Báo cáo tổng hợp tại Công ty xây dựng và chuyển giao kỹ thuật

Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty, bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức theo hình thức tập trung. Hình thức kế toán đang được áp dụng hiện nay là hình thức nhật ký chung, hạch toán kế toán mới và hầu hết đã được cơ giới hoá. Hiện nay ở phòng kế toán có 6 máy vi tính, 3 máy in và mỗi kế toán viên đều có máy tính cá nhân. Việc hạch toán chi tiết hầu hết thực hiện trên máy do đó giảm được khối lượng công việc ghi chép, đã tận dụng được hết ưu điểm của việc cơ giới hoá kế toán.

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Công ty xây dựng và chuyển giao kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức cao và ổn định. 1. Tên Công ty: Công ty Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật. Tên giao dịch quốc tế: CONSTRUCTION AND TECHNOLOGY TRANSFER COMPANY. 2. Trụ sở giao dịch: Số 6 – Nguyễn Công Trứ – Hai Bà Trưng – Hà Nội Số điện thoại: 04.9710051-049710052 Số Fax: 04.9710453 2. Cơ cấu bộ máy quản lý và tổ chức của Công ty. Công ty Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật có vốn kinh doanh 18.321.104.697, trong đó 1.174.263.236 vốn của Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, Công ty có bộ máy quản lý và tổ chức rất phù hợp để hoàn thành tốt công việc. - Giám đốc: Phụ trách chung về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành về các hoạt động đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Trực tiếp điều hành hai phòng kế hoạch và kinh doanh. - Phó giám đốc kỹ thuật: Điều hành kỹ thuật chịu trách nhiệm toàn bộ chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ. - Kế toán trưởng: Đảm nhiệm công việc kế toán và quản lý các nhân viên kế toán. - Phòng kế hoạch thị trường và đầu tư: Tìm kiếm các đối tác để đăng ký hợp đồng đầu tư xây dựng. - Phòng kỹ thuật và quản lý dự án: Nghiên cứu công trình xây dựng và đảm bảo chất lượng công triình xây dựng. - Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác tài chính kế toán của toàn doanh nghiệp, xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong toàn thể đơn vị đó lập báo cáo và cung cấp số liệu cho Ban giám đốc. - Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi hoạt động nhân sự, giải quyết các vấn đề về chính sách chế độ đối với cán bộ công nhân viên, làm công tác hành chính của Công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh. Giám đốc Phó giám đốc Kinh doanh Kế toán trưởng Phó giám đốc Kỹ thuật Phòng kế hoạch thị trường và đầu tư Phòng kỹ thuật và quản lý dự án Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Chi nhánh I Chi nhánh II Chi nhánh Gia Lai Tổ xây dựng Đội xây dựng 3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. Công ty Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật có chức năng nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh chủ yếu thi công các công việc đào đất đá, san nền các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ lợi. Công ty có trang thiết bị thi công cơ giới hiện đại, lực lượng cán bộ chỉ huy công trường ở các đội vững mạnh, lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đủ đáp ứng nhu cầu công việc. 4. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay Công ty giữ vững và phát triển thị trường trong nước và nước ngoài. Công ty đã xác định tìm kiếm thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, sản phẩm tiêu thụ trong nước hay nước ngoài đều đảm bảo chất lượng, giữ vững chữ tín với khách hàng. Chỉ tiêu tổng doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện hoạt động của Công ty trong nhiều năm qua rất khả quan. Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 1 Tổng doanh thu 45.400.480.000 50.560.274.000 2 Lợi nhuận trước thuế 998.255.344 1.338.525.678 3 Lợi nhuận sau thuế 678.813.633 910.197.641 4 Nghĩa vụ ngân sách 889.658.077 340.330.718 5 Tổng nguyên giá TSCĐ 8.400.474.394 8.299.187.409 6 Giá trị đã khấu hao 644.133.902 799.052.002 7 Giá trị còn lại TSCĐ 7.756.340.492 7.500.135.407 8 Nguồn vốn chủ sở hữu 8.325.049.060 8.452.796.034 9 Nợ phải trả 4.874.825.558 7.634.408.161 10 Nợ phải thu 5.077.439.801 79.982.067.374 II. Tình hình tổ chức công tác tài chính của doanh nghiệp. 1. Tình hình phân cấp tài chính của doanh nghiệp. Công ty được thành lập dưới hình thức là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vốn, tài sản trong doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu Nhà nước doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Phòng kế toán và Ban giám đốc quản lý về lĩnh vực tài chính, chịu trách nhiệm thiết lập kế hoạch thu, chi tài chính đảm bảo cân đối tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó phải kết hợp tổ chức hạch toán đầy đủ các chi phí phát sinh trong kỳ, từ đó tìm ra biện pháp sử dụng có hiệu quả đồng vốn của Công ty. Vì vậy có thể nói phòng kế toán có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. 2. Công tác kế hoạch hoá tài chính của Công ty. Để kinh doanh có lãi trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện còn rất khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan như: chế độ chính sách của Nhà nước chưa ổn định, chưa đồng bộ, do thiếu kinh nghiệm. Đồng thời Công ty là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, do vậy các kế hoạch tài chính của Công ty đều do chính Công ty và các phòng ban liên quan thực hiện. Công ty đã nghiên cứu vận dụng một số công cụ về tài chính vào thực tế kinh doanh cả về mặt chất và lượng. Cụ thể là phòng kế toán sẽ lập ra các kế hoạch về tài chính như: nguồn vốn cho các phòng ban là bao nhiêu; nguồn vốn được sử dụng làm những công việc gì; chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm, trong quý, trong tháng là bao nhiêu; phân bổ cho các phòng ban, phân xưởng như thế nàop; nguồn vốn này phải đạt được những mục tiêu gì. Các kế hoạch này sẽ được cụ thể dần theo năm, quý tháng. Việc lập kế hoạch về tài chính phải được giao cho một người có chuyên môn, có kinh nghiệm, việc lập kế hoạch này phải lường trước, dự tính các khó khăn hay thuận lợi mà trong quá trình kinh doanh sẽ gặp phải. Phải phân tích tình hình báo cáo, dự đoán nhu cầu tài chính kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch. Như vậy kế hoạch hoá tài chính được coi như là một phương tiện để đạt được mục tiêu của quản lý, của sản xuất kinh doanh. Đây chính là quá trình chuẩn bị các căn cứ và biện pháp để thực hiện các quyết định tài chính. 3. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty. a. Tình hình vốn và cơ cấu vốn của Công ty. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tài sản lưu động 5.443.534.126 41,2 8.587.068.788 53,4 3.143.534.662 108,9 Tài sản cố định 7.756.340.492 58,8 7.500.135.407 46,6 (256.205.085) (8,9) Tổng 13.199.874.618 16.087.204.195 2.887.329.577 Nhận xét: Thông qua số liệu năm 2001 và 2002 trên bảng ta thấy Tài sản lưu động tăng 8,9% ứng với số tiền 3.143.534.622 Tài sản cố định giảm (8,9% ứng với số tiền giảm 256.205.085 đồng Chứng tỏ Công ty đang phát triển tốt. b. Tình hình nguồn vốn của Công ty. Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ phải trả 4.874.825.558 37 7.634.408.161 47,5 2.759.582.603 95,6 Nguồn vốn chủ sở hữu 8.325.049.060 63 8.452.796.034 52,5 127.746.974 4,4 Tổng 13.199.871.618 16.087.204.195 2.887.329.577 Nhận xét: Thông qua số liệu nguồn vốn của Công ty trong năm 2001 và 2002 ta thấy số liệu nợ phải trả 4,4% ứng với số tiền 2.759.582.603 đồng, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 4,4% ứng với số tiền tăng 127.746.974 đồng. Nguồn vốn của Công ty ổn định, đẩy mạnh tăng khả năng sản xuất kinh doanh. c. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực, vật lực của Công ty đồng thời là một vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan. Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh cũng đều hướng tới hiệu quả kinh tế. Công ty đều có mục đích chung là làm thế nào để một đồng vốn bỏ ra kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, khả năng sinh lời lớn. Hệ số doanh thu tiền vốn kinh doanh = Tổng doanh thu Tổng vốn kinh doanh bình quân Hệ số lợi nhuận tiền vốn kinh doanh = Lợi nhuận Tổng vốn kinh doanh bình quân Biểu phân tích chỉ tiêu hiệu quả vốn kinh doanh Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 01/02 Số tiền Tỷ lệ 1. Tổng doanh thu 45.400.480.000 50.560.274.000 5.159.794.000 11,4 2. Tổng vốn KDBQ 11878345151,5 14643539406,5 2.765.194.255 23,3 3. Lợi nhuận 998.255.344 1.338.525.678 340.270.334 34,1 4. Hệ số doanh thu tiền vốn 3,8 3,5 -0,3 -7,9 5. Hệ số lợi nhuận tiền vốn 0,08 0,09 0,01 12,5 Nhận xét: Doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả bởi vì hệ số doanh thu tiền vốn giảm và hệ số lợi nhuận tăng nguyên nhân là do doanh thu và lợi nhuận tăng, tổng vốn kinh doanh tăng. 4. Tình hình tài chính của Công ty. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 01/02 Tuyệt đối % Tổng doanh thu 45.400.480.000 50.560.274.000 5.159.794.000 10,2 Lợi nhuận trước thuế 998.255.344 1.338.525.678 340.270.334 25,4 Lợi nhuận sau thuế 678.813.633 910.197.461 231.383.828 25,4 Nghĩa vụ ngân sách 889.658.077 340.330.718 -549.327.359 -161,4 Tổng nguyên giá TSCĐ 8.400.474.394 8.299.187.409 -101.286.985 -1,2 Giá trị đã khấu hao 644.133.902 799.052.002 154.918.100 19,4 Giá trị còn lại TSCĐ 7.756.340.492 7.500.135.407 -256.205.085 3,4 Nguồn vốn chủ sở hữu 8.325.049.060 8.452.796.034 127.746.974 1,5 Nợ phải trả 4.874.825.558 7.634.408.161 2.759.582.603 36,1 Nợ phải thu 5.077.439.801 7.982.067.374 2.904.627.573 36,4 * Nhận xét: Theo số liệu khảo sát hai năm 2001 và 2002 của Công ty, ta thấy doanh thu tăng 10,2% tương ứng 5.159.794.000 đồng. Tình hình lợi nhuận tăng, nghĩa vụ ngân sách giảm, tổng nguyên giá TSCĐ giảm, nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Với những kết quả trên Công ty Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật có những biện pháp tích cực và có hiệu quả trong quá trình xây lắp, của người lao động ngày một cao, khuyến khích cán bộ công nhân có năng lực sáng tạo cho Công ty. 5. Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính doanh nghiệp. Công tác kiểm tra tài chính trong nội bộ doanh nghiệp được diễn tra trong hai lần trong năm và cuối tháng II và quý IV. Kế toán trưởng cùng các bộ phận có liên quan tiến hành công việc này. Công ty còn chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên và đặc biệt ở đây có sự góp mặt của cơ quan kiểm toán Nhà nước, cũng chính những lần kiểm tra này giúp cho Công ty tìm ra sai phạm lệch lạc trong công tác kế toán tài chính. Để từ đó có sự sửa chữa, điều chỉnh kịp thời, tránh để gây ra sai phạm thiếu sót lớn làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của Công ty. Bảng cân đối kế toán (năm 2001) Ngày 31 tháng 12 năm 2001 Đơn vị: đồng Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 3.690.415.612 5.443.534.126 I. Tiền 110 322.899.468 366.094.325 1. Tiền mặt tại quỹ 111 3.560.018 37.032.551 2. Tiền gửi ngân hàng 112 298.134.450 307.856.774 3. Tiền đang chuyển 113 21.205.000 21.205.000 II. Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 130 3.367.516.144 5.077.439.801 1. Phải thu của khách hàng 131 2.590.416.741 4.472.126.417 2. Phải thu nội bộ 133 381.373.888 3. Các khoản phải thu khác 138 77.009.403 223.939.496 IV. Hàng tồn kho 140 V. Tài sản lưu động 150 VI. Chi sự nghiệp 160 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 6.866.400.073 7.756.340.492 I. Tài sản cố định 210 6.866.400.073 7.756.340.492 1. Tài sản cố định hữu hình 211 6.866.400.073 7.756.340.492 Nguyên giá 212 7.380.553.306 8.400.474.394 Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (514.153.233) (644.133.902) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 Tổng cộng tài sản 250 10.556.815.685 13.199.874.618 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 2.686.315.559 4.874.825.558 I. Nợ ngắn hạn 310 2.686.315.559 3.973.925.092 1. Vay ngắn hạn 311 1.949.314.399 1.901.082.777 2. Phải trả cho người bán 313 122.834.238 3. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 315 737.011.160 889.658.077 4. Chi phí trích trước 585.000.000 5. Các khoản phải nộp khác 318 475.350.000 II. Nợ dài hạn 320 510.000.000 1. Vay dài hạn 321 510.000.000 III. Nợ khác 330 390.900.466 1. Tài sản thừa chờ xử lý 332 390.900.466 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 7.870.500.126 8.325.049.060 I. Nguồn vốn quỹ 410 7.870.500.126 8.325.049.060 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 5.500.473.716 5.300.473.176 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 1.125.000.000 3. Quỹ phát triển kinh doanh 414 31.480.237 415.875.000 4. Quỹ dự trữ 415 35.600.000 185.200.000 5. Lãi chưa phân phối 416 751.253.827 998.255.344 6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 417 50.332.900 300.245.000 7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 418 1.501.359.446 Tổng cộng nguồn vốn 430 10.556.815.685 13.199.874.618 Bảng cân đối kế toán (năm 2002) Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Đơn vị: đồng Tài sản Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A. TSLĐ và ĐTNH 100 5.443.534.126 8.587.068.788 I. Tiền 110 366.094.325 598.401.414 1. Tiền mặt tại quỹ 111 37.032.551 114.443.866 2. Tiền gửi ngân hàng 112 307.856.774 462.752.548 3. Tiền đang chuyển 113 21.205.000 21.205.000 II. Các khoản phải thu 130 5.077.439.801 7.982.067.374 1. Phải thu của khách hàng 131 4.472.126.417 4.493.870.675 2. Trả trước người bán 132 976.087.723 3. Phải thu nội bộ 133 381.373.888 2.235.009.573 4. Các khoản phải thu khác 138 III. Hàng tồn kho 140 223.939.496 277.090.403 1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 6.600.000 III. Tài sản lưu động khác 150 1. Chi phí trả trước 152 6.600.000 B. TSCĐ và ĐTDH 200 7.756.340.492 7.500.135.407 I. Tài sản cố định 210 7.756.340.492 7.500.135.407 1. TSCĐ hữu hình 211 7.756.340.492 7.500.135.407 Nguyên giá 212 8.100.174.394 8.299.187.409 Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (644.133.902) (799.052.002) Tổng tài sản 250 13.199.974.618 16.087.204.195 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 4.874.825.558 7.634.408.161 I. Nợ ngắn hạn 310 3.973.925.092 7.215.265.305 1. Vay ngắn hạn 311 1.901.082.777 5.219.138.743 2. Phải trả cho người bán 313 122.834.238 92.834.238 3. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 315 889.658.077 340.330.718 4. Phải trả công nhân viên 316 4.172.472 5. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 873.789.134 6. Chi phí trả trước 585.000.000 685.000.000 7. Các khoản phải trả phải nộp khác 318 475.350.000 II. Nợ dài hạn 320 510.000.000 419.142.856 1. Vay dài hạn 321 510.000.000 419.142.856 III. Nợ khác 330 390.900.466 1. Tài sản chờ xử lý 332 390.900.466 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 8.325.049.060 8.452.796.034 I. Nguồn vốn-Quỹ 410 832.049.060 8.452.796.034 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 5.300.473.716 5.300.473.716 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 1.125.000.000 115.006.123 3. Quỹ phát triển kinh doanh 414 415.875.000 545.860.000 4. Quỹ dự trữ 415 185.200.000 185.200.000 5. Lãi chưa phân phối 416 998.255.344 1.338.525.678 6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 417 300.245.000 500.246.487 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 418 167.184.030 Tổng cộng nguồn vốn 430 13.199.874.618 16.087.204.195 III. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp 1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Trên cơ sở đặc thù hoạt động, phương pháp quản lý và tổ chức bộ máy của Công ty đã hình thành cơ cấu, chức năng nhiệm vụ hoạt động của phòng kế toán Công ty. Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng với các nhân viên kế toán giúp việc, tất cả đều kiểm nhiệm. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Bộ phận kế toán bằng tiền Bộ phận kế toán công nợ Bộ phận kế toán TSCĐ Bộ phận kế toán tiền lương Bộ phận CPSX giá thành Bộ phận kế toán tổng hợp Nhân viên kế toán * Phòng kế toán có chức năng và nhiệm vụ sau. - Hạch toán kế toán đầy đủ, kịp thời chính xác các hoạt động của Công ty được biểu hiện bằng tiền theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê. - Lo đủ vốn và kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tham gia duyệt các phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn có lãi. - Lưu giữ đầy đủ an toàn mọi hồ sơ liên quan với hợp đồng sản xuất kinh doanh đã và đang thực hiện. - Theo dõi quản lý việc thanh lý hợp đồng phát hiện và giải quyết các công nợ trong việc thanh lý trên. Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty, bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức theo hình thức tập trung. Hình thức kế toán đang được áp dụng hiện nay là hình thức nhật ký chung, hạch toán kế toán mới và hầu hết đã được cơ giới hoá. Hiện nay ở phòng kế toán có 6 máy vi tính, 3 máy in và mỗi kế toán viên đều có máy tính cá nhân. Việc hạch toán chi tiết hầu hết thực hiện trên máy do đó giảm được khối lượng công việc ghi chép, đã tận dụng được hết ưu điểm của việc cơ giới hoá kế toán. Theo hình thức kế toán này, hàng ngày các nghiệm vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc, từ chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết và sổ nhật ký chung. Mỗi nhật ký chung đều có mối quan hệ đối xứng liên quan với nhau. Cuối tháng từ nhật ký chung kế toán tổng hợp lên sổ cái, lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra đối chiếu và các báo cáo kế toán. Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả Bảng tổng hợp 2. Khái quát trình tự hạch toán kế toán tại Công ty Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật. 2.1. Nhóm tài khoản tạm ứng cho công trình. a. Chứng từ sử dụng. - Văn bản bàn giao cho người nhận tạm ứng - Phiếu chi, thủ quỹ xuất tiền. - Phiếu thu. b. Tài khoản sử dụng: TK 111, TK 112, TK 131, TK 141, TK 133, TK 632, TK 627…. c. Trình tự kế toán. - Khi tiền về quỹ tiền mặt hoặc tài khoản tiền gửi của Công ty kế toán ghi Nợ TK 111 : Nếu nhập quỹ tiền mặt Nợ TK 112 : Nếu nhận được giấy báo có của ngân hàng Có TK 131 : Thu nợ của khách hàng Có TK 311 : Vay ngắn hạn ngân hàng Có TK 341 : Vay dài hạn ngân hàng - Tạm ứng đi thi công công trình bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 141 : Số tiền tạm ứng Có TK 111 : Tạm ứng bằng tiền mặt Có TK 112 : Tạm ứng bằng TGNH - Tạm ứng thi công công trình băng nguồn khác Nợ TK 141 : Số tiền tạm ứng Có TK 131 : Khách hàng trả tiền đưa ngay vào thi công CT. Có TK 331 : C.ty mua NVL để thi công CT chưa thanh toán Có TK 311 : Vay ngắn hạn để tạm ứng thi công CT Có TK 341 : Vay dài hạn để tạm ứng thi công CT. - Các chi phí tài chính liên quan đến một số công trình khi phân bổ cho công trình. Nợ TK 141 : Chi phí tài chính phân bổ Có TK 635 : Chi phí tài chính (lãi vay NH) 2.2. Nhóm tài khoản hoàn ứng tiền tạm ứng của các công trình. a. Chứng từ sử dụng. - Biên bản bàn giao. - Giấy thanh toán. b. Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản: 141, 621, 133, 623, 622, 627…. - Khi các công trình phát sinh các chi phí về NVL, căn cứ vào các hoá đơn chứng từ ghi: Nợ TK 621 : Giá chưa có thuế đối với hoá đơn GTGT, giá thanh toán đối với hoá đơn bán hàng thông thường. Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào nếu có Có TK 141 : Tổng số tiền hoàn ứng bằng các chứng từ mua vật tư. - Các chi phí sử dụng máy phát sinh, căn cứ vào các chứng từ liên quan Nợ TK 623 : Số tiền chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ nếu có Có TK 141 : Tổng số tiền hoàn ứng bằng chi phí sử dụng máy - Khi các công trình phát sinh các chi phí về nhân công, căn cứ vào các chứng từ thanh toàn tiền công kế toán ghi: Nợ TK 622 : Số tiền công của công trình Có TK 141 : Hoàn ứng tiền tạm ứng bằng nhân công - Các chi phí khác phát sinh trên công trường như điện, nước, tiền lương cán bộ quản lý công trường…. căn cứ các chứng từ để kế toán ghi. Nợ TK 627 : Số tiền chi phí chung trên công trường chưa có thuế Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ nếu có Có TK 141 : Hoàn ứng tiền tạm ứng bằng chi phí chung 2.3. Nhóm tài khoản kết chuyển chi phí. a. Chứng từ sử dụng - Bảng tính lương - Chứng từ tính trích bảo hiểm, CPCĐ - Phiếu xuất kho vật tư - Chi phí bảo hành - Hoá đơn thuế GTGT - Chi phí bằng tiền - Phiếu chi báo nợ b. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản: 641, 642, 111, 112, 133, 214, 627…. c. Trình tự kế toán. - Khi phát sinh những chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng như bảo hành sản phẩm, sửa chưa, bảo dưỡng sản phẩm… căn cứ chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 641 : Tổng số tiền chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ nếu có Có TK 111 : Nếu chi phí phát sinh bằng tiền mặt Có TK 112 : Nếu chi phí phát sinh bằng tiền GNH - Các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh căn cứ chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 642 : Tổng số tiền chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào nếu có Có TK 111 : Nếu chi phí phát sinh bằng tiền mặt Có TK 112 : Nếu chi phí phát sinh bằng TGNH - Khấu hao TSCĐ phân bổ cho công trình Nợ TK 627 : Số tiền khấu hao phân bổ cho công trình Có TK 214 : Trích khấu hao TSCĐ - TSCĐ sử dụng trên Công ty khi tính khấu hao kế toán ghi Nợ TK 642 : Số tiền khấu hao Có TK 214 : Trích khấu hao tài sản sử dụng trên Công ty. - Chi phí từ hoạt động tài chính (lãi vay) chi tiết cho từng công trình. Nợ TK 627 : Số tiền chi phí tài chính Có TK 635 : Phân bổ lãi vay cho công trình - Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ công nhân viên trong Công ty hàng tháng phải trả căn cứ chứng từ thanh toán kế toán ghi. Nợ TK 642 : Tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn Có TK 334 : Tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên Có TK 338 : BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp - Các chi phí liên quan đến hoạt động khác của Công ty căn cứ chứng từ kế toán liên quan kế toán ghi. Nợ TK 811 : Tổng chi phí liên quan đến hoạt động khác của Công ty chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ nếu có Có TK 111 : Các chi phí phát sinh bằng tiền mặt Có TK 112 : Các chi phí phát sinh bằng TGNH - Khi công trình hoàn thành hoặc có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, đồng thời với việc ghi doanh thu, kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán cho công trình với khối lượng hoàn thành như sau. Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 154 : Kết chuyển giá thành sản xuất sang tài khoản giá vốn 2.4. Nhóm tài khoản kết chuyển chi phí xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ kế toán a. Chứng từ sử dụng. - Bảng tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ - Bảng tính kết quả hoạt động khác - Các chứng từ gốc phản ánh các khoản thu nhập chi phí hoạt động khác - Doanh thu hoạt động tài chính. - Chi phí hoạt động tài chính. b. Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản: 511, 515, 632, 635, 641, 642, 811…. c. Trình tự kế toán - Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả sản xuất kinh doanh Nợ TK 911 : Giá vốn hàng bán trong kỳ Có TK 632 : Giá vốn hàng bán kết chuyển - Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ Nợ TK 911 : Tổng số tiền kết chuyển Có TK 641 : Số tiền kết chuyển - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả sản xuất kinh doanh Nợ TK 911 : Số tiền CPQL doanh nghiệp kết chuyển Có TK 642 : CPQL doanh nghiệp phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Nợ TK 911 : Số tiền chi phí khác kết chuyển sang Có TK 811 : Số tiền chi phí phát sih trong kỳ kế toán 2.5. Nhóm tài khoản phản ánh doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. a. Chứng từ sử dụng. - Hoá đơn VAT (hoá đơn bán hàng) - Thu - Giấy nộp tiền (phiếu thu, báo có) biên bản nghiệm thu bàn giao c.từ - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản: 511, 333, 632, 131, 711, 515, 911, 111, 112… c. Trình tự kế toán. Trình tự kế toán doanh thu bán hàng Số tiền đã nhận của bên A - Trong quá trình thi công nếu nhận được tiền của bên A cho ứng trước Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Khi công trình hoàn thành bàn giao cho bên A Nợ TK 131 : Tổng số tiền theo giá thanh toán Có TK 511 (5112): Doanh thu theo giá chưa thuế GTGT Có TK 333(33311): Thuế GTGT đầu ra. Giá thành sản phẩm xây lắp đã hoàn thành bàn giao cho bên A Nợ TK 632 Có TK 154 - Khi thu được số tiền còn lại của bên A Số tiền đã thu được của bên A Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Trường hợp theo hợp đồng xây dựng bên A được giữ lại 1 khoản tiền để bảo hành công trình. Nợ TK 111, 112: số tiền thu được Nợ TK 144, 244: Số tiền bên A giữ lại Có TK 131: Tổng số tiền đã thanh toán. - Trường hợp doanh nghiệp xây lắp tiến hành thi công các công trình để bán sản phẩm xây lắp cho khách hàng khi công trình hoàn thành nhưng chưa bán. Giá thành sản phẩm xây lắp đã hoàn thành Nợ TK 155 Có TK 154 - Khi tiêu thụ được công trình kế toán hạch toán doanh thu Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền theo giá thanh toán Có TK 511(5112): Doanh thu theo giá chưa thuế GTGT Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra. - Kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp đã tiêu thụ Giá thành thực tế của chi phí xây lắp Nợ TK 632 Có TK 155 - T4 Doanh nghiệp xây lắp có hoạt động tổng thầu xây dựng, doanh thu hoạt động xây lắp, xác định bao gồm cả doanh thu của nhà thầu chính và nhà thầu phụ khi nhận bàn giao công trình của các nhà thầu phụ và bàn giao luôn cho chủ đầu tư. Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền theo giá thanh toán Có TK 511 (5112): Doanh thu chưa có thuế GTGT Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra. Đồng thời ghi: Nợ TK 632 : Giá phải thanh toán cho nhà t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc588.doc
Tài liệu liên quan