MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt 2
Danh mục các bảng 3
Lời mở đầu 4
Phần 1: Tổng quan về NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội 5
1.1. Giới thiệu tổng quát về NH TMCP Phương Nam 5
1.2. Tổng quan về NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội 7
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH Phương Nam - Hà Nội 7
1.2.2. Bộ máy tổ chức của NH Phương Nam - Hà Nội 8
Phần 2: Tình hình các hoạt động cơ bản của NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội 13
2.1. Hoạt động huy động vốn 13
2.2. Hoạt động cho vay 16
2.3. Hoạt động thanh toán 18
2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 19
2.5. Kết quả kinh doanh 20
Phần 3: Mục tiêu của NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội 22
3.1. Môi trường kinh doanh 22
3.2. Mục tiêu trong thời gian tới 22
3.3. Một số giải pháp 23
Kết luận 26
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (PNB) chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc thành 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội;
Phần 2: Tình hình các hoạt động cơ bản của NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội;
Phần 3: Mục tiêu của NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội.
Phần 1: Tổng quan về NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
1.1. Giới thiệu tổng quát về NH TMCP Phương Nam
Được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng, đến nay, NH Phương Nam có vốn điều lệ 1.434 tỷ 210 triệu đồng; 84 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc; tổng tài sản đạt hơn 18.000 tỷ đồng; vốn tự có là 2.080 tỷ đồng. Theo lộ trình phát triển, vốn điều lệ của NH sẽ là 3.000 tỷ đồng.
Hội sở của NH Phương Nam được đặt tại 279 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng số nhân viên nghiệp vụ của NH là 1.191 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của NH.
Tiêu chí hoạt động của NH Phương Nam là: “Tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng”
NH sử dụng công nghệ Core Banking System (CBS) - công nghệ giúp hệ thống thông tin của NH luôn online trên toàn hệ thống, là thành viên của hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới – SWIFT bảo đảm dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế trên toàn cầu.
Thành tích đạt được
Một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2007;
Giải thưởng “Thương hiệu vàng” do hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng;
Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua kỷ niệm 15 năm hoạt động thông tin tín dụng ngành ngân hàng” do thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam trao tặng;
“Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” do City Bank trao tặng;
“Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000” do tổ chức quốc tế BVQI – Anh Quốc cấp;
Ngân hàng “Việt Nam tốt nhất” 2007 do người tiêu dùng bình chọn được báo điện tử Vietnamnet tổ chức;
Thương hiệu nổi tiếng trong năm 2006 do người tiêu dùng bình chọn;
"Ngân hàng xuất sắc trong thanh toán quốc tế” do ngân hàng Wachovia, Mỹ trao tặng (2004 / 2005 / 2006).
Đối tác chiến lược nước ngoài:
UOB: một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất của Singapore, đứng thứ 87 trong hệ thống NH toàn cầu. Hiện UOB là cổ đông chiến lược của NH Phương Nam với 10% cổ phần sở hữu và đang cùng NH đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực tài chính.
Chevalier: tập đoàn tài chính đa quốc gia của HongKong, thành công trên trường quốc tế ở nhiều lĩnh vực như: bảo hiểm, quản lý bất động sản, xây dựng, công nghệ thông tin,.... Chevalier là đối tác của NH Phương Nam trong lĩnh vực bảo hiểm.
ICE: tập đoàn thu đổi ngoại tệ hàng đầu thế giới của Anh Quốc. ICE hợp tác cùng NH Phương Nam trong các dự án thành lập công ty thu đổi ngoại tệ, phát hành thẻ thanh toán Cash2Go, hệ thống thanh toán du lịch, du học; hợp tác mở rộng và cung cấp công nghệ và quản lý hệ thống chuyển đổi ngoại tệ linh động thẻ ATMs và POS tại các sân bay quốc tế, trung tâm du lịch, khách sạn, trung tâm mua sắm, đặc biệt các khu vực chấp nhận thẻ tại nước ngoài.
