MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
I. Tình hình chung của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 4
1. Khái quát về đơn vị 4
2. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị 4
3. Nhiệm vụ của nhà máy 9
4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 10
II. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nhân lực 13
1. Mặt bằng và cơ sở vật chất 13
2. Vốn kinh doanh 13
3. Cơ cấu tổ chức 14
4. Lao động 16
5. Các thuận lợi và khó khăn 17
III. Hoạt động quản trị nhân lực ở phòng Nhân chính 19
1. Nhiệm vụ chung 19
2. Phân công, bố trí nhiệm vụ trong phòng 20
3. Tình hình thực hiện hoạt động quản trị nhân lực trong những năm qua 23
3.1. Hoạt động tuyển dụng 23
3.2. Hoạt động thù lao lao động 25
3.3. Hoạt động đào tạo và phát triển 27
3.4. Công tác an toàn lao động 28
4. Phương hướng hoạt động năm 2008 28
4.1. Các vấn đề nghiên cứu và định hướng chung 28
4.2. Phương hướng hoạt động của Phòng Nhân chính 29
KẾT LUẬN 31
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữa ô tô, cải tạo, mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thêm thiết bị để có thể cạnh tranh với các đơn vị cơ khí khác ngoài thị trường. Ngoài ra, trong thời kỳ này, Nhà máy đã cố gắng tiếp cânh với nhiều khách hàng lớn để nhận sản xuất một loạt sản phẩm mới về cơ khí như:
Sản xuất kết cấu thép của cột điện đường dây 110KV Đa Nhim Đức Trọng, đường dây 500KV.
Sản xuất ván khuôn, gối đỡ và các loại phụ kiện cho công ty cầu 14.
Sản xuất giá đỡ kính, mặt sàn, phễu thông gió cho công ty cơ khí Liên Ninh.
Sản xuất xích công nghiệp cho viện Mỏ- Địa chất.
Hưởng ứng chương trình nội địa hóa xe máy của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải nói riêng và của Chính phủ nói chung, Nhà máy đã tập trung đầu tư cho chương trình tham gia sản xuất phụ kiện xe gắn máy các loại cung ứng cho thị trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hàng trăm bộ đồ gá chuyên dùng để sản xuất các loại khung xe máy và gá hàn tổ hợp hàng chục loại khung khác nhau. Sản phẩm khung xe máy của Nhà máy đã được cải tiến không ngừng, ngày càng hoàn thiện, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng nên đã được khách hàng trên cả nước ưa chuộng và tín nhiệm, chiếm được thị phần rất lớn trên thị trường.
Việc sản xuất và lắp ráp ô tô của Nhà máy đã được xác định là một chương trình trọng điểm và lâu dài. Kể từ năm 2000, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 trong điều kiện vừa sản xuất vừa đầu tư, vừa cải tạo sắp xếp bố trí mặt bằng cũ, vừa phải xin đất để mở rộng mặt bằng, đã hoàn thành cơ bản việc đầu tư 3 dây chuyền bọc vỏ xe ô tô khách từ 26 đến 51 chỗ ngồi, 01 dây chuyển đóng khung xe ô tô, 01 dây chuyền sơn xe. Công nghệ sản xuất vỏ xe khách, sơn xe ô tô khách của Nhà máy hiện đang ở vị trí đứng đầu trong cả nước. Riêng dây chuyền sản xuất ô tô khách từ 25-51 chỗ ngôi đã đạt sản lượng 45 xe/tháng và tiến tới 50 xe/tháng. Sản xuất của công ty đã và đang góp phần phục vụ kịp thời cho nhu cầu vận chuyển hàng khách bằng ô tô trong cả nước. Các loại ô tô khách do Nhà máy sản xuất hoàn toàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định trong quyết định số 890/QĐ của bộ Giao thông vận tại về xe khách liên tỉnh và xe khách chất lượng cao.
Tất cả các loại sản phẩm mà công ty đã chế tạo đạt chất lượng cao, thực hiện tốt công tác bảo hành bảo trì, chuyển giao công nghệ, do đó đã được khách hàng trong và ngời nước tin cậy và thường xuyên đặt hàng.
Tại Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam năm 2001, các sản phẩm của Nhà máy đã đạt được 2 huy chương vàng.
