141,TK 3331,TK112... và các tiểu khoản như: 156.1:hàng hoá mĩ phẩm 156.11:bột giặt 156.111: bột giặt Tide 156.2: Dầu gội đầu 156.21: dầu gội Rejoi… d.Trình tự hạch toán: Trong kỳ Công ty mua hàng hoá về nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 156, 152, 153: Giá mua hàng hoá chưa có VAT Nợ TK 1331:Thuế VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112: Thanh toán bằng TGNH Có TK 141: Tạm ứng Có TK 331: Phải trả cho người bán Trong kỳ Công ty mua hàng hoá nhưng hàng chưa về nhập kho (hàng đang đi đường) thì cuối tháng căn cứ vào hoá đơn mua hàng, kế toán ghi: Nợ TK 151 : Giá mua của hàng hoá chưa có VAT Nợ TK 1331: Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112: Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Có TK 331: Phải trả cho người bán Khi hàng về nhập kho, hàng mua đi đường tháng trước, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 156, 152 : Giá mua của hàng hoá vật tư chưa có VAT Nợ TK 1532: Trị giá bao bì theo giá mua thực tế Có TK 151: Giá mua chưa có thuế Trong kỳ Công ty mua hàng không chuyển về nhập kho mà chuyển thẳng theo phương thức gửi hàng, gửi hàng bán thẳng kế toán ghi: Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán theo giá mua chưa có thuế Nợ TK 3331: Thuế VAT đầu vào khấu trừ Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112 : Thanh toán băng tiền gửi ngân hàng Có TK 331 : Phải trả cho người bán Trong kỳ Công ty mua hàng hoá phát sinh các khoản chi phí mua hàng, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 156 (1562) : Chi phí mua hàng Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 331: Trường hợp chưa trả người bán Khi cán bộ mua hàng tạm ứng tiền kế toán ghi: Nợ TK 141: Tạm ứng Có TK 111: Tiền mặt Khi cán bộ mua hàng thanh toán bằng tiền tạm ứng kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): Trị giá hàng mua Nợ TK 156 (1562) :Chi phí mua hàng Có TK 141 : Tạm ứng Khi công ty mua hàng hoá được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại( nếu có)kế toán ghi: Nợ TK 331,111,336,1388,…: tổng số giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lạitính theo giá thanh toán. Có TK 156 (1561): Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua ,trị giá mua của hàng trả lại (không kể thuế GTGT đầuvào) Có TK 133(1331): thuế GTGT đầu vào tương ứng Khi Công ty mua hàng hoá nhưng chưa thanh toán tiền căn cứ vào chứng từ mua hàng, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): Hàng về nhập kho Nợ TK 153 (1532) : Bao bì đi kèm hàng hoá Có TK 331: Số tiền phải trả Công ty thanh toán tiền hàng cho người bán kế toán ghi: Nợ TK 331 : Phải trả người bán Có TK 111: Tiền mặt e. Sổ sách kế toán: + Sổ tổng hợp: sổ cái các tài khoản: 111,112,331,156,133,141, + Sổ chi tiết: sổ quĩ tiền mặt sổ tiền gửi ngân hàng sổ theo dõi thuế GTGT sổ chi tiết thanh toán (TK 331) sổ chi tiết hàng hoá… f- Qui trình tổ chức ghi chép Chứng từ gốc ( bảng tổng hợp chứng từ) Các sổ chi tiết Sổ cái các TK Khoá sổ 2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá: a.Đặc điểm: Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá của kinh doanh thương mại. Phương thức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường bao gồm: bán buôn (bán buôn qua kho,không qua kho, ban buôn vận chuyển thẳng có hoặc không tham gia thanh toán) và bán lẻ (bán lẻ thu tiền tập chung, thu tiền trực tiếp, bán hàng tư chọn, bán hàng tư động, bán trả góp và kí gửi đại lí bán). Thời điểm ghi nhận doanh thu cũng giống như các doanh nghiệp công nghiệp tức là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua. Hàng tiêu thụ có thể được người mua thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm (bán chịu) bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Có thể bằng tiền việt nam hay bằng ngoại tệ tuỳ theo thoả thuận. Trường hợp doanh thu bằng ngoại tệ phải qui đổi theo tỉ giá thực tế Cũng tương tự như các doanh nghiệp khác, chỉ tiêu doanh thu ghi nhận ở tài khoản 511, 512 là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu ra – nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc với những đối tượng không chịu thuế GTGT ) hay gía bán không bao gồm thuế GTGT đầu ra (nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) b. Chứng từ sử dụng: + Hoá đơn giá trị gia tăng + Hoá đơn bán hàng + Hoá đơn kiêm phiêú xuất kho + Hoá đơn bán hàng giao thẳng + Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng + Các chứng từ kế toán khác có liên quan c. Tài khoản sử dụng: Để phản ánh quá trình tiêu thụ hàng hoá, kế toán sử dụng các tài khoản như: TK511, TK632, TK 157, TK 3331,TK521,TK 531,TK532... d. Trình tự hạch toán: Trường hợp xuất bán và nhận tiền thanh toán tại kho kế toán ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 156: Giá vốn hàng bán Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng. Nợ TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu chưa thế Có TK 333: thuế GTGT phải nộp. Trường hợp xuất hàng gửi bán khi có lệnh xuất kho kế toán ghi. Nợ TK 157 : Giá vốn hàng bán Có TK 156: Hàng hoá Theo phương thức này số hàng trên vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp chỉ đến khi người mua chấp nhận hoặc đã thanh toán số hàng trên thì số hàng gửi đi mới được tính là tiêu thụ kế toán ghi. Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK157: giá vốn hàng bán Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng. Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán Có TK 3331 : Thuế GTGT Có TK 511: Doanh thu Trường hợp hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi: Trong trường hợp này nhìn chung trình tự các bước toán giống như trường hợp xuất hàng để bán, nhưng khi phản ánh doanh thu số tiền hoa hồng cho đại lý phải được phản ánh vào TK 641. Kế toán ghi sổ theo định khoản. Nợ TK 111, 112, 131 : Doanh thu đã trừ tiền hoa hồng Nợ TK 641: Tiền hoa hồng trả cho đại lý Có TK 511: Doanh thu bán hàng Khi xuất bán buôn có chiết khấu giảm kế toán ghi: Nợ TK 521 : Chiết khấu bán hàng tính giá chưa VAT Nợ TK 3331: Thuế VAT của hàng hoá được chiết khấu Có TK 111, 112 Tổng số tiền giảm trừ cho người mua Đối với hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Nợ TK 521, 531 : Khoản trả lại và xuống giá hàng bán Nợ TK 3331: Thuế VAT của khoản trả Có TK 111, 112: Khoản xuống giá Cuối kì kết chuển các khoản giảm DT Nợ TK 511 Có TK 521,531,532: Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả Nợ TK 511 Doanh thu Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh e. sổ sách kế toán: + sổ tổng hợp: sổ cái các tài khoản:111,112,511,521,531,532,3331,911, 632,157,… + Sổ chi tiết: sổ quĩ tiền mặt sổ tiền gửi ngân hàng sổ chi tiết thành phẩm sổ kho sổ kế toán chi tiết… f- Qui trình tổ chức ghi chép Chứng từ gốc ( bảng tổng hợp chứng từ) Các sổ chi tiết Sổ cái các TK Khoá sổ 3. Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm : a. Đặc điểm: Tiền lương là một bộ phận sản phẩm xã hội trả cho người lao động để bù đắp lại hao phí sức lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp trả lương tháng theo bảng lương quy định đối với các doanh nghiệp . Dựa trên lợi nhuận còn lại thì bằng tổng nguồn thu - chi phí vật chất không lương. Tổng quỹ lương = Lợi nhuận còn lại x 89%. Dựa vào kết quả kinh doanh. Phương pháp tính: Số ngày làm việc bình quân tháng x hệ số lương (của một người) b. Chứng từ sử dụng: Công ty sử dụng các chứng từ : + Bảng chấm công(mẫu 01 LĐTL). . + Bảng thanh toán tiền lương(mẫu 02 LĐTL) +Phiếu nghỉ hưởng BHXH( mẫu 03 LĐTL) +bảng thanh toán BHXH(mẫu 04 LĐTL) + Các chứng từ thu, chi .... c. Tài khoản sử dụng: + TK 334: phải trả nhân viên + TK 338 : phải trả phải nộp khác + Các TK liên quan khác như TK 111, 112, 141... d. Trình tự hạch toán : Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương để trả cho nhân viên của công ty kế toán ghi: Nợ TK 622.627: chi phí nhân công Nợ TK 641,64: chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334: tiền lương phải trả cho nhân viên Căn cứ vào chứng từ trả tiền thưởng, trả phúc lợi cho NV kế toán ghi: Nợ TK 431(4311,4312): quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi Có TK 334: tiền luơng phải NV Căn cứ vào chứng từ trả BHXH thay lương cho cán bộ bị ốm đau, thai sản...kế toán ghi: Nợ TK 338 (3383): Tiền BHXH Có TK 334: Tiền lương phải trả NV Các khoản khấu trừ lương và thu nhập của NV như : BHXH, BHYT tiền tạm ứng thừa, kế