Các sản phẩm:
Sản phẩm cá nhân:
Sản phẩm cho vay: cho vay tại nhà; sinh hoạt tiêu dùng; trả góp mua xe hơi; hỗ trợ du học; sửa chữa xây dựng nhà ở; mua chuyển nhượng nhà ở, đất ở; sản xuất kinh doanh dịch vụ; cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá; cầm cố cổ phiếu
Tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng vàng, VND, ngoại tệ
Tiền gửi thanh toán bằng VND, ngoại tệ
Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài, dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam
Sản phẩm doanh nghiệp:
Dịch vụ bảo lãnh trong nước, bảo lãnh ngoài nước
Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, chuyển tiền trong nước
Dịch vụ tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn
Sản phẩm cho vay: ngắn hạn, theo hạn mức tín dụng, theo hạn mức tín dụng dự phòng, theo dự án đầu tư, tài trợ xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế: tín dụng chứng từ, nhờ thu kèm chứng từ
Chi trả lương qua tài khoản
Sản phẩm banking: phone banking, mobile banking, internet banking
Sản phẩm khác: thẻ ATM, dịch vụ trung gian thanh toán mua bán bất động sản, dịch vụ Western Union, cho thuê ngăn tủ săt.
1.2. Tổng quan về NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH Phương Nam - Hà Nội
NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội được thành lập và hoạt động từ tháng 11 năm 2001 theo quyết định số 1384/QĐ – NHNN ngày 06/11/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước “về việc cho phép ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam mua lại quỹ tín dụng nhân dânxã Định Công” và đặt chi nhánh tại Hà Nội. Trụ sở chính được đặt ở số 115 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm với tên gọi “NHTM cổ phần Phương Nam – Chi nhánh cấp I Hà Nội”. Ngày 26/03/2006 chi nhánh được chuyển trụ sở chính đến địa điểm mới tại số 27 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm.
Tại thời điểm thành lập, chi nhánh có 01 chi nhánh cấp II và 01 phòng giao dịch trực thuộc; đến nay, chi nhánh có 03 chi nhánh cấp II và 02 phòng giao dịch trực thuộc, cụ thể là:
Chi nhánh cấp II Cầu Giấy được thành lập theo văn bản số 269/NHNN – QLTD ngày 26/05/2003 của chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội cho phép chuyển trụ sở chi nhánh cấp II Định Công từ xã Định Công, huyện Thanh Trì đến số 260 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy với tên gọi đầy đủ là “chi nhánh cấp II Cầu Giấy – ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam”.
Chi nhánh cấp II Thanh Xuân được thành lập theo văn bản số 708/NHNN/ - HAN7 ngày 30/11/2004 của chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội, và được đặt tại 129K Đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân.
Chi nhánh Đống Đa có trụ sở ở số 4 phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa.
Phòng giao dịch số I được đặt tại 214 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa.
Phòng giao dịch số II có trụ sở ở số 166C Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên.
1.2.2. Bộ máy tổ chức của NH Phương Nam - Hà Nội
Chi nhánh được tổ chức theo quy định của NH TMCP Phương Nam về bộ máy tổ chức của chi nhánh cấp 1.
giám đốc
phó giám đốc (phụ trách kế toán)
phó giám đốc (phụ trách kinh doanh)
phòng giao dịch số 1
chi nhánh Đống Đa
chi nhánh Long Biên
chi nhánh Cầu Giấy
chi nhánh Thanh Xuân
phòng giao dịch
số 2
phòng công nghệ thông tin
phòng nguồn vốn
phòng kinh doanh
phòng thanh toán quốc tế
phòng kế toán
phòng ngân quỹ
phòng hành chính - tổ chức
Sơ đồ tổ chức NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng:
Phòng nguồn vốn
Xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án huy động vốn của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Theo dõi, quản lý trực tiếp cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh:
Xây dựng kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn hàng năm, hàng quý; xác định cơ cấu tài sản, nguồn vốn cân đối theo kỳ hạn, phù hợp với đặc thù của chi nhánh;
Quản lý các khoản vay, điều hành các tài khoản tiền gửi;
Thực hiện dự trữ bắt buộc;
Tham gia hội đồng tín dụng. Theo dõi việc thu nợ trung, dài hạn;
Tham mưu giải quyết vướng mắc trong quá trình giải ngân;
Phòng kinh doanh
Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, chính sách khách hàng của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường, tình hình kinh tế - xã hội.
Quản lý và thực hiện nghiệp vụ tín dụng (chủ yếu là cho vay) theo đúng quy định của pháp luật và của NH Phương Nam: thẩm định, trình lãnh đạo duyệt, phát tiền vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay, trực tiếp đôn đốc việc thu nợ, thu lãi và đánh giá kết quả cho vay, đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
Tham gia hội đồng tín dụng của chi nhánh.
Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đầy đủ, cẩn thận; kết hợp với bộ phận kế toán, bộ phận kho quỹ quản lý, bảo quản tài sản và hồ sơ tài sản cầm cố, thế chấp.
Thực hiện công tác thông tin tín dụng, báo cáo thống kê theo quy định của NHNN và NH Phương Nam.
Phòng thanh toán quốc tế:
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh và đơn vị trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật và NH Phương Nam. Nghiên cứu, đề xuất với giám đốc những cải tiến về quy trình, phương án phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ của chi nhánh và hội sở để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Thực hiện công tác báo cáo thống kê, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài sản kịp thời, đầy đủ và an toàn theo quy định.
Phòng kế toán
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc hạch toán kế toán của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chính xác, đầy đủ và kịp thời theo chế độ quy định: ghi nhận các phát sinh hàng ngày vào các tài khoản của khách hàng, các báo cáo hàng ngày, tháng, quý, năm; tổ chức lưu chuyển và bảo quản chứng từ kế toán.
Cung cấp cho ban lãnh đạo, các phòng ban các báo cáo về doanh số cho vay, tình hình thu nợ, thông tin về khách hàng, ngân quỹ, tình hình giao dịch với các NH thương mại khác theo định kỳ và bất thường để kịp thời xử lý.
Lập kế hoạch và theo dõi việc thu chi tài chính, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, quyết toán tài chính với hội sở, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Tuyệt đối chấp hành quy chế bảo mật cho khách hàng.
Đề xuất những biện pháp cải tiến nghiệp vụ kế toán.
Thực hiện các dịch vụ mở và quản lý tài khoản khách hàng, thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền…
Phòng ngân quỹ:
Tổ chức thực hiện thu – chi, kiểm đếm tiền mặt chính xác, chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
Phòng Hành chính - Tổ chức:
Xây dựng chương trình hàng tháng, quý của chi nhánh và thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Tư vấn pháp chế về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện vận tải, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động cho chi nhánh.
Xây dựng quy định lề lối làm việc trong chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương trong chi nhánh và đến các đơn vị trực thuộc theo quy chế của NH Phương Nam.
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập. Đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
Phòng công nghệ thông tin: thực hiện các yêu cầu về công nghệ thông tin của chi nhánh.
Thiết lập hệ thống mạng nội bộ và mạng Internet cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Phụ trách việc bảo trì, sữa chữa hệ thống máy tính và mạng nội bộ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Tư vấn và hướng dẫn cho các phòng ban khác về công nghệ thông tin và cách thức sử dụng hệ thống thông tin của NH.
Phần 2: Tình hình các hoạt động cơ bản của NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
Nhận vốn điều hoà từ hội sở NH Phương Nam.
Huy động bằng vàng, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… khi được NHNN cho phép, tổng giám đốc và thường trực hội đồng quản trị chuẩn y.
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; nhận vốn tài trợ, uỷ thác của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước khi được tổng giám đốc và thường trực hội đồng quản trị chuẩn y.
Tình hình huy động vốn:
Huy động vốn là khâu quan trọng nhằm duy trì sự hoạt động và phát triển của NH. Vì thế, những năm qua, NH Phương Nam - Hà Nội rất chú trọng phát triển hoạt động này và đã thu được kết quả khả quan.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của NH Phương Nam – Hà Nội
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số dư
%
Số dư
%
Số dư
%
1.Tiền gửi thanh toán
66,09
5,68
144,74
6,91
109,9
6,1
2.Tiền gửi ký quỹ
15,00
1,29
18,00
0,86
14,387
0,8
3.Tiết kiệm không kỳ hạn
8,86
0,76
13,29
0,63
10,82
0,6
4.Tiền gửi và tiết kiệm có kỳ hạn
554,53
47,66
1.164,51
55,63
1.144,893
63,61
5.Tiền gửi của các TCTD
519,04
44,61
752,61
35,96
520
28,89
Tổng
1.163,52
100
2.093,15
100
1.800
100
Nguồn: phòng hành chính - tổ chức NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
Các số liệu trên cho thấy số vốn chi nhánh huy động được năm 2005 tăng 79,9% - một tỷ lệ rất cao, năm 2006 tuy giảm 10% so với năm liền trước nhưng vẫn lớn hơn năm 2004 đến 54,7%.
