Báo cáo Tổng hợp tại Công ty TNHH Thanh Hùng

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THANH HÙNG 2

1.1.Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển C.Ty TNHH Thanh Hùng 2

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Hùng 3

1.2.1 Mô hình nhà xưởng 3

1.2.2 Đặc điểm sản phẩm. 3

1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 4

1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp 5

1.3.1. Các quy định chung về quản lý của doanh nghiệp 5

1.3.2. Bộ máy quản lý 6

1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 10

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH THANH HÙNG 11

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 11

2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty 12

2.2.1 Một số chính sách công ty đang áp dụng 12

2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán. 13

2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán. 14

2.2.4. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán 16

2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán. 18

2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu của công ty 18

2.3.1. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 18

2.3.2. Kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 20

2.3.3 Hạch toán vốn bằng tiền 21

2.3.4. Kế toán Tài Sản Cố Định 24

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH Thanh Hùng 26

3.1 Những thành tựu Công ty TNHH Thanh Hùng 26

3.2. Ưu điểm 28

3.3. Nhược điểm 29

 

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp tại Công ty TNHH Thanh Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Hùng Công ty được thành lập để sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn vốn trong việc sản xuất và kinh doanh về may mặc và các lĩnh vực khác nhằm tối đa hoá lợi nhuận tạo việc làm ổn định cho nguồn lao động nhằm tăng thu nhập bình quân và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc trong nước và xuất khẩu. Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu của khách hàng để gia công rồi giao cho khách hàng thành phẩm. Sản xuất hàng nội địa kinh doanh các ngành nghề dịch vụ khác. 1.2.1 Mô hình nhà xưởng Hiện nay công ty có một phân xưởng lớn gồm những bộ phận trình bày trên mô hình sau: Mô hình 1.1_Mô hình nhà xưởng Tổ cắt 6 Tổ may Tổ KCS ( tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm ) Tổ là Tổ bao gói 1.2.2 Đặc điểm sản phẩm. Công ty sản xuất nhiều loại quần áo ( áo dệt kim, quần kaki …) phong phú về chủng loại vải, kiểu dáng thiết kế, kích cỡ, màu sắc đa dạng. Hiện tại sản phẩm thế mạnh của công ty là áo sơ mi ,veston Vật liệu chính là : vải Yêu cầu đối với sản phẩm • Số lượng : tuỳ thuộc vào hợp đồng ký kết được cũng như nhu cầu của thị trường, luôn tuân thủ nghiêm túc theo hợp đồng. • Chất lượng : công ty luôn nỗ lực duy trì, bảo đảm chất lượng cao nhất cho sản phẩm sản xuất ra. Với nỗ lực của mình, công ty luôn làm hài lòng đối tác ngay cả những bạn hàng khó tính nước ngoài. • Thời gian : phụ thuộc vào thời gian thoả thuận trong hợp đồng hoặc thời gian yêu cầu từ phía đối tác. Đây là vấn đề luôn được công ty coi trọng và là chiếc chìa khoá đảm bảo cho uy tín của công ty trước nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm + Tại công ty TNHH Thanh Hùng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng công ty luôn tuân thủ quy trình sản xuất khoa học và hợp lý. + Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc chủ yếu là để xuất khẩu, đặc điểm sản xuất là phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau . Trong giai đoạn may, sản phẩm bao gồm nhiều chi tiết công đoạn được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh trên dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nguyên liệu chính là vải được cắt và may thành nhiều chủng loại mặt hàng, mỗi mặt hàng lại có nhiều màu sắc, mẫu mã, kích cỡ khác nhau nhưng đều được thực hiện theo các bước sau: E Nhận nguyên phụ liệu. E Tiếp nhận kĩ thuật tiến hành may mẫu đối. E Giác mẫu trên sơ đồ phục vụ công đoạn cắt. E Cắt bán thành phẩm theo kế hoạch. E May là hoàn chỉnh. E Đóng hòm sản phẩm nhập kho, giao cho khách hàng. Sơ đồ 1.1_Sơ đồ công nghệ sản xuất Tiếp nhận kỹ thuật, tiến hành may mẫu Giác mẫu trên sơ đồ phục vụ công đoạn cắt Nhận Nguyên phụ liệu Cắt bán