BÁO CÁO TỔNG HỢP VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC 1
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 1
1. Quá trình thành lập công ty. 1
2. Tên và địa chỉ của công ty. 2
3. Tình hình nhân sự trong công ty. 2
5. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. 1
5.1. Phòng vận tải biển. 1
5.2. Phòng pháp chế- an toàn. 2
5.3. Phòng thuyền viên. 5
5.4. Phòng kĩ thuật. 7
5.5. Phòng vật tư. 9
5.6. Phòng kinh tế - đầu tư - đối ngoại. 10
5.7. Phòng tài chính - kế toán. 13
5.8. Phòng tổ chức cán bộ - lao động. 15
5.9. Văn phòng Tổng giám đốc công ty. 17
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 19
1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của NOSCO trong 3 năm 2005; 2006; 2007.( Đv: đồng) 19
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp về công ty cổ phần vận tải biển bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào hiệp hội chủ tàu Việt Nam.
- Về công tác khai thác đội tàu và dịch vụ đại lý hang hải:
Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty và trực tiếp thương lượng, ký kết và thực hiện các hợp đồng về khai thác tàu biển của Công ty.
Tham mưu cho Công ty trong việc giao dịch và kí kết các hợp đồng về khai thác tàu biển của công ty.
Thu cước tàu và theo dõi, kiểm soát việc thu cước.
Trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ kinh doanh khác thuộc lĩnh vực Hàng hải như cho thuê thuyền viên, tư vấn kĩ thuật, giám định mua, bán tàu, giám định tổn thất cho tàu do đam va…
Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty và trực tiếp thương lượng, kí kết và thựưc hiện các hợp đồng về dịch vụ, đại lý tàu biển và mô giới Hàng hải của Công ty.
Nghiên cứu và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải, đại lý mô giới hang hải; Nghiê cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty về dich vụ LOGISTICS.
Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác khai thác tàu vận tải biển và đại lý, môi giới hang hải.
5.2. Phòng pháp chế- an toàn.
a. Chức năng:
- Là phòng tham mưu về nghiệp vụ pháp lý cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong việc quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động của Văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ pháp lý đối với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng thực hiện các phần việc có lien quan đến trách nhiệm của công ty trong việc quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động của công ty và các đơn vị trực thuộc theo uỷ quyền của Tổng giám đốc.
- Tư vấn pháp luật cho các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc.
- Thường trực trong các quan hệ về nghiệp vụ pháp lý giữa công ty với các cơ quan Nhà nước và các đối tác trong và ngoài nước.
- Thừa lệnh Tổng giám đốc công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người phụ trách(DPA) hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc các tàu biển và các phòng lien quan thực hiện theo bộ luật quản lý an toàn(ISM), Bộ luật an ninh hàng hải(ISPS).
b. Nhiệm vụ:
- Về pháp luật chuyên nghành Hàng hải: Soạn thảo các văn bản, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc về thủ tục pháp lý, xử lý tranh chấp, cụ thể:
Chủ trì việc nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty trong việc kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động Hàng hải; tham gia xây dựng chính sách Hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Trực tiếp chỉ đạo, phổ biến hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật Hàng hải, giám sát công tác pháp chế Hàng hải của đơn vị trực thuộc; định kì tổng hợp và báo cáo về công tác pháp chế hang hải ở công ty.
Chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất với hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc công ty nhằm xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ chuyên môn giữa công ty với các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến nghiệp vụ pháp lý chuyên ngành Hàng hải.
Tham gia các hoạt động của công ty với tổ chức Hàng hải quốc tế.
- Về pháp luật kinh doanh:
Chủ trì việc tham mưu về mặt pháp lý cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty thực hiện việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động của công ty và các đơn vị trực thuộc theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và các quy định pháp luật hiện hành khác.
Chủ trì việc soạn thảo, trình Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc( theo quy định của điều lệnh công ty) ban hành các văn bản mang tính pháp quy áp dụng trong nội bộ công ty; chủ trì việc xây dựng điều lệ các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; tham gia xây dựng điều lệ công ty cổ phần, liên doanh mà công ty có góp vốn; chủ trì việc xây dựng các quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc Công ty.
Tham gia xây dựng, chuẩn hoá dự thảo các tài liệu chính thức hoặc các văn kiện pháp lý khác của công ty nhằm đảo bảo tính hợp pháp, hợp lệ về mặt nội dung và hạn chế tối đa các sai sót về kỹ thuật văn bản.
Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc giải quyết các thủ tục pháp lý, hành chính… liên quan đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển do pháp luật quy định.
Giải quyết các tranh chấp khiếu nại, đòi bồi thường hoặc các tranh tụng khác liên quan đến lợi ích, uy tín của công ty, các đơn vị trực thuộc hoặc các cá nhân người lao động trong Công ty.
Báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc về các vấn đề do phòng phát hiện và đề xuất phương án giải quyết cụ thể; trong trường hợp cần thiết có thể trực tiếp can thiệp để ngăn chặn kịp thời những vụ việc trái pháp luật hoặc có thể gây ra thiệt hại đối với uy tín, lợi ích của công ty nhưng ngay sau đó phải báo cáo xin chỉ thị của Tổng giám đốc để xử lý tiếp.
- Về công tác an toàn hàng hải:
Xây dựng và tổ chức thực hiện sổ tay Quản lý an toàn, kế hoạch an ninh trên các tàu của Công ty theo sự chỉ đạo trực tiếp của người phụ trách(DPA). Giám sát, kiểm tra thúc đẩy việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn trên tàu và tất cả các phòng nghiệp vụ có liên quan.
Tiến hành các thủ tục cần thiết để mua bảo hiểm cho các tàu. Hướng dẫn thuyền trưởng các thủ tục cần thiết để xử lý các vấn đề có liên quan đến tai nạn và sự cố cần bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế cho đội tàu trong lĩnh vực bảo hiểm.
Cung cấp đầy đủ ấn phẩm Hàng hải, hải đồ nhật kí các tàu. Làm các thủ tục cần thiết để các cơ quan chức năng cấp các giấy chứng nhận ISSC, SMC cho các tàu đảm bảo theo quy định kinh doanh vận tải biển hiện hành.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người phụ trách(DPA) theo dõi hướng dẫn mọi hoạt động của tàu nhằm ngăn ngừa và nhanh chóng khắc phục mọi hậu quả do thiên tai, bão tố, tai nạn hang hải nhằm bảo vệ tính mạng thuyền viên, tài sản Công ty và môi trường biển.
Tham gia các tiểu ban chuyên ngành về an toàn hàng hải để soạn thảo các văn bản pháp quy nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tạo điều kiện phát triển đội tàu của Công ty và ngành hàng hải.
5.3. Phòng thuyền viên.
a. Chức năng:
- Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về tuyênr dụng, quản lý, đào tạo và sử dụng đội ngũ thuyền viên đủ tiêu chuẩn đảm bảo theo quy định của công ước Quốc tế và Bộ luật hàng hải.
- Là phòng trực tiếp tổ chức bố trí, quản lý, đào tạo và sử dụng đội ngũ cho thuê thuyền viên của Công ty.
- Là phòng trực tiếp đề xuất các vấn đề có liên quan đến thuyền viên đội tàu biển của Công ty.
- Là phòng tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực quản lý, đào tạo và sử dụng thuyền viên tàu biển.
b. Nhiệm vụ:
- Về công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng thuyền viên.
Trực tiếp dự thảo quy chế tuyển dụng theo đúng quy trình tuyển dụng thuyền viên tại sổ tay quản lý an toàn, báo cáo Tổng giám đốc công ty, trình Hội đồng quản trị phê chuẩn.
Trực tiếp quản lý, sử dụng thuyền viên tàu biển. Thừa uỷ quyền của Tổng giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn thuyền viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách thuyền viên theo quy định của bộ luật hàng hải và các quy định của Bộ luật quản lý an toàn(ISM).
Lập kế hoạch sử dụng, điều động, thay thế thuyền viên một cách hợp lý đảm bảo giảm thiểu chi phí kinh doanh và đảm bảo cung ứng thuyền viên kịp thời cho đội tàu biển.
Trực tiếp quản lý danh sách, các văn bằng, chứng chỉ, hộ chiếu thuyền viên, hộ chiếu phổ thông của thuyền viên theo quy định của nhà nước hiện hành và theo quy định của ngành hàng hải.
Chủ động làm việc với các cơ quan chức năng về việc cấp đổi các văn bằng chứng chỉ, Hộ chiếu của thuyền viên theo quy định hiện hành của Nhà nước và ngành hàng hải.
Trực tiếp dự thảo quy chế quản lý, sử dụng thuyền viên báo cáo Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê chuẩn.