Nguồn vốn huy động được chủ yếu là tiền gửi và tiết kiệm có kỳ hạn, chiếm từ 47,66% đến 63,61% (tỷ lệ này tăng dần qua các năm) tổng số vốn huy động được. Có được nguồn ổn định đó là do đơn vị có mạng lưới phân phối đặt tại các địa điểm đông dân, thuận tiện cho việc giao dịch; thu nhập của người dân Hà Nội ngày càng cao; LS huy động của chi nhánh có tính cạnh tranh so với các NH trên địa bàn.
Tiền gửi của các TCTD khác cũng chiếm tỷ trọng cao. Đó là nhờ sự hỗ trợ của hội sở, chi nhánh đã xây dựng được các mối quan hệ với các NH bạn... Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi của các TCTD khác có xu hướng giảm theo thời gian (năm 2004 nguồn này chiếm 44,61% tổng vốn huy động được, đến năm 2005, 2006 tỷ lệ này giảm xuống còn 35.96% và 28,89%). Nguồn huy động được từ phía dân cư có xu hướng tăng và ổn định hơn, đây cũng là chính sách của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn.
Trong những năm qua, chi nhánh đã tăng cường huy động nguồn vốn LS thấp (tiền gửi thanh toán, ký quỹ L/C, tiết kiệm không kỳ hạn) góp phần hạ chi phí huy động, tuy nhiên do chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 7 – 8% tổng vốn huy động) nên không có tác động lớn.
Bảng 2.2. Huy động theo loại tiền
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tiền gửi VND
1.055,32
1.736
1.502,1
Tiền gửi USD
108,02
204,5
297,9
Nguồn: phòng hành chính - tổ chức NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
Nguồn vốn huy động được bằng ngoại tệ không ngừng tăng với tốc độ cao qua các năm (năm 2005 tăng 89,32%, năm 2006 tăng 45,97% so với năm liền trước). Kết quả đó là do kinh tế trong nước ngày càng phát triển, tỷ giá ổn định tạo tâm lý an toàn cho KH khi gửi tiền bằng USD.
Để có được kết quả trên, cùng với ban lãnh đạo và sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác, cán bộ nhân viên phòng nguồn vốn đã có những chính sách về LS huy động, loại hình huy động phù hợp trong từng thời kỳ; song song với việc ngày càng hoàn thiện phong cách phục vụ lịch sự, chu đáo và đúng quy trình, cũng như việc áp dụng công nghệ hiện đại vào giao dịch.
2.2. Hoạt động cho vay
Cho vay ngắn, trung và dài hạn; cho vay theo hạn mức thấu chi bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế, cán bộ công nhân viên, sinh viên, dân cư …
Tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay bằng ngoại tệ theo quy định của NHNN và NH Phương Nam.
Nhận cho vay uỷ thác, đồng tài trợ khi được tổng giám đốc cho phép.
Tình hình cho vay
Cho vay là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho NH. Trong thời gian qua, NH Phương Nam – Hà Nội đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng cho vay. Những nỗ lực đó đã mang lại hiệu quả thực tế cho chi nhánh, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3. Tình hình cho vay của NH Phương Nam - Hà Nội
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Doanh số cho vay
391,00
100
700,27
100
700
100
-Ngắn hạn
303,00
77,5
572,67
81,77
545,58
77,94
-Trung và dài hạn
88,00
22,5
127,6
18,22
154,42
22,06
Doanh số thu nợ
360,62
100
606,68
100
500
100
-Ngắn hạn
283,40
78,58
498,22
82,12
457,65
91,53
-Trung và dài hạn
77,22
21,42
108,46
17,88
42,35
8,47
Dư nợ
232,74
100
480,85
100
300
100
- Ngắn hạn
153,94
66,14
314,97
65.50
199,17
66,39
-Trung và dài hạn
78,8
33,86
165,88
34.50
100,83
33,61
Nợ quá hạn
0,02
100
0,019
100
0,022
100
-Ngắn hạn
0
0
0,001
5.40
0,001
4,55
-Trung và dài hạn
0,02
100
0,018
94.60
0,021
95,45
Nguồn : phòng hành chính - tổ chức NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà nội
Như được thấy ở bảng trên, doanh số cho vay của chi nhánh tăng khoảng 80% từ 391 tỷ đồng năm 2004 lên đến 700 tỷ đồng năm 2005 và 2006. Tuy vậy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay qua các năm ổn định tương ứng ở khoảng 80% và 20%. Doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn cho vay trung và dài hạn khoảng 4 lần. Chi nhánh đã cho vay ngắn hạn các DN sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hỗ trợ cho các DN đó về vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường như: các sản phẩm về sắt thép, linh kiện máy tính, điều hoà nhiệt độ, các sản phẩm về điện, nước giải khát… Nợ quá hạn ở mức thấp (0,02 tỷ đồng). Như vậy, chi nhánh đã đạt được hiệu quả cho vay cao trong những năm qua.