thành phẩm theo kế hoạch Đóng hòm sản phẩm nhập kho giao cho khách hàng May hoàn chỉnh 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp 1.3.1. Các quy định chung về quản lý của doanh nghiệp + Công ty TNHH Thanh Hùng là một doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư lớn, có tư cách pháp nhân và hạch toán hoàn toàn độc lập. Do quy mô và phạm vi hoạt động tương đối rộng, công ty đã xây dựng được một bộ máy quản lý chặt chẽ để có thể điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách ổn định và hiệu quả nhất. + Đứng đầu Công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo công ty ngày một phát triển, chịu trách nhiệm chung về mọi mặt. Giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc là phó giám đốc với những nhiệm vụ riêng. Đồng thời các phòng ban, phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm giúp ban lãnh đạo nắm rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.3.2. Bộ máy quản lý + Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thanh Hùng gồm : ¶ Ban lãnh đạo gồm : • Giám đốc Công ty: Là người đại diện và chịu trách nhiệm của công ty trước pháp luật. Tổ chức điều hành, quyết định mọi hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, đầu tư dự án. Và là người đưa ra quyết định các biện pháp quảng cáo PR, tiếp thị, mở rộng hoạt động kinh doanh,bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong công ty,quyết định lương, thưởng của nhân viên. • Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật. • Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. ¶ Các phòng chức năng gồm : •Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tổ chức, chịu trách nhiệm về mặt tổ chức hành chính của toàn Công ty, Có nhiệm vụ về các vấn đề nhân sự như là theo dõi tình hình sử dụng lao động, kỷ luật lao động, thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên như là chế độ tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi… Đối với công tác hành chính quản trị: phòng Quản lý con dấu, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật các hồ sơ, giấy tờ, soạn thảo các công văn, tài liệu cũng như chuyển tải các chỉ thị và thông báo của Ban giám đốc đến cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Công tác duy tu, sửa chữa lớn TSCĐ, bảo vệ an ninh, trật tự, kỷ luật lao động, phòng cháy chữa cháy… cũng thuộc sự quản lý và điều hành của phòng Tổ chức hành chính. • Phòng kỹ thuật sản xuất: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác thiết kế, công tác kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoàn thiện gấp gói Công ty. Trách nhiệm và quyền hạn: - Khảo sát thiết kế các công trình điện các sản phẩm chuyên ngành. - Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn định mức kỹ thuật về các công việc: quản lý bảo trì hệ thống điện chiếu sáng, thiết lập dự toán tham gia quyết toán công trình, nghiên cứu cải tiến trang thiết bị hợp lý sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong quản lý hệ thống điện chiếu sáng và sản xuất . . . - Kiểm tra tất cả các nguyên phụ liệu phù hợp tiêu chuẩn của công ty và khách hàng. - Theo dõi kế hoạch sản xuất công ty. - Loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của công ty. - Yêu cầu các đơn vị liên quan sửa chữa các sản phẩm không phù hợp. • Phòng kế toán: - Tham mưu, theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng vốn tới Giám đốc. - Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời đầy đủ mọi phát sinh thu-chi trong quá trình kinh doanh. -Theo dõi, tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước quy định. - Phân chia lợi nhuận theo điều lệ công ty. - Kết hợp bộ phận, phòng ban khác lập kế hoạch kinh doanh - Đề xuất Giám đốc quy chế tính lương, thưởng, phụ cấp theo quy chế hiện hành   • Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hang năm và định hướng phát triển công ty, vạch kế hoạch cải tạo nguồn vốn, mua sắm vật tư, tiêu thụ thành phẩm, tiếp thị và nghiên cứu thị trường, lập phương án sản xuất kinh doanh, chỉ đạo điều hành các khâu sản xuất kinh doanh. Trách nhiệm và quyền hạn: - Khai thác hang hoá, thiết bị, sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và nhu cầu khách hàng. - Làm tốt công tác quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm nội địa các loại vật tư do