Báo cáo Tổng hợp tại tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea)

Trong 5 năm qua, nghành chè cả nước phát triển với tốc độ rất nhanh. Năm 2000, cả nước có 90000 ha chè, đến năm 2006 đã có 132000 ha chè, tăng khoảng 40%, vượt chỉ tiêu đề ra trong Quyết định 43/TTg của Thủ tướng chính phủ, 25% diện tích đã được trồng bằng các giống chè mới, cho năng suất cao, chất lượng tốt.Hàng trăm nhà máy chế biến chè được xây dựng, sản lượng chè sản xuất ra từ 75000 tấn năm 2000, lên 120000 tấn năm 2004 tăng 60%. Sản lượng chè xuất khẩu từ 56000 tấn năm 2000, lên 96000 tấn năm 2004 tăng khoảng 72 %.

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4632 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng hợp tại tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng báo cáo tổng hợp I; Giới thiệu chung về tổng công ty chè Việt nam (Vinatea) 1.Giới thiệu chung: Tổng công ty chè Việt nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt nam. Tổng công ty chè Việt nam có tên giao dịch quốc tế: VIET NAM NATIONAL TEA CORPORATION Tên viết tắt là: VINATEA CORP Trụ sở tổng công ty Chè Việt nam từ khi thành lập đến hết năm 2005 được đặt tại : 46 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trương, Thành phố Hà Nội.Từ năm 2006, trụ sở Vinatea đã được rời đến toà nhà 92 Võ Thị Sáu_Hai Bà Trương_Hà Nội. Vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung đăng ký trong đơn xin thành lập doanh nghiệp là:101867000000 đồng. Vinatea có một cơ cấu tổ chức vững mạnh, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty nằm trải dài suốt dọc lãnh thổ Việt nam, bao gồm: 25 nhà máy chế biến chè gắn với vùng nguyên liệu tập trung, ổn định 2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè 11 công ty kinh doanh chè 2 nhà máy chế tạo thiết bị và phu ting cho các nhà máy chế biến chè 1 viện nghiên cứu chè hiện đã chuyển sang viện KHNNVN 1 trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp 2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi 6 công ty cổ phần 1 công ty cổ phần 1 công ty 100% vốn hoạt động tại CHLB Nga 1 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng chế biến và xuất khẩu chè 2. Quá trình hình thành và phát triển Từ khi bắt đầu hình thành đến nay, Tổng công ty chè Việt nam nam đã trải một khoảng thời gian tương đối dài với nhiều thay đổi khác nhau về cả tên gọi và cơ cấu tổ chức. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt nam có thể được tóm tắt như sau: -Năm 1974: Thành lập Liên hiệp các xí nghiệp chế biến chè của Bộ công nghiệp thực phẩm . -Năm 1979: thành lập Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt nam thuộc Bộ công nghiệp thực phẩm trên cơ sở hợp nhất Liên hiệp các xí nghiệp chế biến chè và Công ty chè Trung ương, với quy mô là 17 nông trường quốc doanh chuyên trồng chè và 19 nhà máy chế biến chè. -Năm 1987: thành lập Công ty Xuất khẩu và đầu tư phát triển chè Việt nam(vinatea).Từ lúc này mọi hoạt động xuất khẩu chè của liên hiệp chè trước đây đều do Vinatea điều hành và thực hiện trên cơ sở ký kết hợp đồng với các đơn vị thành viên. -Năm 1988: Hợp nhất 2 cơ sở nghiên cứu chè Phú Hộ và Thành Ba thành viện nghiên cứu chè(cấp 3) tại Phú Hộ, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt nam (bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm). Năm 1989: thành lập trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm chè thuộc Liên hiệp xí nghiệp chè Việt nam. -Năm 1996: Bộ nông nghiệp và PTNT ra quyết định thống nhất Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt nam và công ty xuất khẩu và đầu tư phát triển chè Việt nam thành đơn vị duy nhất là Tổng công ty chè Việt nam – Vinatea(Viet nam National Corporation) 3. Bộ máy tổ chức: Cùng với quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty chè Việt nam thì bộ máy tổ chức của tổng công ty cũng đã trải qua nhiều sự biến đổi. Mỗi kiểu cơ cấu tổ chức đều có những tác dụng riêng và đều vận hành tốt trong mỗi thời kỳ tồn tại của nó. Hiện nay, bộ máy tổ chức của tổng công ty có thể được thể hiện qua sơ đồ sau. 3. Chức năng, nhiệm vụ và nghành nghề kinh doanh của Vinatea: 3.1-Chức năng và nhiệm vụ +Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao. +Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ về những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá phát triển nghành chè đạt tiêu chuẩn quốc tế.Tìm và nhân các loại giống chè tốt, phù hợp với thị trường quốc tế để phục vụ cho sản xuất. +Tham gia đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho nghành chè. +Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè. 3.2 Nghành nghề kinh doanh chủ yếu: +Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và nông lâm sản khác +Công nghiệp chế biến thực phẩm:các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát... +Kinh doanh vật liệu xây dựng +Sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu +Sản xuất bao bì các loại +Kinh doanh phụ tùng, thiết bị chế biến chè và lắp đặt, chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ chuyên nghành chè và đồ gia dụng +Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến chè. +Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển nghành chè,xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, đường giao thông... +Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà ở và bất động sản +Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý các sản phẩm của nghành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. +Kinh doanh và dịch vụ các nghành nghề khác theo pháp luật nhà nước +Xuất khẩu các sản phẩm chè( chè xanh, chè đen...) và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ... +Nhập khẩu: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và hành tiêu dùng. 4. Quá trình chuyển đổi của Tổng công ty chè Việt nam. Ngày 11/8/2005, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 203/QĐ-TTg phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty chè Việt nam thuộc Bộ nông nghiệp và PTNT sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng tổng công ty chè Việt nam, các doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc, trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ sơn- Hải phòng. Công ty mẹ là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng: trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và rót vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách hiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà tại công ty và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết. Các công ty con bao gồm 3 công ty TNHH nhà nước một thành viên, 3 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, công ty liên doanh nghiệp chè Phú Đa và công ty chè Ba Đình tại Nga.Các công ty liên kết gồm 5 công ty đã cổ phần hoá và công ty liên doanh INDOCHINE. Công ty con và công ty liên kết cũng có tư cách pháp nhân,có tài sản, tên gọi, bộ máy quản lý riêng, tự chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi số tài sản của doanh nghiệp; được tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật. Đến hết năm 2006, sáu công ty của VINATEA là công ty Thái Bình Dương, chè Thái Nguyên, chè Việt nam cường, chè Bắc sơn, xí nghiệp chè Văn Tiên, công ty chè Yên Bái sẽ phải thực hiện xong cổ phần hoá. 5. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng của Tổng công ty chè Việt Nam. Hội đông quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty nhiệm vụ nhà nước giao. Hội đồng quản trị của Tổng công ty gồm có 5 thành viên do bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiêm. + Chủ tịch hộ đồng quả trị +Một thành viên kiêm tổng giám đốc + Một thành viên kiêm chủ tịch hội đồng khoa học kỹ thuật. +Một thành viên là trưởng ban kiểm soát. +Một thành viên kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu chè Ban kiểm soát Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên của Tổng công ty, các nghị quyết, quyết định,của hộin đồng quản trị. Ban kiểm soát gồm có 4 thành viên: + Một thành viên Hội đồng quản trị làm trưởng ban. + Một thành viên là chuyên viên kế toán . + Một thành viên do đại hội đậi biểu công nhân viên chức Tổng công ty. + Một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu. Ban giám đốc Ban giám đốc gồm có:Tổng giám đốc, các phó giảm đốc và kế toán trưởng. + Tổng giám đốc do bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của hội đồng quản trị. Tổng giảm đốc là người đại diện pháp nhân cho Tổng công ty, chịu trách nhiệm về điều hành