Báo cáo Tổng quan về Tổng cục thống kê

ü Thống kê nông nghiệp ở Việt Nam từ trước đến nay được tổ chức theo hệ thống tập trung. Hệ thống đó do Tổng cục thống kê, cơ quan trực thuộc chính phủ quản lý và điều hành. Tồn tại lớn nhất của hệ thống này là bộ máy thống kê do nghành dọc quản lý con người, kinh phí và nghiệp vụ, nhưng lại hoạt động tại các địa phương nên chịu sự lãnh đạo của chính quyền địa phương một số mặt( tổ chức Đảng, đoàn thể) trực tiếp phục vụ chính quyền địa phương. do đó không ít trường hợp điều tra sản lượng của địa phương bị đẩy lên cao do tư tưởng thành tích của một số lãnh đạo. Giải pháp cho vấn đề này là củng cố bộ máy tổ chức thống kê các cấp, đồng thời tăng cường sự phối kết hợp giữa hai ngành thống kê và nông nghiệp với chính quyền địa phương trong chỉe đạo điều tra, kiểm tra cơ sở.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng quan về Tổng cục thống kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về Tổng cục thống kê I. Sơ lược về lịch sử hình thành tổng cục thống kê Ngày 20/2/1956, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 695/TTg thành lập Cục thống kê trung ương trực thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 29/9/1961, Chính phủ ra nghị định số 131/CP quyết định thành lập Tổng cục thống kê trực thuộc Chính phủ và định danh này tồn tại cho đến ngày nay. II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Tổng cục Thống kê hiện nay 1.Tổng cục thống kê: Là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý Nhà nước về công tác thống kê trong phạm vi cả nước và cung cấp thông tin bằng số liệu về tình hình kinh tế xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định cuả Chính phủ. 2.Nhiệm vụ, quyền hạn Xây dựng trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy khác về Thống kê và tổ chức thực hiện các văn bản nói trên sau khi đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành. Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thống kê và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thống kê để thực hiện trong cả nước Tổ chức thu thập, xử lý phân tích và công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội và cung cấp các số liệu đó theo quy định của Chính phủ. Phối hợp và giúp đỡ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ xác định nội dung và phương pháp thu thập số liệu thống kê chuyên ngành. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đạu vào công tác thống kê, xúc tiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực thống kê theo quy định của Chính phủ. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê cho cán bộ làm công tác thống kê. Thanh tra, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc cính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc chấp hành luật pháp về công tác thống kê. Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của toàn nghành Thống kê ( từ trung ương đến cơ sở) theo quy định của Chính phủ. 3.Cơ cấu tổ chức Tổng cục thống kê được tổ chức và quản lý theo ngành dọc từ trung ương đế địa phương, cơ cấu tổ chức gồm có: Các đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Vụ tổng hợp và Thông tin Vụ hệ thống tài khoản quốc gia Vụ Nông , lâm nghiệp và Thuỷ sản Vụ công nghiệp Vụ xây dựng, Giao thống và Bưu điện Vụ thương mại và giá cả Vụ Dân số và Lao động Vu xã hội và Môi trường Vụ phương pháp, Chế độ thống kê Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo Thanh tra Văn phòng Vụ kế hoạch và Tài chính 61 Cục Thống lê trực thuộc Tổng cục đặt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục quản lý cả biên chế làm thống kê ở huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Cục: Viện nghiên cứu Khoa học Thống kê Trung tâm Tính Toán Thống kê Trường cán bộ thống kê Trung ương I Trường trung học thống kê II Tạp chí Con số và Sự kiện Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng cục: Nhà xuất bản Thống kê Công ty sản xuất và dịch vụ tổng hợp Các đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện trức năng quản lý nhà nước cung cấp số liệu của ngành mình quản lý theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Sơ đồ bộ máy tổ chức: Chính phủ TC trưởng Vụ TH & TTin Vụ HT TKQG TC CBộ & ĐT Thanh tra Trường TH TK II Trường CBTK TWI Phó TCT Phó TCT Vụ CN Văn phòng Tạp chí con số & sự kiện Vụ TM & giá cả Vụ XD, GT & BĐ Nhà XB TK Vụ KH & TC Vụ XH& MT Vụ N,L nghiệp& TS Vụ DS& LĐ Vụ PPCĐ TK Viện NC KH II 61 cục TK tỉnh Thành phố trực thuộc Tổng cục Thống kê 603 phòng TK các Quận huyện và Thị xã thuộc các cục TK M chỉ đạo chiến TK41aVụ nông lâm nghiệp và thuỷ sản I/Chức năng và nhiệm vụ: Chức năng và nhiệm vụ tổng quát: Giúp lãnh đạo tổng cục quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ công tác thống kê nông lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi thuộc mọi thành phần kinh tế ở tất cả các nghành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội củng như những thống kê cơ bản về nông thôn ( hộ khẩu, lao động, cơ cấu kinh tế …) trong phạm vi cả nước. b) Nhiệm vụ cụ thể : Chủ trì và phối hợp với phương pháp chế độ nghiên cứu xây dựng, cải tiến chế độ báo cáo và điều tra thống kê nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi và tình hình cơ vản của nông thôn, bao gồm: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu đó Xây dựng hệ thống chế độ báo cáo thốn kê định kỳ của nhà nước áp dụng cho các địa phương, các Bộ nghành và cơ sở. Xây dựng các phương án điều tra thống kê hàng năm để áp dụng trong phạm vi cả nước. Những nội dung của chế độ và phương pháp thống kê thuộc các lĩnh vực nói trên phải đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mô của chính phủ, đảm bảo phản ánh đúng kết quả, hiệu quả quá trình tái sản xuất nông- lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợivà tình hình cơ bản ở nông thôn. Tổ chức thu thập và sử lý thông tin tổng hợp và hệ thống các nguồn thông tin thống kê về nông- lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi , tình hình cơ bản ở nông thôn, cụ thể là: Trên các cơ sở báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức thu thập thông tin từ các Cục thống kê địa phương, thống kê Bộ ngành và một số đơn vị trọng điểm nếu cần. Tổ chức các cuộc tổng điều tra toàn diện hoặc không toàn diện đối với mọi đối tượng ( như quy định tại điều 1) để thu thập những thông tin cần thiết. Kết hợp linh hoạt việc áp dụng phương pháp xử lý thông tin hiện đại với các phương pháp khác để tổgn hợp, phân tích thông tin thống kê thu thập được, trên cư sở đó làm các báo cáo tổng hợp, chuyên đề và dự báo tình hình phát triển nông- lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi và tình hình cơ bản ở nông thôn theo tong thời kỳ: tháng, quý, năm và nhiều năm. Làm số liệu lịch sử hàng năm và nhiều năm: biên soạn các ấn phẩm và niên giám thống kê về tình hình nông lâm nghiệp, thuỷ sản,thuỷ lợi và tình hình cơ bản ở nông thôn. Cung cấp số liệu cho Vụ tổng hợp và thông tin, các đơn vị trong nghành và các đối tượng khác trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị theo quy chế của Tổng cục và pháp lệnh về giữ gìn bí mật quốc gia của Nhà nước, đảm bảo chất lượng và tính thống nhất của các nguồn thông tin số liệu thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Hướng dẫn giúp đỡ và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các Bộ ngành thực hiện đúng chế độ và điều tra thống kê, chấp hành nghiêm chỉnh pháp kệnh kế toán thống kê của nhà nước. Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, và chuẩn bị chương trình, nội dung thực hiện các kế hoạch hợp tác quốc tế đã được ký kết. Phối hợp với Thanh tra Tổng cục thực hiện thanh tra nghiệp vụ ở một số đơn vị trọng điểm theo chương trình công tác thành tra hàng năm B .hệ thống thống kê nông nghiệp ở việt nam 1.Tổ chức. ở Việt nam, hệ thống thống kê Nhà nước nói chung và thống kê nông nghiệp nói riêng được tổ chức theo hệ tập trung, do Tổng cục Thống kê quản lý và chỉ đạo. Thống kê của các bộ, ngành chủ yếu thu thập và xử lý các thông tin phục vụ quản lý của bộ ngành là một bộ phận của Thống kê nhà nước. Trong lĩnh vực nông nghiệp hệ thống thống kê nhà nước do Tổng cục thống kê quản lý và chỉ đạo, được tổ chức theo các cấp hành chính, từ TW đến huyện. ở cấp TW: Vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là một cụ thống kê chuyên ngành lớn trong Tổng cục Thống kê, được thành lập từ năm 1956 cùng lúc ra đời của Tổng cục Thống kê. từ đó đến nay, tuy tên gọi và phạm vi có thay đổi nhưng nọi dung và chức năng nhiệm vụ của nó về cơ bản vẫn như cũ: thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin định lượng theo phương pháp thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành của Chính phủ và các cấp Chính quyền địa phương trong xâu dựng, kiểm tra kế hoạch phát triển lĩnh vực này hàng năm và 5 năm dưới sự chỉ đạo của Tổng cục thống kê. Tổ chức của Vụ cũng có thay đổi theo thời gian, nhưng về đại thể có các phòng hoặc tổ thống kê chủ yếu sau đây: Phòng tổng hợp và phương pháp chế độ nông nghiệp. Phòng thống kê nông ngiệp. Phòng thống kê quốc doanh. Phòng thống kê lâm nghiệp và thuỷ sản. Biên chế của Vụ, năm cao nhất là 35 cán bộ, năm 2000 là 22 cán bộ trong đó 100% là tốt nghiệp đại học, chủ yếu là đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Thống kê. Lãnh đạo Vụ thường xuyên có một Vụ trưởng và từ 2 đến 3 Phó vụ trưởng. Trong quá trình tổ chức và chỉ đạo nghiệp vụ, Vụ có sự phối hợp với bộ phận thống kê của các bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thuỷ sản theo sự phân công. Số liệu thống kê do tổng cục thống kê thu thập, xử lý và công bố, số liệu thống kê tác nghiệp do 2 Bộ thu thập và công bố. ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW Có phòng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thuộc Cục thống kê tỉnh, thành phố, biên chế từ 5 đến 7 cán bộ. Chức năng chủ yếu của Phòng này là tổ chức thực hiện chế độ báo cáo và điều tra theo phương án thống nhất của Vụ Nông, lâm nghiệp theo chế độ. Trong quá trình thu thập, xử lý số liệu ở địa phương, Phòng có sự phối kết hợp với các bộ phận có liên quan thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở thuỷ sản để thống nhất đánh giá kết quả sản xuất, song vẫn đảm bảo nguyên tắc độc lập về phương pháp và số liệu. ở cấp huyện, thị xã : có Phòng thống kê, biên chế từ 5 đến 7 người do Tổng cục thống kê quản lý và trả lương, trong đó có bộ phận thống kê nông nghiệp. Trong quá trình triển khai công tác ở cấp huyện Phòng thống kê có sự phối kết hợp khá chặt trẽ với các phòng kinh tế huyện, nhất là trong việc tổ chức thăm đồng, ước tính đánh giá năng suất , sản lượng cây lúa. Tuy nhiên, vè các cuộc điều tra nông nghiệp, thuỷ sản do Phòng thống kê chủ trì cả về lực lượng, phương pháp và công bó kết quả sau khi được Cục thống kê tỉnh duyệt chủ yếu về lương thực. ở cấp xã: theo quy định của chính phủ, mỗi xã có một cán bộ thống kê kiêm văn phòng UBND xã. trong quá trình tổ chức điều tra, thống kê xã chịu sự lãnh đạo của UBND xã, đồng thời có sự phối hợp với các Ban kinh tế hoặc Ban nông nghiệp xã. Do phạm vi hẹp, kinh tế xã chặt chẽ hơn so với ở các cấp huyện, tỉnh và TW. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống thống kê nông nghiệp ở Việt Nam theo sơ đồ sau Phòng TK xã Vụ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Phòng Nông lâm nghiệp, TS Phòng TK huyện Phòng TK bộ NN Sở NN & PTNT Phòng kinh tế Cấp huyện Sở TS Tổ TK Bộ TS Ban kinh tế Cấp xã cơ cấu tổ chức hệ thống Thống kê nông nghiệp Việt Nam Những tồn tại, hạn chế về mặt tổ chức và giải pháp khắc phục Thống kê nông nghiệp ở Việt Nam từ trước đến nay được tổ chức theo hệ thống tập trung. Hệ thống đó do Tổng cục thống kê, cơ quan trực thuộc chính phủ quản lý và điều hành. Tồn tại lớn nhất của hệ thống này là bộ máy thống kê do nghành dọc quản lý con người, kinh phí và nghiệp vụ, nhưng lại hoạt động tại các địa phương nên chịu sự lãnh đạo của chính quyền địa phương một số mặt( tổ chức Đảng, đoàn thể) trực tiếp phục vụ chính quyền địa phương. do đó không ít trường hợp điều tra sản lượng của địa phương bị đẩy lên cao do tư tưởng thành tích của một số lãnh đạo. Giải pháp cho vấn đề này là củng cố bộ máy tổ chức thống kê các cấp, đồng thời tăng cường sự phối kết hợp giữa hai ngành thống kê và nông nghiệp với chính quyền địa phương trong chỉe đạo điều tra, kiểm tra cơ sở. Cấp xã không có cán bộ thống kê chuyên trách mà chỉ kiêm nhiệm văn phòng uỷ ban xã. do đó, các cuộc điều tra thống kê nông nghiệp tiến hành ở xã là chủ yếu nhưng phải trưng tập cán bộ thống kê huyện trực tiếp điều tra. Cả hai cách thức đảm bảo trên đây đều có nhược điểm lớn là tách rời nhiệm vụ với thực tế, không đảm bảo tính kế thừa, liên tục trong tổ chức và hoạt động thống kê ở cấp cơ sở là xã, thôn. giải pháp cho vấn đề này là đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thống kê ở cấp xã. Vấn đề nghiệp vụ: do mỗi cấp chính quyền đều rất cần số liệu về nông nghiệp và lương thực nên họ yêu cầu mẫu điều tra phải đại diện cho cả chính địa phưông đó ( như điều tra năng suất lúa). Trong đó khả năng kinh phí, lực lượng của nghành thống kê chỉ có thể đáp ứng mẫu cần thiết của các cấp cao hơn. để giải quyết vấn đề này nhiều địa phương đã tự điều tra. đã làm cho việc tổng hợp số liệu theo cấp hành chính phải có sự sác nhận của chính quyền địa phương tuy đáp ứng được yêu cầu phục vụ của địa phương nhưng lại là tiền đề dẫn đến những vi phạm thống kê. Giải pháp cho vấn đề này là thực hiện đúng nguyên tắc thống nhất số liệu trong ngành thống kê- số liệu của cấp dưới trực tiếp do cơ quan cấp trên trực tiếp công bố. Số đơn vị cơ sở sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp cà thuỷ sản quá nhiều lại có sự đan xen giữa các thành phần kinh tế, qui mô sản xuất mỗi đơn vị nói chung là nhỏ bé, tính chất phân tán hoạt động đa dạng nên nguồn thông tin ban đầu vừa nhiều vừa phức tạp. bộ máy tổ chức và quản lý nông nghiệp chưa thật ổn định ở tất cả các cấp , làm cho tính ổn định của hệ thống tổ chức chưa thật là cao. Trong khi đó tổ chức và cán bộ hệ thống thống kê nhà nước và bộ ngành trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu và thiếu, nhất là ở địa phương và cơ sở. Mâu thuẫn giữa yêu cầu thông tin của các cấp, các ngành và khả năng thu thập và cung cấp thông tin của toàn bộ hệ thồng thống kê nông nghiệp còn rất lớn. Giải pháp cho vấn đề này là cải tiến nghiệp vụ, chuyển mạnh sang hình thức điều tra mẫu phần lớn các