Quản lý, cấp phát trang thiết bị bảo hộ cho thuyền viên theo quy định mức đã được phê duyệt và lập các báo cáo về cấp phát BHLĐ theo quy định của công ty và Nhà nước hiện hành.
Trực tiếp giải thích với thuyền viên về các quyền lợi và nghĩa vụ của thuyền viên đối với công ty trong thời gian Hợp đồng lao động, hợp đồng thuê thuyền viên còn hiệu lực.
Trực tiếp đề xuất các quyền lời và đưa ra các ý kiến về xử lý trách nhiệm của thuyền viên bao gồm: nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc, buộc thôi việc.
Trực tiếp giả quyết các vấn đề tiền lương, tiền thưởng, các chế độ đãi ngộ khác của thuyền viên dựa trên các quy chế được áp dụng.
Chủ trì các cuộc họp, hội nghị có liên quan đến thuyền viên của Công ty.
trực tiếp thanh toán các khoản tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ của thuyền viên.
- Về công tác đào tạo thuyền viên:
Lập kế hoạch đào tạo thuyền viên hàng năm và các kế hoạch dài hạn trình Tổng giám đốc công ty xem xét, phê duyệt.
Tổ chức đào tạo thuyền viên hàng năm trong thời gian nghỉ dự trữ đảm bảo năng cao chất lượng thuyền viên.
Chủ động liên hệ với các đơn vị đào tạo để cử thuyền viên đi đào tạo theo kế hoạch được phê duyệt.
5.4. Phòng kĩ thuật.
a. Chức năng:
- Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty về quản lý kĩ thuật đội tàu và các phương tiện kĩ thuật do công ty quản lý.
- Là phòng trực tiếp quản lý, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về kĩ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, phục vụ khai thác kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Là phòng tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ khai thác kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp xây dựng các định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư, phụ tùng cho các tàu và ôtô do công ty quản lý; theo dõi định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tư, thường xuyên điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế sử dụng.
- Trực tiếp lập và thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng và cung ứng vật tư cho các tàu nhằm bảo đảm đội tàu do công ty quản lý và khai thác hoạt động liên tục, hạn chế tối thiểu các sự cố kỹ thuật cũng như việc lãng phí vật tư, nhiên liệu nhằm kinh doanh có hiệu quả.
- Thừa uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty trực tiếp quan hệ với các cơ quan đăng kiểm để nhận kế hoạch về tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng, cung ứng cho các tàu theo đúng yêu cầu giữ cấp của đăng kiểm với chi phí tiết kiệm nhất.
- Theo dõi đánh giá trình độ kĩ thuật, quản lý kĩ thuật… của đội ngũ thuyền viên trong công ty, cập nhật các kiến thức và quy định mới về tiêu chuẩn kĩ thuật cho đội ngũ thuyền viên để đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh doanh cho đội tàu.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tìm chọn đối tác để kí kết các hợp đồng kinh tế liên quan đến công tác kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa tàu.
- Thực hiện và chỉ đạo thuyền viên tàu biển thực hiện Bộ luật quản lý an toang(ISM) về công tác kĩ thuật.
- Nghiên cứu phổ biến và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất; tập hợp , theo dõi các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các tàu, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc trong công ty; tham gia các đề nghị bổ xung, thay thế trang thiết bị vật tư phụ tùng theo quy trình công nghệ phù hợp với tiến bộ kĩ thuật tiên tiến.
- Tham gia giảng dạy, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, đội ngũ thuyền viên về quản lý khai thác kỹ thuật.
- Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc Công ty về công tác kỹ thuật và công nghệ.
5.5. Phòng vật tư.
a. Chức năng:
- Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về quản lý, sử dụng, cấp phát vật tư, phụ tùng, nhiên liệu… cho đội tàu của công ty theo đúng định mức kỹ thuật.
- Là phòng trực tiếp chỉ đạo và quản lý công tác vật tư của đội tàu biển Công ty.
- Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Hội đòng quản trị và Tổng giám đốc về công tác đóng mới đội tàu công ty theo đúng dự án đã duyệt.
- Là phòng tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý, cấp phát vật tư và đóng mới.
b. Nhiệm vụ:
- Về công tác vật tư:
Trực tiếp xây dựng nội quy, quy chế, quy trình quản lý, cấp phát nhiên liệu, vật tư, phụ tùng, nhiên liệu… Cho các tàu biển do công ty trực tiếp khai thác quản lý báo cáo cho Tổng giám đốc công ty xem trước khi trình Hội đồng quản trị công ty phê chuẩn.
