Nội dung Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cƣơng về sâu răng ở trẻ em
1.1.1. Bệnh sâu răng
1.1.2. Một số biện pháp dự phòng bệnh răng miệng
3 3 5
1.2. Thực trạng sâu răng ở trẻ em 8
1.2.1. Thực trạng sâu răng ở trẻ em trên thế giới 8
1.2.2. Thực trạng sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam 9
1.3. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng cho trẻ 11
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu 15
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 15
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 16
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 17
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp dụng trong
nghiên cứu.
18
2.2.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu 18
2.2.5. Phương pháp đánh giá 19
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 19
2.4. Tổ chức triển khai nghiên cứu 19
64 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng kết Đề tài Kiến thức, thực hành về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ có con đang học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình năm 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị bao gồm 10 phƣờng: Bồ Xuyên, Phú
Khánh, Kỳ Bá, Tiền Phong, Quang Trung, Trần Lãm, Lê Hồng Phong, Đề
Thám, Trần Hƣng Đạo, Hoàng Diệu và 9 xã: Đông Hòa, Vũ Chính, Vũ Phúc,
Phú Xuân, Tân Bình, Vũ Đông, Vũ Lạc, Đông Thọ, Đông Mỹ.
Thái Bình có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến đại học. Thành phố
Thái Bình hiện có 28 trƣờng mầm non, trong đó có 22 trƣờng mầm non công
lập và 6 trƣờng mần non tƣ thục. Những năm qua, ngành học mầm non thành
phố luôn đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tƣ, chăm lo. Quy
mô trƣờng lớp, chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ luôn ổn định, phát triển. Đội
ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác.
Sự phân bố các trƣờng mầm non ở các phƣờng không đồng đều, nhiều phƣờng
có 2 trƣờng mầm non nhƣ: Lê Hồng Phong, Kỳ Bá ngoài ra, trẻ mầm non
16
chƣa có quy định học đúng tuyến nên các trƣờng gặp khó khăn trong công tác
theo dõi phổ cập.
Trƣờng mầm non Đề Thám thuộc phƣờng Đề Thám, thành phố Thái
Bình. Tổng diện tích trƣờng là 1000m2, gồm 5 khu hành chính là khu nhà trẻ,
khu nhà hiệu bộ, khu nhà ăn, khu để xe và khuôn viên sân chơi. Khu nhà trẻ
gồm có 8 phòng học, 1 phòng truyền thống trong đó có 3 lớp cho trẻ dƣới 2
tuổi, 2 lớp cho trẻ 3 tuồi, 2 lớp cho trẻ 4 tuổi và 2 lớp cho trẻ 5 tuổi. Trƣờng
hiện nay có 270 trẻ, 22 giáo viên.
Trƣờng mầm non Hoa Phƣợng là trƣờng tƣ thục thuộc phƣờng Trần
Hƣng Đạo, thành phố Thái Bình. Tổng diện tích trƣờng là 1000m2, trƣờng
đƣợc xây dựng khang trang 4 tầng, gồm nhà hiệu bộ, nhà ăn, nhà trẻ và khuôn
viên sân chơi. Khu nhà trẻ gồm có 11 phòng học trong đó có 2 lớp dành cho trẻ
dƣới 2 tuổi, 2 lớp cho trẻ 3 tuổi, 2 lớp cho trẻ 4 tuổi, 2 lớp cho trẻ 5 tuổi, 3 lớp
Montessori. Trƣờng hiện nay có khoảng 350 trẻ với 27 giáo viên.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ là ngƣời trực tiếp chăm sóc trẻ
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thiết kế theo phƣơng pháp dịch tễ học mô tả dựa trên
cuộc điều tra cắt ngang điều tra để xác định kiến thức, thực hành và một số
yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh răng
miệng cho trẻ tại 2 trƣờng mầm non thành phố Thái Bình.
17
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
a) Cỡ mẫu
Phỏng vấn kiến thức, thực hành của các bà mẹ về phòng bệnh răng
miệng cho trẻ tại 2 trƣờng mầm non, đƣợc tính theo công thức sau:
2
2
21
e
p1p
Zn
)/(
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu cho nghiên cứu (đơn vị mẫu là bà mẹ)/trƣờng
2/1 Z : Hệ số tin cậy phụ thuộc vào ngƣỡng xác suất (Với = 0,05
thì Z = 1,96)
p: ƣớc tính bà mẹ có kiến thức, thực hành đúng về phòng bệnh răng
miệng cho trẻ, theo kết quả nghiên cứu trƣớc p=0,65 [19].
e: Độ sai lệch mong muốn, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn e = 0,05.
