Báo cáo Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu Than Coalimex

MỤC LỤC

 

I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

II. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty

1. Xuất khẩu

2. Nhập khẩu

2.1. Nhập khẩu thiết bị phụ tùng vật tư

2.2. Công tác nhập và cung ứng hoá chất mỏ

3. Công tác xây dựng cơ bản

4. Công tác khác

III. Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1996 và kế hoạch năm 1997

Nhận xét

1. Ưu điểm

2. Nhược điểm

3. Ý kiến đề nghị

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu Than Coalimex, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu Than Coalimex Công ty xuất nhập khẩu Than Coalimex I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc gắn sản xuất với thị trường, công tác XNK Than và nhập khẩu thiết bị ngành than được chuyển giao từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Mỏ và Than (nay là Bộ Công nghiệp), do đó Công ty xuất nhập khẩu Than và cung ứng vật tư - tên giao dịch là Coalimex - đã được ra đời theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than sè 65MT-TCCB3 ngày 29/12/1981. Quyết định có hiệu lực và công ty Coalimex đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1982. Từ đó đến nay đã 15 năm. Các đơn vị thàn viên của công ty Coalimex bao gồm: 1/ Xí nghiệp hóa chất mỏ Có nhiệm vụ sản xuất và cung ứng vật liệu nổ cho các ngành công nghiệp khai thác công nghiệp. 2/ Xí nghiệp xây dựng cơ bản Có nhiệm vụ xây lắp kho tàng phục vụ ngành. 3/ Xí nghiệp vật tư 1 Có nhiệm vụ tiếp nhận bảo quản và cung ứng vật tư thiết bị nhập khẩu cho ngành than. 4/ Xí nghiệp giao nhận vận chuyển Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng vật tư lẻ và thiết bị toàn bộ ở cảng về (hàng chủ yếu nhập từ Nga). 5/ Chi nhánh Coalimex thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ đại diện cho công ty về việc tìm hiểu khách hàng và đón tiếp khách ở phía Nam. 6/ Chi nhánh Coalimex Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ giao than xuất khẩu. SƠ ĐỔ CƠ CẤU TỔ CHỨC Ban gi¸m ®èc Phßng tæ chøc nh©n sù thanh tra Phßng kÕ ho¹ch kinh tÕ tµi chÝnh Phßng hµnh chÝnh qu¶n trÞ Phßng xuÊt nhËp khÈu vµ hîp t¸c QT Phßng xuÊt nhËp khÈu I Phßng xuÊt nhËp khÈu II Phßng xuÊt nhËp khÈu III Phßng xuÊt nhËp khÈu IV Phßng hîp t¸c lao ®éng vµ ®µo t¹o Phßng chuÈn bÞ dù ¸n ®Çu t­ vµ liªn doanh Kh¸ch s¹n Thanh Nhµn Chi nh¸nh Coalimex QN Chi nh¸nh Coalimex TP HCM Công ty Coalimex có tất cả 125 nhân viên trong đó có một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc : Trần Xuân Hòa. Phó giám đốc I : Ninh Xuân Sơn. Phó giám đốc II: Phòng thực tập : phòng xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế. Có 5 nhân viên Trưởng phòng : KS Ngyễn Hồng Vân. II. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: 1. Xuất khẩu: Công ty Coalimex có nhiệm vụ chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng than các loại bao gồm: than cám các loại, than cục các loại. Đối với các loại than cục đặc biệt, các loại than cám tốt có độ tro từ 15% trở xuống, giá cao mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không kinh tế cần dùng cho xuất khẩu để lấy ngoại tệ nhập khẩu thiết bị vật tư sử dụng cho ngành than. Trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến năm 1992 các đơn vị sản xuất đòi hỏi xuất khẩu rất lớn. Xuất khẩu than với giá trị ngoại tệ thu được gắn liền với sự phát triển và tồn tại của ngành than. Vì vậy trong những năm Coalimex được giao làm nhiệm vụ xuất khẩu than cho các ngành đã được sự chỉ đạo sát sao của Bộ Năng lượng cũ và đã cùng các đơn vị sản xuất than đề ra và thực hiện các biện pháp tích cực có hiệu quả nên đã nâng dần được khối lượng và trị giá than xuất khẩu. Khối lượng than xuất khẩu tăng trưởng trung bình hàng năm (từ 1987 đến 1992) năm sau cao hơn năm trước 1,5 lần. Đặc biệt năm 1992 là năm Coalimex đạt khối lượng xuất khẩu than trên 1,6 triệu tấn là khối lượng cao nhất so với các năm trước đó. Năm 1992 xuất khẩu tăng gấp 7 lần so với năm 1987. Công ty đã tìm kiếm được thị trường xuất khẩu than lớn như Nhật Bản, Tây Âu, Nam Triều Tiên. Các thị trường này hàng năm đều tăng trưởng và ổn định. Việc tìm được thị trường để tăng khối lượng xuất khẩu than vào khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1992 là những năm thị trường than nội địa gặp khó khăn lớn nên giá bán nội địa rất thấp, lúc đó bình quân 1 tấn than xuất khẩu có trị giá gấp 2 đến 3 lần so với 1 tấn than tiêu thụ trong nước. Cũng vào khoảng thời gian này khi các nước Liên Xô và Đông Âu XHCN sụp đổ từ năm 1990, chế độ cấp hàng theo nghị định thư hàng năm cho ngành than không còn được bao cấp như trước nên việc tăng sản lượng trị giá xuất khẩu than đúng vào lúc này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã giải quyết khó khăn rất lớn cho ngành than về nguồn tài chính để giải quyết công ăn việc làm và lương cho hàng vạn công nhân viên ngành than đồng thời có ngoại tệ nhập khẩu thiết bị vật tư để ổn định và phát triển sản xuất cho ngành. Sau đây là một vài con số về tình hình xuất khẩu than trong một vài năm gần đây: NĂM 1994 Thị trường Số lượng (Tấn) Giá trị (USD) +Nhật Bản 557.476 16.330.825,52 . Than cục các loại 47.627 . Than cám các loại 509.849 +Nam Triều Tiên 120.249 3.677.144,46 . Cục các loại 56.961 . Cám các loại 63.388 +Pháp 77.010 1.295.250,00 . Cám các loại 77.010 +Bỉ 29.554 1.202.649,00 . Cục các loại 29.544 +Thái Lan 21.573 532.096,30 . Cục các loại 1.032 . Cám các loại 20.542 +Anh 21.201 1.302.801,45 . Cục các loại 21.201 +Đài Loan 43.094 2.154.670,00 .Cục các loại 43.094 +Trung Quốc 11.777 180.785,00 . Cám các loại 11.777 +Philippin 3.974 190.752,00 . Cục các loại 3.974 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THAN NĂM 95-96-97 Năm Nước xuất khẩu Lượng xuất khẩu (Tấn) Giá trị (USD) Nhật Bản 400.000 10.548.000 1995 Nam Triều Tiên 100.000 3.452.000 Đài Loan 550.000 29.150.000 Philippin 660.000 34.485.000 Nhật Bản 200.000 6.000.000 Đài Loan 50.000 2.600.000 1996 Thái Lan 20.000 440.000 Philippin 20.000 1.040.000 Cuba 45.000 2.340.000 Thị trường khác 65.000 1.300.000 Bungaria 370.000` 19.240.000 Malayxia 7.000 427.000 1997 Đài Loan 26.600 1.409.800 Philippin 7.000 427.000 Thái Lan 24.000 1.272.000 Trung Quốc 35.000 1.050.000 Philippin 6.000 336.000 3 tháng Malayxia 2.500 105.000 đầu Đài Loan 18.200 