MỤC LỤC
Lời mở đầu .1
Phần I : Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Nhân Hòa .2
1. Đặc điểm tình hình chung của công ty .2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .2
1.2 Chức năng nhiệm vụ . .2
1.3 Năng lực hiện có . 2
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .3
3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của đơn vị .5
3.1 Đặc điểm hệ thống tổ chức sản xuất .5
3.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại đơn vị . 6
4.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán . 7
5. Hình thức kế toán .9
6. Kết quả kinh doanh đạt được trong những năm gần đây .11
7.Những đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng tới công tác kế toán nói chung .11
Phần II :Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Nhân Hòa 13
1. Kế toán tài sản cố định .13
1.1 Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán tài sản cố định 13
1.2 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng .13
1.3 Quy trình hạch toán tài sản cố định . 15
2. Kế toán vật tư 16
2.1 Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán vật tư .16
2.2 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng .16
2.3 Quy trình hạch toán vật tư .17
3. Kế toán tiền lương .18
3.1. Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán tiền lương .18
3.2. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng .18
3.3. Quy trình hạch toán tiền lương .19
4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 20
4.1 Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 20
4.2 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 20
4.3 Quy trình ghi sổ kế toán .21
5. Kế toán tiền mặt , tiền gửi ngân hàng . .22
5.1 Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.22
5.2 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng .22
5.3 Quy trình ghi sổ kế toán 24
Phần III : Đánh giá chung về công tác kế toán tại đơn vị .25
1. Ưu điểm công tác kế toán tại đơn vị .25
2. Hạn chế công tác kế toán tại đơn vị . .26
3. Kiến nghị .26
Kết luận . .28
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp về công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Nhân Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án tài sản cố định, vật tư
- Tiếp nhận, kiểm tra và hạch toán các chứng từ mua sắm tài sản cố định, công cụ, dụng cụ. Kiểm tra sự biến động tài sản cố định hàng tháng, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư TSCĐ trong công ty.
- Tính, trích khấu hao tài sản cố định và phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ định kỳ hàng tháng.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác trung thực, kịp thời số lượng chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho, tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, đọng, kém phẩm chất dể công ty cã biện phát xử lý kịp thời hạn chế tối đa mức thiệt hại có thể xảy ra.
- Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
* Kế toán tiền lương:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương các khoản trích theo lương phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng lao động.
Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phụ trợ cho người lao đông.
Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp.
* Kế toán tổng hợp:
Đôn đốc kiểm tra toàn bộ hoạt động bộ máy kế toán thông qua quá trình quản lý và hạch toán trên hệ thống tài khoản, chứng từ được tổng hợp vào cuối tháng.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo đúng quy định của nhà nước.
Phân tích các hoạt đông sản xuất kinh doanh trên các chỉ tiêu cơ bản, tham mưu cho kế toán trưởng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những ưu điểm, và yếu kém còn tồn tại.
Thực hiện công tác quyết toán đối với nhà nước.
* Thủ quỹ:
- Tiếp nhận, kiểm chứng chứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi theo đúng quy định về chứng từ gốc do nhà nước ban hành. Cập nhật chứng từ thu chi vào sổ quỹ tiền mặt ngay khi phát sinh các khoản thu - chi.
Thực hiện chi những khoản đã được phê duyệt theo đúng quy định của công ty
Kiểm két đối chiếu với kế toán tiền mặt hàng ngày về lượng tiền trong két, thực hiện thu từ ngân hµng, từ các chủ đầu tư.
*Nhân viên thống kê Kế toán tại công trình
- Nhân viên kế toán ở đây có nhiệm vụ thu thập, phân loại, kiểm tra chứng từ theo sự phân công của kế toán trưởng, định kỳ chuyển chứng từ ban đầu, các bảng kê, báo cáo và các tài liệu liên quan về phòng kế toán công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán.
* Kế toán chi phí giá thành
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Tập hợp chi phí và tính giá thành công tác xây lắp.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình , vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006
- Niên độ kế toán áp dụng từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chế độ kế toán : VNĐ
- Hình thức sổ kế toán : Với quy mô kinh doanh khá lớn, khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều nên hiện nay công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán của công ty đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
- Với hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” kế toán sử dụng những sổ sách theo mẫu quy định, đó là Sổ nhật ký chung, Sổ Cái các tài khoản, Sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh.
