Báo cáo Vấn đề nguồn nhân lực cho các cơ quan Báo, Đài Phát Thanh – Truyền Hình

Đội ngũ những người làm Báo Phú Thọ luôn được đào tạo bổ sung ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Toà soạn hiện có 53 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, trình bày, xếp chữ điện tử, bình bản, được biên chế ở 7 ban nghiệp vụ, đó là: Ban thư ký biên tập, Ban biên tập kinh tế, Ban biên tập văn xã - nội chính, Ban biên tập Báo Phú Thọ cuối tuần, Ban trị sự, Ban bạn đọc, Ban Báo Phú Thọ điện tử.

Hiện nay, Báo Phú Thọ có tổng số đội ngũ 53 người làm báo được phân bổ cho 7 ban nghiệp vụ: Ban biên tập (4 người: 1 TBT và 3 PTBT); Ban Thư ký biên tập (9 người); Ban Kinh tế (6 người); Ban Văn xã- Nội chính (7 người); Ban Báo Phú Thọ điện tử (5 người); Ban báo cuối tuần (10 người); Ban bạn đọc (4 người); Ban Trị sự (8 người).

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Vấn đề nguồn nhân lực cho các cơ quan Báo, Đài Phát Thanh – Truyền Hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toà soạn báo. Phân công lao động trong báo chí liên quan chặt chẽ và tạo ra mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của toà soạn và từng nhà báo việc phân công lao động phù hợp với khả năng từng người tạo ra động lực cho nhà báo sáng tác và hoàn thành nhiệm vụ được phân công. 2.2. Trong Đài Phát thanh - Truyền hình Phát thanh Truyền hình là loại hình thu hút được sự quan tâm và theo dõi của công chúng. Trong thời gian qua nó đã phát huy tối đa và hoàn thành tương đối tốt việc tham gia hướng dư luận, tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng và nhà nước. Phát thanh Truyền hình thu hút tương đối đông đảo nguồn nhân lực tham gia. Do đặc thù Phát thanh Truyền hình truyền tải thông tin tới công chúng bằng lời nói và hình ảnh vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực hoạt động tại đây phải có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ phù hợp. Đòi hỏi người phóng viên hoạt động trong đó phải có khả năng viết bài, khả năng quay phim, khả năng quan sát và nhìn nhận sự kiện từ mọi góc độ. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong các đài phát thanh truyền hình bao gồm: - Tổng giám đốc đài, các phó tổng giam đốc, phòng ban biên tập, phóng viên, phòng kỹ thuật, phòng hành chính trị sự. Nói chung cơ cấu trong Đài Phát thanh Truyền hình khá đơn giản. Tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô của từng đài mà có sự phân chia khác nhau. Trong thời gian qua đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động tại đây không ngừng được đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình thực tế. 3. Vai trò của nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí Nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức mới, đội ngũ nhà báo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự nhất trí của Đảng, sự thống nhất về chính trị và tinh thần của toàn dân, nâng cao ý trí phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các vai trò đó thể hiện rõ như sau: Nguồn nhân lực cho các Đài PT-TH là thế hệ trẻ, năng động. Sau khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trở thành viên chính của tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh thông tin ngày càng trở lên gay gắt hơn. Đội ngũ nhà báo chủ động tích cực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Truyền bá tri thức khoa học, nâng cao dân trí, tham gia quản lý xã hội, quản lý đất nước. Cùng sự phát triển của công nghệ thông tin, lớp nhà báo trẻ ngày càng được đào tạo chính quy, bài bản hơn, có năng lực thực tiễn khi ra trường. Chính vì thế ở đội ngũ này có sự nhanh nhạy với các vấn đề xảy ra trong xã hội, đồng thời cũng là đội ngũ góp phần quan trọng trong quá trình tiếp túc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các