Thông tin chung về đề tài 1
Tóm tắt 2
Abstracts 3
Mục lục 4
Danh mục bảng 5
Lời cảm ơn 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Tổng quan nghiên cứu 8
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 8
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong tỉnh 8
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài tỉnh 9
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 9
3. Mục tiêu 11
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 12
4.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 12
4.2 Quy mô nghiên cứu 12
4.3 Phương pháp nghiên cứu 12
PHẦN NỘI DUNG 18
1. Ảnh hưởng của lysin lên tiêu thụ thức ăn, tăng trọng và hệ số
chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 0-4 tuần tuổi
18
2. Ảnh hưởng của lysin lên tiêu thụ thức ăn, tăng trọng và hệ số
chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 5-8 tuần tuổi
20
3. Ảnh hưởng của lysin lên kết quả mổ khảo sát của gà Ác 23
4. Ảnh hưởng của lysin lên thành phần hóa học và axit amin của thịt
ức gà Ác
24
5. Ảnh hưởng của lysin lên khả năng đáp ứng miễn dịch 25
5.1 Ảnh hưởng của lysin lên tỉ lệ các cơ quan đáp ứng miễn dịch 25
5.2 Ảnh hưởng của lysin lên khả năng tạo kháng thể 27
6. Lợi nhuận thu được khi bổ sung lysin vào khẩu phần 29
36 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng kết Đề tài Ảnh hưởng của lysin và một số axit amin thiết yếu lên tăng trọng, chất lượng thân thịt và khả năng miễn dịch của gà ác từ 0 - 8 tuần tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức
và 3 lần lặp lại cho cả 2 giai đoạn (0 - 4 và 5 - 8 tuần tuổi). Các nghiệm thức được
nuôi bằng khẩu phần giống nhau về giá trị dinh dưỡng nhưng chỉ khác nhau về hàm
lượng lysin (đối chứng 1% cho giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi và 0,9% cho giai đoạn 5 - 8
tuần tuổi; các nghiệm thức còn lại có hàm lượng lysin tăng tương ứng 5%, 10%,
15% và 20% so với mức lysin của nghiệm thức đối chứng). Protein thô khẩu phần
giai đoạn 0-4 tuần tuổi là 21% và giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi là 18%; năng lượng trao
đổi của khẩu phần cả 2 giai đoạn là 2.900 kcal. Gà được chăm sóc nuôi dưỡng
giống nhau và ăn uống tự do.
Mỗi đơn vị thí nghiệm trong giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi gồm 30 gà con đồng đều
nhau. Đầu giai đoạn 5 - 8 tuần, gà được tuyển chọn lại để đảm bảo khối lượng cơ
thể trung bình của gà ở các đơn vị thí nghiệm đồng đều nhau, nhưng mỗi đơn vị thí
nghiệm chỉ còn 16 con gồm 8 mái và 8 trống.
13
Khẩu phần nuôi dưỡng:
Khẩu phần được phối trộn từ bắp hạt nghiền, khô dầu đậu nành, dầu nành, axit
amin tổng hợp, dicalci phosphate, bột sò, muối ăn, premix vitamin và premix
khoáng. Tỉ lệ methionin+cystin và threonin được cân đối theo bảng axit amin lý
tưởng của Baker (1997) [7].
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của bắp và khô dầu nành
Thức ăn
Thành phần dinh dưỡng (tính theo % của thức ăn)
DM ME, kcal/kg CP Lys Met+cys Ca P
Bắp 91,54 3.222 9,17 0,247 0,779 0,63 0,29
Khô dầu nành 90,96 2.500 44,96 1,289 1,967 0,63 0,67
DM: vật chất khô, ME: năng lượng trao đổi, CP: protein thô, lys: lysin, Met+cys: methionin + cystin.
Bảng 2: Khẩu phần thí nghiệm gà Ác ở giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi
Thức ăn
Nghiệm thức
1%Lys 1,05%Lys 1,1%Lys 1,15%Lys 1,2%Lys
Bắp, g 62,95 63,02 63,07 63,07 63,13
Khô dầu nành, g 32,93 32,82 32,7 32,63 32,5
Dầu nành, g 0,55 0,55 0,56 0,58 0,6
HCl-Lysin, g 0,43 0,47 0,53 0,58 0,63
DCP, g 1,95 1,95 1,95 1,95 1,95
Bột sò, g 0,46 0,46 0,46 0,46 0,46
Premix, g 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Muối ăn, g 0,48 0,48 0,48 0,48 0,48
Giá trị dinh dưỡng
ME, kcal/kg 2.900 2.900 2.900 2.900 2.900
CP, % 21 21 21 21 21
Lysin, % 1 1.05 1.1 1.15 1.2
Ca, % 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2
P, % 0,78 0,78 0,78 0,78 0,78
Ghi chú: Ctrl: nghiệm thức đối chứng; Ctrl+5%, Ctrl+10%, Ctrl+15% và Ctrl+20%: các nghiệm thức có
lysin được cộng thêm 5-20% so với nghiệm thức đối chứng; DCP: dicalci phosphate; DM: vật chất khô, ME: năng
lượng trao đổi, CP: protein thô, lys: lysin, Met+cys: methionin + cystin và thr: threonin.