Trình tự ghi sổ kế toán như sơ đồ sau:
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ(thẻ) kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Chứng từ gốc
Ghi chú :
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Quan hệ đối chiếu
Hình 4 : Sơ đồ trình tự chi sổ toán kế toán theo
hình thức Nhật ký chung tại công
Tại công ty đã sử dụng trình tự ghi sổ trên để thực hiện các phần hành kế toán. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ kế toán cập nhật số liệu sổ Nhật ký chung. Từ sổ Nhật ký chung kế toán vào sổ cái các tài khoản liên quan và sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng từ sổ kế toán chi tiết kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết, lấy sổ cái làm căn cứ lập Bảng cân đối số phát sinh. Mặt khác từ các chứng từ gốc, cuối tháng, cuối kỳ kế toán kiểm tra đối chiếu số liệu ở Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó tập hợp số liệu từ Bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp số liệu chi tiết lập báo cáo tài chính.
Kết quả kinh doanh đạt được trong những năm gần đây
Đvt : triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Doanh thu
15.590
28.314
56.560
Lãi gộp
7.678
12.542
21.474
Lãi ròng
2.125
3.242
7.054
Nhận xét :
- Năm 2008 do mới thành lập được chưa đầy hai năm và do nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nên doanh thu của đơn vị chỉ đạt 15.590 triệu đồng. Năm 2009 doanh thu dạt 28.314 triệu đồng tăng 12.724 triệu đồng tương ứng với 81,6%
- Năm 2010 doanh thu tăng 28.246 triêu đồng so với năm 2009 tương ứng 99.75%
Như vậy trong 3 năm mà doanh thu đã tăng lên rõ rệt chứng tỏ tiềm lực của công ty là rất lớn.
Về lãi gộp : Ban đầu lãi gộp đã đạt chỉ tiêu mà doanh nghiệp đề ra, do phải mua sắm thêm nhiều tài sản cố định, thiết bị phục vụ sản xuất.
Về lãi ròng : Năm 2010 đã tăng hơn 100% so với năm 2009 chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí hơn.
Để đạt được những thành quả ban đầu như trên là do sự cố gắng phấn đấu làm việc hết mình của đội ngũ công nhân viện trong công ty. Phương hướng phát triển trong năm 2011 cần được đưa ra triển khai để công ty duy trì và phát huy sức mạnh tiềm năng.
Những đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng tới công tác kế toán nói chung
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập có chức năng tạo ra và trang bị tài sản cố định cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác. Chính sự khác biệt đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và hạch toán trong xây dựng cơ bản.
Sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tập và mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, trình độ kỹ thuật thẩm mĩ cao. Do vậy việc tổ chức quản lý phải nhất thiết có dự toán, thiết kế và thi công. Trong suốt quá trình xây dựng, giá dự toán sẽ trở thành thước đo hợp lý hạch toán các khoản chi phí và thanh quyết toán các công trình.
Mỗi công trình của doanh nghiệp gắn với vị trí nhất định, cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất khác như lao động, vật tư, thiết bị máy móc..phải di chuyển theo, do đó luôn tồn tại một khoảng cách lớn giữa nơi trực tiếp phát sinh chi phí và nơi hạch toán chi phí đã gây không ít khó khăn cho công tác kế toán của đơn vị như việc theo dõi quản lý gặp khó khăn, luân chuyển chứng từ chậm nên dễ khi gặp sai sót.
Mặt khác hoạt động xây lắp lại tiến hành ngoài trời, thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: thời tiết, khí hậu…nên dễ dẫn đến tình trạng hao hụt, lãng phí vật tư, tiền vốn…làm tăng chi phí sản xuất.
Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng, giá trị công trình đã được xác định thông qua giá trúng thầu hoặc giá chỉ định thầu. Điều đó có nghĩa sản phẩm xây lắp thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước. Do đó, có thể nói tính chất hàng hóa của sản phẩm của doanh nghiệp không được thể hiện rõ.