nhà báo đi sâu, tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, những kiến thức lịch sử văn hoá của dân tộc, nhân loại đến với thế hệ sau, phát huy truyền thống dân tộc trong thời đại mới. Là người và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, những thói hư tật xấu trong xã hội, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ các nhân tố mới, họ là những người thường xuyên xâm nhập vào cuộc sống đời thường để tìm ra những viên ngọc đang ẩn trong lớp cát xã hội. Kịp thời nêu lên những gương điển hình, giáo dục quần chúng, hướng dẫn dư luận, hướng con người tới Chân-Thiện-Mĩ. Là người đi tiên phong trong công tác đấu tranh chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, tình cảm, tri thức đạo đức, đời sống lành mạnh, đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới. Báo chí có vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi báo chí là vũ khí sắc bén để tuyên tuyền, tập hợp tổ chức và vận động nhân dân. Đông đảo đội ngũ nhà báo có trình độ chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân sẽ làm cho đất nước ngày càng phát triển. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến cũng như thời bình, đặc biệt trong thời đại ngày nay đang trong giai đoạn bùng nổ thông tin các thế lực thù địch bên ngoài luôn luôn tìm cách chống phá đường lối xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, đội ngũ nhà báo có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giải thích đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tới quần chúng nhân dân đồng thời chống lại các thế lực thù địch. Đội ngũ nhà báo tích cực truyền bá trí thức khoa học, nâng cao dân trí, tham gia quản lý xã hội, quản lý đất nước, tham gia đấu tranh tư tưởng lý luận, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng Việt Nam theo định hướng XHCN. Đó cũng là lý do tồn tại và phát triển của đội ngũ nhà báo nước ta trong thời kì phát triển mới. 4. Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng người làm báo Đến tháng 5/2005, cả nước ta có hơn 500 tờ báo và tạp chí trong đó báo trung ương có 284 tờ, báo địa phương có 156 tờ, báo chính trị - xã hội có 144 tờ, báo kinh tế - khoa học kỹ thuật có 138 tờ, báo chí khoa học - xã hội nhân văn có 27 tờ, báo văn nghệ, giáo dục, thể thao có 104 tờ, báo chí dành cho thiếu niên nhi đồng có 6 tờ, báo chí bằng tiếng nước ngoài có 20 tờ. Trong số 500 cơ quan báo chí nói trên, có hàng trăm cơ quan báo chí có thêm từ 1 đến 5 phụ chương, phụ bản, số chuyên đề. Nếu tính gộp tổng số ấn phẩm báo chí nước ta hiện nay lên tới 600 loại, số lượng phátn hành cũng tăng lên từ 185 tờ báo, tạp chí phát hành 295 triệu bản, năm 1993 đã tăng lên 450 tờ báo, tạp chí phát hành 490 triệu bản vào năm 1996. Năm 2000 xuất bản 550 triệu bản, năm 2005 là 750 triệu bản. Về Phát thanh - Truyền hình, có Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và 4 Đài Truyền hình khu vực Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ, 64 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố. Theo các nhà nghiên cứu và quản lý báo chí đến năm 2010 cả nước sẽ có hơn 600 đơn vị được sản xuất báo chí với số lượng đạt 44,2 tỉ trang in, bình quân sẽ đạt 8,4 bản/người ( mức hưởng thụ này trong năm 1995 mới chỉ đạt 6,43 bản/người ). Trong những năm đổi mới báo chí nước ta đã thực sự trở thành lĩnh vực sôi động nhất của đời sống xã hội. Chúng ta có một đội ngũ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Đến nay cả nước có hơn 14.000 nhà báo được cấp thẻ, trong đó, 71% phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học và trên đại học, 25% được đào tạo chuyên ngành báo chí, 25% có trình độ bằng B trở nên, 60% ở độ tuổi 30 đến 40. Bên cạnh đó chúng ta còn có hàng ngàn sinh viên đang theo học tại các trường, khoa, phân viện đào tạo