1.019.200 năm Hàn Quốc 10.000 560.000 1998 Bungaria 50.000 2.100.000 2 Nhập khẩu: Nhập khẩu vật tư và thiết bị từ các thị trường trong 15 năm qua chưa tính nhập theo nghị định thư (1982 ¸ 1996) đạt trị giá 134.151.054 USD. Trung bình hàng năm nhập 8.943.403 USD. Trị giá nhập khẩu theo thời gian: + 5 năm đầu mới thành lập (1982 ¸ 1987) tổng giá trị nhập 67.981.818 USD, trung bình hàng năm nhập 13,6 triệu USD. Đặc biệt năm 1992 nhập với trị giá lớn nhất là 17.834.937 USD. + 5 năm tiếp theo (1987 ¸ 1991) tổng giá trị nhập khẩu là 34.535.595 USD, trung bình hàng năm nhập 6,9 triệu USD. + 5 năm cuối (1992 ¸ 1996) tổng giá trị nhập khẩu 31.633.641 USD, trung bình hàng năm nhập 6,3 triệu USD. Từ năm 1991 theo nghị định 388 của chính phủ về thành lập các doanh nghiệp, trong ngành có nhiều công ty được trực tiếp kinh doanh XNK nên giá trị kim ngạch nhập khẩu qua Coalimex giảm dần, đến năm 1996 tăng lên so với các năm trước đó đã đạt 7.821.061 USD. Nhập khẩu từ thị trường tư bản nhìn trung trong 15 năm qua đã đưa thiết bị sản xuất từ các nước tư bản vào sử dụng ở vùng mỏ Việt Nam góp phần đáng kể cho sản xuất. Công ty Coalimex cùng với các đơn vị sản xuất trực tiếp sử dụng thiết bị đã chọn được loại thiết bị từ thị trường tư bản (chủ yếu là Nhật Bản), đưa vào sử dụng rất thích hợp và có hiệu quả ở điều kiện sản xuất của ngành than. Các thiết bị nhập về đều được phía người bán bảo hành chu đáo nên phần lớn đã nâng cao được hiệu quả sử dụng như các loại ô tô trở đất đá, xe gạt... Nhập khẩu thiết bị phụ tùng vật tư: Nhập khẩu thiết bị phụ tùng vật tư cho sản xuất từ thị trường XHCN cò theo chế độ nghị định thư. Đối với thị trường XHCN từ năm 1982 đến năm 1990 công ty đã nhập thiết bị phụ tùng vật tư theo chế độ nghị định thư cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong ngành với tổng trị giá 85.060.562 rúp chuyển nhượng. Các mặt hàng nhập này lúc đó chiếm vị trí quan trọng bổ xung thiết bị phụ tùng vật tư để duy trì và phát triển sản xuất hàng năm cho các đơn vị. Những mặt hàng nhập về vào những năm cuối cùng của chế độ nghị định thư ngành than chưa có tiền thanh toán, công ty đã xin được Nhà nước số hàng hóa này đưa sang hàng hóa dự trữ trị giá 23,6 tỷ đồng, bán cho các đơn vị sản xuất đến đâu thanh toán tiền cho Nhà nước đến đó. Những mặt hàng này sử dụng tốt cho ngành than trong mấy năm gần đây và hiện nay. Khi chế độ mua bán theo nghị định thư không còn, công ty Coalimex tiếp tục nhập khẩu các thiết bị phụ tùng vật tư từ các thị trường SNG và Đông Âu, thanh toán theo luật chung của thị trường Quốc tế. Nhập khẩu phục vụ tốt các đơn vị có nhu cầu. VẬT TƯ ĐƯỢC NHẬP NĂM 1995-1996-1997 Năm Danh mục vật tư Nước nhập khẩu Số lượng Giá trị (USD) Thép chống lò SNG 1.200 T 378.000 Xe gạt TY-220 Trung Quốc 3 C 225.000 Xe Karaz 256B1 SNG 5C 102.500 Lốp 1800-25/32 Ên độ 35 B 35.900 Máy xóc DH-10 Hàn quốc 2 C 34.000 TB + PTVT Óc 402.316 Phụ tùng xe gạt Nhật Bản 31.485 Phụ tùng xe gạt Trung Quốc 1 B 100.000 Xích máng cào SNG 1276 sợi 3x2 105.908 1995 Nhôm lá Hàn quốc 40 T 110.400 Cáp diện cao thế SNG 41.301 C 477.362 Xe Karz SNG 10 C 205.000 Xe Kamaz SNG 2 C 47.000 Xe Benlaz SNG 5 C 547.500 Thiết