hoạt động của Tổng công ty trước Hội đồng quản trị và bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. + các phó giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiêm về hoàn thành nhiệm vụ được giao trước Tổng giám đốc. + Kế toán trưởng giúp Tổng công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, có quyền và nghĩa vụ theo quy dịnh của pháp luật. các phòng ban chức năng: +Văn phòng Tổng công ty: giúp việc cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực thuộc công tác văn phòng. + Phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm về lĩnh vực hạch toán, kế toán toàn bộ sổ sách kinh doanh, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, khai thác quản lý sử dụng vốn. +Phòng kế hoạch và đầu tư: tham mưu cho Tổng giám đốc các chiến lược phát triển sản xuất, kế hoạch kinh doanh và điều độ sản xuất. + Phòng xây dựng cơ bản: chịu trách nhiệm tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực xây dựng các công trình cho nghành chè. + Phòng tổ chức lao động chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý cán bộ, lao động tiền lương. + Phòng pháp chế thanh tra:tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực pháp chế thanh tra của tổng công ty, thẩm định kiểm định tính pháp lý hoặc sọan thảo nội dung, quy chế, hợp đồng kinh tế. + Phòng kỹ thuật nông nghiệp: tiến hành nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nghành và nân cao chất lượng chè. + Phòng kỹ thuật công nghiệp: nghiên cứu về lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là trong công nghệ chế biến thực phẩm nhằm nâng cao chế biến chè thành phẩm. + Phòng KCS ; chịu trách nhiệm kiểm định chề thành phẩm. + các phòng kinh doanh: mỗi phòng có các chức năng xuất chè, và nhập khẩu máy móc thiết bị những mặt hàng tiêu dùng theo từng khu vực thị trường nhất định tổng công ty: II. Hiện trạng của tổng công ty trong thời gian qua và định hướng phát triển cho thời gian tới. 1.Thành tựu đạt được của tổng công ty: . 1.1 Nông nghiệp: Trong 5 năm qua, nghành chè cả nước phát triển với tốc độ rất nhanh. Năm 2000, cả nước có 90000 ha chè, đến năm 2006 đã có 132000 ha chè, tăng khoảng 40%, vượt chỉ tiêu đề ra trong Quyết định 43/TTg của Thủ tướng chính phủ, 25% diện tích đã được trồng bằng các giống chè mới, cho năng suất cao, chất lượng tốt.Hàng trăm nhà máy chế biến chè được xây dựng, sản lượng chè sản xuất ra từ 75000 tấn năm 2000, lên 120000 tấn năm 2004 tăng 60%. Sản lượng chè xuất khẩu từ 56000 tấn năm 2000, lên 96000 tấn năm 2004 tăng khoảng 72 %. Trong đó, diện tích chè của toàn tổng công ty hiện nay là 49000 ha. Ngoài diện tích chè trên, tổng công ty còn bao nhiêu chè búp tươi cho hàng nghìn hộ nông dân trong các vùng chè với lượng thu mua hàng năm là 46000 tấn chè búp tươi, 6500 tấn chè sơ chế trên diện tích gần 21000 ha. Tổng công ty chú trọng công tác khuyến nông giúp bà con nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng trong trồng, chăm và thu hái chè. Trong sản xuất nông nghiệp, giống là yếu tố rất quan trọng. Những năm trước đây, cơ cấu giống rất nghèo nàn, ngoài các giống trồng theo tập quán từng địa phương, chúng ta chỉ mới đưa vào trồng đại trà giống PH1 do Viện nghiên cứu chè lai tạo.Đây là một giống có năng suất cao nhưng đã buộc lộ một số hạn chế về chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.Những năm gần đây, tổng công ty đã thu thập được trên 20 giống mới, đưa số giống trong vườn quỹ gen chè lên khoảng 200 giống. Ngoài ra chúng ta đang thử nghiệm trồng nhiều giống mới nhập của nước ngoài, một số giống đã thích ứng với điều kiện khí hậu của Việt nam như giống Kim huyên, Ngọc thuý.....Những giống chè mới đã góp phần quyết định tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với giá 500.000đ/kg như chè Vân Sơn của Công ty chè Mộc châu Đồng thời với đổi mới cơ cấu giống, Tổng công ty đã rất chú trọng đến việc thâm canh đồi chè hiện có, chăm sóc thu hái theo đúng quy trình kỹ thuật.Xây dựng vườn chè sinh thái bền vững để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay năng suất chè búp tươi bình quân của tổng công ty đạt 10 tấn/ha, cao gấp 2 lần với năng suất bình quân của cả nước. Trong đó, công ty chè Mộc châu đạt 18,3 tấn/ha....... 1.2. Về chế biến: Tổng công ty có 45 dây chuyền thiết bị chế biến chè với tổng công suất 750 tấn búp tươi/ngày, có thể sản xuất được 23000 tấn chè thành phẩm/năm, chủ yếu là chè đen theo công nghệ OTD của Liên xô cũ.