báo chí trong cả nước, số lượng sinh viên chính là lực lượng kế cận, là nguồn nhân lực cho các cơ quan báo chí tiếp tục phát triển. Và để có được đội ngũ người làm báo có trình độ lý luận, nghiệp vụ chuyên môn, có kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, có kỹ năng, kỹ sảo, nhiệt tình, năng động, đồng thời luôn trung thành với lợi ích của Đảng và dân tộc.... Bên cạnh yếu tố năng khiếu thì việc đào tạo bài bản là rất cần thiết củng cố thêm những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ hiểu biết cũng như kinh nghiệm cuộc sống, tạo ra những tác phẩm báo chí có nội dung phong phú hình thức hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn công chúng dõi theo. Chương 2:Khảo sát nguồn nhân lực tại Báo phú thọ 1: Sơ lược về Báo Phú Thọ: Báo Phú Thọ là cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Phú Thọ, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ. Tiền thân của Báo Phú Thọ là tờ tin Phú Thọ đã được xuất bản trong kháng chiến. Kể từ khi được phát hành cho đến những năm đầu hoà bình lập lại, miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội , đấu tranh thống nhất nước nhà, bản tin Phú Thọ tiếp tục thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ. Ngày 1-5-1962 Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ quyết định Báo Phú Thọ ra mắt bạn đọc số đầu tiên. Kể từ đó Báo Phú Thọ là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là tiếng nói- diễn đàn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Trải qua 45 năm ra đời và phát triển, qua các giai đoạn 1962- 1968 (Báo Phú Thọ), 1968-1996 (Báo Vĩnh Phú- sáp nhập tỉnh Phú Thọ với tỉnh Vĩnh Phúc) và từ năm 1996 đến nay (sau tách tỉnh), Báo Phú Thọ liên tục phát triển và trưởng thành. Từ tờ báo dung lượng nhỏ bé (khổ 27 x 42) in typô, xuất bản 1kỳ/tuần, lượng phát hành còn hạn hẹp, tiến tới vươn lên xuất bản 2kỳ/tuần trong những năm cuối của thập kỷ 70, 80. Bước vào thập kỷ 90, Báo Phú Thọ đã có những bước tiến đáng kể, không chỉ xuất bản tuần 2 kỳ khổ rộng (56 x 84) mà còn có thêm kỳ báo cuối tuần 8 trang in 4 màu. Đến 19-8-1998 in 2 màu đối với 2 kỳ báo hàng ngày và tăng trang báo Phú Thọ cuối tuần từ 8 trang lên 12 trang. Từ ngày 1-5-2000 Báo Phú Thọ xuất bản thêm 1kỳ báo hàng ngày, nâng kỳ báo Phú Thọ xuất bản trong tuần lên 4kỳ/tuần. Đến tháng 5-2003 báo đã nâng thêm 1 kỳ và từ đó đến nay duy trì đều đặn 5kỳ/tuần, phát hành vào các ngày thứ 2,3,4,5 và cuối tuần. Cùng với báo in, từ 1-1-2005 Báo Phú Thọ điện tử (www.baophutho.org.vn) chính thức hòa mạng các ngày trong tuần, đáp ứng nhu cầu bạn đọc (hiện nay số lượt bạn đọc truy cập trung bình hơn 4.000 lượt người/ngày). Bằng việc đa dạng hóa các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử), tăng thêm kỳ báo in, tăng số lượng phát hành mỗi kỳ, hình thức tờ báo ngày càng đẹp, nội dung phong phú, hấp dẫn, Báo Phú Thọ đã thu hút được nhiều độc giả. Trong những năm đổi mới Báo Phú Thọ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, công cụ quan trọng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng của tỉnh, những năm qua Báo Phú Thọ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của sự nghiệp cách mạng, đưa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. Đặc biệt, trong những năm đổi mới Báo Phú Thọ đã luôn luôn tự đổi mới hoàn thiện mình, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền. Trong quá trình đổi mới Báo Phú Thọ thường xuyên thực hiện tốt các chức năng: Là kênh thông tin chủ yếu chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước kịp thời, đầy đủ đến từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, giúp cho Đảng, chính quyền chỉ đạo, điều hành các hoạt động trong tỉnh Phú Thọ. Là phương tiện tuyên truyền, biểu dương các nhân tố mới, những mô