bị cấp cứu mỏ Trung Quốc 64.131 Khoá cửa Thái lan Thái lan 21.117 Thép ống Nhật Bản 220.000 1996 HydrazinSuphate Nhật Bản 20 T 82.000 Phụ tùng xe gạt Trung quốc 83.188 Phô tùng ô tô máy ủi SNG 33.790 Phụ tùng máy cưa USA 18.505 Điều hoà General Thái Lan 50 C 36.260 1996 Thép chống lò 73-08-40 Ucraina 3.046,27 T 1.157.582,6 Thép chống lò SNG 5.551,734 1.941.658,9 Thép ray P24 SNG 2.000 850.000 Hoá chất resorcinol Nhật 3 18.000 Hạt nhựa PE Hàn Quốc 80 70.400 Lốp 1800-25/32 Ên độ 68 86.720 1997 Thiết bị hầm lò Trung Quốc 63.617 Thiết bị y tế Đài Loan+Nhật 15.375 Phụ tùng máy cưa Nhật+Mỹ 74.057 Thiết bị cấp cứu mỏ Pháp+Trung Quốc 33.598 Thiết bị phun làm khuôn Hồng Kông 178.216 Lò điện tử Hồng Kông 85.142 Máy lọc dầu Nhật Bản 1 C 72.000 Nhôm lá Ên độ 26 T 46.962 Phụ tùng ôtô mở SNG 48.746 Xe tải gắn cẩu Nhật 2 C 80.000 Èng thép không gỉ Đài Loan 33 T 73.905 1997 Dây nhôm Singapore 40 T 78.400 Ôtô cò Hàn Quốc 8 C 34.700 Thép lá tráng thiếc 100 T 78.000 Phụ tùng xe gạt Trung Quốc 79.950 Máy nhắn tin Singaporer 306 C 35.400 2.2 Công tác nhập và cung ứng hóa chất mỏ: Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp) được Nhà nước giao quản lý và cung cấp thuốc nổ cho ngành than và các ngành kinh tế khác. Bộ đã giao cho công ty trực tiếp quản lý và cung ứng. Từ tháng 4/1995 công việc này chuyển giao sang công ty hóa chất Mỏ. Từ năm 1992 đến quí I/1995 công ty Coalimex đã nhập và cung ứng được 148.149 tấn thuốc nổ công nghiệp cho ngành than và các ngành kinh tế quốc dân. Trung bình hàng năm cung cấp 10.430 tấn. Đặc biệt trong 2 năm 1987 ¸1988 mỗi năm cung cấp trên 17000 tấn thuốc nổ công nghiệp. Từ năm 1990 trở về trước thuốc nổ công nghiệp được cấp hoàn toàn theo chế độ nghị định thư chủ yếu từ Liên Xô cũ. Từ năm 1990 trở đi chế độ cấp hàng theo nghị định thư không còn nữa, ngành than đứng trước sự hẫng hụt về nguồn cung cấp thuốc nổ công nghiệp. Trước tình hình này một mặt công ty phải liên kết chặt chẽ với các đơn vị quốc phòng để trước mắt khai thác nguồn hàng trong nước, mặt khác công ty đã chủ động tìm nguồn hàng thay thế. Sau bao kiên trì cuối cùng Coalimex đã tìm được bạn hàng mới từ Óc về để liên kết sản xuất thuốc nổ tại Việt Nam kịp cung cấp cho các đơn vị sử dụng trước khi nguồn cung cấp thuốc nổ tận dụng sau chiến tranh của quốc phòng bắt đầu bị cạn kiệt. Việc liên kết với Óc để sản xuất thuốc nổ tại Việt Nam ngoài việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu thuốc nổ công nghiệp còn đưa vào nước ta dây chuyền sản xuất thuốc nổ tiên tiến, Ýt độc hại, an toàn. Công ty còn liên kết với các đơn vị quốc phòng để sản xuất và tiêu thụ thuốc nổ công nghiệp nhằm giảm bớt lượng nhập khẩu. Công ty đã tổ chức cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp tự sản xuất đảm bảo kỹ thuật, an toàn đóng góp phần đáng kể trong việc cung cấp thuốc nổ cho các đơn vị sản xuất chủ yếu là thuốc nổ hầm lò. Như vậy khi nguồn cung cấp thuốc nổ truyền thống từ liên Xô cũ và các nước Đông Âu XHCN cũ không còn nữa, công ty Coalimex đã giải quyết nhanh chóng kịp thời tìm được nguồn cung cấp mới, tạo dựng cơ sở sản xuất ổn định có kỹ thuật tiên tiến, chủ động cung cấp thuốc nổ phù