Để đạt được điều đó, đơn vị đã từng bước mở rộng cho vay với tất cả các thành phần nếu họ đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Ngoài việc cho vay các dự án lớn (dự án xây dựng khu đô thị mới), chi nhánh cũng mở rộng cho vay xuất nhập khẩu, cho vay du học, cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp cán bộ công nhân viên. NH khuyến khích các DN ngoài quốc doanh có tiềm năng chủ động vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặc khác, về phía KH, cơ hội kinh doanh hiệu quả ngày càng nhiều, nhu cầu về vốn ngày càng lớn.
2.3. Hoạt động thanh toán
Thực hiện dịch vụ thanh toán trong hệ thống, ngoài hệ thống, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.
Thanh toán tiền lương, tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước, thuế…
Tình hình thanh toán quốc tế:
NH Phương Nam – Hà Nội là một trong những chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế mạnh. Chi nhánh đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu về thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng.
Bảng 2.4. Tình hình thanh toán quốc tế của NH Phương Nam – Hà Nội
Đơn vị tính : 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
L/C nhập khẩu
35.000
62.300
75.000
L/C xuất khẩu
450
495
535
Nguồn: phòng hành chính - tổ chức NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
Công tác thanh toán xuất khẩu tuy chưa là thế mạnh của đơn vị nhưng công tác thanh toán quốc tế của chi nhánh luôn có chất lượng tốt với doanh số thanh toán qua L/C nhập khẩu lớn và tăng với tốc độ cao (năm 2005 tăng 78%, năm 2006 tăng 20% so với năm liền trước). Trong những năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng trưởng vơi tốc độ cao là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế của NH. Được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đơn vị cũng thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế với doanh số mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.
2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đây không phải là hoạt động chính của chi nhánh, tuy nhiên hoạt động này cũng có sự tăng trưởng qua các năm, được biểu hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5. Tình hình kinh doanh ngoại tệ của NH Phương Nam – Hà Nội
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Ngoại tệ mua vào
45,89
112,43
168,948
Ngoại tệ bán ra
45,79
113,1
169,953
Nguồn: phòng hành chính - tổ chức NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy cả lượng ngoại tệ mua vào và bán ra đều tăng mạnh qua các năm: lượng ngoại tệ mua bán năm 2005 lớn gấp 2,5 lần, năm 2006 gấp 3 lần so với năm 2004. Trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH có nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn ngoại hối dồi dào, tỷ giá USD/VND khá ổn định. Ngoài ra, việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã giúp NH có thêm phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của KH.
2.5. Kết quả kinh doanh
Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều NH hoạt động nên KH có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy vậy, đây là địa bàn tập trung đông dân cư và là trung tâm công nghiệp, dịch vụ nên chi nhánh đã sớm tạo lập được nhiều mối quan hệ giao dịch với KH là các DN và cá nhân trên địa bàn. Mặc dù được thành lập không lâu nhưng đơn vị đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hệ thống NH Phương Nam.
Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh của NH Phương Nam – Hà Nội
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu
71,.88
112,13
180
- Lãi tiền gửi
18,4
27,60
25
- Lãi tiền cho vay
32,00
52,80
28
- Lãi khác
21,48
31,73
130
Chi phí
60,7
95,63
155
- Trả lãi tiền gửi
41
63,55
130
- Trả lãi khác
19,7
32,08
25
Lợi nhuận trước thuế
11,18
16,50
25
Nguồn: phòng hành chính - tổ chức NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
Lợi nhuận của chi nhánh qua 3 năm tăng khá nhanh: từ 11,18 tỷ đồng năm 2004 tăng lên 16,5 tỷ đồng năm 2006 (tăng 47,6%), và đặc biệt năm 2006 đạt 25 tỷ đồng (tăng 51,5% so với năm liền trước). Cũng như hầu hết các NH khác, thu nhập chủ yếu của chi nhánh là từ lãi tiền cho vay, và chi phí lớn nhất là chi phí trả lãi tiền gửi.
Có thể nói NH Phương Nam – Hà Nội là một chi nhánh có sự tiến bộ vượt bậc cả về quy mô hoạt động và chất lượng dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận. Đạt được thành tựu này là nhờ công sức phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên NH, sự lãnh đạo chặt chẽ của hội sở NH TMCP Phương Nam, NHNN thành phố Hà Nội.