Với các dữ liệu trên cỡ mẫu đƣợc tính cho điều tra là 349 bà mẹ và làm
tròn thì cỡ mẫu nghiên cứu là 350 bà mẹ. Trên thực tế chúng tôi điều tra đƣợc
356 bà mẹ.
b) Kỹ thuật chọn mẫu
+ Chọn trƣờng điều tra: Các trƣờng mầm non ở thành phố Thái Bình
gồm 2 loại hình tƣ thục và công lập. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu
chủ định, chọn trƣờng mầm non tƣ thục Hoa Phƣợng và trƣờng mầm non
công lập Đề Thám vào nghiên cứu
+ Chọn đối tƣợng nghiên cứu:
- Đối tƣợng là các bà mẹ: Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên để
chọn ra các bà mẹ có con đang theo học tại 2 trƣờng mầm non Hoa Phƣợng và
Đề Thám để phỏng vấn.
18
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu
+ Điều tra kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng
cho trẻ bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn
+ Để hạn chế sai số: Cán bộ điều tra đã đƣợc tập huấn thống nhất nội
dung, kế hoạch, phƣơng pháp nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra thử
- Điều tra chính thức
2.2.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu
* Biến số về đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu:
+ Bà mẹ
- Tuổi
- Giới
- Nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
* Biến số về kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng
cho trẻ
- Kiến thức của bà mẹ về sâu răng ở trẻ: bệnh sâu răng, nguyên nhân
gây sâu răng, biểu hiện trẻ bị sâu răng, ảnh hƣởng của sâu răng
- Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng: cách phòng bệnh
răng miệng, cách chải răng cho trẻ, cách vệ sinh răng miệng cho trẻ
- Thực hành của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng: thói quen ăn uống
của trẻ, thời điểm bà mẹ cho trẻ đánh răng, cách vệ sinh răng miệng của mẹ
cho trẻ, cách chải răng cho trẻ, thời gian các bà mẹ cho trẻ đi khám răng định
kỳ, nơi bà mẹ đƣa con đi khám răng
* Biến số về mối liên quan kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng
bệnh răng miệng
19
2.2.5. Phương pháp đánh giá
Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng: cho điểm dựa vào tầm
quan trọng của mỗi vấn đề (Phụ lục 2)
- Trả lời đúng hết biến kiến thức: 35 điểm
Đánh giá: Chƣa tốt: dƣới 27 điểm Tốt: từ 27 điểm trở lên
- Trả lời tốt hết phần Thực hành: 24 điểm
Đánh giá: Chƣa tốt: dƣới 18 điểm Tốt: từ 12 điểm trở lên
- Trả lời sai: 0 điểm
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Các số liệu của đề tài nghiên cứu sẽ đƣợc nhập máy tính và phân tích
dựa trên phần mềm Epi-info 6.04 và Epi - Data, sử dụng các thuật toán thống
kê trong y học.
- Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày dƣới dạng bảng, biểu đồ.
2.4. Tổ chức triển khai nghiên cứu
- Xây dựng đề cƣơng
- Xây dựng bộ câu hỏi và phiếu điều tra
- Tiền trạm
- Thực hiện điều tra
- Xử lý số liệu, viết báo cáo tổng kết.
- Đề xuất nghiên cứu
2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu về kiến thức, thực hành của các bà mẹ về phòng bệnh răng
miệng cho trẻ từ đó đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác
chăm sóc răng miệng cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Trong quá trình
phỏng vấn, tất cả các đối tƣợng đều đƣợc giải thích rõ về mục đích và nội
dung nghiên cứu trƣớc khi tiến hành phỏng vấn và chỉ phỏng vấn khi đƣợc sự
hợp tác của đối tƣợng nghiên cứu. Việc tham gia điều tra là hoàn toàn tự
20
nguyện và trên cơ sở là sự ủng hộ, chấp thuận của cộng đồng, các ban ngành
đoàn thể tại 2 trƣờng mầm non Đề Thám và Hoa Phƣợng.