hình, điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua hàng ngày, hàng giờ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện chức năng giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy truyền thống tự lực, tự cường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuyên truyền phát huy các giá trị văn hóa truyền thống- thẩm mỹ trong nhân dân. Không ngừng nâng cao tính chiến đấu, tích cực tham gia đấu tranh với những tư tưởng thù địch, chống phá cách mạng; phê phán, lên án mạnh mẽ tệ tham nhũng, buôn lậu, quan liêu, mất dân chủ, những biểu hiện phi đạo đức, các hủ tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, ổn định tình hình chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội . Mở rộng dân chủ, phản ánh trung thực tiếng nói từ cơ sở để tờ báo Phú Thọ thực sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, là diễn đàn tin cậy của nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ. Trụ sở tòa soạn: Số 2179 Đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. ĐT: 0210.846508- 845230 Fax: 0210.846508 E- mai: info@baophutho.org.vn Website: www.baophutho.org.vn Báo in: - Ra 6 kỳ/tuần (8 trang): Thứ hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và Cuối tuần. - Số lượng 7.500 tờ/kỳ. 2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Báo Phú Thọ: Đội ngũ những người làm Báo Phú Thọ luôn được đào tạo bổ sung ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Toà soạn hiện có 53 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, trình bày, xếp chữ điện tử, bình bản,… được biên chế ở 7 ban nghiệp vụ, đó là: Ban thư ký biên tập, Ban biên tập kinh tế, Ban biên tập văn xã - nội chính, Ban biên tập Báo Phú Thọ cuối tuần, Ban trị sự, Ban bạn đọc, Ban Báo Phú Thọ điện tử. Hiện nay, Báo Phú Thọ có tổng số đội ngũ 53 người làm báo được phân bổ cho 7 ban nghiệp vụ: Ban biên tập (4 người: 1 TBT và 3 PTBT); Ban Thư ký biên tập (9 người); Ban Kinh tế (6 người); Ban Văn xã- Nội chính (7 người); Ban Báo Phú Thọ điện tử (5 người); Ban báo cuối tuần (10 người); Ban bạn đọc (4 người); Ban Trị sự (8 người). Số lượng phóng viên, biên tập viên, họa sỹ, sửa morát làm nội dung: 30 người, trong đó: Phóng viên, biên tập viên: 27 người Họa sỹ: 2 người Sửa morát: 1 người Số lượng cộng tác viên: Hơn 500 người. 3.Thực trạng nguồn nhân lực của Báo Phú Thọ : Hiện nay báo Phú Thọ ngoài ban lãnh đạo thì còn có 7 ban ngiệp vụ: Ban biên tập Ban thư ký biên tập Ban kinh tế Ban văn hóa – nội chính Ban báo Phú Thọ điện tử Ban báo cuối tuần ban trị sự 3.1. Tổng biên tập Người đảm nhận chức vụ vinh quang nhưng cũng không kém phần nặng nề là ông:……………. tại Đại Tập- Khoái Châu- Hưng Yên, tốt nghiệp Đại Học Tổng Hợp Văn, bút danh: Hoài Thu. Bà về công tác tại Báo TQ năm 1997 , trong suốt thời gian công tác tại Báo TQ Bà luôn thể hiện được năng lực làm báo của mình, trong thời gian làm phóng viên bà đã có nhiều tác phẩm xuất sắc. Đi lên bằng chính năng lực của mình, chỉ sau 6 năm công tác đã giữ chức vụ Phó Tổng Biên Tập năm 2003. Đến tháng 11-2004 Bà được Tỉnh Uỷ tin tưởng bổ nhiệm làm Tổng Biên Tập, đến nay đã gần 5 năm từ ngày Bà đảm nhận chức vụ, toà soạn Báo TQ luôn hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Với trình độ lý luận cao cấp ông đã không ngừng học hỏi để hoàn thiện khả năng của bản thân để giúp cho toà soạn ngày càng phát triển. Là người đứng đầu cơ quan báo chí ông chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị theo đúng tôn chi mục đích của tờ báo. Ông trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về bộ máy của toà soạn theo sự phân cấp của Ban thường vụ tỉnh uỷ. Đồng thời cũng chính là người chỉ đạo xây dựng kế hoạch nội dung tuyên truyền hàng tháng, phân công kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đối với các Phó Tổng Biên