Lập kế hoạch về cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu… cho đội tàu của công ty theo đúng chủng loại, số lượng đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật.
Trực tiếp theo dõi và kiểm tra quản lý vật tư, phụ tùng, nhiên liệu theo định mức quy định. Trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vật tư, phụ tùng đã cung cấp cho các tàu; thông qua việc đánh giá, đề xuất các phương án cải tiến trong công tác vật tư đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Tìm chọn thị trường cung cấp để tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc kí kết các hợp đồng mua bán vật tư, phụ tùng, nhiên liệu… đảm bảo tính pháp lý và hiệu quả cho công ty.
Theo dõi định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu phối hợp cùng phòng kỹ thuật điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế sản xuất của Công ty.
Tổ chức cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu đến các tàu theo kế hoạch đã lập; trực tiếp đề xuất giải quyết vật tư, phụ tùng còn tồn đọng hoặc đã qua sử dụng theo định kỳ.
Lập báo cáo về cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu theo quy định của nhà nước và theo yêu cầu quản lý của công ty.
Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc Công ty trong công tác quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư.
- Về công tác đóng mới: Tham mưu cho Tổng giám đốc về phương án, chủng loại tàu cần đóng và giá thành đóng mới tàu; Chủ động tìm các đối tác cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, để tham mưu cho tổng giám đốc công ty và hội đồng quản trị trong công tác đóng mới; Nghiên cứu hồ sơ thiết bị kĩ thuật, công nghệ đóng tàu và có ý kiến tham mưu đảm bảo hợp lý- hiệu quả trong vận hành khai thác tàu; Trực tiếp giám sát, theo dõi thi công trên cơ sở thiết kế đã được duyệt; tổ chức nhiệm thu tàu đóng mới theo quy trình, quy phạm đóng tàu của nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
5.6. Phòng kinh tế - đầu tư - đối ngoại.
a. Chức năng:
Làm tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về:
- Công tác kế hoạch, thống kê, đầu tư phát triển của công ty.
- Lĩnh vực quan hệ với đối tác bên ngoài, tìm kiếm các nguồn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho mục đích phát triển của công ty.
- Thông qua hoạt động quản lý để hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các công tác nêu trên và chịu trách nhiệm đảm bảo công tác kế hoạch, đầu tư của công ty được thực hiện theo đúng định hướng, chủ trương, chính sách của nhà nước quy định.
b. Nhiệm vụ:
- Về công tác kế hoạch: Xây dựng, trình duyệt, triển khai các kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty, cụ thể:
Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng, đầu tư phát triển và lợi nhuận của toàn công ty.
Tổng hợp các mặt kế hoạch khác như Tài chính, lao động, tiền lương, kinh doanh tập trung… để hình thành kế hoạch toàn diện của Công ty trình Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông thường niên và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Tổ chức phân khai và giao kế hoạch hang năm cho các đơn vị trực thuộc công ty, theo dõi kiểm tra kết quả, tiến độ thực hiện và bổ sung, điều chỉnh khi cần.
Xây dựng kế hoạch phối hợp kinh doanh, đầu tư giữa các đơn vị trực thuộc trên từng lĩnh vực, từng khu vực. Theo dõi việc thự hiện và đề xuất các giải pháp để tăng cường hoạt động này trong công ty.
Thực hiện việc đăng ký, thay đổi giấy phép đăng kí hoạt động.
- Về công tác thống kê: Tổ chức thống kê, phân tích tổng hợp kết quả thực hiện các mặt hoạt động để lập báo cáo tháng, quý, năm, của Công ty và của các đơn vị trực thuộc theo các quy định hiện hành của nhà nước và các yêu cầu của hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty, cụ thể:
+ Trực tiếp theo dõi thống kê kết quả thực hiện các kế hoạch mà phòng lập và giao cho các đơn vị trực thuộc.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện các mặt kế hoạch khác( Tài chính, lao động-tiền lương, kinh doanh tập trung…) để lập báo cáo tháng, quý, năm của công ty.
+ Tính toán, phân tích các chỉ tiêu tổng hợp( thị phần, năng xuất, tài chính…) của từng loại hình kinh doanh và của toàn công ty làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh các giai đoạn sau.
- Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Là đầu mối quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản của công ty với các nhiệm vụ sau:
+ Làm tham mưu cho công ty trong việc xét và phê duyệt hoặc trình duyệt các dự án đầu tư.