Các sản phẩm của Nhà máy đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong cả nước. Sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại, hạn chế việc nhập khẩu các mặt hàng cùng chủng loại từ nước ngoài vào Việt Nam, phát huy truyền thống người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Như vậy, trong các năm đổi mới, Nhà máy đã chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và đã vững vàng từng bước đi lên, sản lượng của Nhà máy liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của công nhân được đảm bảo và không ngừng tăng cao.
Nhiệm vụ của nhà máy
Nhiệm vụ cơ bản:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa dịch vụ cho xã hội, tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trên cơ sở vận dụng năng lực sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, tổ chức đời sống và hoạt động xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa nghề nghiệp của công nhân viên chức.
Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, góp phần tích cực vào nền sản xuất xã hội và cải tạo chủ nghĩa xã hội.
Bảo vệ nhà máy, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ nhà nước quy định.
Nhiệm vụ cụ thể:
Sửa chữa, tân trang, đóng mới các loại xe du lịch, se công tác và xe ca, mua bán các loại xe.
Sản xuất kinh doanh mua bán phụ tùng xe ô tô các loại.
Sản xuất và phục hồi một số mặt hàng phục vụ ngành và các ngành kinh tế khác.
Sản xuất sản phẩm cho chương trình dữ trữ động viên quốc phòng.
Sản xuất khung xe máy kiểu Dream và Wvave.
Sản xuất dầm cầu thép.
Sản xuất các sản phẩm cơ khí khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 qua các năm được thể hiện qua bảng 1 như sau:
Bảng 1
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2004/2003
2005/2004
2006/2005
+/-
%
+/-
%
+/-
%
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
01
100.965.217
209.538.628
214.423.630
129.264.908
108.573.411
108
4885,002
2
-85.158.722
-40
2
Các khoản giảm trừ
02
881.905
27.143
4.484.965
1.519.048
-854.762
-97
4,457,822
16424
-2.965.918
-66
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV (10=01-02)
10
100.083.312
209.511.485
209.938.665
127.745.861
109.428.173
109
427,179
0
-82.192.804
-39
4
Giá vốn hàng bán
11
93.324.814
187.401.777
189.183.160
105.118.975
94.076.963
101
1,781,384
1
-84.064.185
-44
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
6.758.498
22.109.709
20.755.504
22.626.886
15.351.210
227
-1.354.204
-6
1.871.381
9
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
1.124.056
1.117.763
1.169.636
1.502.787
-6.293
-1
51.873
-5
333.152
28
7
Chi phí tài chính
22
1.252.435
766.807
1.729.015
4.055.446
-485.628
-39
962.208
125
2.326.431
135
8
Chi phí bán hàng
24
1.610.191
3.656.942
4.896.478
3.541.402
2.046.751
127
1.239.536
34
-1.355.077
-28
9
Chi phí quản lý
25
3.773.239
11.468.723
10.599.647
14.214.243
7695484
204
-869.076
-8
3.614.596
34
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD (30=20+(21-22)-(24+25))
30
1.246.689
7.335.000
4.700.000
2.318.582
6.088.311
488
-2.635.000
-36
-2.381.418
-51
11
Thu nhập khác
31
133.962
2.857
-131.105
-98
-2.857
-100
12
Chi phí khác
32
3.000
58.619
48.808
55.619
1854
-58.619
-100
48.808
13
Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
130.962
(55.762)
(48.808)
-186.724
-143
55.762
-100
-48.808
14
LNTT (50=30+40)
50
1.377.651
7.279.238
4.700.000
2.269.775
5.901.586
428
-2.579.238
-35
-2.430.225
-52
15
Thuế TNDN phải nộp
51
440.848
2.038.187
1.316.000
635.537
1.597.338
362
-722.187
-35
-680.463
-52
16
LNST (60=50-51)
60
936.803
5.241.051
3.384.000
1.634.238
4.304.248
459
-1.857.051
-35
-1.749.762
-52
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy năm 2003, 2004, 2005, 2006- Phòng Kế toán)
Qua bảng 1 ta thấy, qua các năm 2003-2006, tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy có nhiều biến động phức tạp. Từ năm 2003-2004, tình hình kinh doanh của Nhà máy gặp nhiều thuận lợi, thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Trong năm 20094, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Nhà đã tăng lên 109%, tương đương với giá trị 109.429.170.000 Đồng; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên tới 488%, tương ứng với giá trị 6.088.311.000 Đồng; Lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên tới 459%, tương ứng với giá trị 4.304.248.000 Đồng. Có được điều này là do Nhà máy đã có những thay đổi tích cực ảnh hưởng tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong gian đoạn từ 2004-2006, tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều biểu hiện không thuận lợi, thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Từ năm 2004-1006, lợi nhuận sau thuế liên tục giảm 35% và 52% qua các năm, tương ứng với giá trị lợi nhuận giảm 1.857.051 và 1.749.762 nghìn đồng. Một phần lý do là do các yếu tố thuộc về chi phí tăng mạnh trong khi các yếu tố thuộc về thu nhập lại có xu hướng chững lại sau từng năm làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy. Cụ thể là trong khi giá vốn hàng bán năm 2003 chỉ là 93.324.814.000 Đ thì trong các năm 2004, 2005, 2006 đã tăng lên thành tương ứng là 187.401.777.000 Đ, 189.183.160.000 Đ, 105.118.975.000 Đ. Trong khi giá vốn hàng bán tăng lên, thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng rất ít, thậm chí còn giảm (doanh thu qua các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 209.538.628.000 Đ, 214.423.630.000 Đ, 129.264.908.000 Đ). Có những điều này có thể là do sự xuất hiện của ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh, do thị trường có nhiều biến động về giá cả, hoặc cũng có thể do Nhà máy chưa phát huy tốt những tiềm lực sẵn có. Chính vì thế, Nhà máy cần nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân dẫn tới tới kết quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự tốt trong những năm vừa qua để có biện pháp khắc phục, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động phù hợp để đạt được kết quả tốt hơn trong những năm sắp tới.
Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nhân lực
Mặt bằng và cơ sở vật chất
Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 bao gồm một trụ sở chính đặt tại số 18 đường Giải Phóng- quận Đống Đa- Hà Nội và một cơ sở đặt tại Hưng Yên.
Trụ sở chính có diện tích 14.394 m2 bao gồm 1 tòa nhà văn phòng, 5 khu nhà xưởng và 2 nhà kho. Cơ sở Hưng Yên có diện tích 26.725m2 bao gồm 1 khu nhà văn phòng, 1 xưởng lớn, 1 nhà cơ khí và 1 nhà kho.
Các xưởng sản xuất đều được trang bị đầy đủ các máy móc, phương tiện, dụng cụ cần thiết cho công nhân làm việc như máy hàn, máy đột, máy tiện, máy phay, máy ép thủy lực…
Vốn kinh doanh
a. Phần theo cơ cấu vốn
- Vốn cố định : 7.948.041.924 Đ
- Vốn lưu động : 5.244.524.134 Đ
b. Phần theo nguồn vốn
Vốn nhà nước bao gồm: Vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và vốn do doanh nghiệp tự tích lũy.
Trong đó:
- Vốn ngân sách : 7.099.791.259 Đ
- Vốn tự tích lũy : 8.441.132.117 Đ
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2
GIÁM ĐỐC
PGĐ
SX 1
PGĐ
SX 2
PGĐ
Kỹ thuật
PGĐ
Kinh doanh
Phòng
Nhân chính
Phòng
TCKT
Ban
bảo vệ
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
KCS
Phòng
KH SX
PX
Cơ khí 1
PX
Cơ khí 2
PX
Ôtô 1
PX
Ôtô 2
Cơ cấu tổ chức của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 bao gồm 1 Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là 4 phó giám đốc, phụ trách các mảng công việc khác nhau là PGĐ kinh doanh, PGĐ kỹ thuật và 2 PGĐ sản xuất.
- Giám đốc là người vừa chịu trách nhiệm chung quản lý toàn diện, vừa trực tiếp phụ trách kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, bảo vệ và công tác có liên quan đến quốc phòng.
- Phó giám đốc là người cộng sự đắc lực của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước Nhà nước về những phần việc được phân công.
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, phương án sản xuất dùng làm phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 được tổ chức thành 6 phòng-ban và 4 phân xưởng đó là:
7 phòng ban:
- Phòng kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật.
- Phòng KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm).
- Phòng kế hoạch sản xuất.
- Phòng nhân chính.
- Phòng Tài chính kế toán.
- Ban bảo vệ.
Các phòng đều có một trưởng phòng và 1 phó phòng giúp việc. Các phòng Nhân chính, Tài chính kế toán, Ban bảo vệ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Các phòng Kinh doanh, Kỹ thuật, KCS, KHSX thì chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các phó giám đốc phụ trách.
4 phân xưởng:
- Phân xưởng cơ khí 1.
- Phân xưởng cơ khí 2.
- Phân xưởng ô tô 1.
- Phân xưởng ô tô 2.
Các phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất, được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các phó giám đốc sản xuất, nhận kế hoạch sản xuất và nguyên, nhiên vật liệu cần thiết từ phòng Kế hoạch sản xuất.
Lao động
a. Tổng số lao động trong danh sách là 353 người, cụ thể thể hiện qua Bảng 2 như sau:
Bảng 2
Loại lao động
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Cán bộ nhân viên có trình độ đại học, trên đại học
55
16
Cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng
5
1
Cán bộ nhân viên có trình độ trung cấp
13
4
Công nhân kỹ thuật
240
68
Lao động phổ thông
10
3
Lao động khác
52
8
Tổng số
353
100
(Nguồn: Báo cáo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có đến tháng 12/2006- Phòng Nhân chính)
Như vậy, ta có thể thấy trong số 353 lao động hiện có trong danh sách, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất- 68%, tương ứng với 240 người. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm vị trí thứ 2 với 55 người, tương ứng với 16%.
b. Hợp đồng lao động:
Bảng 3
Loại hợp đồng
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Lao động không thuộc đối tượng ký HĐLĐ
6
2
Hợp đồng không thời hạn
78
22
Hợp đồng có xác định thời hạn
217
61
Hợp đồng ngắn hạn
52
15
Tổng
353
100
(Nguồn: Báo cáo lao động năm 2006, Phòng Nhân chính)
Như vậy, trong tổng số 353 lao động hiện có của Nhà máy, số lao động diện hợp đồng có xác định thời hạn chiếm tỷ lệ cao nhất- 61%, tương ứng với 217 người. Trong Nhà máy hiện cũng có một số lao động không xác định thời hạn, chiếm một tỷ lệ tương đối cao- 22 %, tương ứng với số người là 78.
Các thuận lợi và khó khăn
Các điều kiện thực tế của Nhà máy đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác quản trị nhân lực.
Thứ nhất, ban lãnh đạo Nhà máy ý thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người và tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực do đó luôn có sự quan tâm và đầu tư đúng mức tới công tác này. Nhà máy đặc biệt chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các chương trình khuyến khích, thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, tạo nên sự gắn bó giữa người lao động với Nhà máy.
Thứ hai, Nhà máy luôn đảm bảo việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để đảm bảo luôn có sự kế thừa và phát huy những nét văn hóa truyền thống. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Nhà máy đã tạo dựng được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng. Qua thời gian, những nét văn hóa truyền thống đó ngày càng được củng cố và phát huy hơn nữa.
Thứ ba, Nhà máy có một đội ngũ cán bộ có trình độ bao gồm cả những người lớn tuổi lẫn những người trẻ tuổi nên tận dụng được sức năng động, sáng tạo của tuổi trẻ và kinh nghiệm của những người lớn tuổi để có sự hỗ trợ, phối hợp tốt nhất. Tại thời điểm hiện tại, lực lượng lao động của Nhà máy cơ bản là lao động trẻ đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, đã có thời gian được làm việc trong một môi trường quản lý chặt chẽ mang tính công nghiệp, có trình độ chuyên môn phù hợp, có ý thức tổ chức kỷ luật, có nguyện vọng làm việc lâu dài tại Nhà máy.
Thứ tư, Nhà máy đã có sự phối kết hợp với các trường dạy nghề, đào tạo nghề như trường Cao đẳng cơ khí Giao thông vận tải, Trường trung học dạy nghề Việt Hưng (Hà Tây), Trường Cơ khí Giao thông vận tải… nên phần nào đảm bảo về số lượng và chất lượng đầu vào của lao động.
Bên cạnh những thuận lợi, thực tế cũng đặt ra không ít khó khăn cho Nhà máy.
Thứ nhất, Nhà máy có 2 cơ sở, ở cách nhau tương đối xa (Hà Nội - Hưng Yên), trong khi bộ máy hành chính lại tập trung ở cơ sở Hà Nội nên việc quản lý còn có phần thiếu tập trung, hiệu quả chưa thực sự cao.