21
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng cho trẻ
Bảng 3.1. Nghề nghiệp của các bà mẹ (n=356)
Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Làm ruộng 3 0,8
Công chức, viên chức 151 42,4
Buôn bán 70 19,7
Công nhân 56 15,7
Nhân viên văn phòng 76 21,4
Bảng 3.1 cho thấy 42,4% nghề nghiệp của các bà mẹ là công chức viên
chức; 21,4% là nhân viên văn phòng; 19,7% là buôn bán; 15,7% là công nhân
và chỉ có 0,8% là làm ruộng.
Biểu đồ 3.1. Lứa tuổi của trẻ đang theo học tại các trường (n=356)
11,8
24,5
28,9
34,8
0
10
20
30
40
2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi
Tỷ lệ %
22
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy độ tuổi của trẻ của các bà mẹ đƣợc phỏng
vấn chủ yếu là 5 tuổi (34,8%); tiếp theo là 4 tuổi (28,9%); 3 tuổi là 24,5% và
2 tuổi là 11,8%.
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của bà mẹ (n=356)
Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Tiểu học 2 0,6
THCS 13 3,6
THPT 62 17,4
Đại học, Cao đẳng, TC 279 78,4
Kết quả bảng 3.2 cho thấy bà mẹ có trình độ học vấn là trung cấp, cao
đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (78,4%) và thấp nhất là bà mẹ có trình độ
học vấn tiểu học (0,6%).
Bảng 3.3. Tỷ lệ bà mẹ biết nguyên nhân sâu răng ở trẻ (n=356)
Nguyên nhân sâu răng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Ăn nhiều bánh kẹo 275 77,2
Vi khuẩn 167 46,9
Virut 38 10,7
Không chải răng khi đi ngủ 213 59,8
Ăn xong không chải răng 222 62,4
Ngậm thức ăn lâu khi ăn 165 46,3
Ngậm bình sữa khi ngủ 155 43,5
Không biết 5 1,4
Số liệu bảng 3.3 cho thấy kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân sâu răng
ở trẻ. 77,2% bà biết nguyên nhân sâu răng ở trẻ là do ăn nhiều bánh kẹo;
62,4% là ăn xong không chải răng; 59,8% là do không chải răng khi đi ngủ;
23
46,9% biết là do vi khuẩn; 46,3% và 43,5% là do ngậm thức ăn lâu và ngậm
bình sữa khi ngủ. Tuy nhiên vẫn còn 10,7% bà mẹ cho rằng là do vi rút.
Bảng 3.4. Tỷ lệ bà mẹ biết những biểu hiện trẻ bị sâu răng (n=356)
Biểu hiện sâu răng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Lỗ màu đen 325 91,3
Chảy máu lợi 100 28,1
Ê buốt khi ăn, uống thức ăn lạnh 169 47,5
Răng bị vỡ 161 45,2
Trẻ đau răng 249 69,9
Không biết 3 0,8
Bảng 3.4 cho biết kiến thức của các bà mẹ về những biểu hiện của trẻ
khi bị sâu răng. Tỷ lệ bà mẹ biết biểu hiện trẻ bị sâu răng là có lỗ màu đen
chiếm tỷ lệ cao nhất (91,3%) và thấp nhất là trẻ chảy máu lợi (28,1%).
Bảng 3.5. Tỷ lệ bà mẹ biết ảnh hưởng của sâu răng đến trẻ (n=356)
Ảnh hƣởng của sâu răng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Đau răng 217 61,0
Làm xấu răng 204 57,3
Mất răng 154 43,3
Gây sứt, mẻ răng 181 50,8
Viêm lợi 195 54,8
Mảng bám răng 274 77,0
Sốt, lƣời ăn, suy dinh dƣỡng 134 37,6
Không biết 1 0,3
Kết quả bảng 3.5 cho thấy 77,0% bà mẹ biết ảnh hƣởng của sâu răng
đến trẻ là mảng bám răng; 61,0% là đau răng; 57,3% làm xấu răng; 54,8% là
24
viêm lợi; 50,8% gây sứt mẻ răng; 43,3% là mất răng và 37,6% là sốt, lƣời ăn,
suy dinh dƣỡng.