Bắp và khô dầu nành được phân tích thành phần hóa học và axit amin trước
khi phối trộn khẩu phần. Phân tích thành phần hóa học của thức ăn bằng phương
14
pháp phân tích phỏng định Weende (AOAC, 1990) [42] và axit amin được phân
tích bằng máy sắc ký lỏng cao áp.
Bảng 3: Khẩu phần thí nghiệm gà Ác ở giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi
Thức ăn
Nghiệm thức
0,9%Lys 0,95%Lys 0,99%Lys 1,03%Lys 1,08%Lys
Bắp, g 72,0 72,0 72,0 72,0 72,0
Khô dầu nành, g 24,46 24,41 24,37 24,33 24,28
HCl-Lysin, g 0,41 0,46 0,5 0,54 0,59
DCP, g 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1
Bột sò, g 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3
Premix, g 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Muối ăn, g 0,48 0,48 0,48 0,48 0,48
Giá trị dinh dưỡng
ME, kcal/kg 2.930 2.930 2.929 2.928 2.926
CP, % 18 18 18 18 18
Lysin, % 0,9 0,95 0,99 1,03 1,08
Ca, % 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2
P, % 0,78 0,78 0,78 0,78 0,78
Ghi chú: Ctrl: nghiệm thức đối chứng; Ctrl+5%, Ctrl+10%, Ctrl+15% và Ctrl+20%: các nghiệm thức có
lysin được cộng thêm 5-20% so với nghiệm thức đối chứng; DCP: dicalci phosphate; DM: vật chất khô, ME: năng
lượng trao đổi, CP: protein thô, lys: lysin, Met+cys: methionin + cystin và thr: threonin.
Thiết kế chuồng nuôi thí nghiệm:
Ở giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi, gà được nuôi úm trên nền trấu và được ngăn riêng
biệt từng đơn vị thí nghiệm với diện tích 1,0 m2; giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi gà được
nuôi trên sàn bằng lưới kẽm và được ngăn riêng biệt mỗi đơn vị thí nghiệm với
diện tích 1,4 m2. Máng ăn và máng uống được thiết kế riêng biệt cho mỗi đơn vị thí
nghiệm.
Phương pháp tiêm phòng:
Gà được tiêm phòng vắc xin Newcastle lúc 05 ngày tuổi và cúm gia cầm lúc
14 ngày tuổi để theo dõi khả năng đáp ứng miễn dịch đối với 2 loại bệnh này. Vắc
xin gumboro và đậu gà được chủng lúc 7 ngày tuổi.
15
Phương pháp xác định các chỉ tiêu:
+ Xác định tăng khối lượng cơ thể gà ở mỗi giai đoạn bằng cách cân tất cả gà
vào lúc 6 giờ sáng trước khi cho ăn, lúc vừa đưa vào và kết thúc thí nghiệm. Gà
được cân chung từng đơn vị thí nghiệm lúc 0 - 4 tuần tuổi, nhưng gà từ 5 tuần tuổi
về sau được cân riêng biệt từng con bằng cân đồng hồ có phân độ tối thiểu 2 g và
tối đa là 500 g. Khối lượng trung bình của từng đơn vị thí nghiệm được tính từ khối
lượng gà đã cân. Tăng khối lượng cơ thể của gà được tính bằng công thức:
Tăng khối lượng cơ thể cả giai đoạn (g/con) = khối lượng cơ thể cuối thí
nghiệm (g/con) - khối lượng cơ thể đầu thí nghiệm (g/con).
+ Lượng thức ăn tiêu thụ được xác định hàng ngày bằng cách cân khối lượng
thức ăn đưa vào và thức ăn thừa bằng cân đồng hồ có độ phân chia nhỏ nhất là 2 g
và cao nhất là 500 g. Lượng thức ăn tiêu thụ được xác định bằng công thức:
Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g/con) = tổng lượng thức ăn đưa vào trong
ngày (g/con) - lượng thức ăn thừa của ngày đó (g/con).
Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tháng (g/con) = tổng lượng thức ăn tiêu thụ các
ngày trong tháng (g/con).
Lượng thức ăn tiêu thụ cả kỳ (g/con) = tổng lượng thức ăn tiêu thụ của các
tháng (g/con).
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) = lượng thức ăn tiêu thụ (g)/tăng khối lượng
cơ thể (g).
+ Xác định khả năng đáp ứng miễn dịch thông qua xác định kháng thể
Newcastle và kháng thể cúm bằng cách lấy mẫu máu phân tích. Các mẫu máu được
lấy bằng cách dùng kim đâm trực tiếp vào tim hoặc ở tĩnh mạnh cánh.
16
Bảng 4. Thời gian lấy mẫu máu, chỉ tiêu và phương pháp xét nghiệm
Thời gian lấy mẫu Chỉ tiêu xét nghiệm Phương pháp xét nghiệm
28, 42 và 56 ngày tuổi Kháng thể Newcastle HA/HI
Kháng thể cúm HA/HI
Xác định kháng thể Newcastle, kháng thể cúm bằng phương pháp ngưng kết
hồng cầu với sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể. Mỗi đơn vị thí nghiệm
lấy 4 mẫu cho mỗi lần lấy. Như vậy, tổng số mẫu ở 3 lần lấy là 180 mẫu (5 nghiệm
thức x 3 lần lặp lại x 4 mẫu/1 lần lặp lại x 3 lần lấy).
+ Xác định ảnh hưởng của lysin khẩu phần lên chất lượng thân thịt bằng cách
mổ khảo sát. Mỗi nghiệm thức mỗ 12 con (mỗi đơn vị thí nghiệm mổ 2 mái và 2
trống) lúc 8 tuần tuổi để xác định tỉ lệ thân thịt, tỉ lệ thịt ức và tỉ lệ thịt đùi; phân
tích thành phần hóa học của thịt ức (vật chất khô, protein thô, hàm lượng béo và
khoáng tổng số); xác định khối lượng lách, túi Fabricius, tuyến ức, tim và gan.
Tổng số mẫu thịt gà được phân tích thành phần hóa học và axit amin là 36 mẫu.
Xác định tỉ lệ thân thịt, thịt ức và thịt đùi theo phương pháp được tham khảo
từ Lê Thị Thúy et al. (2010) [43]:
+ Tỉ lệ thân thịt: cân khối lượng gà trước khi giết mổ, sau đó bỏ tiết, lông,
lòng, đầu và chân gọi là thân thịt; tỉ lệ thân thịt (%) = 100*khối lượng thân thịt/khối
lượng gà trước giết mổ.
Tỉ lệ thịt ức: lọc bên trái thịt ức sau đó nhân đôi là khối lượng thịt ức; tỉ lệ thịt
ức (%) = 100*khối lượng thịt ức/khối lượng thân thịt.
Tỉ lệ thịt đùi: lọc lấy toàn bộ thịt đùi bên trái sau đó nhân đôi là khối lượng thịt
đùi; tỉ lệ thịt đùi (%) = 100*khối lượng thịt đùi/khối lượng thân thịt.
Phân tích thành phần hóa học của thịt ức gà theo phương pháp phỏng định
Weende (AOAC, 1990) [42] và xác định hàm lượng axit amin của thịt ức bằng máy
sắc ký lỏng cao áp.
17
Xác định khối lượng lách, túi Fabricius và tuyến ức bằng cách tách lấy và cân
riêng từng bộ phận này.
Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu thô được tính toán và xử lý sơ bộ trên Excel và phân tích thống kê theo
mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên Minitab (Minitab
Release 13.2, 2000) [44]. Độ khác biệt ý nghĩa của các giá trị trung bình giữa các
nghiệm thức được xác định theo Tukey, với α < 0,05.
18
PHẦN NỘI DUNG
Đề tài được thực hiện 1 thí nghiệm nuôi dưỡng gà Ác với 02 giai đoạn: 0 - 4
tuần tuổi và 5 - 8 tuần tuổi để xác định khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng khối lượng
cơ thể; mổ khảo sát gà Ác lúc 8 tuần tuổi để đánh giá chất lượng thân thịt; lấy các
mẫu máu của gà Ác trong quá trình nuôi dưỡng để xác định khả năng đáp ứng miễn
dịch đối với bệnh Newcastle và cúm gia cầm H5N1.