Tập. Là người trực tiếp duyệt nội dung, ma két và bản bình lần cuối các số báo trước khi in. Trực tiếp cho ý kiến xử lý các đơn thư khiếu nại tố cáo. Trong quá trình làm việc ông rất nghiêm nghị với các phóng viên trong toà soạn, nhưng cũng luôn gần gũi chia sẻ, đứng về phía mọi người, lắng nghe mọi người nói. Cùng động viên mọi người vượt qua trở ngại. Điều này làm cho tập thể Báo Phú Thọ thêm vững mạnh, kích thích khả năng làm việc của mọi người, phát huy hết tài năng của các phóng viên, nhân viên trong toà soạn. 3.2. Phó Tổng Biên Tập Phó Tổng Biên Tập của Báo Phú Thọ hiện nay là ông………….., sinh ngày 17-6-1957, quê quán Bình Thanh- Kiến xương- Thái Bình, tốt nghiệp Học viện Báo Chí Và Tuyên Truyền, trình độ lý luận cao cấp, về công tác tại Báo TQ từ năm 1997, bút danh : Hoa Nguyên, giữ chức vụ Phó Tổng Biên Tập từ năm 2003. Là người giúp việc cho Tổng Biên Tập, được Tổng Biên Tập phân công đảm nhận một số công việc cụ thể, thay mặt Tổng Biên Tập giải quyết một số công việc khi được uỷ quyền. Trong thời gian công tác từ năm 1997 đên 2003 ông là một trong những cây bút xuất sắc của Báo Phú Thọ với rất nhiều tác phẩm chất lượng cao. Vai trò của ông rất quan trọng, là người tham mưu giúp Tổng Biên tập chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch nội dung tuyên truyền hàng tháng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các phòng phóng viên; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch biên tập, tổ chức trình bày các số báo. Tham mưu giúp Tổng Biên Tập chỉ đạo xây dựng và thẩm định các văn bản ( công văn, báo cáo, kế hoạch, đề án…) của cơ quan trước khi trình Tổng biên Tập xem xét, ký duyệt. Trực xuất bản ( duyệt ma két, đọc, duyệt nội dung thông tin tuyên truyền hằng ngày trên báo điện tử trước khi trình Tổng Biên Tập duyệt phát lên mạng Intẻnet và điều hành các cuộc giao ban rút kinh nghiệm xuất bản báo. Ký thay Tổng Biên Tập các công văn, giấy tờ của cơ quan liên quan đến nhiệm vụ được giao. Là người thay Tổng Biên Tập quản lý, điều hành hoạt đọng của cơ quan khi Tổng Biên Tập vắng mặt và uỷ nhiệm. Là người giữ chức vụ quan trọng trong toà soạn ông luôn nêu gương cho các nhân viên trong toà soạn học hỏi, bên cạnh đó ông còn thường xuyên tham gia viết bài để góp phần cho nội dung của báo thêm phần sinh động. Ngoài ra ông còn thực hiện uỷ nhiệm chủ tài khoản thứ 2 của cơ quan khi Tổng biên Tập vắng mặt. 3.3. Các phòng ban của toà soạn 3.3.1. Ban biên tập Hiện nay ban biên tập có 4 người, tất cả các phóng viên đều có trình độ từ đại học trở lên. Các nhân viên làm việc tại phòng biên tập đều là những người đã làm lâu năm trong Báo do vậy có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉnh sửa tin,, bài giúp cho các tác phẩm được hoàn thiện hơn. Chức năng, nhiệm vụ của ban biên tập là chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về xây dựng tin bài, đảm bảo nội dung, cho tờ báo.Tham mưu cho Ban Giám đốc về định hướng, đường lối,chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, của Nhà nước, của Tỉnh. Xây dựng và củng cố đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn, bồi dưỡng trao đổi nghiệp vụ. 3.3.1. Ban Thư ký biên tập Ban Thư ký biên tập hiện nay có trong đó có 9 người, bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 hoạ sỹ trình bày, 2 cán bộ làm công tác bạn đọc, 1 tổ trưởng tổ vi tính, 3 nhân viên vi tính. Tất cả cán bộ của phòng đều có trình độ từ Cao Đẳng trở lên, trong đó trình độ lý luận cao cấp có 1 người là trưởng phòng ……………. Ban Thư ký biên tập có nhiệm vụ rất quan trong, trực tiếp tham mưu, giúp Ban biên tập xây dựng kế hoạch nội dung tuyên truyền, xuất bản báo hàng tháng. Các số báo đặc biệt, số báo tết hàng năm và phối hợp với các phòng phóng viên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Chịu trách nhiệm tập hợp, tổ chức biên tập ( lần 2) tin, bài, ảnh của phóng viên, cộng tác viên bảo đảm đúng định hướng chính trị, chuẩn mực về văn phong, số liệu. Bên cạnh đó còn tham mưu, đề xuất với ban Ban biên tập về nội dung, hình thức từng số báo ( bố trí nội dung, tổ chức trình bày). Nhiệm vụ nữa của ban là sửa lỗi bản thảo ( tin, bài, chú thích ảnh) và các tài liệu tham khảo. Khâu này có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tin, bài của từng số báo và có ý nghĩa quyết định đến uy tín của tờ báo. Thêm vào đó là tổ chức việc chế bản điện tử, xuất bản phim các số báo theo ma két Ban biên tập duyệt, theo dõi bình bản, kiểm tra lần cuối trước khi Ban biên tập duyệt đưa tin. Ban có nhiệm vụ quan trọng như vậy nên cán bộ, nhân viên luôn làm việc nhiệt tình hết khả năng của mình. Bảo quản bản thảo ( tin, bài, ảnh), tư liệu phục vụ yêu cầu tuyên truyền, tổ chức sắp sếp, chỉnh lý tư liệu ( tài liệu, sách, báo) theo chuyên đề, phân loại thư mục, cung cấp tư liệu chính xác, kịp thời phục vụ nhiệm vụ củ cơ quan. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn nội dung tuyên truyền đối với cộng tác viên, thông tin viên. tiếp nhận, theo dõi, biên tập, bố trí sử dụng, dự kiến nhuận bút, trả nhuận bút tin, bài, ảnh của cộng tác viên, gửi báo biếu cộng tác viên. Thẩm tra, đề xuất với Ban biên tập hướng giải quyết đơn thư của bạn đọc theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên, trả lời góp ý kiến, động viên khuyến khích cộng tác viên viết tin, bài, chụp ảnh cho báo. Thường xuyên nắm dư luận bạn đọc đối với báơ, tổ chức tiếp bạn đọc, cộng tác viên và công dân đến toà soạn. 3.3.2. Ban viên kinh tế Đây là một trong 2 phòng ban chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc lấy thông tin để viết bài, cung cấp tin, bài, ảnh cho toà soạn. Hiện nay phòng phóng viên kinh tế có 6 người, gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 phóng viên chịu trách nhiệm ở các mảng khác nhau về lĩnh vực kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Là phòng tổ chức thực hiện nội dung tuyên truyền về kinh tế theo kế hoạch của Ban biên tập, đáp ứng các yêu cầu thông tin đầy đủ về các lĩnh vực kinh tế trong toàn tỉnh. Kịp thời nắm các tình hình hoạt động của các nghành kinh tế , hoạt đọng kinh tế của các huyện, thị xã để tuyên truyền về các hoạt độngđó. Kịp thời phát hiện, đề xuất với Ban biên tập những vấn đề mới, “ nóng “ về kinh tế đang đặt ra ở cơ sở cần tập trung tuyên truyền. Thường xuyên nắm chắc tình hình của các địa bàn trong tỉnh để có những thông tin cụ thể, đầy đủ nhất về hoạt động kinh tế. Hàng tháng phải báo cáo với Ban biên tập kết quả hoạt động của phóng viên kinh tế, để có thể kịp thời khắc phục những thiếu sót của mỗi phóng viên. Tại phòng kinh tế đội ngũ phóng viên lớn tuổi, có kinh nghiệm chiếm số lượng đông đảo. Trong đó có những người đã làm báo được 33 năm như……………………………... Đây thực sự là thuận lợi vì đội ngũ này có năng lực, lai có kinh nghiệm lâu năm trong nghê nên sai sót là rất ít khi xảy ra. 3.3.2. Ban văn hóa – nội chính Đây là ban hoạt động rộng trong tất cả các vấn đề liên quan đến đời sông chính trị- xã hội của tỉnh. Hiện nay phòng cũng có 7 cán bộ, phóng viên chịu trách nhiêm lấy thông tin để viết bài phục vụ cho toà soạn. Đây là phòng mà phóng viên nữ chiếm số lượng đông hơn phóng viên nam. Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 phóng viên, trong đó trưởng, phó phòng đều là nữ, dặc biệt ở phòng còn có 1 phóng viên Nguyễn Chính chuyên cung cấp ảnh báo chi. Ban văn hóa – nội chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung tuyên truyền về các vấn đề chính trị- xã hội theo kế hoạch của Ban biên tập. Thường xuyên nắm tình hình về các vấn đề liên quan để kịp thời phản ánh, nắm tình hình hoạt động cuả các nghành trong khối văn hoá - xã hội, nội chính, Đảng, chính quyền, Mặt Trận Tổ Quốc, các tổ chức đoàn thể, các hoạt động chính trị- xã hội của các Huyện, Thành Phố,Thị Xã để tuyên truyền về các hoạt động đó. Kịp thời phát hiện, đề xuất với ban biên tập những vấn đề mới, “nóng”, những điển hình tiên tiến, những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra ở cơ sở cần tập trung tuyên truyền. Với 7 phóng viên, trong đó co 6 người trực tiếp quản lý từng Huyện trong tỉnh, chính vì thế các thông tin thường xuyên được nhắm bắt kịp thời, nhanh chóng. Đội ngũ phóng viên trong phòng có tuổi đời còn trẻ, năng động vì vậy rất nhạy bén trong việc phát hiện đề tài, phù hợp với điều kiện địa lý khó khăn của tỉnh . 3.3.4. Ban báo điện tử Phú Thọ Đây là phòng được thành lập muộn hơn so với các phòng ban khác và nhân sự cũng ít hơn các phòng ban khác, chỉ với 5 cán bộ, phóng viên trực thuộc. Gồm 1 Trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 phóng viên, chính vì thế hoạt động của phòng còn nhiều hạn chế và vẫn phải phụ thuộc nhiều vào tin, bài của các phòng ban khác. Nhiệm vụ của phòng là tổ chức thu thập, khai thác, lựa chọn, biên tập thông tin ( tin, bài, ảnh) từ báo mạng, báo in Phú Thọ, từ biên tập viên, phóng viên trong toà soạn và bố trí vào các mục để đưa lên Báo Phú Thọ điện tử theo lịch cập nhật đối với từng chuyên mục, trên cơ sở định hướng tuyên truyền của Ban biên tập. Tổ chức sản xuất các chương trình Internet ( các video clip) theo sự chỉ đạo và kế hoạch tuyên truyền của Ban biên tập. Khai thác lựa chọn, biên dịch thông tin từ ntiếng nước ngoài để phục vụ làm Báo Phú Thọ điện tử. Thiết kế mỹ thuật, thao tác kỹ thuật, đưa thông tịn lên Báo Phú Thọ điện tử theo lịch cập nhật đối với từng chuyên mục, trước khi Ban biên tập duyệt và phát hành lên mạng Internet, phiên bản tiếng việt.Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của báo Phú Thọ điện tử và quản lý thông tin hàng ngày trên Báo Phú Thọ điện tử. 3.3.5. Ban cuối tuần 3.3.6. Ban trị sự Tham mưu giúp Ban biên tập xây dựng và triển khai thực hiện đề án về tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, bảo đảm đủ diều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Soạn thảo các văn bản ( công văn, báo cáo, đề án, tờ trình, quyết định, hợp đồng…). Giúp Ban biên tập quản lý và triển khai thực hiện các công việc hành chính, quản trị ( văn thư, thường trực, bảo vệ, trật tự nội vụ, điện nước, thông tin liên lạc), công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của cơ quan. Tham mưu giúp Ban biên tập xây dựng kiế hoạch in, theo dõi in ấn và tổ chức phát hành Báo Phú Thọ. Quản lý tài sản, phương tiện, kiểm tra giám sát việc sử dụng, bảo quản phủong tiện, tài sản công của các phòng ban, tổng hợp báo cáo Ban biên tập theo quy định Tham mưu, giúp Ban biên tập xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy ( quy chế hoạt động của toà soạn, quy chế chỉ tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng xe ôtô, quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, của cơ quan…). Bảo đảm thực hiện đúng chế độ, chính sách quy định và phòng chống tham nhũng lãng phí. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quảng cáo trên Báo Phú Thọ. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của cơ quan theo quy định. 3. Những thế mạnh và hạn chế của nguồn nhân lực tại Báo Phú thọ 3.1. Những thế mạnh Sự nghiệp Báo chí luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của báo hầu hết đều là những người có trình độ nghiệp vụ chuyên ngành, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề đây là yếu tố quan trọng để công tác đưa tin của báo được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề nguồn nhân lực cho các cơ quan Báo, Đài Phát Thanh – Truyền Hình.doc
Tài liệu liên quan