Bảng 3.6. Hiểu biết của bà mẹ về biện pháp phòng bệnh sâu răng cho trẻ
(n=356)
Biện pháp phòng bệnh
răng miệng
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Chải răng hàng ngày 309 86,8
Súc miệng bằng nƣớc súc miệng 205 57,6
Hạn chế đồ ngọt, ăn vặt 265 74,4
Đi khám răng định kỳ 254 71,3
Không ngậm thức ăn 166 46,6
Không biết 5 1,4
Kết quả bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết đƣợc biện pháp phòng bệnh
răng miệng cho trẻ bằng chải răng hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 86,8% và
thấp nhất là không ngậm thức ăn (46,6%).
Bảng 3.7. Hiểu biết của bà mẹ về phương pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ
Phƣơng pháp vệ sinh
răng miệng
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Chải răng 333 93,5
Súc miệng 212 59,6
Dùng chỉ nha khoa 130 36,5
Dùng khăn sạch cọ răng 92 25,8
Không biết 2 0,6
Bảng 3.7 cho thấy hiểu biết của bà mẹ về phƣơng pháp vệ sinh răng
miệng cho trẻ. 93,5% bà mẹ biết cần phải chải răng; 59,6% súc miệng; 36,5%
và 25,8% dùng chỉ nha khoa và khăn sạch cọ răng.
25
Bảng 3.8. Hiểu biết của bà mẹ về cách chải răng cho trẻ (n=356)
Cách chải răng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Chải dọc theo thân răng 76 21,3
Chải ngang thân răng 15 4,2
Chỉ chải mặt nhai 1 0,3
Chải xoay tròn từng vùng, cả mặt
ngoài, mặt trong, mặt nhai
264 74,2
Kết quả bảng 3.8 cho thấy 74,2% bà mẹ biết kỹ thuật đánh răng cho trẻ
là chải xoay tròn từng vùng, cả mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai; và 21,3% bà
mẹ cho rằng chải dọc theo thân răng.
Bảng 3.9. Tỷ lệ bà mẹ biết thời gian cho trẻ đi khám răng định kỳ (n=356)
Thời gian khám răng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
3 tháng 87 24,4
6 tháng 205 57,6
9 tháng 4 1,1
Từ 12 tháng trở lên 8 2,3
Khi trẻ bị đau răng 42 11,8
Không biết 10 2,8
Kết quả bảng 3.9 cho thấy 57,6% bà mẹ biết cần cho trẻ khám răng
định kỳ 6 tháng/lần; tuy nhiên vẫn còn 11,8% bà mẹ cho rằng chỉ cho trẻ đi
khám răng khi bị đau răng và 2,8% bà mẹ không biết nên đƣa con đi khám
răng vào thời điểm nào.
26
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh sâu răng
(n=356)
Số liệu biểu đồ 3.2 cho thấy có 29,2% bà mẹ có kiến thức đúng về
phòng bệnh sâu răng và 70,8% bà mẹ chƣa có kiến thức đúng về phòng bệnh
sâu răng.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bà mẹ thường cho con ăn đồ ngọt vào buổi tối gần khi
ngủ (n=356)
29,2%
70,8%
Kiến thức đúng Kiến thức chƣa đúng
70%
2%
28%
Có, thƣờng xuyên Có, thi thoảng Không bao giờ
27
Biểu đồ 3.3 cho thấy 70% bà mẹ thƣờng xuyên cho con ăn đồ ngọt vào
buổi tối và 28% bà mẹ không bao giờ cho con ăn đồ ngọt vào buổi tối.
Biểu đồ 3.4.Tỷ lệ bà mẹ cho con uống nước hay súc miệng sau khi ăn bánh
kẹo hoặc uống sữa (n=356)
Số liệu biểu đồ 3.4 cho thấy 76% bà mẹ thi thoảng cho con uống nƣớc
hay súc miệng sau khi ăn bánh kẹo hoặc uống sữa; 21% bà mẹ thƣờng xuyên
cho con uống nƣớc hay súc miệng sau khi ăn bánh kẹo hoặc uống sữa và chỉ
có 3% bà mẹ không bao giờ cho con uống nƣớc hay súc miệng sau khi ăn
bánh kẹo hoặc uống sữa.