do công ty sản xuất nhận đại lý khai thác tổ chức bán vật tư do Công ty sản xuất khai thác. - Bảo quản kho hàng hoá của công ty - Kiểm kê thanh quyết toán các loại thiết bị vật tư theo định kỳ - Lập các hợp đồng mua bán hàng hoá nguyên phụ liệu . . . phục vụ sản xuất kinh doanh. - Bộ phận xuất nhập khẩu nằm trong phòng kinh doanh: có nhiệm vụ mở tờ khai hóa đơn chứng từ về hàng xuất nhập, khai báo hải quan số lượng hàng nhập, xuất. Sơ đồ 1.2_ Tổ chức kinh doanh và quản lí GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách Kinh doanh PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách kỹ thuật Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Kỹ thuật sản xuất Phòng TC - HC Tổ Cắt Tổ may1,2,3 Tổ KCS Tổ là Tổ bao gúi Tổ may4,5,6 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu BH và cung cấp DV 9.456.758.850 15.740.687.080 2 Các khoản giảm trừ DT 635.462.619 1.057.077.056 3 Doanh thu thuần 8.821.296.231 11.233.680.024 4 Giá vốn hàng bán 7.491.378.000 9.013.968.000 5 Lợi nhuận gộp 1.329.918.231 2.219.712.024 6 DT hoạt động tài chính 118.240.000 206.258.000 7 Chi phí tài chính 104.670.000 184.430.000 8 Chi phí bán hàng 221.679.000 366.046.000 9 Chi phí QLDN 359.378.000 579.308.392 10 LN thuần từ hoạt động KD 762.431.231 1.296.185.632 11 Thu nhập khác - - 12 Chi phí khác - - 13 Lợi nhuận khác - - 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 762.431.231 1.296.185.632 15 Thuế TNDN phải nộp 190.907.078 324.046.408 16 Lợi nhuận sau thuế 571.524.153 971.779.224 (Nguồn:Công ty TNHH Thanh Hùng) PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH THANH HÙNG 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất cho phù hợp với quy mô và địa bàn kinh doanh cũng như trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán, Công ty TNHH Thanh Hùng áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng Kế toán của công ty. Các phân xưởng làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát, ghi chép về các mặt hoạt động của phân xưởng và chuyển về phòng Kế toán để xử lý. Sơ đồ 2.1_ Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Kế toán trưởng Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Kế toán Thanh toán Kế toán chi phí giá thành Kế toán tổng hợp Kế toán vật liệu Cơ cấu tổ chức Phòng Kế toán như sau: • Kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng kế toán ): chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính, kế toán của công ty, xác định kết quả kinh doanh của công ty và lập báo cáo tài chính theo từng kì hạch toán, chịu trách nhiệm điều hành phòng kế toán. • Kế toán tổng hợp ( kiêm phó phòng kế toán ): chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp, giúp kế toán trưởng tổ chức, thực hiện, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của công ty. • Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi nguyên phụ liệu nhập, xuất, tồn trong kỳ hạch toán, lập báo cáo về nguyên vật liệu, phụ liệu, thu nhận số liệu từ kho vào sổ luân chuyển. • Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm. • Kế toán thanh toán: hàng ngày lập chứng từ thu – chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, lập chứng từ thanh toán với người bán. • Kế toán công nợ: theo dõi số tạm ứng, hàng mua chưa thanh toán của khách hàng. • Kế toán tiêu thụ: tập hợp các phiếu nhập kho, phiếu tài chính, bán xuất khẩu, nhập khẩu gia công, bán hàng trong nước. • Thủ quỹ: Quản lý các khoản vốn bằng tiền của công ty, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm tiền mặt cuả công ty, tiến hành phát lương cho công nhân 2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty 2.2.1 Một số chính sách công ty đang áp dụng: + Kỳ kế toán: Hiện nay kỳ kế toán công ty được xác định theo từng quý mỗi quý công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính theo quy định. + Niên độ kế toán: Được xác định theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 + Phương pháp tính giá nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định theo giá thực tế + Phương pháp kế toán hàng tồn kho : công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp khấu hao tài sản cố định : công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. + Phương pháp tính giá xuất kho vật liệu: Bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tính theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất sản phẩm. + Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. + Phương pháp tính thuế TNDN áp dụng mức thuế suất 28% + Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán. + Dựa vào đặc điểm kinh doanh của công ty, công ty đang tuân thủ theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. * Nhóm chứng từ: + Nhóm chứng từ lao động tiền lương: - Bảng chấm công ( Mẫu 01a- LĐTL ) - Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu 01b- LĐTL ) - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02- LĐTL ) - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu 03- LĐTL ) + Nhóm chứng từ hàng tồn kho - Phiếu nhập kho ( Mẫu 01- VT ) - Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- VT ) - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ ( Mẫu 07- VT ) - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 05 - VT ) + Nhóm chứng từ tiền tệ - Phiếu thu ( Mẫu 01- TT ) - Phiếu chi (Mẫu 02- TT ) - Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03- TT ) - Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu 05- TT ) - Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu 04- TT ) + Nhóm chứng từ tài sản cố định - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu 01- TSCĐ ) - Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu 02- TSCĐ ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu 06- TSCĐ ) + Nhóm chứng từ ban hành theo văn bản pháp luật khác - Hoá đơn giá trị gia tăng ( Mẫu 01GTKT-3LL) - Hoá đơn bán hàng ( Mẫu 02GTTT-3LL) 2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán của công ty đảm bảo nguyên tắc thống nhất và nguyên tắc thích ứng. Tài khỏan của công ty được xây dựng căn cứ vào chế độ kế toán và thống nhất chung theo chế độ ban hành của QĐ15/2006- BTC. Bên cạnh đó các tài khoản chi tiết được xây dựng dựa trên đặc điểm riêng của công ty sao cho phù hợp và thuận lợi với công tác kế toán. Ví dụ đối với tài khoản Phải thu khách hàng bên cạnh việc phản ánh như chế độ công ty còn phân ra thành các tài khoản nhỏ để giúp cho việc theo dõi các khoản phải thu của khách hàng như 1311: Phải thu khách hàng ( C ông ty SSV ), 1312 Phải thu khách hàng ( Công ty TT ) . . . Bảng 2.1_ Danh mục tài khoản SHTK Tên tài khoản SHTK Tên tài khoản 111 Tiền mặt 411 Nguồn vốn kinh doanh 112 Tiền gửi ngân hàng 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 131 Phải thu của khách hàng 421 Lợi nhuận chưa phân phối 133 Thuế GTGT được khấu trừ 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi 138 Phải thu khác 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 141 Tạm ứng 515 Doanh thu hoạt động tài chính 151 Hàng mua đang đi đường 521 Chiết khấu thương mại 152 Nguyên vật liệu 531 Hàng bán bị trả lại 153 Công cụ dụng cụ 532 Giảm giá hàng bán 154 Chi phí sx kinhdoanh dở dang 621 Chi phí nguyên VL trực tiếp 155 Thành phẩm 622 Chi phí nhân công trực tiếp 156 Hàng hoá 627 Chi phí sản xuất chung 211 Tài sản cố định hữu hình 632 Giá vốn hàng bán 213 Tài sản cố định vô hình 635 Chi phí tài chính 214 Hao mòn tài sản cố định 641 Chi phí bán hàng 242 Chi phí trả trước dài hạn 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 331 Phải trả người bán 711 Thu nhập khác 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 811 Chi phí khác 334 Phải trả người lao động 821 Chi phí thuế TNDN 338 Phải trả, phải nộp khác 911 Xác định kết quả kinh doanh 341 Vay dài hạn 342 Nợ dài hạn Bên cạnh các tài khoản trên,công ty còn sử dụng các tài khoản ngoài bảng như : tk 007, tk 002 và các tài khoản chi tiết như : 1521: Nguyên vật liệu chính 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng 1522: Nguyên vật kiệu phụ 6272: chi phí vật liệu 1523: Nhiên liệu 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278: Chi phí bằng tiền khác 2.2.4. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán đó được kiểm tra để ghi vào sổ nhật ký chung theo trỡnh tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đó ghi vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thỡ đồng thời với việc ghi vào sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng ( cuối quý, cuối năm) khoá sổ cái và các sổ thẻ, thẻ kế toán chi tiết. Từ các sổ, thẻ chi tiết lập “ bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thỡ số liệu khoỏ sổ trờn sổ cỏi được sử dụng để lập “ bảng cân đối số phát sinh” và báo cáo tài chính. ¶ Hình thức Kế toán hiện áp dụng tại công ty là Nhật ký chung Sơ đồ 2.2 _ Sơ đồ hình thức ghi sổ nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối SPS Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung đó để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các loại sổ của hình thức nhật ký chung: Nhật ký chung Sổ cái Các sổ, thẻ kế toấn chi tiết 2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo do Bộ tài chính quy định bao gồm: + Bảng cân đối kế toán lập hàng quý mẫu sổ B01 - DN + kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lập hàng quý mẫu sổ B02 - DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 tháng 1 lần mẫu sổ B03 - DN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính lập hàng năm mẫu sổ B09 - DN 2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu của công ty 2.3.1. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Do đặc tính vật liệu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên đòi hỏi kế toán phải theo dõi chặt chẽ tình hình nhập xuất tồn kho chứng từ từng loại cả về số lượng chủng loại giá trị. Việc hạch toán chi tiết vật liệu làm cơ sở ghi sổ kế toán và kiểm tra giám sát sự biến động của chúng. Chứng từ kê toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán: Hiện nay chứng từ công ty đang áp dụng: - Phiếu nhập kho ( Mẫu 01- VT ) - Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- VT ) - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ ( Mẫu 07- VT ) - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 05 - VT ) Trình tự luân chuyển chứng từ: Đối nhập kho vật liệu: Căn cứ vào hoá đơn, giấy báo nhận hàng, thủ kho tiến hành nhập vật liệu vào kho qua kiểm nghiệm của thủ kho ghi số thực nhập và phiếu nhập kho, ghi đơn giá quy cách vật tư,...và cùng người giao hàng ký nhận vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký, thủ kho giữ lại một liên gốc, một liên gửi lên phòng kế toán, làm căn cứ để tính giá vật liệu xuất kho và ghi sổ kế toán. Đối xuất kho vật liệu: Khi các bộ phận sử dụng có nhu cầu về vật liệu, trên cơ sở chứng từ, căn cứ vào sản lượng định mức phòng kế hoạch lập biểu xuất vật liệu. Căn cứ vào đó thủ kho tiến hành xuất kho vật liệu và ghi sổ thực xuất. Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên. liên 1 thủ kho giữ, liên 2 giao cho người nhận vật tư, liên 3 giao cho bộ phận kế toán làm căn cứ để tính giá vật liệu xuất kho và ghi sổ kế toán. Qua đó ta có thể khái quát tình hình ghi chép nguyên vật liệu của công ty như sau: Thẻ kho chứng từ xuất Chứng từ nhập Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp nhập xuất tồn (1) (1) (2) (2) (3) (4) : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra 2.3.2. Kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian theo khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến doanh nghiệp. Tại công ty cổ phần may I áp dụng chính sách theo quy định của nhà nước bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương trong đó 15% là công ty còn lại 5% tính trên lương cơ bản của nhân viên. Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh cho người lao động được tính trên 3% tiền lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% tính vào thu nhập người lao động. Kinh phí công đoàn là người tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương thực tế trả cho người lao động. Khoản chi phí này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Các chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công ( Mẫu 01a- LĐTL ) - Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu 01b- LĐTL ) - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02- LĐTL ) - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu 03- LĐTL ) Trình tự luân chuyển chứng từ: Hàng tháng công ty tập hợp chứng từ hạch toán thời gian lao động, chứng từ hạch toán kết quả thời gian lao động ở các bộ phận nhân viên để tính lương, trả lương cho cán bộ công nhân viên kịp thời: Bảng chấm công .... Từ các chứng từ, hoá đơn kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận, phòng ban, tổ nhóm tương ứng bảng chấm công. Căn cứ chứng từ liên quan kế toán lập phiếu chi và phát lương. Trình tự hạch toán tiền lương: Công