toán ghi: Nợ TK 334: Tiền lương phải trả NV Có TK 338 (3383): Tiền BHXH Khi thanh toán lương căn cứ vào chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 334 : Tiền lương phải trả NV Có TK 111: Tiền mặt Kế toán trích các khoản BH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, kế toán căn cứ vào chứng từ ghi: Nợ TK 622, 627, 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 338 (3382, 3383, 3384) : BHXH, BHYT e. Sổ sách kế toán: + Sổ tổng hợp: sổ lương doanh nghiệp, sổ cái TK334,TK338,TK111,TK112…. +Sổ chi tiết:sổ kế toán chi tiết TK 334, 338… f- qui trình tổ chức ghi chép: Chứng từ gốc ( bảng tổng hợp chứng từ) Các sổ chi tiết Sổ cái các TK Khoá sổ phần III: Một số nhận xét, đánh giá chung về công ty I.Về hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua ,măc dù hoạt động trong cơ chế thị trường có nhiều biến động phức tạp nhưng công ty TNHH phú thái đã vượt qua khó khăn, luôn đứng vững và phát triển. Thông qua hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng, mức sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Cụ thể công ty đã đạt được những kết quả sau: + Công ty đã đưa ra những chính sách tiếp thị, bán và phân phối hàng hoá một cách hợp lí dẫn đến thành công trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. + Công ty thực hiện tốt việc thu nợ của khách hàng làm cho vốn của công ty ít bị chiếm dụng, làm giảm thiểu được chi phí về vốn, giá thành hạ, tăng lợi nhuận cho công ty. +Công ty tiến hành kiểm tra tình hình kinh doanh tài chính- kế toán theo định kì, mở rộng quan hệ với các ngân hàng để kí các hợp đồng tín dụng dài hạn nhằm đầu tư chiều sâu vào cơ sở vật chất, làm tiền đề để phát triển lâu dài. + Mạng lưới phân phối hàng hoá của công ty được quản lí bởi một đội ngũ cán bộ giầu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, luôn phản hồi cho công ty những thông tin cho thị trường một cách kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn có những khó khăn cần phải giải quyết như: - Do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nên những đòi hỏi cao và với tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường về chất lượng, mẫu mã, qui cách, phẩm chất, giá cả… của hàng hoá ngày càng cao. Trong khi đó, lượng hàng hoá tồn đọng của công ty khá lớn - những hàng hoá không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường ( giá cả cao, kém phẩm chất, mẫu mã lỗi thời…) là nguyên nhân chính dẫn đến khâu tiêu thụ hàng hoá của công ty gặp rất nhiều khó khăn. - Do vay nợ ngân hàng quá nhiều nên dẫn đến chi phí về vốn cao, mặt khác công ty đang phải phụ thuộc và chịu sức ép của các khoản nợ làm ảnh hưởng khá nhiều đến gía cả hàng hoá. - Do là công ty TNHH, lại mới được thành lập nên uy tín và kinh nghiệm kinh doanh còn hạn hẹp, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Lượng khách hàng còn ít, công ty chưa kí được các hợp đồng lớn để mở rông hơn nữa mạng lưới kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó do cơ chế chinh sách đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đồng bộ và chưa được bình đẳng với các doanh nghiệp Nhà nước, gây nên nhiều bất cập trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. II. Về tổ chức quản lí nói chung Do dang ở trong một môi trường cạnh tranh gay gắt với các công ty thương mại khác nên vấn đề đặt ra đối với công ty TNHH Phú Thái là củng cố đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty. Thực hiện nhiều biện pháp để thu hút khách hàng, mở rộng thị trường mà vẫn đảm bảo tối đa hoá lơi nhuận. Do đối tượng khách hàng của Công ty là người tiêu dùng trong nước có mức thu nhập không cao nên đòi hởi các nhà quản trị Công ty phải duy trì chiến lược kinh doanh là: Cung cấp hàng hoá có chất lượng phù hợp với túi tiền người tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, trong chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty là luôn coi trọng các biện pháp kích thích tiêu thụ dưới nhiều hình thức vaò bất kỳ thời điểm nào, dịp nào có ý nghĩa như: Trưng bầy hội chợ triển lãm… Mục tiêu đặt ra trong thời gian tới của Công ty là tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12910.doc
Tài liệu liên quan