Để nâng cao sản lượng sản phẩm chè, nhiều tiến bộ về công nghệ đã được ứng dụng, nhiều thiết bị đã được đưa vào sản xuất như: máy tách cẫng, máy hút tạp chất sắt...Công tác quản lý được chú trọng, công ty chè Mộc châu, công ty chè Bắc sơn, công ty cổ phần chè Quân chu đã được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000. Nhiều nhà máy đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP Tổng công ty chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu Vinatea đã được khách hành quốc tế đánh giá đảm bảo uy tín chất lượng.Chất lượng và giá cả sản phẩm của tổng công ty luôn được các doanh nghiệp chè trong nước lấy làm tiêu chuẩn để định giá kinh doanh trên thị trường. 1.3 Kiểm tra sản phẩm: Vinatea có đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật hùng hậu và có tay nghề cao luôn kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm từng công đoạn trong quá trình sản xuất ở từng nhà máy và công xưởng. Việc áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theo ISO đang được phổ cập tại các đơn vị thành viên, đến từng công nhân, nhân viên, cán bộ của vinatea. Vinatea là doanh nghiep nghiệp sản xuất kinh te doanh nghiep chè duy nhất ở Việt nam có phòng kiểm nghiệm chất lượng chè độc lập thuộc hệ thống đo lường chất lượng của nhà nước Việt nam, hàng năm phòng đã kiểm tra chất lượng và cấp giấy chứng nhận cho hàng choc ngàn mẫu chè của khách hàng ngoài vinatea. Vinatea đang dần từng bước thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP từ khâu trồng trọt, chăm sóc cây chè đến tận đóng gói và phân phối cho khách hàng. Vinatea luôn quan tâm và chú trọng đến sức khoẻ của các Người sản xuất và người tiêu dùng chè, coi đó là lương tâm, là tiêu chuẩn nghề nghiệp của nhân viên vinatea. 1.4 Bao bì, đóng gói và vận chuyển: Vinatea là doanh nghiep nghiệp sản xuất kinh te doanh nghiep chè duy nhất ở Việt nam có các trung tâm tinh chế chè với các thiết bị tinh xảo và hiện đại, có hệ thống hàng choc ngàn m2 kho hiện đại bảo quản chè khô đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm và rất thuận tiện cho việc giao nhận chè bằng container các loại. Vinatea là đơn vị đầu tiên ở Việt nam trang bị máy đóng chè túi nhúng (tea bag) với dây chuyền thiết bị đồng bộ được nhập khẩu từ Italia. Trong những năm gần đây vinatea đã tập trung nghiên cứu, thiết kế rất phong phú về mẫu mã bao gói phù hợp với từng đối tượng khách hàng với thiết kế hết sức chuyên nghiệp. Sản phẩm chè bao gói dạng thành phẩm ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước cũng đã được vinatea xuất khẩu ra các nước với sản lượng hàng ngàn tấn/năm. Kinh doanh xây dựng cơ bản của tổng công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường, tham gia đấu thầu xây dựng nhiều công trình có giá trị lớn ở cả miền, chất lượng công trình luôn đảm bảo được khách hàng tín nhiệm, giá trị lắp tăng hàng năm góp phần tăng doanh thu toàn tổng công ty. Các nhà máy cơ khí trong tổng công ty sau nhiều năm phấn đấu đã chế tạo được dây chuyền đồng bộ sản xuất chè đen công suất 16 tấn/ngày. Các thiết bị do tổng công ty chế tạo đều đảm bảo chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực trong cơ chế biến chế với chi phí chỉ bằng 2/3 so với giá nhập ngoại, góp phần nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. 1.5. Về thị trường: Trên 80% sản phẩm chè sản xuất ra được xuất khẩu nên việc tìm đầu ra cho chè là rất quan trọng, kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu thực hiện tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra, từng bước xây dựng thị trường vững chắc. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, các phương tiện thông tin hiện đại được khai thác tối đa, mối quan hệ chặt chẽ giữa tổng công ty với tham tán thương mại Việt nam ở nhiều nước được thiết lập.Với thị trường Nga là thị trường truyền thống của Việt nam ở nhiều năm trước đây, tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư thành lập một công ty kinh te doanh nghiep chè với 100% vốn của tổng công ty ở Maxcova(Nga).Xác định thị trường Châu âu là thị trường lớn trong tương lai, Tổng công ty đã đặt văn phòng đại diện ở Đức, phối hợp với tham tán thương mại Việt nam tại Đức để tổ chức hội nghị khách hàng. Những giải pháp năng động đó đã góp phần làm lượng chè xuất khẩu sang thị trường Nga tăng 6 lần, thị trường Đức tăng 3,5 lần, ......so với năm 2001. Về tổ chức tổng công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con như đã trình bày ở đầu bài. Bên cạnh những thành tích đạt được, nghành chè Việt nam trong đó có tổng công ty chè Việt nam đang đứng trước những thách thức lớn, những tồn tại cần phải vượt qua để có thể phát triển một cách bền vững khi gia nhập WTO. 2. Những tồn tại trong thời gian qua của Tổng công ty: Các nhà máy chế biến chè xây dựng nhiều nhưng quy mô nhỏ , trang thiết bị lạc hậu, đặc biệt là không cân đối với vùng nguyên liệu.Việc bung ra của các nhà máy chế biến tư nhân chưa được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát đầy đủ của các cơ quan công quyền:Khi cấp giấy phép xây dựng không căn cứ kết quả cung cấp nguyên liệu, trong quá trình sản xuất chưa chú ý kiểm tra vệ sanh an toàn thực phẩm, kiểm tra việc thực hiện Luật lao động...Điều đó dẫn đến những vấn đề bất cập trong phát triển ổn định của nghành, hầu hết các doanh nghiệp phát triển thiếu bền vững, chủ yếu cạnh tranh trong nội bộ mà chưa tập trung được sức mạnh để cạnh tranh trong nội bộ mà chưa tập trung được sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các vườn chè vùng dân ít được đầu tư thâm canh, chăm sóc nên năng suất chất lượng búp tươi rất thấp, bình quân cả nước chỉ đạt 5 tấn búp tươi/ha.Do tình trạng cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần như đã trình bày ở trên nên hiện tượng hái chè không đúng quy trình kỹ thuật, thậm chí dùng liềm cắt chè. Phần lớn các hợp đồng ký kết mua nguyên liệu giữa các doanh nghiệp Nhà nước với bà con nông dân theo Quyết định 80 của thủ tưởng chính phủ đã không thực hiện được và cũng không có chế tài để giải quyết. Nguyên liệu xấu, công nghệ chế biến lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm chè Việt nam rất kém, giá bán chỉ bằng 60%-70% giá bình quân trên thế giới.Thậm chí, có lô chè với số lượng lớn chỉ bán với trên 300 USD/tấn. Công tác quản lý qúa trình chăm sóc và bảo vệ thực vật đại đa số do người khoán thực hiện, chưa có sự quản lý giám sát theo quy định thống nhất để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.hâu hết các doanh nghiệp tư nhân chưa chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến bảo quan đóng gói chè. Nha nuớc chưa có các Trung tâm kiểm tra hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm ở từng khu vực, nhất là với các sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu rất khắt khe ở các nước phát triển. Do đó nhiều đơn vị sản xuất sản phẩm tốt bị ảnh hưởng bởi xuất xứ của chè Việt nam do các đơn vị làm xấu gây nên. Sản xuất chè được phát triển với tốc độ nhanh nhưng mang tính manh mún, không tạo được những đơn vị chủ lực, đủ sức mạnh để cạnh tranh với các công ty lớn của nước ngoài.Bản thân chè Việt nam chưa có thương hiệu với nhãn mác sản phẩm uy tín trên thị trường thế giới. Hạ tầng cơ sở ở các vùng chè rất yếu kém, nhiều công trình thực hiện theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm trong điều kiện người dân ở vùng sâu, vùng xa rất nghèo nên chất lượng công trình thấp, khả năng thu hút vốn đầu tư vào các vùng chè bị hạn chế nhiều. Tiềm năng các vùng chè lớn nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Bản thân tổng công ty chè Việt nam cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết để nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập như: Công nghệ sản xuất đơn điệu, chủ yếu là công nghệ sản xuất chè đen, chè xanh OTD truyền thống. Thiết bị lạc hậu và quá cũ kỹ phần lớn là những năm 60, 70 (thời Liên xô cũ). Tổng công ty có chủ động đầu tư rang thiết bị mới nhưng không nhiều, còn mang tính chắp vá do hạn chế về vốn. Hình thức tổ chức hiện nay của tổng công ty ít có cơ hội để tập trung được các nguồn lực:cơ cấu sản xuất kinh doanh phân tán, nhiều đơn vị bị thua lỗ, đơn vị có lãi cũng không nhiều, không đủ để tái đầu tư về cơ cấu hoặc sản xuất năm sau phù hợp với