1. Ảnh hưởng của lysin lên tiêu thụ thức ăn, tăng trọng và hệ số chuyển hóa
thức ăn của gà Ác giai đoạn 0-4 tuần tuổi
Kết quả ở Bảng 5 cho thấy tổng lượng thức ăn và thức ăn trung bình hàng
ngày tiêu thụ của gà Ác ở các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05),
tổng tiêu thụ thức ăn trong 4 tuần là 325 - 347 g/con. Như vậy, khi thay đổi hàm
lượng lysin trong khẩu phần tăng từ 1% lên đến 1,2% đã không làm thay đổi lượng
thức ăn tiêu thụ. Lysin chính là thành phần cấu tạo nên protein và việc bổ sung
lysin vào khẩu phần cũng làm protein thô của khẩu phần tăng lên, nhưng các khẩu
phần được cân đối với mức protein thô tương đương nhau. Do đó khi bổ sung thêm
lysin nhưng protein thô khẩu phần không tăng nên không ảnh hưởng đến lượng
thức ăn tiêu thụ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Araújo et al. (2005) [5] khi nghiên cứu trên gà công nghiệp đã cho thấy với 3 mức
lysin 0,95; 1,05 và 1,15% trong khẩu phần thì lượng thức ăn tiêu thụ không khác
nhau. Bên cạnh đó, tăng khối lượng cơ thể của gà Ác giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi cũng
không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05), tăng trọng đạt 170 - 179 g/con.
Trái lại, tiêu thụ lysin và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 0-4
tuần tuổi lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tổng tiêu thụ lysin của gà
trong giai đoạn này thấp nhất ở khẩu phần 1%lys (3,477 g), kế đến khẩu phần
1,05%lys (3,637 g), khẩu phần 1,1%lys (3,725 g), khẩu phần 1,2%lys (3,908 g) và
cao nhất ở khẩu phần 1,15%lys (3,91 g). Sự khác biệt về tổng lượng lysin ăn vào là
19
do trong khẩu phần có hàm lượng lysin được cân đối với các mức độ khác nhau.
Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà cả giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi cao nhất
ở khẩu phần 1%lys (2,01 g thức ăn cho 1 g tăng khối lượng cơ thể) và thấp nhất ở
khẩu phần 1,1%lys đạt mức tiêu tốn 1,85 g thức ăn cho 1 g tăng khối lượng cơ thể.
Hiệu quả trong chăn nuôi được mang lại do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố được
quan tâm đầu tiên chính là hiệu quả sử dụng thức ăn hay hệ số chuyển hóa thức ăn.
Như vậy, kết quả trên cho thấy tiêu thụ lysin và hệ số chuyển hóa thức ăn biến
thiên ngược chiều nhau như tiêu thụ lysin tăng đã dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn
giảm.
Bảng 5. Ảnh hưởng của lysin lên tiêu thụ thức ăn, tăng trọng và chuyển
hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 0-4 tuần
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
P/SEM
1%Lys 1,05%Lys 1,1%Lys 1,15%Lys 1,2%Lys
Khối lượng đầu, g/con 21,3 22,0 21,0 22,6 21,6 0,892/1,238
Tổng tiêu thụ TA, g 347 346 338 340 325 0,077/5,11
TA tiêu thụ hàng ngày, g 12,42 12,37 12,1 12,14 11,63 0,077/0,18
Tổng tiêu thụ lysin, g 3,477b 3,637b 3,725ab 3,91a 3,908a 0,001/0,055
Tiêu thụ lysin hàng ngày, g 0,124b 0,129b 0,133ab 0,139a 0,139a 0,001/0,002
Tổng tiêu thụ Met-Cys, g 3,956 3,938 3,844 3,852 3,683 0,051/0,06
Tiêu thụ Met-Cys hàng
ngày, g 0,141 0,141 0,137 0,138 0,132 0,051/0,002
Tổng tăng trọng, g 172 179 182 179 170 0,137/3,41
Tăng trọng hàng ngày, g 6,14 6,41 6,5 6,41 6,08 0,137/0,12
FCR 2,01a 1,92b 1,85c 1,89bc 1,91b 0,001/0,009
Ghi chú: TA: thức ăn; các số liệu trong bảng được tính cho 1 con; a, b và c: những số trung bình cùng hàng mang chữ
số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05); FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Araújo et al. (2005) [5], Han
and Baker (1991) [21] và Kidd et al. (1997) [23] cho rằng khi tăng lượng lysin
trong khẩu phần thì hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện trên giống gà công
nghiệp. Hơn nữa, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà công nghiệp được nuôi thịt lúc
20
14 ngày tuổi được cải thiện với những khẩu phần chứa axit amin cao (Corzo et al.,
2004 [41]; Bartov and Plavnik, 1998 [21]; Skinner et al., 1992 [27]) và để đảm bảo
đàn gà được cung cấp đầy đủ axit amin cần thiết thì nên bổ sung axit amin ở mức
vượt trội. Ngoài ra, Han and Baker (1991) [21] còn cho rằng khi tăng hàm lượng
lysin trong khẩu phần thì có thể làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ nhưng sự tăng
khối lượng cơ thể của gà không giảm là do gà sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.
