Báo cáo Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường mạnh mẽ như hiện nay, ngày càng nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế phức tạp này tạo ra những thuận lợi cũng đồng thời gây khó khăn cho kiểm toán hiện nay. Dưới đây là một số những điểm chính ảnh hưởng tới vai trò của KTĐL trong việc nâng cao chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam

doc42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2915 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn, trung thực trình bầy về tình hình tài chính của mình. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá, lựa chọn đối tác kinh doanh. Đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nước ngoài, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước khi đầu tư, hợp tác kinh doanh thì chi phí cho cuộc kiểm toán sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều so với chi phí mà hai bên phải bỏ ra để đàm phán, tự chứng minh về khả năng tài chính của mình. Đồng thời ý kiến khách quan của kiểm toán luôn đáng tin cậy hơn. Ngay cả khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập thì nhu cầu kiểm toán của các công ty này là tất yếu bởi yêu cầu quản lý của các đối tác nước ngoài trong doanh nghiệp. Do vậy kiểm toán độc lập ra đời đã đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế. PHẦN II VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực tế chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp VN hiện nay 2.1.1. Chất lượng báo cáo tài chính trước kiểm toán Báo cáo tài chính phản ánh sự minh bạch của thị trường, vừa phản ánh kết quả kinh doanh của các công ty. Có thể thấy gì qua số lượng, chất lượng và kết quả kinh doanh từ báo cáo của các doanh nghiệp hiện nay. Báo cáo tài chính vẫn còn những hạn chế, bất cập về ba mặt. - Báo cáo vẫn còn thiếu các chỉ tiêu chủ yếu và chi tiết theo quy định, nên việc đánh giá thông tin về doanh nghiệp khó đầy đủ, toàn diện. - Báo cáo còn chậm, nhiều công ty nộp báo cáo chưa đúng hạn. - Chất lượng báo cáo cũng còn những băn khoăn, lo ngại, thậm chí khiến nhiều người sử dụng thông tin của báo cáo hoang mang. Theo thống kê do stox.vn thực hiện, cho thấy tình trạng báo động về chất lượng báo cáo tài chính chưa kiểm toán. Việc chênh lệch một vài trăm triệu đồng, thậm chí là vài tỷ đồng… giữa doanh thu, lợi nhuận trước và sau kiểm toán là bình thường, vì có thể có những sai sót nhỏ trong cách tính toán, phân loại một số khoản thu, chi của doanh nghiệp và công ty kiểm toán. Nhưng thật khó hiểu với những khoản chênh lệch rất lớn, thậm chí thay đổi hoàn toàn cán cân lỗ – lãi tại một số nơi. Mùa báo cáo tài chính năm 2008 đã gióng một hồi chuông báo động về tình trạng chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán của nhiều doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Ấn tượng nhất vừa qua là chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán của 2 doanh nghiệp thuộc họ nhà Kinh Đô là KDC và NKD. Với chênh lệch 202,978 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán, từ lãi 142,376 tỷ đồng về lỗ 60,602 tỷ đồng, KDC đang là doanh nghiệp xếp số một về khoảng cách chênh lệch lợi nhuận. Một người anh em của KDC là NKD cũng có mức chênh lệch lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán hơn 38 tỷ đồng, từ mức lãi hơn 39 tỷ đồng còn chưa đầy 1 tỷ đồng. Một doanh nghiệp rất lớn và uy tín như Sacombank cũng để mức chênh lệch lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán lên tới 133 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp ngành xây dựng là Công ty Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL) và Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SJS) cũng có chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau khá lớn. Với NTL, doanh thu trước và sau kiểm toán giảm 64,195 tỷ đồng, từ mức 435,502 tỷ đồng về 371,307 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập DN cũng giảm từ 98,729 tỷ đồng về 61,812 tỷ đồng. Trường hợp của SJS, lợi nhuận năm 2008 của Công ty trong báo cáo tài chính giảm từ 175,122 tỷ đồng trước kiểm toán về 118,884 tỷ đồng sau kiểm toán. Trong các doanh nghiệp có chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán lớn, một số công ty không chỉ chênh lệch về số tuyệt đối lớn mà còn nắm giữ tỷ lệ chênh lệch ở mức choáng váng. Trường hợp của Công ty Nam Vang (NVC), có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán lên đến… 8.500%, từ lãi 0,529 tỷ đồng về lỗ 44,423 tỷ đồng. Hay trường hợp của Công ty Thủy sản Minh Phú (MPC), chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán là 1.043,94%, từ lãi 4,036 tỷ đồng về lỗ 38,097 tỷ đồng. Theo thống kê của stox.vn, có tới 47 doanh nghiệp có chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán lên tới trên 50%. Nhiều công ty vốn đã lỗ, sau kiểm toán còn bị lỗ nặng hơn rất nhiều, như FPC từ lỗ 44,4 tỷ đồng về lỗ 83,2 tỷ đồng; TPC từ lỗ 51 tỷ đồng về lỗ 61,6 tỷ đồng. Nguyên nhân là nếu thực hiện theo đúng các chuẩn mực kế toán thì lợi nhuận thấp quá, nên nhiều doanh nghiệp linh động làm theo các chuẩn mực… của mình. Khi đơn vị kiểm toán yêu cầu điều chỉnh theo quy định thì kết quả kinh doanh từ lãi đã chuyển sang lỗ hoặc lãi thấp hơn trước kiểm toán rất nhiều (theo nguồn website www.stox.vn vào ngày 26/4/2009) Có ít nhất hai lý do để khẳng định các sai lệch trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán không đơn thuần là sai sót chuyên môn. Thứ nhất, kết quả kinh doanh trước kiểm toán lớn hơn sau kiểm toán một cách có hệ thống và với số tiền không nhỏ, chứng tỏ các doanh nghiệp đã cố tình mập mờ trong báo báo tài chính theo hướng có lợi cho mình. Thứ hai, trong các trường có bất đồng giữa doanh nghiệp và kiểm toán viên trong xử lý nghiệp vụ thì doanh nghiệp sẽ lập báo cáo theo quan điểm của mình và lý giải nguyên nhân, còn kiểm toán viên sẽ nêu ảnh hưởng của bất đồng trong xử lý kế toán trên báo cáo của kiểm toán viên. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp có sai lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán trong năm vừa qua đều chấp nhận điều chỉnh kết quả kinh doanh theo kiểm toán viên. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp hiểu rõ cách thức lập báo cáo của họ không hợp lý và không đúng với các quy định hiện hành, nhưng họ vẫn cố tình mập mờ để cung cấp thông tin sai lệch cho các đối tượng sử dụng Thời hạn để một doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính quý IV là 25 ngày kể từ ngày kết thúc quý và thời hạn để công bố báo cáo năm đã kiểm toán là 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Như vậy, trong khoảng thời gian 75 ngày giữa 2 kỳ báo cáo, không ít những cá nhân, tổ chức sử dụng thông tin BCTC ra quyết định sai lầm theo những thông tin mà doanh nghiệp công bố. 2.1.2. Chất lượng báo cáo tài chính sau kiểm toán Chất lượng của kiểm toán BCTC ở nước ta bước đầu đã được khách hàng tin tưởng và ngày càng có uy tín. Tuy vậy trên thực tế sự phát triển của hoạt động kế toán, kiểm toán hiện nay vẫn còn nhiều bất cập gây trở ngại không ít đối với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Trình độ, năng lực của nhiều công ty kế toán kiểm toán nước ta còn nhiều hạn chế, các loại hình dịch vụ chưa đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong nước thông qua việc giảm giá chi phí vẫn còn tồn tại, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được thực tế đòi hỏi. Bên cạnh đó nhận thức của xã hội về các hoạt động kiểm toán còn nhiều hạn chế. Khuôn khổ hoạt động kiểm toán tuy đã có nhiều đổi mới nhưng chưa đồng bộ và đầy đủ, các tổ chức nghề nghiệp chưa đủ khả năng đảm nhận việc tổ chức và hướng dẫn quản lý chuyên môn Mặt khác, chất lượng kiểm toán BCTC phản ánh nội dung và hệ thống các chỉ tiêu chưa hợp lý với yêu cầu, mục tiêu của nhiệm vụ kiểm toán chưa phản ánh những vấn đề cơ bản trọng tâm của tình hình quản lý điều hanh, sử dụng ngân sách nhà nước của các cấp các ngành. Nội dung kiểm toán BCTC chỉ phản anh ở tầm vi mô mà chưa phản ánh đúng tầm vĩ mô. Kết quả kiểm toán còn mang tính liệt kê số liệu, liệt kê tình hình, liệt kê những sai phạm. Ngoài ra chất lượng kiểm toán BCTC còn mắc nhiều sai phạm về số liệu và cách trình bày về văn phạm 2.2. Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 2.2.1. Thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam Xuất phát từ lợi ích của hoạt động KTĐL, trong hơn 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến ngành KTĐL, tạo mọi điều kiện để KTĐL Việt Nam phát triển. Tính chuyên nghiệp của hoạt động kiểm toán cũng nhờ thế mà ngày càng được nâng cao. Hoạt động kiểm toán đã và đang góp phần xây dựng và phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính; thực hiện công khai, minh bạch BCTC của doanh nghiệp; ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng; phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy KTĐL ở Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Thứ nhất, Mô hình CTKT độc lập: KTĐL ở Việt Nam hình thành từ năm 1991 với sự ra đời của hai CTKT đầu tiên có sở hữu vốn của Nhà nước. Sau đó là một số CTKT nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài với mô hình TNHH. Nhiều CTKT sở hữu tư nhân theo mô hình TNHH được thành lập sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000. Một số CTCP kiểm toán có sở hữu tư nhân cũng đã được thành lập từ mấy năm trước đây theo nhu cầu hợp tác của các CTKT tư nhân. Trong xu thế chung về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các công ty thuộc BTC quản lý nói riêng, gần đây BTC đã cổ phần hóa 02 công ty, chuyển đổi 01 công ty thành công ty TNHH một thành viên. Tính đến nay đã có 105 công ty thuộc đủ các thành phần kinh tế, gồm: 6 doanh nghiệp nhà nước, 66 công ty TNHH, 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 12 CTCP và 17 công ty hợp danh với 156 chi nhánh và văn phòng ở các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, với số lượng hơn 5.000 nhân viên. Việc chuyển đổi mô hình quản lý (đối với các CTCP kiểm toán) và chuyển đổi sở hữu (đối với các CTCP kiểm toán có sở hữu của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước) được coi là một bắt buộc mang tính pháp lý. Đồng thời, đây cũng là một nhu cầu rất bức thiết của các công ty này vì yêu cầu của sự phát triển và vì yêu cầu của việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh. Việc chuyển đổi này là theo thông lệ và xu thế tất yếu phát triển ngành nghề kế toán, kiểm toán trên thế giới. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này. Dù các quy định này được ban hành hơi chậm, nhưng các CTKT của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi, và coi việc chuyển đổi này như là một trong những cơ hội tốt để các công ty tiếp tục phát triển và thành công. Một vấn đề nữa là theo cam kết gia nhập WTO và với chiến lược sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, không thể có sự tiếp tục tồn tại các CTKT có sở hữu Nhà nước. Thêm nữa, các Tổ chức tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê các CTKT danh tiếng, có chất lượng đã được khẳng định và đặc biệt là phải có tính độc lập, minh bạch rất cao để kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của Công ty mẹ cũng như của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Đối với các CTKT có sở hữu vốn của nhà nước, việc chuyển đổi sở hữu còn có tác động tích cực và mạnh mẽ trên một số mặt quan trọng sau: Một là, Chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho nhân viên - không bị khống chế tỷ lệ quỹ lương; không bị trừ quỹ lương theo cơ chế “Lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước và không được thấp hơn lợi nhuận kế hoạch”. Điều này thực sự quan trong vì nó cho phép các công ty được trả lương cao để thu hút các nhân viên giỏi, đồng thời cho phép công ty chủ động đầu tư chi phí vào đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ; Hai là, Tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Giám đốc trong việc điều hành công ty, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với trách nhiệm vật chất; Ba là, Các thành viên của Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển đổi cũng phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về diều hành và kiến thức chuyên môn để duy trì ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển công ty cao hơn; Bốn là, Giải quyết hoàn toàn tính độc lập nghề nghiệp do ảnh hưởng bởi sở hữu Nhà nước. Việc chuyển đổi loại hình sở hữu của các doanh nghiệp kiểm toán