Phần 3: Mục tiêu của NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội
3.1. Môi trường kinh doanh
+ Nền kinh tế trong nước đang chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từng bước thích nghi với nền kinh tế khu vực và thế giới.
+ Việc cơ cấu lại hệ thống NH, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NH đã được chính phủ phê duyệt và đẩy nhanh tốc độ triển khai.
+ Nhà nước từng bước đổi mới cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hệ thống NH.
Tuy nhiên:
- Cơ cấu sản xuất trong từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo nhu cầu trong nước và quốc tế.
- Diễn biến LS, tỷ giá phức tạp.
- Sự cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng gay gắt.
3.2. Mục tiêu trong thời gian tới
Xây dựng NH TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội thành một đơn vị chủ lực trong hệ thống NH Phương Nam, đơn vị mạnh trên địa bàn: chiếm thị phần lớn, kinh doanh hiệu quả, có tài chính lành mạnh, năng lực tài chính lớn, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao, có thương hiệu mạnh.
Mục tiêu, nhiệm vụ năm 2008
Thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đăng ký với NH Phương Nam;
Xử lý nợ tồn đọng làm lành mạnh hoá tài chính;
Phát triển công nghệ, nghiệp vụ mới;
Cơ cấu lại tài sản, nguồn vốn theo hướng bền vững;
Mở rộng mạng lưới;
Xây dựng nguồn nhân lực mới;
3.3. Một số giải pháp
*Tìm kiếm các nguồn tiền gửi ổn định, tiết kiệm trong điều hành nguồn vốn giảm tối đa chi phí đầu vào. Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, nối mạng thanh toán với các đơn vị lớn để thu hút vốn.
*Tăng trưởng tín dụng gắn với tăng trưởng nguồn vốn. Thực hiện linh hoạt LS cho vay theo nguyên tắc:
LS huy động tăng thì LS cho vay tăng,
Cho vay món lớn LS cao hơn cho vay món nhỏ,
Cho vay trung, dài hạn LS cao hơn cho vay ngắn hạn,
KH có tiềm ẩn rủi ro cao hơn thì LS cho vay cao hơn.
Đánh giá và phân loại KH. Thực hiện tốt khâu thẩm định, kiểm tra sau khi cấp tín dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
*Có giải pháp cụ thể và đề suất kịp thời với tổng giám đốc về LS để đáp ứng kịp thời, nhạy bén với sự thay đổi của thị trường. Thực hiện linh hoạt, sáng tạo trong phạm vi cho phép các hình thức huy động vốn, tín dụng phù hợp với từng thời điểm, địa bàn.
Tăng cường công tác quản lý rủi ro, thường xuyên thu thập thông tin từ CIC NHNN, trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro NH Phương Nam, cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức nghiên cứu kỹ diễn biến thị trường, có những dự báo xa cho hoạt động tín dụng, huy động vốn.
Tăng tỷ lệ thu ngoài tín dụng bằng việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Thực hiện linh hoạt biểu phí dịch vụ để thu hút KH
*Tập trung nguồn lực, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của NH Phương Nam, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá NH với phương châm đi tắt, đón đầu áp dụng nhanh những phần mềm tiên tiến để mở rộng tự động hoá các nghiệp vụ NH.
*Đẩy mạnh thực hiện văn hoá doanh nghiệp, hoạt động quảng bá, hoạt động cộng đồng làm cho hình ảnh của NH ngày càng đậm nét trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi. Mở rộng quan hệ với các bộ, ngành hữu quan, các doanh nghiệp lớn.
*Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giữ vững kỷ cương điều hành, ngăn chặn, phát hiện, khắc phục kịp thời những sai sót để hạn chế thấp nhất những rủi ro.
*Bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với sở trường, năng lực. Sử dụng cán bộ theo hướng chuyên môn hoá. Tập trung lực lượng cán bộ cho các bộ phận trực tiếp kinh doanh. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt một số nghiệp vụ mũi nhọn để tăng sức cạnh tranh. Phổ biến, rút kinh nghiệm cho nhân viên từ bài học thực tế của chi nhánh và các đơn vị khác. Tích cực thu hút nhân tài.
*Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng để xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tại ngân hàng NHTMCP Phương Nam (PNB) chi nhánh Hà Nội <NHa>.DOC