MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I - Tổng quan về công ty xi măng Hoàng Thạch: 2
1. Thông tin chung về công ty: 2
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2
2.1. Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý: 2
2.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của công ty: 3
2.3. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty: 6
II - Các đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu của công ty: 6
1. Sản phẩm. 6
2. Thị trường: 8
3. Công nghệ sản xuất: 9
4. Nguyên nhiên vật liệu: 12
4.1. Nguyên liệu: 12
4.2. Nhiên liệu: 13
5. Nhân sự: 13
6. Tài chính: 15
7. Các hoạt động khác: 16
7.1. Công tác nghiên cứu khoa học: 16
7.2. Công tác tổ chức các phong trào thi đua: 17
7.3. Một số hoạt động khác: 17
7.4. Công tác xã hội: 17
7.5. Công tác bảo vệ trị an: 18
III - Các hoạt động quản trị của công ty: 18
1. Cơ cấu tổ chức của công ty xi măng Hoàng Thạch: 18
2. Phòng thí nghiệm - KCS: 21
2.1. Nhiệm vụ chức năng: 21
2.2. Cơ cấu tổ chức: 22
2.3. Công tác đào tạo: 24
IV- Tình hình, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh: 25
1. Tình hình SX KD của công ty: 25
2. Môi trường kinh doanh: 28
3.Phương hướng kế hoạch phát triển những năm tới: 29
3.1. Dự kiến kế hoạch phát triển những năm tới: 29
3.2. Biện pháp thực hiện. 31
KẾT LUẬN 33
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3922 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Công ty xi măng Hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x
3,5
3,5
3,5
8
Hàm lượng CKT, %, max
-
-
1,5
Sản phẩm của công ty nhiều năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao luôn đạt được sự tin cậy của khách hàng, ngày càng đa dạng về chủng loại để đáp ứng một cách sâu rộng vào thị trường tiêu dùng xi măng. Mọi sản phẩm cung cấp cho khách hàng của công ty đều được kiểm tra và theo dõi nghiêm ngặt từ khâu đầu đến khâu cuối của dây chuyền.
2. Thị trường:
Thị trường xi măng Việt Nam nhìn chung những năm gần đây là ít biến động, giá cả tương đối ổn định. Trên thị trường khu vực phía bắc,là nơi có nhiều công ty liên doanh và các công ty thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, các xi măng liên doanh không tăng giá, là cơ hội thuận lợi để xi măng liên doanh xâm nhập vào thị trường sâu hơn, bền vững hơn nhất.
Ngoài các công ty xi măng có thương hiệu như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Chin Phong, Hà Tiên 1, Ho Cim...còn có thêm thương hiệu xi măng Phúc Sơn với công suất 1.8 triệu tấn / năm đã đi vào sản xuất ổn định.
Trong điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều thương hiệu xi măng cùng tham gia với giá hết sức cạnh tranh và cơ chế linh hoạt, đồng thời rất khó khăn trong công tác vận chuyển do giá xăng dầu tăng nhiều lần trong năm, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty xi măng Hoàng Thạch ngày càng được chú trọng.
Để đảm bảo giữ vững thương hiệu và tạo điều kiện thuận lợi khi mở rộng thị phần công ty đã thực hiện xác định cần phải:
+ Quảng cáo các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài truyền hình và thực hiện quảng cáo trên các pano tấm lớn tại một số địa điểm.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện một số biện pháp tiêu thụ tại các chi nhánh một cách phù hợp như: giao cho các chi nhánh ký kết với các đại lý hoa hồng, đồng thời khoán gọn chi phí vận tải, bốc xếp và thu tiền trước khi xuất hàng; hỗ trợ các đại lý chi phí tiền lãi vay ngân hàng, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài công ty, tổ chức các chương trình ngoại khoá khác... Vì vậy công ty luôn thu hồi vốn nhanh, không để nợ tồn đọng lâu hoặc thất thoát tài chính và hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra.
+ Công ty xây dựng các quy chế tiêu thụ, phương án tiêu thụ sản phẩm theo mô hình nhà phân phối trình tổng công ty để thực hiện trong năm 2007.