Bảng 3.10. Thời điểm bà mẹ bắt đầu vệ sinh răng cho trẻ (n=356)
Thời điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Khi mọc chiếc răng đầu tiên 41 11,5
Sau khi mọc đƣợc vài răng sữa 49 13,8
Trẻ 1 tuổi 51 14,3
Trẻ 2 tuổi 121 34,0
Trẻ ≥ 3 tuổi 76 21,4
Chƣa bao giờ 10 2,8
Không nhớ 8 2,2
21%
76%
3%
Có, thƣờng xuyên Có, thi thoảng Không bao giờ
28
Kết quả bảng 3.10 cho thấy 34,0% bà mẹ bắt đầu vệ sinh răng miệng
cho trẻ khi trẻ 2 tuổi; 21,4% là khi trẻ đƣợc 3 tuổi trở lên; 14,3% là khi trẻ 1
tuổi; 13,8% là sau khi mọc đƣợc vài răng sữa; 11,5% khi trẻ mọc chiếc răng
đầu tiên.
Bảng 3.11. Phương thức vệ sinh răng miệng của bà mẹ cho trẻ (n=348)
Phƣơng thức Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Súc miệng bằng nƣớc muối 27 7,7
Đánh răng bằng nƣớc muối 23 6,6
Kem đánh răng dành cho trẻ 296 84,8
Dùng cùng loại kem đánh răng với
ngƣời lớn
3 0,9
Số liệu bảng 3.11 cho thấy bà mẹ chọn phƣơng thức vệ sinh cho trẻ là
dùng kem đánh răng trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất (84,8%) và dùng cùng kem
đánh răng với ngƣời lớn chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,9%).
Bảng 3.12. Loại bàn chải bà mẹ sử dụng chải răng cho trẻ (n=321)
Loại bàn chải Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Dùng cùng loại với ngƣời lớn 4 1,2
Dùng cho trẻ em 317 98,8
Số liệu bảng 3.12 cho thấy 98,8% bà mẹ sử dụng bàn chải dành cho trẻ
em để đánh răng cho trẻ và chỉ có 1,2% bà mẹ là sử dụng cùng loại với ngƣời
lớn để đánh răng cho trẻ
29
Bảng 3.13. Thời gian bà mẹ thay bàn chải cho trẻ (n=348)
Thời gian thay bàn chải Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Khoảng 1-3 tháng 228 65,5
Khoảng 4-6 tháng 89 25,6
> 6 tháng 11 3,2
Khi bị mòn 6 1,7
Không nhớ 14 4,0
Số liệu bảng 3.13 cho thấy thời gian bà mẹ thay bàn chải đánh răng của
trẻ định kỳ. Kết quả 65,5% bà mẹ thay bàn chải cho trẻ trong khoảng thời
gian từ 1-3 tháng; 25,6% trong thời gian từ 4-6 tháng; 3,2% trên 6 tháng và
1,7% khi bàn chải bị mòn.
Bảng 3.14. Thực hành của bà mẹ về kỹ thuật chải răng cho trẻ (n=348)
Kỹ thuật đánh răng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Cách chải
răng
Chải dọc theo thân răng 72 20,7
Chải ngang thân răng 25 7,2
Chỉ chải mặt nhai 3 0,8
Chải xoay tròn từng vùng, cả
mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai
248 71,3
Thời gian
chải răng
Dƣới 2 phút 152 43,7
Từ 2-3 phút 130 37,4
Trên 3 phút 30 9,6
Không để ý 36 10,3
Số lần chải
răng
1 lần/ngày 111 31,9
2 lần/ngày 230 66,1
3 lần/ngày 7 2,0
Lƣợng kem
đánh răng
Bằng của ngƣời lớn 23 7,8
Bằng hạt đỗ 237 79,5
Tùy ý 38 12,7
30
Kết quả bảng 3.14 cho thấy 71,3% bà mẹ chải xoay tròn từng vùng, cả
mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai; 20,7% chải dọc theo thân răng và 7,2% chải
ngang thân răng.
Về thời gian chải răng có 43,7% bà mẹ chải răng cho con dƣới 2 phút
và 37,4% bà mẹ chải răng cho trẻ từ 2-3 phút.
Số lần bà mẹ chải răng cho trẻ 2 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (31,9%).
Bên cạnh đó có 31,9% bà mẹ chải răng cho trẻ 1 lần/ngày và 2,0% là 3 lần/
ngày.