yêu cầu của thị trường đòi hỏi ngày càng cao. Vườn chè đã giao cho gia đình theo Nghị định 01, chè vùng dân không có quy hoạch cụ thể găn trách nhiệm trong hợp đồng theo 80TTg.Tiềm lực của công ty rất nhỏ bé, sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội nhập. Trong những năm qua, tổ chức sản xuất và tiêu thụ chè nội tiêu còn phân tán, cơ chế chính sách chưa tạo ra được động lực phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng. Tất cả những điều đó đã làm giảm khả năng cạnh tranh của nghành chè Việt nam (trong đó có Tổng công ty chè Việt nam ) trong tiến trình hội nhập, làm cho nghành chè Việt nam phát triển nhanh nhưng không ổn định, không vững, luôn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. 3. Mục tiêu chiến lược của Tổng công ty trong thời gian tới. Xây dựng Tổng công ty chè Việt nam thành một Tổng công ty mạnh làm nòng cốt cho nghành chè Việt nam trong phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, kinh tế doanh nghiệp đa nghành trên cơ sở nghành kinh tế doanh nghiệp chính là chè. Tổ chức hợp tác, phân công chuyên môn hoá, tích tụ tập trung các nguồn lực để đầu tư chiều sâu về giống, công nghệ hiện đại, thiết bị hiện đại và đào tạo con người để tăng năng suất lao động, năng cao khả năng cạnh tranh. Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế xây dựng Tổng công ty mạnh toàn diện( tài chính, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý) Phát triển thương hiệu Vinatea với những nhãn mác sản phẩm uy tín đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. III. Quá trình lựa chọn đề tài cần nghiên cứu 1. Hướng chọn các đề tài: Tôi là một sinh viên lớp kế hoạch A khoá 45 thuộc khoa KH_PT của trường ĐH kinh tế quốc dân trong thời gian thực tập tôi hân hạnh được công tác ở phòng kế hoạch của tổng công ty chè Việt nam và được sự giúp đỡ của các cán bộ kế hoạch của TCT tôi đã được tìm hiểu và nghiên cứu tình hình hoạt động của tổng công ty.Qua thời gian làm việc tôi thấy tổng công ty là một doanh nghiệp sản xuất và có tổ chức hoạt động rất rộng lớn có thị trường xuất khẩu sang các nước lớn cụ thể là trong năm 2006 có kim nghạch xuất khẩu 25200000 USD .Còn đối với nghành chè Việt nam trong 11 tháng đầu năm 2006 có sản lượng xuất khẩu chè là 95 nghìn tấn trị giá 99854066 triệu USD tăng 16,1 % về lượng và 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2005.Vì thế tôi có đưa ra 3 hướng đi là: _ Chiến lược phát triển nghành chè Việt nam trong những năm tới. _ Chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt nam trong thời gian tới. _ Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè của tổng công ty chè Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Đề tài lựa chọn: Qua việc nghiên cứu cụ thể và thảo luận với giáo viên hướng dẫn tôi quyết định chọn đề tài là :’’Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè của tổng công ty chè Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ”. Tài liệu tham khảo Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện quyết định số 43 TTg của thủ tướng chính phủ và các giải pháp phát triển chè Việt nam giai đoạn 2005-2006 đến 2010. Bộ NN-PT NT Hiệp hội chè Việt nam. . Quyết định của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành lập tổng công ty chè Việt nam. Tổng công ty chè Việt nam trước thềm hội nhập WTO. Báo cáo của tổng công ty chè Việt nam với ban kinh tế trung ương ngày 16/8/2006 Mục Lục: Giới thiệu chung về Tổng công ty chè Việt nam Giới thiệu chung. 1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè VN 2 3. Bộ máy tổ chức.. 3 3.1 Chức năng nhiêm vụ 3 3.2 Nghành nghề kinh doanh 4 4. Quá trình chuyển đổi của Tổng công ty 4 5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ở tổng công ty 5 II. Hiện trạng của tổng công ty trong thời gian qua và định hướng phát triển trong thời gian tới 8 1. Thành tựu 8 1.1 Nông nghiệp 8 1.2 Chế biến 8 1.3 Kiểm tra sản phẩm 9 1.4 Bao bì đóng gói 10 1.5 Thị trường 11 2. Tồn tại 12 3. Mục tiêu của tổng công ty 13 III. Quá trình lựa chọn đề tài 15 1. Hướng chọn đề tài 15 2. Đề tài lựa chọn 16 Tài liệu tham khảo 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tại tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea).doc
Tài liệu liên quan