+ Đơn giản hoá các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
+ Giữ ổn định và nâng cao chất lượng xi măng sản xuất tại công ty, xi măng Lixăng và xi măng gia công, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về hướng dẫn sử dụng xi măng hoặc những thắc mắc về chất lượng, thị hiếu.
+ Thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các thông trên thị trường tiêu thụ từ đó rút ra những kinh nghiệm về phương thức kinh doanh tiêu thụ xi măng.
+ Phối hợp với các đơn vị kinh doanh xi măng là thành viên của tổng công ty và ngoài xã hội.
Trong năm 2006 công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đã đạt được một số kết quả nhất định: Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 3.567.918 tấn, trong đó khu vực miền bắc đạt 2.533.810 tấn; khu vực miền trung đạt 967.728 tấn; khu vực miền Nam đạt 129.380 tấn.
3. Công nghệ sản xuất:
Công ty xi măng Hoàng Thạch sản xuất xi măng theo phương pháp khô với trang thiết bị kĩ thuật hiện đại. Dây chuyền sản xuất chính cũng như các bộ phận phụ trợ đều được cơ khí hoá và tự động hoá toàn phần.
Hoạt động của dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng tuân thủ theo sơ đồ sau:
* Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất xi măng Pooc lăng :
Đá vôi
Đá sét
Máy đập
đá vôi
Máy đập
đá sét
Kho đá vôi, đá sét
máy nghiền nguyên liệu
Xylô chứa đồng nhất
Hệ thông xylô trao đổi nhiệt
Lò nung
Xylô chứa Clanke
Máy nghiền xi măng
Xylô chứa xi măng
Máy đóng bao
Than
Nghiền
Hâm sấy
Dầu MFO
Thạch cao
phụ gia
Vỏ bao
Tàu thuỷ
Xe lửa
Ô tô
Khoan, nổ mìn, vận chuyển
Hệ thống công nghệ của công ty bao gồm: Dây truyền I, dây truyền II, và hệ thống dây truyền III đang được dự kiến khởi công xây dựng vào ngày 04/02/2007, và đưa vào hoạt động cuối năm 2008. Có thể khái quát các dây truyền sản xuất nhà máy qua sơ đồ sau:
Bảng 2.3: Dây truyền công nghệ công ty xi măng Hoàng Thạch:
STT
Chỉ tiêu
Dây truyền I
Dây truyền II
Dây truyền III
1
Năm xây dựng
1977
1993
Dự kiến
04/02/2007
2
Tổ chức cung cấp và trợ giúp.
F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch.
F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch.
F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch.
3
Công suất
1,1 triệu tấn xi măng/năm.
1,2 triệu tấn xi măng/năm.
1,2 triệu tấn xi măng/năm.
4
Tổng vốn đầu tư
78.183.000 USD
97.035.520 USD
97.035.520 USD
5
Chức năng
Kỹ thuật.
Lò quay, phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng, làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con, điều khiển tự động.
Lò quay công nghệ tiên tiến, có hệ thống tiền nung,làm nguội kiểu ghi, hệ thống điều khiển hiện đại PJC.
Lò quay công nghệ tiên tiến hiện đại.
6
Các thiết bị đi kèm.
Lò nung, máy đập đá vôi, đá sét, máy nghiền liệu,nghiền xi măng, máy đóng bao.
Lò nung, máy nghiền liệu, mays nghiền xi măng, máy nghiền đứng.
Lò nung, máy nghiềnliệu, máy nghiền than.
7
Nhiên liệu sử dụng.
Hỗn hợp 85% than cám 3 và 15% dầu MFO
100% than cám.
100% than cám
Trang máy móc thiết bị công ty xi măng Hoàng Thạch bao gồm:
+ Máy nghiền: các máy nghiền nguyên liệu và nghiền xi măng đều làm việc theo chu trình kín, có hệ thống lọc bụi và thiết bị phân ly, nên sản phẩm đầu ra luôn đạt độ mịn cao.
+ Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (trước kia là hệ thống lọc bụi DILAMATIC) cho cả 2 dây chuyền: Đảm bảo vệ sinh môi trường, lượng bụi sau khi lọc chỉ còn 225 mg/m2 không khí (dây chuyền I) và 100 mg/m3 không khí (dây truyền II)
+ Máy đóng bao: Công ty có 10 máy đóng bao, mỗi bao có 12 vòi, công suất mỗi tháng là 90 tấn/h đảm bảo xuất đủ xi măng cho khách hàng.
+ Lò nung:
Dây truyền
Đường kính
(m)
Chiều dài
(m)
Công suất
(tấn/ ngày)
Làm lạnh theo kiểu
Nhiên liệu
dùng
1
5,5
89
3.100
Hành tinh
85% than cám
15% dầu MFO
2
4,15
71
3.300
Ghi
100% than
cám 3
4. Nguyên nhiên vật liệu:
4.1. Nguyên liệu:
Đá vôi và đá sét là hai nguyên liệu chính, được khai thác tại xã Minh Tân và khu Nhị Chiểu (Kinh Môn). Ngoài ra, trong phối liệu công ty còn sử dụng một số nguyên liệu khác như: Xỉ Pirit, thạch cao, quặng sắt...
Đá vôi và đá sét được khai thác và đưa vào sản xuất bột liệu nung clanke phải có thành phần hoá học thoả mãn các yêu cầu quy định theo TC 08-2003:
Bảng 2.4: Chỉ tiêu kỹ thuật nguyên liệu
Loại nguyên liệu
Tên chỉ tiêu
Giá trị
Đá vôi
1. Hàm lượng Cao, %, min
2. Hàm lượng MgO, %, max
3. Hàm lượng SiO2 , %, max
4. Lượng đất lẫn, %, max
48
5
8
10
Đá sét
1. Hàm lượng SiO2, %
2. Hàm lượng Al2O3, %
3. Hàm lượng Fe2O3, %, min
4. Hàm lượng MKN, %, max
55 - 80
7 - 18
3
12
4.2. Nhiên liệu:
Nhà máy sử dụng lượng than cám 3 lấy từ mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh) và dầu MFO nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn điện từ cục Điện lực Miền Bắc.
Than cam số 3 và dầu nặng MFO khi nhập về phải có các chỉ tiêu kỹ thuật thoả mãn các yêu cầu sau (TCVN 1790 - 1999: Than cám số 3):
Bảng 2.4: Chỉ tiêu kỹ thuật nhiên liệu
Nhiên liệu
Các chỉ tiêu
Giá trị
Than cám
số 3
1. Độ tro, %, max
2. Chất bốc, %, max
3. Nhiệt lượng, Kcal/kg than, min
4. Độ ẩm, %, max
5. Kích thước
15
8
7.050
13,5
<= 15mm
Dầu nặng
MFO
1. Hàm lượng S, %, max
2. Tỷ trọng ở 200C, tấn/m3, max
3. Nhiệt lượng, Kcal/kg dầu,min
4. Lượng nước lẫn, %, max
3,5
0,98
9.800
1
Nguồn nguyên nhiên liệu chính với đặc điểm là trữ lượng lớn và gần nơi sản xuất, thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Những điều này quyết định một phần không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Nhân sự:
Công ty xi măng Hoàng Thạch hiện nay có đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, chủ yếu là những kỹ sư, cử nhân có trình độ đại học, cao đẳng, những công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề bậc 4 trở lên, và nguồn nhân lực từ các trường trung cấp.
Theo thống kê năm 2006, toàn công ty có 2.632 công nhân viên chức, trong đó: 330 người có trình độ kỹ sư đại học; 132 người có trình độ trung cấp và 2.170 người là công nhân kỹ thuật tay nghề cao. Trong đó cơ cấu của lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ sư, cử nhân là:
Bảng 2.5: Nguồn nhân lực của công ty hiện nay
STT
Kỹ sư, cử nhân
Số lượng (người)
1
Kỹ sư hoá Silicat
89
2
Kỹ sư điện tự động hoá và xí nghiệp
127
3
Kỹ sư cơ khí, luyện kim
54
4
Kỹ sư khai thác
14
5
Kỹ sư xây dựng và sử dụng vật liệu XD
19
6
Kỹ sư động lực, ôtô, máy kéo
15
7
Cử nhân kinh tế, tài chính
58
8
Cử nhân luật
11
9
Cử nhân ngoại ngữ
07
10
Một số ĐH và CĐ khác
35
11
Nhà máy VLCL kỹ thuật
35
(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức lao động công ty xi măng Hoàng Thạch).