Biểu đồ 3.5. Thời gian bà mẹ cho trẻ khám răng định kỳ (n=348)
Kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy có 31,0% bà mẹ cho trẻ định kỳ 6
tháng/lần đi khám răng; 20,1% cho trẻ đi khám răng khi trẻ bị bệnh răng
miệng và 12,6% là khi cho trẻ khám sức khỏe. Tuy nhiên cũng có 33,3% bà
mẹ chƣa cho trẻ đi khám răng lần nào.
31,0
2,9
12,6
20,1
33,3
0
5
10
15
20
25
30
35
6 tháng/lần 12 tháng/lần Khi khám sức
khỏe chung
Khi bị bệnh
răng miệng
Chƣa đi lần nào
Tỷ lệ %
31
Bảng 3.15. Cách xử lý của bà mẹ khi trẻ bị bệnh răng miệng (n=348)
Cách xử lý Số Lƣợng Tỷ lệ (%)
Đƣa đến TYT 3 0,8
Đƣa đến phòng khám răng bệnh viện 83 23,8
Đƣa đến phòng khám răng tƣ nhân 256 73,6
Tự mua thuốc điều trị 2 0,6
Nhờ ngƣời khác chữa theo dân gian 0 0
Không điều trị 1 0,3
Khác 3 0,9
Kết quả bảng 3.15 cho thấy 73,6% bà mẹ đƣa trẻ đến phòng khám răng
tƣ nhân khi trẻ bị bệnh răng miệng; 23,6% đến phòng khám răng của bệnh
viện. Tuy nhiên vẫn còn 0,6% bà mẹ tự mua thuốc điều trị cho trẻ.
Bảng 3.16. Tỷ lệ bà mẹ có thực hành đúng về phòng bệnh sâu răng (n=348)
Thực hành Số Lƣợng Tỷ lệ (%)
Thực hành đúng 41 11,8
Thực hành chƣa đúng 307 88,2
Tổng 348 100
Kết quả bảng 3.16 cho thấy có 11,8% bà mẹ có thực hành đúng và
88,2% bà mẹ chƣa có thực hành đúng về phòng bệnh sâu răng cho trẻ
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của ngƣời chăm sóc
chính trẻ về phòng bệnh sâu răng
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và truyền thông về bệnh sâu răng
của bà mẹ
Thông tin về bệnh sâu răng Kiến thức chƣa đúng Kiến thức đúng
Chƣa nghe 32 5
Đã nghe 220 99
Tổng 252 104
OR (CI95%) 2,88 (1,03- 8,69)
32
Kết quả bảng 3.17 cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức đúng của
bà mẹ về phòng bệnh sâu răng ở trẻ với nguồn thông tin mà các bà mẹ nhận
đƣợc với OR =2,88 (1,03 < CI95%< 8,69). Tỷ lệ bà mẹ nhận đƣợc thông tin về
phòng bệnh sâu răng có kiến thức đúng cao hơn bà mẹ chƣa nghe về cách
phòng bệnh sâu răng.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức và số con của bà mẹ
Số con Kiến thức chƣa đúng Kiến thức đúng
Có 1 con 62 23
Có nhiều hơn 1 con 190 81
Tổng 252 104
OR (CI95%) 1,1 (0,7- 2,0)
Kết quả bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có nhiều hơn 1 con có kiến thức
đúng về phòng bệnh sâu răng cao hơn bà mẹ có 1 con, tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê với OR=1,1 (0,7 < CI95%< 2,0).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ và nghề nghiệp
Nghề nghiệp Kiến thức chƣa đúng Kiến thức đúng
Nghề khác 96 33
Công chức, viên chức 156 71
Tổng 252 104
OR (CI95%) 1,3 (0,8- 2,1)
Số liệu bảng 3.19 cho thấy bà mẹ chƣa có mối liên quan giữa nghề
nghiệp với kiến thức về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ với OR=1,3 (0,8 <
CI95%< 2,1)
33
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ và trình độ học vấn
Trình độ học vấn Kiến thức chƣa đúng Kiến thức đúng
Dƣới trung cấp 62 15
Đại học, CĐ, TC 190 89
Tổng 252 104
OR (CI95%) 1,94 (1,01- 3,77)
Kết quả bảng 3.20 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn từ trung cấp
trở lên có kiến thức đúng cao hơn bà mẹ có trình độ học vấn dƣới trung cấp;
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR=1,94 (1,01 < CI95%< 3,77)
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thực hành và số con của bà mẹ
Số con Thực hành chƣa đúng Thực hành đúng
Có 1 con 74 8
Có nhiều hơn 1 con 233 33
Tổng 307 41
OR (CI95%) 1,3 (0,6 – 3,0)
Kết quả bảng 3.21 cho thấy chƣa có mối liên quan giữa thực hành đúng
về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ với số con bà mẹ hiện có, với OR=1,3 (0,6
< CI95%< 3,0)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thực hành của bà mẹ và nghề nghiệp
Số con Thực hành chƣa đúng Thực hành đúng
Nghề khác 111 16
Công chức, viên chức 196 25
Tổng 307 41
OR (CI95%) 0,8 (0,4 – 1,7)
34
Bảng 3.22 cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể về thực hành đúng
trong phòng bệnh sâu răng của trẻ giữa bà mẹ có nghề nghiệp là công chức,
viên chức với bà mẹ làm nghề khác (OR=0,8; 0, 4 < CI95%< 1,7).