+ Làm tham mưu cho thẩm định thiết kế, dự toán, tổ chức đấu thầu, xét và phê duyệt, công nhận kết quả đấu thầu theo phân cấp của Nhà nước.
+ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong việc lập dự án, tổ chức thực hiện nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo phân cấp.
+ Tổ chức thống kê, báo cáo về công tác xây dựng cơ bản theo các quy định của Nhà nước.
- Về công tác đối ngoại:
+ Giao dịch và xử lý các mối quan hệ đối ngoại, quản lý thông tin đối ngoại, giải quyết các thủ tục cho đoàn khách quốc tế vào làm việc với công ty.
+ Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển hoặc tham gia liên doanh trong tương lai; trực tiếp tham gia vào việc giao dịch, thương thảo và kí các hợp đồng liên doanh, các hợp đồng kinh tế với các đối tác ngoài nước.
+ Giám sát, hỗ trợ và phân phối với các doanh nghiệp thành viên trong các lĩnh vực quốc tế và kinh doanh.
- Về công tác dự án: Thực hiện theo quy định của Tổng công ty hàng hải Việt Nam và các quy định của Nhà nước hiện hành về công tác dự án.
5.7. Phòng tài chính - kế toán.
a. Chức năng:
- Là phòng tham mưu cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính, tổ chức công tác kế toán và nghiệp vụ kế toán của toàn công ty đúng chính sách pháp luật quy định.
- Thông qua hoạt động quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty triển khai thực hiện các công tác nêu trên.
- Thực hiện việc nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo công ty về kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán, tìm kiếm và huy động vốn trong và ngoài nước để kinh doanh.
b. Nhiệm vụ:
- Về công tác hạch toán tổng hợp: Lập kế hoạch tài chính hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động của công tác tài chính- kế toán của công ty, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn, đầu tư tài chính của toàn công ty; Tổng hợp các báo cáo quyết toán của toàn công ty theo quy định của Nhà nước; Theo dõi, báo cáo việc thực hiện kế hoạch tài chính của văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty; Tính toán phân tích kết quả thực hiện kế hoạch tài chính- kế táon của toàn công ty.
Bảo quản các tài liệu, báo cáo liên quan đến hoạt động tài chính của công ty, cung cấp số liệu, tài liệu cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành; nghiên cứu tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp trực thuộc trình các kiến nghị về chế độ, chính sách tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty.
- Về công tác hạch toán kinh doanh: Làm tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc chi tiêu văn phòng, quản lý các quỹ tập trung và hạch toán tổng hợp về tài chính của các đơn vị trực thuộc, cụ thể:
Thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán đối với việc kinh doanh của văn phòng công ty; Tổ chức theo dõi các nghiệp vụ tài chính và đề xuất với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các biện pháp quản lý tài chính đối với Văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ Nhà nước hiện hành.
Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chế độ tài chính- kế toán đối với cán bộ nghiệp vụ và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc công ty. Thực hiện việc kiểm tra công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính của các đơn vị trực thuộc công ty theo định lỳ và theo các yêu cầu đột xuất.
- Về công tác tài chính: Tổ chức huy động vốn, quản lý phần vốn góp của công ty tại các công ty thành viên, công ty cổ phần và liên doanh; tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán, cụ thể:
Thu thập, phân tích các thong tin về hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước để phục vụ cho công tác chỉ đạo và quản lý tài chính của lãnh đạo công ty và các đơn vị trực thuộc.
Trực tiếp dự thảo quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị trực thuộc, báo cáo Tổng giám đốc công ty xem xét trước khi trình Hội đồng quản trị phê chuẩn.
Trực tiếp theo dõi việc thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị trực thuộc; Tổ chức phần quản lý vốn góp của công ty ở các công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần và liên doanh phù hợp với mô hình tổ chức của công ty và chế độ, chính sách của Nhà nước.
Xây dựng phương án trình Hội đồng quản trị công ty, Tổng giám đốc công ty trong việc tham gia kinh doanh thị trường chứng khoán, bao gồm: Đầu tư chúng khoán, phát hành trái phiếu huy động vốn dài hạn cho công ty.
Huy động nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi của một số đơn vị trực thuộc để bổ sung nguồn vốn cho các đơn vị trực thuộc tạm thời thiếu vốn ngắn hạn bổ sung vốn kinh doanh. Thẩm định phương án kinh doanh của các đơn vị vay vốn.
Huy động vốn, điều động tài sản trong nội bộ công ty.