Thứ hai, do những yếu tố như quy mô sản xuất nhỏ, vừa sản xuất vừa xem xét thị trường, công nghiệp ô tô lại mới phát triển, độ ổn định của thị trường chưa cao nên làm ảnh hưởng tới hoạt động của công tác kế hoạch hóa.
Khó khăn thứ ba của Nhà máy đó là số lao động có kinh nghiệm, có tay nghề cao hầu hết đã nghỉ hưu theo chế độ 41/CP khi sắp xếp lại lao động để thực hiện theo mô hình công ty mẹ, công ty con năm 2005.
Khó khăn thứ tư phải kể đến là sự cạnh tranh quyết liệt trong thị trường tiêu thụ sản phẩm gây tình trạng thiếu việc làm, khó giữ được lao động có tay nghề cao nếu không chuyển biến kịp thời.
Trước thực trạng đó, Nhà máy cần phải nhanh chóng có những thay đổi để khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi để cải thiện kết quả công tác quản trị nhân lực nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung.
Hoạt động quản trị nhân lực ở phòng Nhân chính
Nhiệm vụ chung
Phòng Nhân chính nói chung có những nhiệm vụ sau:
- Tham mưu tư vấn cho Giám đốc về sắp xếp bố trí lao động theo yêu cầu của sản xuất từng giai đoạn.
- Quản lý theo dõi chấm công lao động hàng ngày, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chế độ chính sách, nội quy kỷ luật lao động, kiểm tra an toàn lao động, sử dụng trang bị phòng hộ lao động ở các bộ phận.
- Lập biên bản kịp thời các hiện tượng mất an toàn lao động, các hiện tượng vi phậm nội quy sản xuất để kiến nghị với Giám đốc phụ trách kịp thời xử lý.
- Lập kế hoạch và thực hiện mua sắn, cấp phát phòng hộ lao động theo ngành nghề.
- Quản lý chặt chẽ tiền lương, bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ đảm bảo công bằng về quyền lợi của người lao động.
- Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên Nhà máy, theo dõi kịp thời và làm thủ tục cho cán bộ công nhân viên nghỉ chế độ đúng chính sách của Nhà nước.
- Quản lý con dấu, công văn, giấy giới thiệu…, những trường hợp không có hợp đổng sản xuất hoặc lệnh sản xuất (không đóng dấu) hoặc báo cáo Giám đốc xin ý kiến giải quyết.
- Trưởng phòng có trách nhiệm phân công công việc theo khả năng, trách nhiệm của từng nhân viên trong phòng, lập văn bản báo cáo Giám đốc để tiện việc quản lý và theo dõi.
Phân công, bố trí nhiệm vụ trong phòng
Phòng Nhân chính có tất cả 11 người, phân công công việc được thể hiện qua bảng 5 :
Bảng 5
STT
Họ và tên
Công việc
01
Nguyễn Thị Hiền
Trưởng phòng
02
Trịnh Thị Mý
Phó phòng
03
Nguyễn Đăng Quang
Chuyên viên
04
Đào Thị Huyền
Nhân viên
05
Nguyễn Thị Tuyền
Cán sự
06
Nguyễn Bá Chủ
Bác sĩ
07
Phạm Ngọc Phong
Lái xe
08
Vũ Công Bảo
Lái xe
09
Phạm Tiến Dũng
Lái xe
10
Phạm Ngọc Anh
Lái xe
11
Đồng Thị Vân
Vệ sinh công nghiệp
(Nguồn: Phòng Nhân chính)
Cụ thể, nhiệm vụ của các thành viên trong phòng Nhân chính được phân công như sau:
* Đ/c Trưởng phòng:
- Phụ trách chung, đối ngoại.
- Lập chương trình quy hoạch công tác Cán bộ.
- Tham mưu với Giám đốc về việc sắp xếp cán bộ và quy trình bổ nhiệm cán bộ.
- Tham mưu với Giám đóc về việc tổ chức sắp xếp lao động trong Nhà máy cho phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ, cân đối lao động các phòng ban.
- Tổ chức và tham gia các đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất về lao động và an toàn- vệ sinh lao động.
- Kết hợp với Công đoàn chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên.
* Đ/c Phó phòng:
- Phụ trách việc thanh toán tiền lương hàng tháng của các phòng ban, phân xưởng.
- Kiểm tra việc thanh toán tiền lương hàng tháng của các đơn vị.
- Xây dựng, trình duyệt đơn giá tiền lương.
- Cân đối và theo dõi lao động các Phân xưởng.
- Theo dõi và giải quyết chế độ cho cán bộ công nhân viên: Hưu trí, mất sức.
- Phụ trách công tác bảo hiểm xã hội, báo cáo định kỳ về công tác Bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Phụ trách công tác hành chính.
- Tham khảo, kiểm tra và đánh giá việc mua văn phòng phẩm, máy móc trang thiết bị cho cơ quan.
- Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc và báo cáo trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng hoặc được ủy quyền.
* Đ/c Nguyễn Đăng Quang:
- Lập kế hoạch, báo cáo định kỳ công tác ATLĐ- VSCN- TNLĐ theo quy định của Nhà nước.
- Theo dõi hiện trường về công tác bảo hộ lao động- VSCN tại 2 cơ sở của Nhà máy (ở Hưng Yên 03 buổi/ tuần).
- Giải quyết cấp phát, mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động.
- Theo dõi việ sử dụng các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
- Kiểm tra và theo dõi lao động tại Phân xưởng ô tô 2.
- Làm lương thời gian, ăn ca hàng tháng và làm Bổ sung lương cho Phân xưởng ô tô 2.
- Vào sổ theo dõi phép của Phân xưởng ô tô 2. Chăm lo công tác hành chính quản trị tại Nhà máy ở Hưng Yên.
- Theo dõi tình trạng chất lượng nhà xưởng ở Hưng Yên và Hà Nội.
- Thực hiện công tác đào tạo, nâng cấp nâng bậc công nhân.
* Đ/c Đào Thị Huyền:
- Kiểm tra, theo dõi và báo cáo lao động hàng ngày cho Lãnh đạo Nhà máy.
- Làm lương thời gian, ăn ca hàng tháng và Bổ sung lương cho các phân xưởng Cơ khí 1, Cơ khí 2, Ô tô 1 và Khối văn phòng.
- Vào sổ theo dõi phép của PX ô tô 1, Cơ khí 1, Cơ khí 2, Văn phòng.
- Quản lý dấu, phụ trách văn thư, thiết bị máy móc văn phòng.
- Hàng ngày chuẩn bị phòng làm việc cho lãnh đạo Nhà máy và phòng tiếp khách, chuẩn bị hội trường họp giao ban hàng tháng.
- Chăm lo việc tiếp khách của Nhà máy.
- Kiểm tra, thanh toán tình hình sử dụng nước, điện thoại của các phòng ban, phân xưởng và của các đơn vị thuê mặt bằng.
* Đ/c Nguyễn Thị Tuyền:
- Theo dõi và thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động của CBCNV.
- Quản lý hồ sơ, sổ BHXH của toàn bộ CBCNV.
- Tham gia giải quyết các công việc về BHXH, làm sổ BHXH.
- Lập kế hoạch mua, cấp phát văn phòng phẩm.
- Làm các quyết định tiếp nhận, điều động CBCNV.
- Làm các báo cáo định kỳ.
- Tham gia làm các báo cáo thi đua cuối năm.
* Đ/c Nguyễn Bá Chủ:
Chịu trách nhiệm khám, điểu trị bênh, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV; Lập kế hoạch mua, cấp phát thuốc chữa bệnh cho CBCNV; Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phòng chống bệnh dịch theo mùa; Kiểm tra, theo dõi vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp rong toàn nhà máy.
* Các đ/c Phạm Tiến Dũng, Vũ Công Bảo, Phạm Ngọc Anh, Phạm Ngọc Phong chịu trách nhiệm lái, quản lý, chăm sóc các xe mang biển số 29Y – 2467, 29N– 4536, 29V-4386, 29L – 9196 vµ xe 29Y – 2114 ; Tham gia giải quyết các công việc hành chính khi phòng yêu cầu.
Tình hình thực hiện hoạt động quản trị nhân lực trong những năm qua
Hoạt động tuyển dụng
Nhà máy thu hút lao động từ cả 2 nguồn là nguồn từ bên trong và nguồn từ bên ngoài. Đối với cán bộ quản lý, nguồn tuyển dụng chủ yếu vẫn là từ bên trong. Tại các phân xưởng, cán bộ nòng cốt đều được đôn lên từ các tổ sản xuất. Các vị trí trong chuỗi thăng tiến bắt đầu từ công nhân rồi lên đến tổ trưởng, đốc công, phó quản đốc và cuối cùng là quản đốc. Tại khối văn phòng, các các bộ quản lý được chọn ra theo phương pháp đào tạo dần lên, từ chính các nhân viên trong phòng. Đối với khối này, nguồn tuyển dụng cán bộ quản lý hoàn toàn là từ bên trong.