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thực hành của bà mẹ và trình độ học vấn
Trình độ học vấn Thực hành chƣa đúng Thực hành đúng
Dƣới trung cấp 68 7
Đại học, CĐ, TC 239 34
Tổng 307 41
OR (CI95%) 1,07 (0,47- 2,54)
Số liệu bảng 3.23 cho thấy các bà mẹ có trình độ học vấn từ trung cấp
trở lên có tỷ lệ thực hành đúng về phòng bệnh sâu răng cho trẻ cao gấp 1,07
lần so với bà mẹ có trình độ vấn dƣới trung cấp, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với OR=1,07 (0,47 < CI95%< 2,54).
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của bà mẹ về phòng
bệnh sâu răng
Nội dung Thực hành chƣa đúng Thực hành đúng
Kiến thức chƣa đúng 224 20
Kiến thức đúng 83 21
Tổng 307 41
OR (CI95%) 2,83 (1,39 – 5,78)
Kết quả bảng 3.24 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức và
thực hành của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng của trẻ với OR=2,83 (1,39 <
CI95%< 5,78). Các bà mẹ có kiến thức đúng có tỷ lệ thực hành đúng cao gấp
2,8 lần các bà mẹ có kiến thức chƣa đúng
35
Chƣơng 4.
BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng cho trẻ
Bệnh sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhƣng có
thể dự phòng đƣợc. Đây cũng là bệnh tổn thƣơng không hồi phục do đó nếu
không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hƣởng đến
sức khỏe và thẩm mỹ. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh sâu răng giảm
xuống ở các nƣớc phát triển, tuy nhiên nhiên ở các nƣớc đang phát triển do
điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên tình trạng sâu
răng còn khá cao và có xu hƣớng tăng lên đặc biệt đối tƣợng mắc là trẻ em
đang có xu hƣớng tăng lên. Nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Tâm tại trƣờng
mầm non xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc sau khi khám lâm
sàng cho 690 trẻ cho thấy có 492 trƣờng hợp trẻ bị sâu răng chiếm 71,3%.
Trong đó nhóm 5 tuổi có tỷ lệ sâu răng cao nhất (77,5%); thấp nhất là nhóm 3
tuổi (40%). Tỷ lệ sâu răng ở trẻ nam và nữ gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau, ở nam
là 69,7% và nữ là 73,1% [15]. Do đó việc giáo dục chăm sóc răng miệng là
việc hết sức cần thiết. Trong đó bà mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp kiến thức phòng chống sâu răng cho con mình cũng nhƣ thúc đẩy
con mình chuyển đổi những thói quen xấu, những nhận thức sai lầm thành
một số nếp sinh hoạt nhƣ chải răng đúng cách, ngay sau ăn, buổi tối trƣớc khi
đi ngủ Mẹ cũng là ngƣời gần gũi con nhất nên phải là ngƣời có kiến thức
đúng về chăm sóc răng miệng mới có thể giúp con mình đƣợc.
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành điều tra 356 bà mẹ đang có con học
tại 2 trƣờng mầm non Đề Thám và Hoa Phƣợng. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy 42,4% nghề nghiệp của các bà mẹ là công chức, viên chức;
36
21,4% là nhân viên văn phòng; 19,7% là buôn bán; 15,7% là công nhân và chỉ
có 0,8% là làm ruộng (bảng 3.1). Trình độ học vấn của các bà mẹ chủ yếu là
trung học, cao đẳng, đại học chiếm 78,4% (bảng 3.2). Điều này là một thuận
lợi để các bà mẹ tiếp cận với thông tin về phòng bệnh sâu răng cho trẻ.
Nguyên nhân chính gây sâu răng là do vi khuẩn tồn tại trong mảng bám
răng (chủ yếu là Streptococcus mutans) lên men các chất bột và đƣờng còn
dính trên răng tạo thành acid, acid này phá hủy tổ chức cứng của răng tạo
thành lỗ sâu [20]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 77,2% bà mẹ
biết nguyên nhân sâu răng ở trẻ là do ăn nhiều bánh kẹo; 62,4% là ăn xong
không chải răng; 59,8% là do không chải răng khi đi ngủ; 46,9% biết là do vi
khuẩn; 46,3% và 43,5% là do ngậm thức ăn lâu và ngậm bình sữa khi ngủ.
Tuy nhiên vẫn còn 10,7% bà mẹ cho rằng là do vi rút. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tƣơng tự kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vƣơng cho thấy
54,5% bà mẹ có kiến thức đúng về nguyên nhân sâu răng do vi khuẩn [25].
Tổn thƣơng đầu tiên của sâu răng là sự mất khoáng diễn ra ở bề mặt
của men, sau đó dần dần xâm nhập vào lớp ngà. Lớp ngà nâng đỡ dần bị hủy
hoại làm suy sụp lớp men tạo thành lỗ sâu. Sâu răng tiến triển tới tủy gây
viêm tủy, hoại tử tủy và hình thành abcess. Sâu răng thƣờng xảy ra nhiều nhất
ở các mặt răng kề nhau và đối xứng hai bên, các răng sau bị nhiều hơn các
răng trƣớc, răng hàm dƣới bị nhiều hơn hàm trên. Tốc độ tiến triển của răng
sữa thầm lặng và nguy hiểm hơn răng vĩnh viễn. Ở giai đoạn sâu răng có tổn
thƣơng tủy thƣờng trẻ sẽ bị đau răng, đau tự nhiên hoặc thành cơn, có thể thể
đau một lần hoặc nhiều lần. Có sƣng và có lỗ dò vùng cuống răng. Đối với
các cơn đau ở giai đoạn sâu răng có tổn thƣơng tủy có cơn đau kích thích làm
cho trẻ khó chịu, tuy nhiên mức độ đau nhẹ nhàng. Nhƣng đối với các cơn
đau tự phát trẻ đau đớn nhiều khiến ăn nhai khó khăn, có thể sợ hoặc ngại ăn.
Đau răng thậm chí còn làm trẻ không ngủ đƣợc. Hình thái đau này cho ta thấy
37
một tổn thƣơng tủy tiến triển thƣờng gặp khi viêm tủy cấp hoặc viêm quanh
cuống. Nhƣng đôi khi trẻ có thể không đau răng khi giai đoạn tủy hoại tử, lúc
đó chỉ thấy sâu răng to kích thích vào đáy lỗ sâu không có phản ứng. Ngoài
tiền sử sƣng, đỏ đặc biệt có kèm theo sốt hay dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân
thì cần hết sức lƣu ý [20]. Do đó việc bà mẹ cần biết rõ các dấu hiệu trẻ bị sâu
răng để có thể phát hiện và cho trẻ điều trị sớm các tổn thƣơng sâu ở răng sữa.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết đúng dấu hiệu sâu răng là
có lỗ đen trên bề mặt của răng rất cao (91,3%). Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vƣơng cho thấy 70%
các bà mẹ biết đúng dấu hiệu sâu răng là có lỗ đen trên bề mặt răng rất cao
[25]. Điều này có thể lý giải do đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi là các bà
mẹ đang sinh sống tại thành phố có điều kiện tiếp xúc với các thông tin về
bệnh răng miệng của trẻ nhiều hơn các bà mẹ trong nghiên cứu của tác giả Lê
Quang Vƣơng.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy 61,0% bà mẹ có hiểu biết về
ảnh hƣởng của việc sâu răng là đau răng; 57,3% biết s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_ket_de_tai_kien_thuc_thuc_hanh_ve_phong_benh_sa.pdf