Công ty luôn tạo một môi trường làm việc tốt nhất, đảm bảo cho người lao động làm việc an toàn, vệ sinh, đủ ánh sáng, chống nóng, chống ồn, chống dột, chống độc hại..., làm việc trong không gian trật tự, ngăn nắp, dễ tím, dễ kiểm tra, phù hơp với đặc điểm sản xuất và sức khoẻ của người lao động.
Để luôn phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng luôn được quan tâm đến. Với các hình thức đào tạo: Đào tạo tại chỗ; cử các đoàn đi thực tập và học tập tại các cơ sỏ sản xuất xi măng trong nước và ngoài nước; hình thức đào tạo lại (dạy lý thuyết ở trình độ cao); phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ tay nghề công nhân viên... Hàng năm, công ty đã đầu tư cho công tác đào tạo trên 600 triệu đồng.
Bảng 2.5: Số lượng công nhân viên được đào tạo của công ty.
(Đơn vị: Lượt người)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Số lượng CNV đào tạo
trong nước
24
66
104
62
66
Số lượng CNV đến ĐT tại: Đan Mạch, Pháp, Đức, CH Bỉ,
Cânda.
4
3
6
6
2
Số lượng người đến học tập tại Trung Quốc, MaCao, Hồng Kông, Nhật Bản.
5
3
8
4
4
Số lượng CNV đến học tập tại Thái Lan, Singapo, Malaysia.
1
7
0
1
9
Với đội ngũ lao động hùng hậu như vậy, đã đống góp vào sự lốn mạnh không ngừng của công ty, đã cống hiến những sáng kiến đem lợi hàng trăm triệu đồng cho công ty.
* Chế độ trả lương của công ty là chế độ trả lương theo chức danh công việc do công ty đề ra. Ngoài mức lương cố định công ty còn khen thưởng cho những cá nhân và đơn vị có thành tích lao động tốt theo quy chế riêng của công ty. Thu nhập của người lao động luôn có xu hướng tăng dần, theo thống kê gần đây nhất là khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng (năm 2006).
6. Tài chính:
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một công ty quốc doanh thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng (năm 2006) gồm 2 nguồn vốn: vốn vay và vốn tự có. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty ít có biến đổi và thường tăng dần qua các năm.
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2001 - 2006.
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1. Tổng vốn đầu tư
- Vốn tự có
- Vốn vay
3.913,376
2.594,708
1.336,668
3.866,294
2.433,765
1.430,529
3.651,377
2.227,340
1.427,037
3.487,770
2.020,907
1.464,863
4.000
2.400
1.600
2. Doanh thu
1.731
2.096,5
2.289
2.233
2.320
3. Nộp NSNN
180,8
152,8
128
136
155
4. Lợi nhuận
229,4
231,4
220
313
320
5. Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%)
20,08
20,21
20,19
22,16
22,3
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng vốn đầu tư qua các năm khá cao và có xu hướng giảm từ năm 2001 đến năm 2005, đến năm 2006 lại có dấu hiệu tăng. Điều này là do công ty đầu tư khá nhiều vào máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, sửa chữa và đổi mới dây truyền công nghệ, đến năm 2006 công ty dự kiến đầu tư xây dựng dây truyền III vì thế làm tăng nguồn vốn đầu tư.
Doanh thu và lợi nhuận tăng cao qua các năm: Từ năm 2001 đến 2006 doanh thu tăng 1,69 lần; lợi nhuận tăng 1,47 lần; hàng năm nộp ngân sách Nhà nước bình quân từ 150 đến 200 tỷ đồng.
Công ty luôn nghiêm chỉnh thực hiện pháp lệnh thống kê kế toán tài chính, tích cực cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh, tích cực thu đòi công nợ, thường xuyên chú ý đến việc sử dụng bảo toàn và quay vòng vốn để phát huy hiệu quả kinh tế. Hệ số quay vòng vốn thường đạt từ 3 đến 3,5 lần/năm, riêng năm 2006 công ty đã đạt 3,407 lần/năm.
7. Các hoạt động khác:
7.1. Công tác nghiên cứu khoa học:
Công ty triển khai nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu đá Đen núi Giếng làm phụ gia cho xi măng; nghiên cứu sử dụng cân băng điện tử trong việc xuất clanhke thay cho đo mướn nước; thu hồi bụi trên hệ thống thiết bị vận chuyển của dây chuyền I; áp dụng hệ thống chính sách tiết kiệm cho toàn công ty; thu hồi và xử lý nước làm mát thiết bị dây chuyền I...
Công ty xi măng Hoàng Thạch áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, sau khi nghiên cứu và thử nghịêm thành công đề tài xuất clanke bằng cân băng điện tử. Đề tài này mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm hao hụt từ 4% đến 5% xuống còn 0,8%. Công tác quản lý và bốc xúc hàng hoá tại cảng nhập cũng được thuận tiện hơn, là cơ sở cho các đơn vị khác trong cả nước áp dụng.
7.2. Công tác tổ chức các phong trào thi đua:
Đến nay công ty đã có 107 tổ đăng ký là tổ lao động xuất sắc và 170 cá nhân đăng ký tiến sĩ thi đua. Hàng năm, công ty đã tổ chức phát động nhiều đợt thi đua nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh an toàn, chất lượng và giữ vững danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Điểm nổi bật ở lĩnh vực này là công ty đã tổ chức thành công công tác sáng kiến khoa học kỹ thuật: đã có 301 sáng kiến trong giai đoạn 2001 - 2006, làm lợi cho công ty mỗi năm trên dưới 50 tỷ đồng.
7.3. Một số hoạt động khác:
- Các quy chế công ty liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân viên chúc được thực hiện đầy đủ, đảm bảo tính công khai dân chủ.
- Năm 2006, thực hiện quy định mới của công ty về việc cắt giảm quỹ phúc lợi, nhưng công ty đã cố gắng hết sức cân đối, đồng thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để khích lệ, động viên tinh thần cán bộ công nhân viên công ty.
- Công tác bảo hộ lao động, công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc cây cảnh cải thiện điều kiện làm việc đều được quan tâm.
- Thực hiện tốt quy chế thăm hỏi, trợ cấp, các ngày nghỉ lễ tết, tặng quà sinh nhật... Chi quỹ phúc lợi cho cán bộ công nhân viên với tổng số tiền năm 2006 là 4.995.270 triệu đồng.
7.4. Công tác xã hội:
- Tham gia các chính sách xã hội với nhân dân địa phương và các phong trào do địa phương tổ chức.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện đền ơn đáp nghĩa. Trong năm 2006 công ty đã thực hiện: Tiếp tục phụng dưỡng 13 bà me Việt Nam anh hùng, ủng hộ cán bộ công nhân viên của 4 công ty tại miền Trung bị ảnh hưởng của bão Chan Chu 110 triệu đồng, tiếp tục ủng hộ tỉnh Hà Giang xây dựng đường lên cột cờ Lũng Cú với số tiền là 178 triệu đồng, ủng hộ 50 riệu đồng xây dựng trường học... Làm tốt công tác tư thiện nhân đạo giúp công ty xây dựng, củng cố mối liên hệ giữa công ty với các địa phương và các tổ chức xã hội khác.
7.5. Công tác bảo vệ trị an:
- công ty thực hiện tốt công tác an ninh tại các địa bàn hoạt động.