hợp với điều kiện Việt Nam đảm bảo được sản xuất liên tục cho ngành than và các ngành kinh tế khác đồng thời đảm bảo được tuyệt đối an toàn trong sản xuất, bảo quản và cung ứng. Tóm lại công tác XNK than và cung ứng vật tư trong 15 năm qua, công ty Coalimex đã xuất khẩu được 481.839.516 USD, nhập khẩu phụ tùng vật tư thiết bị chủ yếu cho ngành đạt trị giá 134.151.054 USD, 85.060562 rúp chuyển nhượng và nhập để cung ứng cho ngành than và các ngành kinh tế khác được 148.149 tấn thuốc nổ công nghiệp góp phần đáng kể vào thành tích chung của ngành than. Sau đây là một vài số liệu về thuốc nổ và phụ kiện Năm Danh mục vật tư Nước Nhập khẩu Số lượng (Tấn) Giá trị USD 1993 Thuốc nổ dạng sữa Trung Quốc 270 186.300 Thuốc nổ TNT Trung Quốc 650 523.250 Thuốc nổ dạng sữa Trung Quốc 620 392.600 Thuốc nổ TNT Trung Quốc 650 523.250 Thuốc nổ Óc 48 75.144 1994 Phụ kiện nổ Trung Quốc 237.450 Dầu trơn Óc 41 195.432 Nguyên liệu sản xuất thuốc nổ Óc 251,128 460.800 Thuốc nổ bột Trung Quốc 50 31.500 Thuốc nổ dạng sữa Trung Quốc 2555 2.158.278 Thuốc nổ TNT Trung Quốc 140 90.400 1995 Thuốc nổ bột Trung Quốc 5 34.000 Nitrat amon Óc 1300 442.000 Hoá chất Nhật 60.000 Phụ kiện nổ Trung Quốc 70.110 3. Công tác xây dựng cơ bản: Trong 15 năm qua công ty đã chú ý đến công tác xây dựng cơ bản, xây dựng được các cảng bốc dỡ hàng như cảng chùa Vệ, cảng Bãi xít đặc biệt là hệ thống kho vật liệu nổ ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an tàon. Ngoài ra còn xây dựng nhà cửa, trụ sở, nhà khách, khách sạn để phục vụ cho làm việc và kinh doanh. 4. Công tác khác: Từ ngày thành lập công ty đến nay, công ty Coalimex luôn luôn hòan thành nghĩa vụ thu nép cho ngân sách Nhà nước đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn, kinh doanh có lãi đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống cho toàn thể CBCNV, đã cải thiện được điều kiện làm việc và nhà ở cho CBCNV. Công ty có quan hệ tốt với địa phương trong việc giữ gìn an ninh trật tự và làm tốt nghĩa vụ với địa phương. Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1996 và kế hoạch năm 1997: Trong năm 1995 công ty Coalimex có nhiều thay đổi về tổ chức theo các quyết định của Tổng công ty: Tháng 4/1995 chuyển xí nghiệp hóa chất Mỏ thành Công ty hóa chất Má. Tháng 6/1995 cùng một lúc chuyển xí nghiệp kinh doanh và chế tạo bình áp lực của công ty về Công ty Than nội địa và xí nghiệp vật tư vận tải về Công ty Thương mại và dịch vụ. Tháng 5/1996 tên của công ty XNK Than và cung ứng vật tư được đổi thành công ty XNK và hợp tác quốc tế, vẫn giữ nguyên tên giao dịch là COALIMEX. Hoạt động của Coalimex sẽ được mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư liên doanh, hợp tác đào tạo quốc tế và các hoạt động kinh doanh khác. Năm 1996 xuất khẩu than kế hoạch 400 nghìn tấn, đã thực hiện xuất khẩu 965.800 tấn đạt trị giá 27.500 nghìn USD bằng 240% kế hoạch năm. Tổng trị giá hợp đồng nhập khẩu đạt 7.821.061 USD. Kế hoạch tổng doanh thu thuần 4,353 tỷ đồng, thực hiện 5,5 tỷ đồng đạt 126% kế hoạch năm, hoàn thành nghĩa vụ thu nép cho ngân sách Nhà nước và cấp trên, bảo toàn và phát triển vốn, kinh doanh có lãi đảm bảo lương và đời sống ổn