2. Ảnh hưởng của lysin lên tiêu thụ thức ăn, tăng trọng và hệ số chuyển hóa
thức ăn của gà Ác giai đoạn 5-8 tuần tuổi
Tiêu thụ thức ăn, tiêu thụ lysin, tiêu thụ met-cys, tăng khối lượng cơ thể và hệ
số chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi được trình bày ở Bảng 6.
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ cả giai đoạn không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05), gà ở
các nghiệm thức tiêu thụ đạt 445 - 557 g/con. Điều này do năng lượng trao đổi và
các thành phần dưỡng chất khác trong khẩu phần không khác nhau, mà chỉ khác
nhau về hàm lượng lysin nên việc bổ sung lysin vào khẩu phần ở những mức độ
khác nhau đã không làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ. Trái lại, tiêu thụ
lysin của gà ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tổng lượng
lysin tiêu thụ thấp nhất ở khẩu phần 0,9%lys (4,011 g), kế đến khẩu phần 0,95%lys
(4,661 g), khẩu phần 1,03%lys (5,112 g), cao nhất ở khẩu phần 1,08%lys (5,461 g)
và khẩu phần 0,99%lys (5,514 g).
Trong khi tổng tăng trọng của gà thí nghiệm không khác biệt giữa các mức độ
lysin khác nhau trong khẩu phần với (P>0,05), thì hệ số chuyển hóa thức ăn của gà
lại khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 5-
8 tuần tuổi ở khẩu phần 0,9%lys (tiêu tốn 2,578 g thức ăn cho 1 g tăng khối lượng
cơ thể) cao hơn có ý nghĩa so với các khẩu phần 0,99%lys, 1,03%lys và 1,08%lys
lần lượt tiêu tốn thức ăn 2,346 g, 2,353 g và 2,359 g cho tăng khối lượng cơ thể 1
g. sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn là do hàm lượng lysin trong khẩu phần
khác nhau.
21
Bảng 6. Ảnh hưởng của lysin lên tiêu thụ thức ăn, tăng trọng và hệ số
chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 5-8 tuần
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
P/SEM
0,9%Lys 0,95%Lys 0,99%Lys 1,03%Lys 1,08%Lys
Tổng tiêu thụ TA, g 445 490 557 496 505 0,225/30,5
TA tiêu thụ hàng ngày, g 15,92 17,52 19,89 17,73 18,06 0,225/1,09
Tổng tiêu thụ lysin, g 4,011b 4,661ab 5,514a 5,112ab 5,461a 0,030/0,31
Tiêu thụ lysin hàng ngày, g 0,143b 0,166ab 0,197a 0,183ab 0,195a 0,030/0,01
Tổng tiêu thụ met-cys, g 4,635 5,103 5,793 5,162 5,259 0,225/0,32
Tiêu thụ met-cys hàng
ngày, g
0,165 0,182 0,207 0,184 0,188 0,225/0,01
Tổng tăng trọng, g 177 205 237 212 215 0,086/13,0
Tăng trọng hàng ngày, g 6,32 7,31 8,48 7,56 7,67 0,086/0,46
Khối lượng cuối, g 370b 406ab 440a 414ab 406ab 0,023/11,6
FCR 2,578a 2,419ab 2,346b 2,353b 2,359b 0,004/0,04
Ghi chú: TA: thức ăn; các số liệu trong bảng được tính cho 1 con; a, b và c: những số trung bình cùng hàng mang chữ
số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05); FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.
Hiệu quả trong chăn nuôi được mang lại do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố được
quan tâm đầu tiên chính là hiệu quả sử dụng thức ăn hay hệ số chuyển hóa thức ăn.
Bảng 6 cho thấy khi tăng hàm lượng lysin trong khẩu phần tăng đã làm hệ số
chuyển hóa thức ăn giảm từ 2,578 g thức ăn/1 g tăng khối lượng cơ thể xuống còn
2,346 g thức ăn/1 g tăng khối lượng cơ thể. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Araújo et al. (2005) [5], Han and Baker (1991) [21] và Kidd et al. (1997)
[23] cho rằng khi tăng lượng lysin trong khẩu phần thì hiệu quả sử dụng thức ăn
được cải thiện trên giống gà công nghiệp. Hơn nữa, hệ số chuyển hóa thức ăn của
gà công nghiệp được nuôi thịt lúc 14 ngày tuổi được cải thiện bằng những khẩu
phần chứa axit amin cao (Corzo et al., 2004 [45]; Bartov and Plavnik, 1998 [26];
Skinner et al., 1992 [27]) và để đảm bảo đàn gà được cung cấp đầy đủ axit amin
cần thiết thì nên bổ sung axit amin ở mức vượt trội. Ngoài ra, Han and Baker
(1991) [21] còn cho rằng khi tăng hàm lượng lysin trong khẩu phần thì có thể làm
22
giảm lượng thức ăn tiêu thụ nhưng sự tăng khối lượng cơ thể của gà không giảm là
do gà sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.
Khi thiếu lysin thì tăng trưởng của gà thịt giảm, nhưng hệ số chuyển hóa thức
ăn tăng (Leclercq, 1997) [20], trái lại khi tăng lysin trong khẩu phần thì giảm hệ số
chuyển hóa thức ăn do giảm sự tích lũy mỡ. Kết quả nghiên cứu của Leclercq
(1997) [20] đã nêu được nhu cầu lysin cho gà thịt từ 21 - 49 ngày tuổi để hệ số
chuyển hóa thức ăn đạt 2,03 là 10,07 g/kg khối lượng cơ thể tăng thêm. Trong khi,
nhu cầu lysin của gà thịt từ 3 - 6 tuần tuổi cho hệ số chuyển hóa thức ăn tốt nhất
theo Han and Baker (1994) [46] là 11,55 g/kg. Phân tích của Leclercq (1997) [20]
cho thấy nhu cầu lysin để gà thịt đạt tăng trọng tốt là 9,69 g/kg, nhưng để hệ số
chuyển hóa thức ăn giảm thì nhu cầu lysin trong khẩu phần là 11,84 g/kg thức ăn,
như vậy nhu cầu lysin của gà thịt để giảm hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn nhu
cầu lysin để tăng tăng trọng.
Kết quả bảng 6 cho thấy khối lượng cơ thể của gà Ác khi kết thúc thí nghiệm
ở các nghiệm thức đã khác biệt có ý nghĩa, như vậy cho thấy tăng khối lượng cơ thể
của gà của cả 2 giai đoạn đã khác biệt. Điều này do, khẩu phần chứa lysin khác
nhau và lysin là axit amin được dùng để tính theo tỉ lệ cho các axit amin thiết yếu
khác theo bảng tỉ lệ axit amin lý tưởng, nên chỉ cần lượng nhỏ lysin thay đổi, cũng
có thể ảnh hưởng đến tăng khối lượng cơ thể của gà. Điều này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Baker et al. (2002) [9] là lysin 1,27% trong khẩu phần nuôi gà công
nghiệp cho tăng khối lượng cơ thể cao hơn khẩu phần chỉ chứa lysin 0,84%. Hơn
nữa, Kidd et al. (1997) [23] bổ sung thêm lysin vào khẩu phần với mức 105% trên
mức đề nghị của Skinner et al. (1992) [27] trên gà công nghiệp đã thu được tăng
trọng tốt hơn. Bên cạnh đó Han and Baker (1991) [21] cho biết mức lysin trong
khẩu phần cao hơn dẫn đến năng suất tăng trưởng và thân thịt tốt hơn. Trái lại,
trong khẩu phần gà công nghiệp nếu thiếu lysin sẽ làm giảm 45% tăng khối lượng
23
cơ thể của gà so với khẩu phần chứa lysin ở mức bình thường (Tesseraud et al.,
1996) [22].
3. Ảnh hưởng của lysin lên kết quả mổ khảo sát của gà Ác
Kết quả mổ khảo sát gà Ác được trình bày ở Bảng 7 cho thấy khối lượng thân
thịt, tỉ lệ thân thịt, tỉ lệ thịt ức, tỉ lệ thịt đùi, tỉ lệ lách của gà Ác được mổ khảo sát
lúc 8 tuần tuổi không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự thay đổi tỉ lệ các
phần thân thịt của gà khi được mổ khảo sát lệ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ
dinh dưỡng, giới tính, phương thức chăn nuôi Tuy nhiên, các khẩu phần nuôi
dưỡng được cân đối dưỡng chất như nhau, gà được mổ khảo sát với tỉ lệ trống mái
giống nhau và được nuôi nhốt giống nhau nên tỉ lệ các phần thân thịt không khác
biệt.