cuộc điều tra. Trong tổ chức và hoạt động của hệ thống thống kê nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang thiếu hẳn chức năng thu thập thông tin về kinh tế nông thôn. Đó là hạn chế lớn, không đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin định lượng về kinh tế nông thôn cho lãnh đạo các ngành, các cấp, để chỉ đạo thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. giải pháp ngiên cứu bổ sung chức năng kinh tế nông thôn gắn với thống kê nông nghiệp trong vụ Nông, lâm, thuỷ sản. 2.Nội dung các cuộc điều tra của Vụ nông nghiệp Hệ thống TKNN thuộc Tổng cục Thống kê hàng năm chỉ đạo các cuộc điều tra định kỳ sau đây: Điều tra diện tích gieo trồng và năng suất các loại cây trồng. Đối với cây hàng năm theo vụ sản xuất gồm. Vụ đông (ở miền Bắc) Vụ đông xuân ( cả nước) Vụ hè thu ( ở miền Trung và miền Nam) Vụ mùa cả nước Như vậy, riêng cây trồng ngắn ngày , mỗi năm ngành thống kê nông nghiệp phải chỉ đạo từ 4 đến 6 cuộc điều tra ( 2-3 cuộc điều tra kết thúc diện tích gieo trồng và 2-3 cuộc điều tra mẫu về năng suất ) Đối với cây lâu năm Mỗi năm điều tra một lần về diện tích trồng mới, diện tích cho sản phẩm và năng suất. Mục đích của cuộc điều tra này là cung cấp các thông tin định lượng chính thống phục vụ yêu cầu lãnh đạo và chỉ đạo Chính phủ. TW cũng như chính quyền địa phương về trồng trọt , nhất là lương thực trong năm. kết quả điều tra còn đáp ứng nhu cầu cân đối lương thực và xuất khẩu gạo của cả nước. ở Việt Nam, sản lượng lương thực là chỉ tiêu kê hoạch của Chính quyền cấp TW, tỉnh huyện, xã. Do vậy, số liệu điều tra diện tích, năng xuất và sản lượng lúa và cây lương thực khác phải phục vụ yêu cầu kiểm tra kế hoạch từng, cả năm, 5 năm, 10 năm của các cấp chính quyền. Những thuận lợi và khó khăn cũng bắt nguồn từ đó. Điều tra chăn nuôi gia súc gia cầm Mỗi năm tiến hành vào 2 thời điểm 1-4 và 1-10. Thời điểm 1-10 điều tra số lượng gia súc gia cầm hiện có cả về số lượng và trọng lượng xuất chuồng ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước để làm căn cứ đánh giá kết quả chăn nuôi trong năm của từng địa phương và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu giá trị có liên quan như giá trị sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng chăn nuôi. Phương pháp điều tra: trước đây là điều tra toàn diện, nhưng vì tốn kém nên hiện nay điều tra mẫu. Thời điểm 1-4 : chỉ điều tra đàn gia súc chủ yếu là lợn với chỉ tiêu số lượng đầu con, ở một số tỉnh trọng điểm tiêu biểu cho các vùng trong cả nước. Điều tra lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và hợp tác xã vào thời điểm 1-7 hàng năm. Mục đích chủ yếu là thu thập thông tin về số lượng hộ, lao động nông nghiệp, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và tình hình phát triển HTXNN để phục vụ yêu cầu kiểm tra thực hiện các mục tiêu: cân đối lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoávà hợp tác hoá nông nghiệp … Để thực hiện mục tiêu này, nội dung điều tra chỉ tập trung vào các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: số hộ, khẩu, lao động nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu phục vụ nông nghiệp và só lượng các HTXNN thực tế đang hoạt động theo luật HTX. Từ năm 1998 đến nay, cuộc điều tra được bổ xung thêm số lượng trang trại trong nông nghiệp. Trong quá trình thu thập thông tin của cuộc điều tra này, tổng cục Thống kê đã phối hợp với các địa phương và ngành nông nghiệp trong tổ chức, chỉ đạo điều tra ở cấp cơ sở. Mức độ kết hợp tuỳ theo từng nội dung, trong đó tốt nhất là nội dung điều tra HTXNN. Điều tra lâm nghiệp ngoài quốc doanh: Mục đích cuộc điều tra này là thu thập các thông tin định lượng về kết quả sản xuất lâm nghiệp khu vực hộ gia đình trong thời gian 1 năm. Kết quả sản xuất lâm nghiệp được sản xuất trong năm được thực hiện thống qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: số cây trồng phân tán, diên tích rừng trồng tập trung của khu vực hộ nhân dân tập thể, hoạt động chăm sóc và bảo về rừng, thiệt hại rừng Thời điểm điều tra là 1-10 hàng năm, thời gian điều tra thông thường là 12 tháng, từ 1-10 năm trước đến 1-10 năm điều tra. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên từ năm1995 đến nay, cuộc điều tra này được tiến hành theo chu kỳ 2 năm một lần. Phương pháp điều tra là kết hợp phương pháp điều tra trực tiếp kết hợp với phương pháp điều tra gián tiếp, kết hợp điều tra trọng điểm, điều tra mẫu với điều tra toàn diện một số chỉ tiêu. Sự kết hợp giữa ngành thống kê với nghành lâm nghiệp trong cuộc điều tra này là khá chặt chẽ giữa địa phương và cơ sở, có sự phân công trách nhiệm mỗi ngành trong việc thu thập thông tin qua hệ thống thống kê của mỗi ngành. Việc công bố số liệu thống kê lâm nghiệp cũng có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 ngành nhất là ở cấp TW và tỉnh, vì vậy không có sự khác biệt về số liệu công bố và sử dụng giữa các ngành, các cấp. Điều tra thuỷ sản: Mục đích là thu thập các thông tin định lượng phản ánh cơ sở vật chất kỹ thuật và kết quả sản xuất của ngành thuỷ sản trong thời gian 1 năm. thời điểm điều tra là 1-10 hàng năm, thời gian điều tra là 1 năm. Tuỳ theo nội dung thông tin cần thu thập mà xác định phạm vi và phương pháp thu thập số liệu. Đối với các chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật ( tàu thuyền, ngư cụ, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản…) áp dụng phương pháp điều tra trực tiếp, phạm vi toàn diện với đơn vị điều tra là xã, phường. Đối với các chỉ tiêu về số lượng sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt, phương pháp điều tra là gián tiếp, phạm vi điều tra không toàn bộ. Phương pháp điều tra cụ thể phụ thuộc vào tính chất và nội dung hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Do tính chất đa dạng và phức tạp của hoạt động thuỷ sản nên phương pháp và hình thức điều tra sản lượng thuỷ sản cũng phải kết hợp và phối hợp một cách linh hoạt giữa phương pháp chủ yếu với phương pháp bỗ sung, giữa 2 ngành thống kê và thuỷ sản, giữa kinh tế và kỹ thuật. Đối với các đơn vị quốc doanh và hợp tác xã Phương pháp thu thập thông tin theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ là phổ biến. Tuy nhiên trong thực tế, do tính chất phức tạp, sự đan xen giữa kinh tế nhà nước và kinh tế hộ trong cùng một nông trường, lâm trường nên nguồn thông tin cũng rất đa dạng và phương pháp thu thập thông tin cũng phải kết hợp giữa chế độ báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn để bổ sung cho nhau. Các thông tin về hoạt động của các DNNN hiện nay Tổng Cục Thống kê chỉ theo dõi các chỉ tiêu số lượng, còn kết quả và chất lượng hoạt động do thống kê Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thu thập và xử lý. Sự kết hợp giữa thống kê bộ và thống kê chuyên ngành của Tổng cục Thống kê về vấn đề này đã thực hiện nhiều năm và nói chung khá tốt. Tuy nhiên, khi chuyển đổi cơ chế quản lý tổ chức bộ máy thống kê của các DNNN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có xáo trộn lớn, tính chất hoạt động lại phức tạp nên các thông tin thu thập được từ các DNNN còn tồn tại nhiều vấn đề cả về số lượng, thời gian và chất lượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25167.doc
Tài liệu liên quan