- Công nhân viên công ty thực hiện tốt công tác bảo vệ trật tự trị an, thực hiện tốt lối sống có văn hoá trong gia đình, trong tập thể. Đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong công ty.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY:
1. Cơ cấu tổ chức của công ty xi măng Hoàng Thạch:
Trước đây công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình: Kỹ sư trưởng, nhưng từ tháng 09 năm 2002, theo sự chỉ đạo của tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty xây dựng mô hình tổ chức mới - Mô hình quản lý hỗn hợp: GĐ và PGĐ, chuyển 4 văn phòng ngành thành 3 phòng kỹ thuật là: Phòng kỹ thuật sản xuất, phòng kỹ thuật cơ điện, Phòng kỹ thuật cơ điện, Phòng kỹ thuật mỏ. đồng thời với việc đổi mới mô hình tổ chức, công ty tiến hành bố trí sắp xếp, bổ nhiệm và điều động cán bộ: các PGĐ, trưởng phòng, phó phòng, trưởng ca và tổ trưởng.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức công ty xi măng Hoàng Thạch:
Với cơ cấu gồm: 14 phòng ban, 10 phân xưởng, 5 chi nhánh, 1 nhà máy trực thuộc công ty và ban giám đốc công ty có 7 thành viên (giám đốc, giúp việc cho giám đốc có 6 phó giám đốc), 1 trợ lý GĐ và 1 thư ký GĐ. Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp hợp lý hơn đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao.
Bộ máy quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ, quan hệ phụ thuộc và trách nhiệm quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý của công ty. Đảm bảo quán triệt nguyên tắc một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân. Đồng thời phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động trong công ty, phù hợp với qui mô sản xuất, ứng với các đặc điểm kinh tế của công ty, bộ máy quản lý vừa đơn giản, vừa hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức bộ máy được chuyên môn hoá tới từng bộ phận, phòng ban một cách cụ thể. Với cơ cấu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt và xử lý thông tin. Từ đó giải quyết tôtiêu chuẩn các vấn đề thuộc môi trường kinh doanh, vấn đề về đầu tư công nghệ và vấn đề quản lý khác. Công ty thực hiện chức năng chỉ đạo, quản lý phối hợp chung giữa các phòng ban cũng như các bộ phận khác. Do đó hoạt động quản lý chất lượng của công ty mang tính đồng bộ, rộng khắp và có hiệu quả cao.
* Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban chính:
Giám đốc Công ty
Quản lý, chỉ đạo toàn diện mọi mặt sản xuất, kinh doanh của Công ty
Trực tiếp phụ trách các khâu: Kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất năm, phụ trách công tác tài chính, co cấu tổ chức, công tác thi đua, đối ngoại.
Duyệt các kế hoạch cung và ký kết các hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm.
Phó Giám đốc sản xuất
Theo dõi chỉ đạo trực tiếp công tác kỹ thuật – kinh tế
Phụ trách công tác an toàn, bảo hộ lao động; công tác huấn luỵện, đào tạo
Phụ trách công tác điều độ sản xuất, các kế hoạch sản xuất tháng, quý.
Phụ trách xây dựng các dự án đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ.
Trực tiếp phụ trách các dự án nâng cấp, cải tiến kỹ thuật và các phòng Kỹ thuật, Phòng cơ điện, Phòng an toàn
Quản lý, chỉ đạo sản xuất các xí nghiệp 1, 2, 3, 4
Giải quyết, ký các văn bản khi đồng chí Phó Giám đốc phụ trách điều độ sản xuất đi vắng
Được Giám đốc uỷ quyền ký các văn bản về công tác kỹ thuật và sản xuất
Phụ trách khâu chất lượng sản phẩm
Phó Giám đốc kinh doanh
Phụ trách các khâu mua sắm, quản lý vật tư, thiết kế cơ bản
Thực hiện các dự án đầu tư khi có quyết định đầu tư
Giúp Giám đốc theo dõi về tài chính, nguồn vốn các dự án đầu tư
Quản lý, theo dõi hoạch toán nội bộ, ký kết các hợp đồng tiêu thụ hang quốc phòng
Khai thác các nguồn vốn và xem xét từng chứng từ của Phòng tài vụ trước khi trình Giám đốc ký duyệt
Chỉ đạo trực tiếp các phân xưởng A12, A13
Phòng Kế hoạch
Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm theo tháng, quý, năm
Quy hoạch và đầu tư
Điều độ sản xuất
Phòng Tổ chức – Lao động
Tổ chức lao động tiền lương
Xây dựng chính sách lao động, tiền lương
Giải quyết các chế độ chính sách,bảo hiểm xã hội
Tổ chức huấn luyện và đào tạo
Phòng Vật tư
Mua sắm, quản lý và cung ứng vật tư
Vận tải
Phòng Kế toán Thống kê tài chính
Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty
Quản lý tài chính của công ty
Kiểm tra theo dõi việc thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng
Xây dựng giá thành cho các loại sản phẩm
Tổ thẩm định
Quản lý chất lượng
Kiểm tra trong sản xuất, nghiệm thu sản phẩm
Phân tích, đo lường , thử nghiệm
Phòng Chính trị
Công tác Đảng, công tác Chính trị
Công tác cán bộ
Dân vạn,bảo vệ, an ninh
2. Phòng thí nghiệm - KCS:
Phòng thí nghiệm - KCS của công ty xi măng Hoàng Thạch là cơ sở kiểm tra kiểm nghiệm trung tâm của công ty, được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại đã được Bộ xây dựng và tổng công ty xi măng Việt Nam chính thức cho hoạt động từ năm 1984 đến nay.
2.1. Nhiệm vụ chức năng:
Nhiệm vụ chức năng của phòng thí nghiệm - KCS là:
+ Tổ chức và thực hiện việc thí nghiệm phân tích hoá, phân tích cơ lý để phục vụ sản xuất hàng giờ, hàng ca, hàng ngày.
+ Tính toán và điều chỉnh phối liệu trong quản trị sản xuất.
+ Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chất lượng các nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm cũng như các vật tư khác nhập vào công ty, đề xuất việc xử lý các loại hàng không đủ tiêu chuẩn.
+ Lập đầy đủ các loại phiếu để xác định phẩm chất, chất lượng của từng loại xi măng trước khi xuất khỏi công ty và cung cấp đầy đủ phiếu chất lượng cho từng lô hàng xi măng xuất xưởng.
+ Cùng văn phòng công nghệ (Phòng KTSX) cải tạo dây truyền sản xuất hoặc áp dụng tiến bộ vào sản xuất.
+ Quản lý các loại thiết bị máy móc, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất được công ty trang bị trong phòng. Có kế hoạch mua sắm các dụng cụ, vật tư thí nghiệm trong quá trình sản xuất.
+ Đào tạo độ ngũ công nhân kỹ thuật thí nghiệm phân tích theo nội dung từng loại bậc thợ chuyên môn của mình.
+ Xây dựng các quy trình, nội quy, quy tắc sử dụng và bảo quản trong quá trình thí nghiệm, phân tích để đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị máy móc.
+ Được giám đốc uỷ quyền về kiểm tra chất lượng nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm để gíup giám đốc về mặt chỉ đạo kỹ thuật sản xuất. Báo cáo định kỳ 3 mặt công tác tiêu chuển đo lường chất lượng với cơ quan cấp trên.
+ Có quyền kiến nghị và đề xuất biện pháp xử lý những loại xi măng kém phẩm cấp không đạt chất lượng trước khi xuất xưởng.
2.2. Cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG THÍ NGHIỆM - KCS:
Trưởng phòng
Tổ văn phòng
Phó phòng I
Phó phòng II
Tổ cơ lý - KCS
Tổ hoá c. lượng
Ca A
Ca B
Ca C
Ca D
Phòng thí nghiệm bao gồm: 89 cán bộ công nhân viên trong đó có một trưởng phòng và 2 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng; bộ phận văn phòng; ba ca sản xuất; tổ hoá phân tích; và tổ cơ lý. Với chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
* Trưởng phòng thí nghiệm: Là người điều hành công việc của phòng và chịu trách nhiệm ttrước GĐ công ty về toàn bộ tài sản và lao động của phòng. Được quyền thay mặt GĐ kí phiếu báo cáo kết quả phân tích kiểm tra, nhận xét về chất lượng nguyên nhiên vật liệu nhập.
* Giúp việc cho trưởng phòng là các phó phòng, trưởng ca và tổ trưởng sản xuất:
+ Phó phòng thứ I: Giúp trưởng phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty. Giải quyết các khiếu nại, phụ trách đào tạo nâng bậc, phụ trách tổ cơ lý - KCS. Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc của phòng khi trưởng phòng vắng mặt.
+ Phó phòng thứ II: Giúp trưởng phòng phụ trách công tác phối liệu, quản lý các thiết bị của đơn vị, lập phương án sửa chữa, mua sắm, kiểm định thiết bị. Phụ trách bộ phận đi ca và công tác khôa học kỹ thuật, sáng kiến, an toàn lao động.
+ Trưởng ca sản xuất: Thay mặt phòng điều hành bộ phận đi ca.
+ Tổ trưởng ca: Thay mặt phòng điều hành tổ phân tích và tổ cơ lý.
* Bộ phận đi ca: Phân tích kiểm tra các nguyên, nhiên liệu phục vụ dây truyễn. Dùng phương pháp phân tích hoá lý, phân tích qua hệ thống QCX, cho kết quả hàng giờ, báo cho trung tâm điều khiển biết. Mỗi ca có một trưởng ca.
* Bộ phận KCS và cơ lý chất lượng: Kiểm tra các tiêu chuẩn cơ lý của xi măng theo TCVN. Tổ cơ lý có bộ phận KCS kiểm tra lấy mẫu lô xi măng xuất, số lượng chất lượng các lô, lấy mẫu các loại vật tư.
* Bộ phận văn phòng gồm:
+ Thủ kho: Chịu trách nhiệm về quản lý các vật tư, dụng cụ hoá chất.
+ Thống kê: Làm nhiệm vụ thống kê, viết phiếu lưu giữ hồ sơ.
+ Lao động tiền lương: Theo dõi chấm công và làm chế độ tiền lương của phòng.
+ Vệ sinh công nghiệp: Làm vệ sinh trong phòng.
2.3. Công tác đào tạo:
Hàng năm CBCNV làm việc tại phòng thí nghiệm - KCS đều được học tập về chuyên môn thông qua chương trình thi nâng bậc theo quy chế đào tạo của công ty. Quản lý phòng thí nghiệm, quản lý chất lượng do tổng công ty và Trung tâm đo lường chất lượng I mở và cấp chứng chỉ.
Ngoài ra, tất cả CBCNV đều tham dự các lớp học về an toàn vệ sinh lao động theo định kỳ và tổ chức thi, kiểm tra theo quy định.
Trình độ chuyên môn hiện nay của phòng thí nghiệm thể hiện qua bảng biểu sau:
Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn phòng Thí nghiệm KCS
STT
Chức danh
Số lượng người
1
Chức danh kỹ sư:
- Kỹ sư Silicat
- Kỹ sư Hoá
- Kỹ sư điện
- Kỹ sư Toán tin
22 (24,7 %)
18
2
1
1
2
Công nhân kỹ thuật
34 (38,2 %)
3
Lao động phổ thông.
33 (37,1 %)
Tổng
89
Biểu đồ hình tròn biểu thị trình độ chuyên môn
phòng thí nghiệm – KCS:
Với một cơ cấu phù hợp, một hệ thống điều hành hiệu quả và trình độ chuyên môn cao, phòng Thí nghiệm - KCS luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác KTCL sản phẩm từ đầu vào sản phẩm đến sau khi sản phẩm được tiêu dùng trên thị trường. Là một trong những bộ phận không thể thiếu của công ty, cùng với các tổ chức chứng nhận về chất lượng, giúp công ty áp dụng thành công hai hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9000 và ISO 14000, nhiều năm liền nhận được các phần thưởng lớn từ công ty. Đồng thời đội ngũ CBCNV cũng tham gia nhiệt tình các phong trào đoàn thể, các cá nhân đều có tinh thần đoàn kết, tập thể cao.
IV- TÌNH HÌNH, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH:
1. Tình hình SX KD của công ty:
Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, ta thông qua các chỉ tiêu về: Sản lượng sản xuất; Sản lượng sản phẩm tiêu thụ; doanh thu; nộp ngân sách; lợi nhuận; thu nhập bình quân đầu người...
Ta có bảng số liệu thống kê như sau:
Bảng 4.1: Thống kê tình hình SX KD
của công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch.docx