Từ những đặc điểm trên đây, đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng những yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán một doanh nghieeepj sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp đặc trưng riêng của doanh nghiệp xây lắp nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cố vấn cho lãnh đạo việc tổ chức quản lý để đạt hiệu quả cao trong sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP NHÂN HÒA
Kế toán tài sản cố định
Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (phương tiện đi lại, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản cố định rất phức tạp.
- Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết tài sản cố định rất dễ mất mát, hư hỏng…dẫn đến hao mòn tài sản cố định sẽ nhanh.
- Do đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp tài sản cố định có giá trị lớn, đầu tư mất nhiều vốn, nên có một số máy thi công doanh nghiệp phải đi thuê, điều đó khiến chi việc hạch toán và tính khấu hao thêm phần phức tạp hơn.
- Do công trường thi công và trụ sở công ty cách xa nhau nên chứng từ luân chuyển còn chậm, khiến cho việc trích khấu hao, quyết định sửa chữa khi hỏng còn diễn ra chậm làm ảnh hưởng hưởng đến quá trình thi công và hạch toán kế toán cũng không được chính xác.
1.2 Tên chứng từ, sổ sách sử dụng
Chứng từ
- Hóa đơn GTGT khi mua TSCĐ, do kế toán bán hàng đơn vị bán TSCĐ lập, kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp lưu giữ liên 2 ( giao cho khách hàng)
- Hóa đơn vận chuyển khi mua TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ : Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm thì phải lập biên bản giao nhận TSCĐ. Phòng kế toán phải sao cho mỗi bộ phận một bản để lưu. Hồ sơ đó bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hóa đơn, giấy vận chuyển bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ.
Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán TSCĐ trên để ghi vào nhật ký chung, sổ chi tiết TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ.
Bảng đăng ký danh mục tài sản cố định trích khấu hao
Bảng tổng hợp chi tiết khấu hao tài sản cố định
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ…
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngày 5 tháng 12 năm 2010
( liên 2 giao cho khách hàng)
Đợn vị bán hàng : Công ty cp thế giới số Trần Anh
Địa chỉ : 123 Đường Láng Đống Đa Hà Nội
Họ và tên người mua hàng : Công ty CP ĐTPT đô thị và khu CN Nhân Hòa
Địa chỉ : Hà Đông
STT
Tên HH – dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy tính văn phòng
Chiếc
5
6.530.000
32.650.000
Cộng tiền hàng
32.650.000
Thuếsuất thuế GTGT 10%
Tiền thuế GTGT
3.265.000
Tổng tiền thanh toán
35.915.000
Số tiền viết bằng chữ
Ba năm triệu chín trăm mười năm nghìn đồng
Người mua Kế toán trưởng
Phiếu chi : Khi dùng tiền mặt để mua tài sản cố định do kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lập, lập thành 2 liên (1. Lưu tại cuống, 2. kẹp chung với chứng từ lưu)
Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị
và khu công nghiệp Nhân Hòa
PHIẾU CHI Quyển số 2/2010
Ngày 25 tháng 06 năm 2010 Nợ TK : 211,133
Có TK : 111
Họ và tên người nhân : Nguyễn Văn Tuyến
Địa chỉ : Đội trực tiếp thi công
Lý do : Mua máy trộn bê tông
Số tiền : 537.345.000VNĐ
( bằng chữ : Năm trăm ba bảy triệu ba trăm bốn năm nghìn chẵn)
Đã nhân đủ số tiền : năm trăm ba bảy triệu ba trăm bốn năm nghìn chẵn
Ngày 25 tháng 6 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ quỹ Người nhận
(kí,tên họ) (kí,tên họ) (kí, tên họ) (kí, tên họ)
Tài khoản kế toán sử dụng : TK 211, TK 212, TK 213, TK 214, TK 111, TK 112, TK 331, TK 133
Sổ sách sử dụng
Thẻ chi tiết TSCĐ
Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái các TK 211,212,213,214
1.3 Trình tự ghi sổ kế toán tài sản cố định
Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến TSCĐ, công ty đã sử dụng hình thức Nhật ký chung, quy trình ghi sổ kế toán được khái quát theo sô đồ sau
:
Biển bản giao nhận TSCĐ; Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa; Biên bản đánh giá lại TSCĐ…
Sổ Nhật ký chung
Thẻ chi tiết TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Sổ cái các TK 211,212,213,214
Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú :
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Quan hệ đối chiếu
Hình 5 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kê sổ kế toán TSCĐ theo hình thức Nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thực hiện phản ánh vào Thẻ tài sản cố định, lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, và phản ánh vào Sổ Nhật ký chung. Số liệu trên Sổ nhật ký chung là cơ sở để kế toán phản ánh vào Sổ cái các tài khoản 211,212,213,214. . Căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết các tài khoản chi phí ( 627,641,642). Căn cứ vào thẻ chi tiết TSCĐ định kỳ hoặc cuối tháng kế toán lập các Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu trên sổ cái các tài khoản 211,212,213,214. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái các tài khoản 211,212,213,214, kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh. Bảng này cùng các Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ là cơ sổ để kế toán lập Báo cáo tài chính.
Kế toán vật tư
Định nghĩa :
Nguyên vật liệu ( NVL): là những đối tượng lao động doanh nghiệp mua về hoặc tự chế dùng cho sản xuất, kinh doanh. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh dưới tác động của lao động, NVL bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành thực thể của sản phẩm
Công cụ dụng cụ (CCDC): Là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gián sử dụng qui định để được coi là tài sản cố định
Đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến kế toán vật tư
- Ngành xây dựng có đặc trưng riêng biệt so với các ngành khác bởi sản phẩm của ngành là các công trình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn nên đòi hỏi kế toán vật phải theo dõi liên tục nhập xuất tồn, đồng thời phải quản lý chặt chẽ đề phòng mất mát.
- Do thời tiết ẩm ướt vào mùa xuân, nắng nóng vào mùa hè nên vấn đề bảo quản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cũng cấp thiết để tránh chất lượng bị giảm sút..
- Một công trình lớn, đòi hỏi kết cấu bao gồm nhiều loại NVL nên việc hạch toán chi tiết hay bị nhầm lẫn.
Chứng từ, sổ sách sử dụng
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn mua hàng : Do người bán hàng lập, kế toán vật tư lưu lại liên 2 ( liên giao cho khách hàng)
- Hợp đồng mua bán vật tư : Do người bán lập
- Hóa đơn phí cước vận chuyển
- Biên bản kiểm kê vật tư: Căn cứ vào hóa đơn mua hàng và hợp đồng mua bán, thủ kho sẽ lập biên bản kiểm kê vật tư và có sự xác nhận của các bên có liên quan.
- Phiếu nhập kho : Căn cứ vào biên bản kiểm kê vật tư thủ kho lập phiếu nhập kho và lập thành 3 liên. liên 1 thủ kho lưu, liên 2 gửi lên phòng kế toán để theo dõi song song với kho (kèm với bản copy hóa đơn của hàng nhận về, liên 3 người giao hàng giữ
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho : Do thủ kho lập và lập thành 3 liên, liên 1 thủ kho sẽ giữ lại để vào thẻ, liên 2: chuyển lên phòng kế toán để vào sổ, liên 3: người nhận vật tư giữ.
- Thẻ kho: Căn cứ vào phiếu nhập kho và xuất kho thủ kho sẽ ghi vào thẻ kho để theo dõi vật tư
Doanh nghiệp hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song:
Căn cứ vào chứng từ gốc thủ kho lập phiếu xuất kho và phiếu xuất kho, thủ kho căn cứ vào hai phiếu trên để lập thẻ kho. Chuyển liên 2 của phiếu nhập kho và phiếu xuất kho cho kế toán vật tư đây là căn cứ để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Cứ một tháng thủ kho và kế toán vật tư lại đối chiếu giữa thẻ kho và sổ chi tiết NVL – CCDC. Hàng tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết để lập Báo cáo nhập – xuất – tồn.
Tài khoản kế toán sử dụng : TK 152, TK 153, TK 621, TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 331
Sổ sách sử dụng
Nhật ký chung
Sổ Cái các TK 152, 153
Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC
Sổ chi tiết NVL, CCDC
Trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ : hóa đơn, phiếu nhập, xuất kho, phiếu thu, biên bản kiểm kê vật tư,phiếu chi…
Sổ Cái các TK 152, 153
Bảng cân đối số phát sinh
Nhật ký chung
Sổ chi tiết NVL, CCDC
Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Hình 6 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán NVL, CCDC theo hình thức NKC
Hàng ngày kế toán vật tư căn cứ vào các chứng từ gốc :hóa đơn, phiếu nhập, xuất kho, phiếu thu, phiếu chi…để vào sổ chi tiết NVL, CCDC và vào sổ Nhật ký chung. Căn cứ vào sổ nhật ký chung để lập sổ cái các tài khoản 152, 153.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết NVL, CCDC để lập Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC. Đồng thời đối chiếu số liệu giữa sổ cái các tài khoản và Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC.
Cuối tháng căn cứ vào sổ Cái các tài khoản 152, 153 vào bảng cân đối số phát sinh. Và căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC để lập Báo cáo tài chính.
3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3.1 Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán tiền lương
- Do đặc điểm phân tán của doanh nghiệp, công trường thi công xa nơi trụ sở làm việc, nên để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp đa phần là thuê công nhân thời vụ. Do đó việc theo dõi quản lý chấm công cho công nhân cũng phức tạp hơn.
- Vì đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp có quá trình thi công dài thu hồi vốn lâu tiền mặt thường ít, ảnh hưởng đến việc thanh toán lương cho công nhân viên, nên việc hạch toán tiền lương cũng bị gián đoạn.
- Do điều kiện làm việc ngoài trời ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, đó là nguyên nhân khách quan mà doanh nghiệp lại thực hiện chấm công theo thời gian nên vào ngày thời tiết mưa, lụt không tiến hành làm việc được nhưng vẫn phải chấm công cho công nhân theo phần trăm quy định, điều đó làm tăng thêm sự phức tạp cho người theo dõi.
3.2 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng
Chứng từ
- Hợp đồng lao động được ký kết giữa đại diện công ty và người lao động : trong hợp đồng có ghi về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, mức lương và một số quy định khác. Hợp đồng được thảo làm hai bản và mỗi bên giữ một bản.
- Bảng chấm công : Bảng chấm công do kế toán tại trụ sở kết hợp với kế toán tại công trình trực tiếp theo dõi, giám sát thời gian lao động cảu từng người. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội, sản xuất.
- Bảng thanh toán tiền lương : Căn cứ vào bảng chấm công kế toán lương lập bảng thanh toán lương.
- Biên bản điều tra tai nạn lao động, chứng từ khám chữa bệnh.
- Bảng thanh toán BHXH
- Bảng tính trích các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tài khoản kế toán sử dụng : 334, 338, 111, 112, 335
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ nhật ký chung,
Sổ cái TK 334, 338
Sổ chi tiết 334, 338
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
3.3 Quy trình ghi sổ
Chứng từ gốc : Bảng chấm công; Hợp đồng làm khoán; Bảng thanh toán tiền lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH;Bảng thanh toán BHXH; Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; Phiếu theo dõi tạm ứng…
Sổ chi tiết các TK 334,
338
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết các TK 334, 338
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Sổ Cái các TK 334, 338
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Hình 7 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tiền lương
- Hàng ngày kế toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ gốc : Bảng chấm công, hợp đồng làm khoán; Bảng thanh toán tiền lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH; Bảng thanh toán BHXH; Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; Phiếu theo dõi tạm ứng…để ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết các tài khoản 334, 338 và bảng phân bổ tiền, lương, bảo hiểm xã hội.
- Cuối tháng từ sổ nhật ký chung ghi sổ cái các tài khoản 334, 338. Căn cứ vào sổ chi tiết các tài khoản 334, 338 để lập Bảng tổng hợp chi tiết các TK 334, 338.
Sau đó đối chiếu giữa sổ cái các tài khoản và Bảng tổng hợp chi tiết các TK 334, 338
- Cuối kỳ căn cứ vào sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh, từ đó làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến kế toán chi phí giá thành .