5.8. Phòng tổ chức cán bộ - lao động.
a. Chức năng:
- Là phòng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác cán bộ, đào tạo lao động tiền lương.
- Thừa lệnh Tổng giám đốc công ty hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thành viên thực hiện chế độ chính sách, quy định của nhà nước và quyết định của Tổng công ty.. trong công tác tổ chức cán bộ và lao động tiền lương.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tập trung của toàn công ty.
b. Nhiệm vụ:
- Về công tác tổ chức - quản lý doanh nghiệp: Tham mưu cho Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị và các cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề sau đây theo điều lệ tổ chức và hoạt động công ty cổ phần vận tải Biển Bắc, cụ thể:
Đưa ra phương án, đề án về tổ chức sản xuất, cán bộ cho toàn công ty; Tham gia sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty, các công ty THHN, công ty cổ phần; Thảo các quyết định thành lập, tách nhập, giải thể, kết nạp các phòng ban, đơn vị trực thuộc công ty, biên chế bộ máy quản lý điều hành công ty.
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng đội ngũ cán bộ công ty; Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá, cho nghỉ chế độ hưu chí, xếp lương các chức danh theo phân cấp của điều lệ công ty.
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc trực tiếp tham gia góp ý với Đảng uỷ cơ sở và Đảng uỷ cấp trên về nhận xét, đánh giá cán bộ Đảng viên; Quản lý danh sách người lao động toàn công ty; hồ sơ gốc, sổ bảo hiểm xã hội của ngưòi lao động.
Trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các chế độ của người lao động bao gồm: BHXH,BHYT, hưu trí theo quy định của luật lao động; giúp việc Tổng giám đốc công ty về công tác tiếp nhận, điều động cán bộ và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc tiếp nhận và điều động cán bộ theo phân cấp; làm thủ tục nhân sự, phục vụ cho công tác cấp hộ chiếu, VISA xuất nhập cảnh cho cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước hiện hành.
- Về công tác lao động - tiền lương: Tham mưu cho Tổng giám đốc và thừa lệnh Tổng giám đốc công ty xây dựng, trình Hội đồng quản trị công ty duyệt, ban hành các vấn đề sau:
+ Kế hoạch lao động tiền lương và mức chi phí tiền lương hàng năm của công ty.
+ Các chức danh, tiêu chuẩn chuyên viên, nhân viên, công nhân kĩ thuật của công ty.
+ Kế hoạch bảo hộ lao động, các quy phạm về an toàn lao động trong công ty.
+ Xây dựng thoả ước lao động tập thể của công ty theo quy định của Bộ luật lao động; xây dựng nội quy lao động của công ty.
+ Theo dõi và tổng hợp về bậc lương cho cán bộ, thuyền viên theo phân cấp của công ty đề nghị Hội đồng nâng bậc lương, xem xét nâng bậc lương theo quy định của nhà nước hiện hành.
+ Dự thảo trình Tổng giám đốc công ty xem xét các Quy chế và tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với người lao động gồm: Cán bộ quản lý và thuyền viên; thừa lệnh Tổng giám đốc công ty trình Hội đồng quản trị phê duyệt quy chế.
+ Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trên cơ sở chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nuớc và quy chế nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc công ty.
+ thực hiện chế độ báo cáo về lao động - tiền lương theo quy định của nhà nước và quy định của công ty theo phân cấp; Trực tiếp giải quyết công tác xếp hạng doanh nghiệp; Trực tiếp thanh toán các khoản tiền lương, tiền thưởng cho CBCNV văn phòng công ty.
5.9. Văn phòng Tổng giám đốc công ty.
a. Chức năng:
- Là phòng nghiệp vụ tổng hợp giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty, lập kế hoạch công việc của công ty và thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của HĐQT và Tổng giám đốc.
- Văn phòng là đầu mối tiếp nhận, chuyển giao, xử lý, lưu trữ các tài liệu, thong tin, văn bản phục vụ cho công việc của công ty. Là đầu mối quan hệ với các cơ quan hữu quan và các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Thực hiện công việc hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, xây dựng nội quy, quy chế của công ty về quản lý phương tiện, thiết bị, tài sản… Bảo vệ chật tự văn phòng công ty, phòng cháy nổ, bão lụt..
b. Nhiệm vụ:
- Quản lý hồ sơ về đất, nhà cửa khu vực văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc. Lập kế hoạch sửa chữa, xây dựng trụ sở văn phòng công ty.
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12727.doc