định cho toàn thể CBCNV trong công ty. Năm 1997 xuất khẩu than trên 500 nghìn tấn, ký hợp đồng nhập khẩu trên 13 triệu USD, đưa trên 100 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Triển khai công trình xây dựng liên doanh 33 Tràng Thi, hoạt động kinh doanh đa ngành khác. Phấn đấu thực hiện doanh thu thuần trên 4,5 tỷ đồng. NHÂN XÉT 1. Ưu điểm: Trong những năm hoạt động vừa qua công ty Coalimex đã đem lại cho ngành than nói chung nhiều thuận lợi, điển hình là đứng trước những khó khăn về thị trường thuốc nổ công nghiệp sau khi liên Xô tan vỡ, Công ty đã tìm được bạn hàng Óc và sau đó còn liên kết với Bộ quốc phòng để sản xuất làm giảm hàng phải nhập khẩu. Ngoài ra ccong ty còn hoạt động ngoài lĩnh vực than, đó là đưa người đi lao động hợp tác ở nước ngoài. Hàng năm đem lại một khoản lợi nhuận đáng kể ngoại tệ cho Nhà nước. Là một công ty Nhà nước, hoạt động theo qui định và kế hoạch hàng năm mà tổng công ty than đề ra cho công ty, nhưng công ty vẫn năng động tìm cho mình những hướng đi khác. Tích cực tìm thêm những bạn hàng và xuất, nhập khẩu một số mặt hàng ngoài ngành than đem lại công ăn việc làm ổn địng cho cả một đội ngò CBCNV của công ty. 2. Nhược điểm: Do phải chịu sự quản lý của tổng công ty nên hàng năm lượng than xuất khẩu xuất khẩu đi còn Ýt do phải phân chia cho nhiều chi nhánh công ty con. Vì vậy mỗi một năm Tổng công ty cho xuất khẩu hay nhập khẩu theo chỉ tiêu là bao nhiêu thì công ty phải nhận và do không biết được số lượng đơn hàng mà mình được làm nên hầu như công ty không có thị trường cạnh tranh, hoàn toàn hoạt động thụ động theo kế hoạch được giao tuỳ theo từng năm. 3. Ý kiến đề nghị: Tổng công ty than nên giao quyền xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa cho công ty Coalimex vì đơn vị này thực chất là đơn vị chủ yếu cốt cán của ngành than chuyên về các hoạt động xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế. Sự hạn chế của tổng công ty bằng cách giao giới hạn theo kế hoạch hàng năm làm cho công ty không phát huy được hết khả năng và tiềm lực vốn có của mình. Do vậy để đảm bảo ổn định công ăn việc làm cho CBCNV của công ty, công ty bắt buộc phải tìm các công việc ngoài ngành khác để giao cho CBCNV. Nhưng không phải lúc nào công ty còng ký được hợp đồng mà các nhân viên phải tự đi tìm bạn hàng để ký với mình. Trong khi một số các cơ quan khác thuộc ngành than nhưng không có chức năng xuất nhập khẩu lại đưọc giao để xuất nhập khẩu. Những cơ quan này khi xuất nhập khẩu chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn Coalimex rất nhiều. Vì vậy nếu quyền hạn của Coalimex được mở rộng thì khả năng hoạt động của công ty này còn lớn hơn và doanh thu hàng năm đem về cho Nhà nước sẽ lớn hơn nhiều. MỤC LỤC Lịch sử hình thành và phát triển công ty Nhiệm vụ chủ yếu của công ty Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập khẩu thiết bị phụ tùng vật tư Công tác nhập và cung ứng hoá chất mỏ Công tác xây dựng cơ bản Công tác khác Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1996 và kế hoạch năm 1997 Nhận xét Ưu điểm Nhược điểm Ý kiến đề nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 204.doc
Tài liệu liên quan