- Do thời gian thi công kéo dài, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, mưa, lũ lụt thì công nhân có thể phải nghỉ làm việc trong một số ngày. Công trình thì không tiến triển mà chi phí nhân công vẫn tăng điều này khiến chi phí giá thành tăng lên, việc hạch toán chi phí bị gián đoạn.
- Tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khiến hao mòn nhanh, giá trị khấu hao lớn nên việc theo dõi phân bổ khấu hao để hạch toán vào chi phí rất khó khăn. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dễ bị mất mát, giảm phẩm chất dẫn đến chi phí bảo quản tăng lên. Vì thế ảnh hưởng rất lớn đến chi phí giá thành sản phẩm.
- Do tính đặc thù của doanh nghiệp xây lắp, phải sử dụng máy thi công vào sản xuất mà chi phí sử dụng máy thi công trong dản phẩm xây dựng cơ bản nói chung thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp, nên kế toán tập hợp chi phí tính giá thành phải theo dõi hạch toán chi phí máy thi công riêng.
- Vì doanh nghiệp tổ chức bộ máy theo hình thức tập trung nên chứng từ luân chuyển chậm, làm gián đoanh công tác tập hợp chi phí tính giá thành.
- Quá trình thi công một công trình từ khi bắt đầu đến hoàn thiện trải qua nhiều giai đoạn, thời gian lâu, giá trị sản phẩm hoàn thành lớn, đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phải có tư duy lôgic và sự phối hợp của các nhân viên kế toán khác thì việc tính toán mới có độ chính xác cao.
Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp.
Chứng từ kế toán sử dụng
Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu do kế toán nguyên vật liệu lập, kế toán chi phí giá thành căn cứ vào đó tính chi phí nguyên vật liệu, chi phí máy thi công.
- Bảng phân bổ khấu hao: Do kế toán tài sản cố định lập, kế toán tập hợp chi phí làm căn cứ tính chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công.
- Bảng thanh toán lương : Do kế toán tiền lương lập, kế toán tập hợp chi phí giá thành lấy làm căn cứ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công.
- Bảng trích tính các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn : Do kế toán tiền lương lập, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành lấy làm căn cứ tập hợp chi phí sản xuất chung.
- Hoá dơn VAT các dịch vụ mua ngoài : Do kế toán tiền mặt lập và kế toán chi phí giá thành lấy làm căn cứ tập hợp chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công.
- Biểu thanh toán khối lượng hoàn thành : Do bên sản xuất, thi công lập
- Biên bản nghiệm thu xác nhận khối lượng hoàn thành
- Thẻ tính giá thành
Tài khoản kế toán sử dụng : TK 621, TK 623, TK 627, TK 622, TK 111, TK 112, TK 331, TK 152, TK 153, TK 154, TK 334, TK 338
Sổ kế toán
Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154
Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154
Bảng tổng hợp chi tiết TK 621,622,623,627,154
Nhật ký chung
Trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc : Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư, bảng trích khấu hao, bảng thanh toán lương, và một số chứng từ khác
Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154
Nhật ký chung
Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154
Bảng tổng hợp chi tiết TK 621,622,623,627,154
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Hình 8 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo hình thức Nhật ký chung
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhân viên kế toán ở công trình gửi về như : Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư, bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng thanh toán lương, và một số chứng từ khác, kế toán tập hợp chi phí ghi vào sổ Nhật ký chung, và sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154. Căn cứ vào các định khoản trên nhật ký chung kế toán vào sổ cái các tài khoản 621, 622, 623, 627 và sổ cái TK 154.
Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết các tài khoản, kế toán tiến hành lập bảng tập hợp chi tiết chi phí, sau đó đối chiếu giữa sổ cái các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản chi phí.
Từ bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154 kế toán lập bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh, để kiểm tra và theo dõi số phát sinh, số dư các tài khoản đồng thời ghi các bút toán điều chỉnh. Từ đó kế toán căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành và bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo cáo tài chính.
Kế toán các nghiệp liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng tới kế toán tiền
- Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 156.doc