hiện nay dù có nhiều khó khăn nhưng được đánh giá là một bước tiến quan trọng cho mỗi công ty và cho sự phát triển chung của nghề kiểm toán tại Việt Nam. Việc chuyển đổi này sẽ làm tăng thêm tính độc lập, khách quan, minh bạch và đáp ứng yêu cầu đổi mới của pháp luật kiểm toán cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, Đội ngũ KTV hành nghề: Số lượng KTV chuyên nghiệp tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số nhân viên chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã thành thục hơn nhiều. Nhiều KTV am hiểu luật pháp, chuẩn mực nghề nghiệp; ngoại ngữ, tin học… và không ít KTV có kiến thức và học vị quốc tế cao. Nhu cầu kiểm toán hiện nay rất lớn nhưng nước ta mới có khoảng gần 900 KTV hành nghề có chứng chỉ KTV; trong đó chỉ khoảng 300 người có chứng chỉ KTV quốc tế. Điều chúng ta lo ngại nhất là trình độ KTV chưa ngang tầm và chưa tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Thực tế doanh nghiệp kiểm toán trong nước thường ít có điều kiện tiếp nhận và triển khai các chuẩn mực quốc tế nên trình độ chuyên môn còn hạn chế, nhất là trong hoạt động kiểm toán BCTC; năng lực cạnh tranh thấp so với nước ngoài, hệ thống khách hàng còn ít... Từ thực tế trên, cho thấy công tác đào tạo để nâng cao trình độ và năng lực nhân viên vẫn là yếu tố hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các CTKT. Theo định hướng phát triển ngành của BTC, từ nay đến năm 2010 phấn đấu có khoảng 3.000 nhân viên hoạt động trong ngành KTĐL là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp cũng cần tự nâng cấp đội ngũ theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển. Tại Việt Nam, các quy định về đạo đức nghề nghiệp hiện hành được thể hiện chủ yếu trong Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính phủ về KTĐL và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ban hành ngày 01/12/2005 theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, áp dụng cho tất cả những người làm kế toán và người làm kiểm toán. Việc tồn tại song song hai loại quy định nói trên là phù hợp với thông lệ chung trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng vào thực tế hiện nay vẫn còn một số bất cập. Trước hết, các quy định về đạo đức nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn mực, chưa có các hướng dẫn cụ thể. Bản thân một số nội dung trong chuẩn mực cũng còn nhiều điểm rất trừu tượng, do vậy, hạn chế về khả năng triển khai chúng trong thực tế. Các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, để có thể áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào thực tế, đều có các hướng dẫn chi tiết (các giải thích và hướng dẫn cụ thể về đạo đức). Chính vì vậy, việc đưa ra các hướng dẫn đối với Việt Nam rất quan trọng vì sẽ giúp các CTKT có thuận lợi hơn trong việc xây dựng chính sách đạo đức nghề nghiệp cho mình. Tiếp nữa, khi nói đến đạo đức nghề nghiệp của KTV, nghĩa là không chỉ nói đến phẩm chất của một con người mà còn nói đến trình độ nghề nghiệp và kinh nghiệp thực tế của người đó. Không thể chỉ sau một vài ngày ban hành văn bản quy định về đạo đức nghề nghiệp là họ sẽ thay đổi hẳn, mà cần cả một quá trình nâng dần lên. Ở các nước, KTV bắt buộc phải là hội viên của Hội nghề nghiệp thì mới được hành nghề. Còn ở Việt Nam, dù chưa phải như vậy nhưng trong trường hợp KTV chưa phải là hội viên của VACPA mà lại vi phạm pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp thì VACPA cũng sẽ có những biện pháp can thiệp nhất định. UBCK vừa có các quyết định không chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận năm 2009 đối với KTV Công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA) và Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (AAC). Cụ thể, do vi phạm trong việc kiểm toán BCTC năm 2006, 2007 của CTCP Nồi hơi Việt Nam, KTV Bùi Thiện Tá của AVA không được UBCK chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận năm 2009. Trong khi đó, với việc vi phạm trong việc kiểm toán BCTC năm 2006, 2007 của CTCP Sách và Thiết bị trường học Quảng Ninh, UBCK quyết định không chấp thuận tư cách KTV được chập thuận năm 2009 đối với KTV Lâm Quang Tú và KTV Trần Thị