Tỉ lệ thân thịt của gà Ác mổ khảo sát lúc 8 tuần tuổi đạt 69,6 - 70,4%, kết quả
này có khuynh hướng cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến et al.
(2010) [47] chỉ đạt khoảng 66%. Trong khi đó, tỉ lệ thịt ức đạt từ 18,75% đến
19,9% và tỉ lệ thịt đùi là 20,3 - 20,9% thì kết quả này lại phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Phùng Đức Tiến et al. (2010) [47] và kết quả nghiên cứu của Vũ
Quang Ninh (2002) [48] trên gà Ác Thái Hoà -Trung Quốc.
Bảng 7: Ảnh hưởng của lysin lên kết quả mổ khảo sát gà Ác lúc 8 tuần
tuổi
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
P/SEM
0,9%Lys 0,95%Lys 0,99%Lys 1,03%Lys 1,08%Lys
KL sống, g/con 395 400 397 399 404 0,941/7,53
KL thân thịt, g/con 276 280 280 280 281 0,940/4,4
Tỉ lệ thân thịt, % 69,9 70,1 70,4 70,2 69,6 0,753/0,46
Tỉ lệ thịt ức, % 19,6 19,7 18,75 19,53 19,9 0,144/0,34
Tỉ lệ thịt đùi, % 20,5 20,3 20,4 20,9 20,1 0,511/0,35
Ghi chú: KL: khối lượng.
24
4. Ảnh hưởng của lysin lên thành phần hóa học và axit amin của thịt ức gà Ác
Thành phần dưỡng chất của thịt ức gà được giết mổ lúc 8 tuần tuổi ở Bảng 8
cho thấy vật chất khô, protein thô, béo thô và khoáng tổng số không khác biệt có ý
nghĩa (P>0,05).
Bảng 8: Ảnh hưởng của lysin lên thành phần hóa học và axit amin của
thịt ức gà Ác lúc 8 tuần tuổi
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
P/SEM
1%Lys 1,05%Lys 1,1%Lys 1,15%Lys 1,2%Lys
Vật chất khô (%) 25,75 25,76 26,03 26,06 25,22 0,488/0,36
Protein thô (%) 23,68 23,20 23,52 23,37 22,32 0,43/0,53
Mỡ (%) 3,26 3,12 2,54 2,37 2,85 0,359/0,35
Khoáng tổng số (%) 2,01 1,32 1,65 1,33 1,2 0,206/0,25
Axit amin (g/kg)
Aspartic 17,73 17,12 16,86 17,35 18,55 0,146/0,47
Serine 17,48 18,84 16,28 17,02 17,3 0,525/1,03
Glutamic 32,08 32,42 31,12 31,82 32,62 0,862/1,04
Glycine 28,96 28,16 26,34 25,35 22,85 0,286/2,09
Histidine 23,88 26,56 25,1 26,67 25,63 0,32/1,03
Threonine 18,54 18,71 18,71 16,05 17,76 0,275/0,97
Proline 15,22 14,34 14,57 14,7 14,05 0,675/0,57
Cystine 9,10 7,08 9,27 9,97 9,45 0,067/0,7
Tyrosine 27,22 27,93 25,76 28,21 26,83 0,818/1,57
Valine 20,12 19,63 19,62 20,1 20,6 0,694/0,54
Methionine 14,16 11,47 14,03 15,47 14,33 0,165/1,1
Lysin 13,95 12,4 14,77 12,42 13,21 0,163/0,76
Leucine 29,01 29,92 29,43 30,4 30,77 0,63/0,88
Phenylalanine 30,57 32,64 29,95 32,88 30,99 0,448/1,32
Tryptophane 2,13 2,05 2,14 2,05 1,98 0,072/0,04
Như vậy khi bổ sung lysin vào khẩu phần gà Ác nuôi thịt đã không ảnh hưởng
đến thành phần dưỡng chất của thịt ức. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Khang and Ogle (2004) [49] khi sử dụng bèo
25
tấm thay thế một phần cho đậu nành và tấm gạo đã cho thấy protein thô và béo thô
của thịt đùi không khác biệt ở những khẩu phần được thay thế. Vật chất khô của
thịt ức biến động từ 25,22% đến 26,06%, kết quả này có khuynh hướng cao hơn kết
quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến et al. (2010) [47] với hàm lượng vật chất khô
chỉ đạt từ 23,48% đến 24,33%.