ty sử dụng các tài khoản: TK 334: Phải trả người lao động TK 338: Phải trả, phải nộp khác Sơ đồ hạch toán: TL, tiền thưởng trả NLĐ Thanh toán thu nhập NLĐ TK 335 trích tước TLNP thực tế phải trả NLĐ TL, tiền thưởng phải trả các bộ phận Khấu trừ khoản phải thu khác TK 141 BHXH phải trả NLĐ Khấu trừ khoản tạm ứng thừa TK 111,112 TK 622 TK 334 TK 627,641,642 TK 138 TK 3383 TK 338 Thu hộ cơ quan khác, giữ hộ NLĐ 2.3.3 Hạch toán vốn bằng tiền Quản lý hạch toán các khoản vốn bằng tiền phản ánh số hiện có tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng các khoản vay ngắn hạn dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ thanh toán. Các chứng từ sử dụng: - Phiếu thu ( Mẫu 01- TT ) - Phiếu chi (Mẫu 02- TT ) - Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03- TT ) - Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu 05- TT ) - Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu 04- TT ) Trình tự luân chuyển chứng từ: Kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ sau đó lập phiếu thu (chi) tiền, kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu (chi) làm 3 liên sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập ( chi ) quỹ. Thủ quỹ giữ lại 1 liên, 1 liên giao cho người nộp ( nhận ) tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu ( chi ) kèm chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán. Trình tự hạch toán: Kế toán sử dụng tài khoản 111, 112, 311,411,441,..... TK 152,153,156 TK 111, 112 TK 511,512 Thu tiền bán hàng Mua vật tư, hàng hoá TK 311,333,334,341 TK 515 Trả nợ vay, nợ NN, cong nhân viên Thu hoạt đông tài chính TK 711 TK 133 Thanh toán thuế GTGT Thu khác TK 211,213,217 TK 3331 Mua TSCĐ, BĐS.... Thu thuế GTGT cho NN TK 331,411,441 Trả nợ người bán, trả vốn chủ sở hữu 2.3.4. Kế toán Tài Sản Cố Định Tài sản cố định là một trong những tư liệu sản xuất chính của quá trình sản xuất kinh doanh. TSCĐ luôn biến đổi liên tục và phức tạp đòi hỏi yêu cầu nghiệp vụ càng cao của công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ nhằm mục đích theo dõi thường xuyên tình hình tăng giảm TSCĐ chính vì vậy việc hạch toán TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư và đổi mới TSCĐ. Các chứng từ sử dụng: - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu 01- TSCĐ ) - Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu 02- TSCĐ ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu 06- TSCĐ ) Trình tự hạch toán: Các tài khoản sử dụng : TK 211, 213, 214....... TK 152,334,338 TK 133 TK 241 Giá mua phí tổn không qua lắp đặt Chi phí XD lắp đặt TSCĐ hình thành Góp vốn đầu tư TSCĐ Giá trị hao mòn giảm Giá trị còn lại TS nhượng bán thanh lý, trao đổi ko tuơng tự TK 411,711 TK 111,112,331,341… TK 211,213 TK 811,1381 TK 214 TK 627,641,642 Thuế GTGT Khấu hao TSCĐ TK 3381 TK 221,222 Nhà nước cấp, nhận quà biếu, viện trợ không hoàn lại TSCD thừa không rõ nguyên nhân TK 342 Nhân TSCĐ thuê TC TK 811 TK 241 chênh lệch giảm TK 3387,711 chênh lệch tăng PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH Thanh Hùng 3.1 Những thành tựu Công ty TNHH Thanh Hùng Ngày nay, với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường đem lại cho Công ty không ít những khó khăn và thách thức nhưng nó cũng mang lại cho Công ty những cơ hội quí báu để tạo đà phát triển vươn lên của Công ty. Công ty đã từng bước giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, những tồn tại của cơ chế cũ để lại, dần đưa Công ty vào hoạt động ổn định, làm quen với cơ chế quản lý mới,đưa Công ty hội nhập với thị trường và đạt được những thành tựu đáng kể. Có được vị thế như ngày nay, đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Công ty. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý, cải tiến kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, hợp lý hoá sản xuất. Trong những năm gần đây, Công ty đạt mức tăng trưởng tốt, các chỉ tiêu kinh tế như doanh vì thế ngày một nâng cao. Để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất và phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tin cho việc điều hành, quản lý tình hình sản xuất kinh doanh, đơn vị cần phải hoàn thiện và đổi mới không ngừng công tác quản lý nói chung và hệ thống kế to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26105.doc
Tài liệu liên quan