Phương Lan của AAC. Ngoài ra, UBCK còn yêu cầu các công ty này phải rà soát chấn chỉnh quy trình nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các CMKT và đảm bảo chất lượng của các báo cáo kiểm toán. Cũng liên quan đến vi phạm và sai sót trong quá trình kiểm toán BCTC năm 2005 và 2006 của CTCP Bông Bạch Tuyết, UBCK cũng vừa có quyết định không chấp thuận tư cách thành viên được chấp thuận 2 năm 2009 và 2010 đối với 2 KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) và 2 KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C). Thứ ba, Các loại hình dịch vụ cung cấp: Dịch vụ kiểm toán và kế toán cung cấp bởi các CTKT đã không ngừng được đa dạng hoá theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ như: Kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, dịch vụ kế toán; tư vấn quản lý, tài chính, thuế; tư vấn đầu tư, luật. Đối tượng khách hàng của các CTKT Việt Nam ngày càng đa dạng. Từ chỗ chỉ gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã mở rộng ra là doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, công ty niêm yết, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự án quốc tế và các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ chưa được chú ý nhiều. Hầu hết các công ty thường chỉ chú trọng đến dịch vụ kiểm toán BCTC, chiếm trên 60% tổng doanh thu, còn tư vấn thuế, tài chính chỉ chiếm 20%, tư vấn quản lý 14%, các dịch vụ khác không đáng kể. Chính điều này cũng làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thấp. Trong khoảng thời gian gần đây, trên thị trường, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá phí dịch vụ khá phổ biến. Theo VACPA, với mức phí bình quân 30 - 40 triệu đồng/hợp đồng kiểm toán và doanh số bình quân dưới 150 triệu đồng/người/năm tại một số CTKT như vừa qua là thấp. Mức phí trung bình của các CTKT Việt Nam chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng một phần ba so với mức phí cùng loại của các công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam sợ mất khách hàng cho nên lệ thuộc nhiều vào giá dịch vụ và do đó, lệ thuộc cả chất lượng dịch vụ vào khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV. Một số công ty, do cạnh tranh giảm giá phí đã cắt giảm một số thủ tục, quy trình soát xét chất lượng kiểm toán nên chất lượng dịch vụ cung cấp giảm, hoặc còn những sai sót. 2.2.2. Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng BCTC của các doanh nghiệp ở Việt Nam Trong điều kiện nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đang trong xu hướng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, để đảm bảo cho sự hội nhập đó, không khác hơn, các nhà kinh tế, quản trị trong nước cần chứng minh nội lực của mình bằng cách "biểu dương" số liệu của báo cáo tài chính, qui mộ hoạt động của chính mình, bằng những bằng chứng đáng tin cậy. Để được tin và hiểu rõ hơn hoạt động của đơn vị đó, cần thông qua một nhân chứng thứ ba. Nhân chứng đó không khác hơn chính là Kiểm toán viên độc lập. Từ thế kỷ 20 trở đi, chúng ta nhận thấy, việc phát triển của thị trường chứng khoán và các công ty khi niêm yết tài liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Do vậy, để có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán, các BCTC cần phải được kiểm tra khi tham gia thị trường chứng khoán trong nước hay quốc tế. Để đảm bảo cho sự trung thực, tính chính xác của BCTC trước khi đến người sử dụng, đơn vị kinh tế đã được kiểm toán, nghĩa là chứng minh số liệu mà công ty đưa ra là chấp nhận được. Vậy mức độ tin cậy, trung thực là bao nhiêu. Được mọi người công nhận hay không, phần nhiều do hoạt động kiểm toán mang lại. Kiểm toán chính là một yếu tố trong hệ thống quản trị, giúp cho các bên kiểm soát có được thông tin tài chính, kế toán trung thực, khách quan, và qua đó thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình. Kiểm toán giúp giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin giữa các cấp kiểm soát. Ban giám đốc là những người điều hành công việc hàng ngày của công ty, nên có thông tin đầy đủ hơn HĐQT, các cổ đông và các bên hữu quan (stakeholders) về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính sự bất cân xứng về số lượng và chất lượng thông tin này sẽ có thể tạo cơ hội cho ban giám đốc đưa ra các quyết định vì mục đích tư lợi cho cá nhân họ. Kiểm toán thông qua việc xác nhận tính trung thực, khách quan của các thông tin tài chính mà công ty cung cấp sẽ làm giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đông. Kiểm toán cho phép giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin ở bốn cấp độ: - Cấp độ thứ nhất là sự bất cân xứng giữa những người điều hành và những người đại diện cho các cổ đông - HĐQT. HĐQT không thể biết hết mọi cố gắng của ban giám đốc cũng như đánh giá được sự thích hợp của các quyết định kinh doanh mà BGĐ đã đưa ra. Thông qua đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán cho phép các thành viên HĐQT yên tâm rằng ban giám đốc đã (i) thực sự kiểm soát công ty; (ii) xây dựng các thủ tục để bảo vệ tài sản; (iii) triển khai thực hiện các quyết định chiến lược và (iv) cung cấp đầy đủ thông tin về công tác quản lý. Các thành viên HĐQT có thể yêu cầu được tiếp cận với các thông tin về quản lý phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá các quyết định chiến lược quan trọng. Kiểm toán sẽ đảm bảo rằng các thông tin này là trung thực và khách quan. - Cấp độ thứ hai là sự bất cân xứng về thông tin giữa các cổ đông và các thành viên HĐQT (người đại diện cho các cổ đông). Các thành viên HĐQT được tiếp cận với các thông tin quản lý nội bộ trong khi các cổ đông chỉ được đọc các BCTC năm và các thông tin tài chính đã công khai. Rõ ràng, các cổ đông phải được đảm bảo rằng các thông tin tài chính nói trên là đáng tin cậy sau khi kiểm toán kiểm tra và xác nhận. - Cấp độ bất cân xứng về thông tin thứ ba xuất hiện khi các cổ đông của một công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Các kiểm toán viên phải gửi một thông điệp đến các nhà đầu tư tiềm năng để đảm bảo mức độ tin cậy của các thông tin tài chính mà công ty cổ phần đã cung cấp. Trong trường hợp này, sự bất cân xứng về thông tin giữa những người điều hành, chủ sở hữu và những nhà đầu tư tương lai là lớn nhất bởi vì thực tế là giá cổ phiếu không phụ thuộc vào giá trị sổ sách của tài sản. Thật vậy, bên phát hành cổ phiếu hiểu rõ hơn bên mua về tình hình thực tế của công ty niêm yết. Vì vậy, các cổ đông mới thường đưa ra một mức giá thấp hơn giá thị trường ước tính để bù đắp rủi ro từ việc bên bán đã đưa ra mức giá cao hơn giá thị trường của cổ phiếu. Việc giảm giá trị thực của cổ phiếu có thể gây tổn thất to lớn cho các cổ đông cũ. Vì vậy, các cổ đông cũ phải tìm mọi biện pháp để giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin nói trên. Các công ty có thể thuê kiểm toán độc lập để xác nhận thông tin tài chính đã cung cấp. Rủi ro về công ty càng cao, thì chất lượng của dịch vụ kiểm toán càng quan trọng trong việc giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin. - Cấp độ thứ tư là sự bất cân xứng về thông tin giữa các bên hữu quan (Nhà nước, ngân hàng, nhà cung cấp, người lao động…) và những người sở hữu và điều hành công ty. Những đối tượng này cũng có nhu cầu sử dụng thông tin tài chính có độ tin cậy cao. Đặc biệt, ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn cũng ở trong tình thế bất cân xứng về thông tin so với các nhà quản lý và các chủ sở hữu. Các chủ sở hữu, các nhà quản lý có thể làm đẹp các báo cáo tài chính, che giấu các rủi ro trong kinh doanh, nhằm mục đích ký được các hợp đồng vay vốn của ngân hàng – chủ nợ. Vì vậy, các ngân hàng thận trọng thường yêu cầu được kiểm toán xác nhận rằng các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đi vay vốn là trung thực và khách quan. Kiểm toán giúp cho các công ty có thể tiếp cận được các nguồn vốn cho vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Đồng thời, các ngân hàng cũng yên tâm về các quyết định cho vay của mình. Trong một số tình huống, để vay được vốn của ngân hàng, các chủ sở hữu và các nhà quản lý (Ban giám đốc) có thể thông đồng với nhau để biến báo các số liệu kế toán. Kiểm toán thông qua nghiệp vụ của mình phát hiện ra các sai phạm nghiêm trọng đó. Ngày nay vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan