Báo cáo tổng hợp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NN&PTNT HÀ NỘI. 2

1. Lịch sử hình thành và phát triển 2

2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 6

CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT HÀ NỘI: 13

2.1Hoạt động huy động vốn. 13

2.2 Hoạt động đầu tư tín dụng 16

2.3 .Hoạt động Kinh doanh đối ngoại: 20

2.4. Hoạt động Thanh toán - ngân quỹ 21

2.5. Hoạt động Marketting dịch vụ ngân hàng 22

2.6.Các công tác khác 24

KẾT LUẬN 26

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm 12-15% trên tổng thu.               Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNo&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từ chỗ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại và câp trên, không chú trọng đến chất lượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHNo&PTNT Hà Nội đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng               Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội đã từng bước hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng, đến nay mọi nhu cầu chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí chỉ trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao.               Trong quá trình xây dựng và trưởng thành. NHNo&PTNT Hà Nội luôn luôn lấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng như Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công...vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, cán bộ viên chức NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cực hưởng ứng các công tác xã hội nhu ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ với trên 300 triệu, nuôi dưỡng 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách với 152 triệu đồng....               Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triên kinh tế Thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành Ngân hàng, từ ngày thành lập đến nay Đảng Bộ NHNo&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vững mạnh, được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phụ, 37 Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tích UBND thành phố Hà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở.   2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban Sơ đồ tổ chức của Ngân Hàng NN&PTNT Hà Nội: PGĐ1 PGĐ1 PGĐ3 PGĐ4 P.KDNH P.KHTH P.GIAO DỊCH P.KTKSNB P.KTNQ P.HCNS (HC) P.P.TÍN DỤNG P.DV&MKT P.ĐIỆN TOÁN P.HCNS(TCCB) GIÁM ĐỐC Nhiệm vụ của các phòng ban: Ban lãnh đạo gồm: Một Giám đốc và bốn Phó giám đốc có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như quyết định những vấn đề liên quan đến quản lý và tổ chức trong Ngân hàng, đồng thời trực tiếp điều hành các chi nhánh được phân cấp theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đối với các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc trong chỉ đạo và điều hành, tham gia ý kiến một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công và thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền. Phòng kế hoạch tổng hợp: Phòng kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc Ngân hàng điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các phòng giao dịch trực thuộc. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp các báo cáo chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng tín dụng: phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau đây: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc Ngân hàng xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dich vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tỏ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, đề suất Tổng giám đốc cho phép chấp nhận Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hang, giới thiệu sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hang, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến của khách hàng Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác,…) hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công. Giúp Giám đốc chi nhánh đào tạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp, bác cáo va kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng hành chính nhân sự: Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ sau đây: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Ngân hàng và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Ngân hàng phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình bàn giao nội bộ Ngân hàng và các phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Ngân hàng. Trực tiếp quản lý con dấu của Ngân hàng, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, y tế, bảo vệ của Ngân hàng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Thi hành luật có liên quan đến an ninh trật tự,phòng cháy, nổ tại cơ quan Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hang và văn bản đinh chế của Ngân hang nông nghiệp Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới,hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động Phòng kế toán - Ngân quỹ: Phòng kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng điện toán: có các nhiệm vụ sau đây: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, cung cấp số liệu thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: có các nhiệm vụ sau đây: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh trực thuộc. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh Ngân hàng loại 3 (nếu có). Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi Tổ kiểm tra, kiểm soát văn phòng đại diện và ban kiểm tra kiểm soát nội bộ. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho ban Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. Phòng kinh doanh ngoại hối: Có các nhiệm vụ sau: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Thực hiện nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo quy định). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng dịch vụ và marketing: có các nhiệm vụ sau đây: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích… theo quy định. Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT HÀ NỘI: 2.1Hoạt động huy động vốn. Có thể khẳng định, với bất cứ một ngân hàng thương mại nào thì công tác huy động vốn luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mình. Do đó ngay từ khi mới thành lập Chi nhánh Ngân Hàng NN&PTNT Hà Nội. đã luôn chú trọng việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và trong dân cư. Để có thể huy động vốn tối đa cho hoạt động của mình, chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn phong phú và mức lãi suất hấp dẫn..Hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã có những bước phát triển rất tốt, là một trong những chi nhánh có tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao trong hệ thống của Ngân Hàng NN&PTNT. Trong từng thời điểm Ngân hàng đã chủ động thường xuyên bám sát tình hình diễn biến về lãi suất huy động, phân tích được tâm lý người dân và xu hướng tiền nhàn rỗi của họ. Chính điều này đã giúp cho Ngân hàng có những quyết định đúng đắn về hình thức huy động cũng như về lãi suất. Hơn nữa Ngân hàng cũng mở rộng mạng lưới huy động, áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, mang tính cạnh tranh, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng khép kín các dịch vụ Ngân hàng làm tốt công tác marketing Ngân hàng. Bảng 1: Kết quả huy động vốn qua các năm Đơn vị : Tỷ đồng Năm Nguồn vốn huy động Tăng giảm so với các năm trước Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2006 12.845 2007 13.821 976 7.6 2008 15.321 1.500 10,85 2009 17.239 1.918 12.52 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm. Tốc độ tăng trưởng tương tăng nhanh qua từng năm. Qua thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội với “nguồn vốn là khâu mở đường, tăng trưởng vững chắc”, Ngân hàng đã cố gắng thực hiện đa dạng hoá các hình thức, các kênh huy động vốn khác nhau tạo nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Nội tệ 12.947 93,7 14.232 92,9 15.232 91,9 TGTCKT & ký quỹ 5.140 39,7 5.883 41,3 5.934 40,3 Tiền gửi tiết kiệm 1.332 10,3 1.760 12,4 1.843 11,4 GTCG và CCTG 620 4,8 3.032 21,3 3,243 19,3 Tiền gửi TCTD 1.412 10,9 1.031 7,2 1.043 3,2 Tiền gửi Kho Bạc 4.443 34,3 2.526 17,8 2.673 16,8 2.Ngoại tệ 874 6,3 1.089 7,1 1.453 8,1 Tổng nguồn 13.821 100 15.321 100 17.239 100 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Bảng 4 : Sự biến động của huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn 1.332 100 1.760 100 1.843 100 Tiền gửi KKH 170 12,8 271 15,4 287 16,2 Kỳ hạn dưới 12 tháng 679 51 915 52 904 48 Kỳ hạn trên 12 tháng 483 36,2 574 32,6 652 35,6 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động chính chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm biến động không đều qua các năm cụ thể là năm 2008 nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 428 tỷ đồng tương ứng 32,1% so với năm 2007. Nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng lên khá cao 101 tỷ đồng tương ứng với 59,4%, có thể lý giải cho điều này là với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn người dân có thể rút tiền lúc nào họ muốn do đó họ có thể yên tâm về khoản tiền gửi của mình khi nào họ cảm thấy không có lợi, dễ gặp rủi ro là họ rút ra. Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 236 tỷ đồng tương ứng 34,7%, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng tăng 91 tỷ đồng tương ứng 18,8%. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là do ảnh hưởng của sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế của một số nước trên thế giới tới nền kinh tế nước ta. Điều này làm cho các hoạt động đầu tư khác đều bị ảnh hưởng dễ xảy ra rủi ro, những người có tiền muốn an toàn vẫn lựa chọn hình thức gửi tiền vào Ngân hàng. Thêm vào đó là lạm phát làm cho giá cả hàng hoá tăng lên như giá các mặt hàng xi măng, xăng dầu, sắt thép… làm cho người dân cảm thấy tâm lý hoang mang lo sợ đồng tiền bị mất trượt giá vì thế họ có xu hướng gửi tiền vào loại không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng để có thể dễ dàng rút tiền ra khi có biến động xấu. Ngoài ra trên nền tảng công nghệ hiện đại, NHNo Hà Nội cũng đã triển khai một số sản phảm mới góp phần khơi tăng nguồn vốn như: - Chi trả lương qua tài khoản cho trên 10 ngàn lao động tại 176 doanh nghiệp với doanh số gần 400 tỷ đồng mỗi năm. - Kết nối bán hàng cho các khách hàng lớn như Tổng công ty Bia, Công ty dịch mại HABECO, Cty CP Cồn rượu HN, Công ty TNHHMTV Rượu Hà nội, Trung tâm di động KVI, Thương mại Thuốc lá, Thuốc lá Thăng long, Viettel... bằng hình thức này người mua hàng có thể nộp tiền vào bất cứ NH nào cũng có thể được xuất hàng ngay sau đó, doanh nghiệp bán hàng nhanh chóng đối chiếu công nợ kịp thời với sự hỗ trợ của NH, năm 2009 NHNo Hà Nội đã kết nối được 70 ngàn lượt mua hàng cho các doanh nghiệp với doanh số gần 5.000 tỷ đồng. - Cuối năm 2009, NHNo Hà nội còn triển khai thoả thuận hợp tác thu thuế qua Ngân hàng, theo đó khách hàng có thể đến nộp thuế tại các điểm giao dịch của Ngân hàng, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng nên số lượng khách hàng đến nộp thuế tại ngân hàng ngày càng tăng. - Đối với khách hàng là cá nhân, NHNo Hà Nội còn triển khai dịch vụ gửi rút nhiều nơi, phát hành thẻ ATM… Do triển khai đồng bộ, có hiệu quả các phương tiện thanh toán, các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ cao cùng với sự đổi mới về nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ viên chức, nguồn vốn kinh doanh của NHNo Hà Nội không ngừng tăng trưởng với cơ cấu bền vững. 2.2 Hoạt động đầu tư tín dụng Đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thực hiện cho pháp nhân và các cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt Nam được vay vốn khi có nhu cầu theo đúng các thể thức tín dụng ngắn hạn và dài hạn. Do chú trọng đến chất lượng và hiệu quả tín dụng coi đó là điều cơ bản quan trọng nhất, lấy hiệu quả của khách hàng là mục đích kinh doanh của mình. Từ năm 2006 đến nay hoạt động cho vay đã quyết định một phần kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Bảng 2: Kết quả hoạt động đầu tư tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỉ lệ % Số tiền % Tổng doanh số cho vay 12.750 14.286 16.235 1.536 12 1949 13 Tổng doanh số thu nợ 12.142 13.854 15.764 1.712 14 1.91 14 Tổng dư nợ 2.882 3.688 4.646 806 27.9 958 28 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong ba năm 2007, 2008, 2009 nhìn chung có sự tăng trưởng vượt bậc cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ thể hiện sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Tổng doanh số cho vay năm 2008 là 14.286 tỷ đồng tăng thêm 1.536 tỷ đồng tương ứng với 12%. So sánh với tổng doanh số cho vay ta thấy sự tích cực thu hồi nợ của Ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 1.712 tỷ đồng tương ứng 14%. Tổng dư nợ cho vay năm 2008 tăng so năm 2007 là 806 tỷ đồng tương ứng 27,9%. Trong năm 2008 mặc dù hệ thống ngân hàng đang khó khăn về vốn đầu tư tín dụng. Song chi nhánh đã luôn có đủ nguồn vốn đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng, chi nhánh đã tập trung cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. đặc biệt trong năm chi nhánh đã đầu tư dây truyền thiết bị một số tổng công ty lớn như Tổng công ty Rượu Bia nước giải khát, Công ty CP Cồn rượu Hà Nội …..để mở rộng thêm các nhà máy sản xuất tại các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc … với doanh số hàng trăm tỷ đồng..ngoài ra chi nhánh tiếp tục đầu tư đối vơi các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh…. Đến hết 2009 tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng NoHN tới trên 2.000. Trong đó có 720 doanh nghiệp, 1280 khách hàng cá nhân với doanh số cho vay hơn 9.300 tỷ đồng; doanh số thu nợ gần 8.200 tỷ đồng . Tổng dư nợ đạt 4.646 tỷ , tăng 29% so với năm 2008 trong đó tỷ lệ nợ xấu là 2,93% trên tổng dư nợ. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng, NHNo Hà nội đã chủ động triển khai thực hiện một cách rõ ràng, hiệu qủa tới các khách hàng là đối tượng được vay vốn. Chính vì vậy NHNo Hà Nội là một trong những ngân hàng có dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất lớn trên địa bàn. Thời điểm dư nợ hỗ trợ lãi suất cao nhất đạt hơn 1.900 tỷ đồng và đến thời điểm cuối năm 2009 dư nợ hỗ trợ lãi suất là còn gần 360 tỷ đ. Đối với cho vay xuất nhật khẩu, NHNo Hà Nội tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, tính đến thời điểm 31/12/2009 dư nợ đạt gần 300 tỷ chủ yếu ở một số đơn vị : CN XNK INTIMEX tại Hà nội, Công ty Dệt 19/5, Công ty TNHH Dương Nhật đầu tư, Vĩnh Hà, Công ty cà phê Minh Tiến ….Các sản phẩm xuất khẩu NHNo Hà Nội cho vay chủ yếu là : cà phê, hạt tiêu, sắn lát, gạo, hồ tiêu, sản phẩm may mặc….. Do đã lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín, những dự án có hiệu quả và cũng được sự hợp tác quản lý chặt chẽ của khách hàng nên chất lượng tín dụng của NHNo Hà Nội được nâng cao, nợ xấu đạt dưới 3%, đồng vốn của ngân hàng đã được các doanh nghiệp phát huy hiệu quả đảm bảo trả nợ tốt cho ngân hàng. Dịch vụ bảo lãnh: Số dư bảo lãnh đến 31.12.2009 đạt hơn 1.000 tỷ đồng với các hình thức bảo lãnh trong và ngoài nước như: - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lanh thanh toán - Bảo lãnh hoàn ứng - Bảo lãnh đối ứng - Bảo lãnh bảo hành - Phát hành cam kết cấp tín dụng. …. Bằng những kinh nghiệm cùng với uy tín lâu năm trong hoạt động kinh doanh NHNo Hà Nội đã tư vấn cho khách hàng áp dụng đa dạng các hình thức bảo lãnh cùng khách hàng quản lý dòng tiền, nhằm an toàn trong việc phát hành bảo lãnh do vậy đã giảm thiểu những rủi ro và tranh chấp trong giao dịch hợp đồng, tăng cường khả năng và cơ hội kinh doanh doanh nghiệp. Vốn tín dụng đã tập trung cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư tỷ lệ đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007 chiếm 74,6% , tăng 7,6% so năm 2006 và DNNN chiếm 25,4%. Bên cạnh đó chi nhánh triển khai cho vay đồng tài trợ các dự án lớn với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Để phát triển ổn định và vững chắc NHNo Hà Nội đã và đang tiếp tục thay đổi phong cách giao dịch, xử lý những yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an toàn đúng theo quy định, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách hàng kịp thời. Về chất lượng tín dụng: Chi nhánh đã tiếp tục quan tâm đến chất lượng tín dụng từng bước lành mạnh hoá công tác tín dụng nhằm ổn định và phát triển, do vậy công tác thẩm định dự án, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Đồng thời đẩy mạnh thu nợ đã xử lý rủi ro, nợ xấu, kiên quyết phân loại nợ theo Quyết định 493 và thực hiện trích rủi ro triệt để. Do vậy, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%, nợ xấu chỉ còn dưới 1%. Nhìn chung các doanh nghiệp đầu tư đã phát huy hiệu quả đồng vốn đảm bảo trả nợ tốt cho ngân hàng. 2.3 .Hoạt động Kinh doanh đối ngoại: Công tác thanh toán quốc tế ngày càng phát triển đảm đã củng cố và nâng cao được vị thế. Trong năm 2007 đã mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác tăng 74% so năm 2006, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục triệu USD tăng 160% so năm 2006. Bên cạnh đó, để làm tốt công tác thanh toán quốc tế chi nhánh đã chủ động khai thác được các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY…được gần 185 triệu USD, trên 950 triệu JPY, gần 12 triệu EUR để phục vụ cho khách hàng, đồng thời triển khai thu đổi các loại ngoại tệ tại các trung tâm thương mại. Cùng với việc triển khai thanh toán quốc tế chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh toán biên mậu như: chuyển tiền (thương mại và phi thương mại), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu, thanh toán bằng thư uỷ thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ doanh số đạt trên 45 triệu CNY tăng 50% so năm 2006. Năm 2008 nền kinh tế có biến động phức tạp, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Song công tác thanh toán quốc tế tiếp tục ổn định đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh toán, vay vốn các loại ngoại tệ của các thành phần kinh tế. Trong năm đã mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác tăng 23% so năm 2007, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục triệu USD tăng 20% so năm 2007. Bên cạnh đó, để làm tốt công tác thanh toán quốc tế chi nhánh đã chủ động khai thác được các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY…được gần 240 triệu USD, trên 1.230 triệu JPY, gần 70 triệu EUR để phục vụ cho khách hàng, đồng thời triển khai thu đổi các loại ngoại tệ tại các trung tâm thương mại. Cùng với việc triển khai thanh toán quốc tế chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh toán biên mậu như: chuyển tiền (thương mại và phi thương mại), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu, thanh toán bằng thư uỷ thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ doanh số đạt hàng chục triệu CNY tăng 10% so năm 2007. 2.4. Hoạt động Thanh toán - ngân quỹ Công tác thanh toán Đây là một trong những nghiệp vụ trọng yếu trong công tác kế toán, việc hạch toán nhanh, chính xác và a

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110816.doc
Tài liệu liên quan