Một số axit amin trong thịt ức gà Ác được giết mổ lúc 8 tuần tuổi ở Bảng 8
cho thấy hàm lượng axit amin ở các nghiệm thức tương đương nhau (P>0,05).
Trong đó hàm lượng lysin đạt 12,42 - 13,95 g/kg, cao hơn kết quả nghiên cứu trên
gà Ác của Phùng Đức Tiến et al. (2007) [50] với kết quả đạt chỉ 11,3 g/kg.
5. Ảnh hưởng của lysin lên khả năng đáp ứng miễn dịch
5.1 Ảnh hưởng của lysin lên tỉ lệ các cơ quan đáp ứng miễn dịch
Kết quả ở Bảng 9 cho thấy, tỉ lệ túi Fabricius và tỉ lệ tuyến ức của gà Ác được
mổ khảo sát lúc 8 tuần tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỉ lệ khối
lượng của túi Fabricius tăng dần khi mức độ cộng thêm lysin vào khẩu phần tăng từ
5% lên đến 20%. Chẳng hạn với mức độ lysin thấp (đối chứng) chỉ cho tỉ lệ khối
lượng 0,104% và tăng lên từ 0,123% lên đến 0,146% tương ứng với mức lysin
được cộng thêm vào khẩu phần tăng từ 5% lên đến 20%.
Bảng 9: Ảnh hưởng của lysin lên tỉ lệ các cơ quan đáp ứng miễn dịch
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
P/SEM
1%Lys 1,05%Lys 1,1%Lys 1,15%Lys 1,2%Lys
Tỉ lệ lách, % 0,09 0,10 0,105 0,104 0,103 0,815/0,008
Tỉ lệ túi Fabricius, % 0,104b 0,123ab 0,134a 0,141a 0,146a 0,000/0,006
Tỉ lệ tuyến ức, % 0,382b 0,475ab 0,536a 0,542a 0,522a 0,001/0,025
Túi Fabricius là một tổ chức dạng lympho biểu mô được hình thành sớm ở gia
cầm. Nếu cắt bỏ túi Fabricius ở phôi gà trước ngày thứ 17 thì gà không có khả năng
đáp ứng tạo kháng thể, trong máu không có các globulin miễn dịch, vùng cư trú
dành cho tế bào lympho B trong các tổ chức lympho thứ cấp thưa thớt, không có
26
các nang lympho. Như vậy túi Fabricius là nơi biệt hóa và trưởng thành của tế bào
lympho B, là các tế bào có tiềm năng sinh kháng thể, chịu trách nhiệm chính trong
đáp ứng miễn dịch dịch thể. Kết quả nghiên cứu của Mehrdad (2012) [33] cho thấy
bổ sung lysin tổng hợp vào khẩu phần theo tiêu chuẩn của NRC (1994) [34] ở các
mức 10%, 20%, 30% và 40% đã làm cho tỉ lệ tuyến Fabricius tăng lên từ 0,1% lên
0,105%; 0,101%; 0,1087% và 0,1095%.
Bên cạnh đó, tỉ lệ khối lượng của tuyến ức của gà Ác cũng tăng lên khi bổ
sung thêm lysin vào khẩu phần cơ bản. Khi bổ sung tăng thêm lysin từ 5%, 10%,
15% và 20% vào khẩu phần đối chứng đã làm cho tỉ lệ tuyến ức tăng lên ở các mức
0,475%; 0,536%; 0,542% và 0,522%. Tuyến ức là tổ chức lympho, là nơi tế bào
lympho T trưởng thành trước khi đi vào hệ tuần hoàn đến cư trú tại các tổ chức
lympho thứ cấp. Nếu cắt bỏ tuyến ức thì con vật sẽ giảm khả năng đáp ứng miễn
dịch, giảm số lượng tế bào lympho T trong máu và tổ chức lympho thứ cấp. Việc
tăng hàm lượng lysin đã làm tăng tỉ lệ của tuyến ức trong cơ thể gà là do, lysin là
axit amin thiết yếu và giới hạn đầu tiên cần thiết để sản xuất protein như kháng thể,
do đó việc cung cấp đầy đủ axit amin sẽ làm cho hệ miễn dịch tạo kháng thể tối ưu.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Me
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_ket_de_tai_anh_huong_cua_lysin_va_mot_so_axit_a.pdf