Việc sử dụng nguồn nội bộ có ưu điểm là người được tuyển đều là người biết người, biết việc, nắm được truyền thống văn hóa và các cách thức làm việc của tổ chức, do đó, có thể làm được việc ngay, chính vì thế, có thể tiết kiệm một khoản chi phí và thời gian lớn cho việc giúp đỡ người mới làm quen với công việc. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm như tính nhạy bén của những người được tuyển chưa cao, nhiều khi đi vào những lối mòn sẵn có, thiếu tính sáng tạo, đổi mới, thêm nữa việc đào tạo dần đòi hỏi một thời gian tương đối dài.
Đối với lao động trực tiếp, Nhà máy sử dụng một số hình thức tuyển dụng như tiếp nhận người thân của các cán bộ công nhân viên trong Nhà máy và phối hợp với một số cơ sở dạy nghề. Lao động nhà máy có công việc tương đối ổn định, thu nhập cao, do đó, Nhà máy cũng luôn tạo điều kiện tiếp nhận con em, người thân của cán bộ công nhân viên trong chính Nhà máy. Nhà máy cũng đồng thời phối hợp với một số trường đào tạo nghề như trường Cao đẳng cơ khí giao thông vận tải, Trường đào tạo nghề cơ khí Giao thông vận tải, Trường trung học dạy nghề Việt- Hung (Hà Tây) bằng cách đặt theo yêu cầu hoặc tuyển ngay những học viên tại các cơ sở dạy nghề đó. Tuy nhiên, công tác này có độ ổn định không cao, không mang tính dài hơi. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng con em của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy cũng có một số điểm hạn chế, đó là nhiều người trong số đó không có nghề hoặc phải làm việc trái nghề, hoặc một số lại chỉ trải qua các khóa đào tạo ngắn hạn dẫn đến tình trạng không đảm đương được công việc, gây nhiều lãng phí trong việc hưỡng dẫn, kèm cặp, đào tạo lại.
Về việc xây dựng chương trình tuyển dụng, công tác này còn khá thụ động, không mang tính dài hơi, thường là nhu cầu đến đâu tuyển dụng đến đó. Sở dĩ có điều này là do quy mô sản xuất của Nhà máy còn tương đối nhỏ, vừa làm vừa xem xét thị trường, bên cạnh đó hoạt động sản xuất ô tô vừa mới phát triển (từ năm 2003, trước đó Nhà máy chủ yếu là thực hiện hoạt động sửa chữa). Đây là một điểm mà Nhà máy cần chú ý hoàn thiện để có thể nắm được sự chủ động, từ đó mới có thể cải thiện tốt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quy trình tuyển dụng của Nhà máy cũng còn tương đối đơn giản, chỉ gồm 3 bước là sang lọc hồ sơ, khám sức khỏe và thử việc trong 90 ngày. Đây là một thực tế còn tồn tại, ảnh hưởng không ít tới chất lượng lực lượng lao động của Nhà máy. Quy trình tuyển dụng đơn giản khiến cho các ứng viên được chọn lựa chưa được phân loại, sàng lọc một cách kỹ lưỡng, hầu hết chỉ cần đủ sức khỏe là có thể vào làm việc. Trong tương lai, Nhà máy cần chú ý nghiên cứu, xây dựng và đưa vào áp dụng quy trình tuyển dụng hợp lý, bài bản để có thể có được một lực lượng lao động đủ cả về số lượng và chất lượng.
Theo số liệu báo cáo của Phòng Nhân chính, năm 2006, Nhà máy có thêm 51 lao động, trong đó có 45 người được đào tạo từ các trường lớp ra ; 4 người được tuyển từ lao động xã hội ; 2 người là bộ đội, công an chuyển ngành. Con số này vào năm 2005 cũng là 51 lao động, với 41 người được đào tạo từ trường lớp ra ; 5 người được tuyển từ lao động xã hội ; 2 người là bộ đội, công an chuyển ngành và 3 người từ các đơn vị khác (trong hoặc ngoài Bộ) chuyển đến. Năm 2004, Nhà máy tuyển thêm 94 lao động, trong đó 84 là từ trường lớp ra ; 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24625.doc