Báo cáo Vấn đề qui hoạch sử dụng đất đai của phường Chi Lăng, Lạng Sơn

Năm 2002, diện tích đất ở đô thị có 117,2 ha, chiếm 28,42% diện tích đất tự nhiên của toàn phường, bình quân đất ở đô thị 473,73m2/hộ, cao hơn mức bình quân chung của thành phố là 169,04m2/hộ. Nhìn chung cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống điện. và hạ tâng xã hội như giáo dục, thể thao, ytế, chợ, công viên cây xanh .đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Vấn đề qui hoạch sử dụng đất đai của phường Chi Lăng, Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa người dân trong việc bảo vệ môi trường kém nên làm cho môi trường nơi đây ngày càng bị ô nhiễm . II. thực trạng phát triển kinh tế- xã hội. 1. Thực trạng kinh tế. Trước đây, nền kinh tế của phường chủ yếu dựa vào việc sản xuát nông nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ rừng (chủ yếu là gỗ). Với một nền kinh tế còn nặng yếu tố tự nhiên, tự cung tự cấp thì kinh tế của phường cứ bấp bênh, năm cao năm thấp và hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của phường đã có những bước chuyển biến tích cực, nền kinh tế phát triển ổn định hơn, vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông-lâm- công nghiệp sang dịch vụ-du lịch-công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-nông lâm nghiệp đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.Trong đó phát triển mạnh mẽ nhất là ngành du lịch-dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Đại hội đảng lần thứ X của toàn phường đã xác định: kinh tế chủ đạo của phường là dịch vụ-du lịch và có ưu tiên và đầu tư đúng hướng các ngành còn lại. Do vậy thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của phường phù hợp với quá trình phát triển kinh tế chung của toàn thành phố. Ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của Chi Lăng đã có những bước chuyển biến đáng kể. Năm 2002 sản lượng lương thực qui hoạch sử dụng đất đai thóc đạt 244,9 tấn, bình quân lương thực trên đầu người đạt 26kg/ năm (thấp hơn so với thành phố là 69,35kg/năm). Nông nghiệp của phường cũng có sự đa dạng ngành nghề nhưng trồng trọt vẫn đóng vai trò chủ đạo. Giá trị của ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng trong thời gian qua và chiếm khoảng 35% giá trị của ngành nông nghiệp. -Trồng trọt: nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các loại cây giống mới có năng suất cao nên sản lượng lương thực của phường năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chất lượng lương thực ở đây không được tốt và hiệu qủa kinh tế còn thấp. Diện tích đất trồng lúa năm 2002 đạt 21,6 ha, năng suất của cả năm đạt 27,31tạ/ha. Diện tích cây ngô có 13,8 ha, năng suất đạt 57,3tạ/ ha. Một số cây rau, cây họ đậu ngắn ngày được trồng trên trên địa bàn phường. Tuy nhiên, diện tích nhỏ, hẹp và thường mang nặng tính tự cấp. Cây ăn quả được trồng trên địa bàn phường chủ yếu là trong các vườn của các hộ gia đình, bước đầu đã cho thu nhập. Năm 2001 phường trồng thêm được 1200 cây ăn quả các loại như xoài nhãn. Với một diện tích nhỏ, hẹp, qui mô sản xuất nhỏ chưa chú trọng sản xuất nên hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả còn thấp. -Chăn nuôi: năm 2002, đàn trâu bò có 80 con, tăng 35 con so với năm 1997. Đàn lợn có 1979 con, tăng 757 con so với năm 1997. Gia súc được nuôi theo các hộ gia đình với qui mô nhỏ và chủ yếu là tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn nên đóng góp vào kinh tế chung của toàn phường là không đáng kể. Đàn gia cầm có các loại như gà, ngỗng, vịt tăng nhanh trong thời gian qua đã có 20 hộ gia đình chuyển sang nuôi gà vườn (sự kết hợp giữa thả gà theo lối công nghiệp và trồng cây ăn quả). Thực tế cho thấy mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của phường. Do vậy cần đầu tư để nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành phố. -Nuôi trồng thuỷ sản: phường có 4,3 ha hồ, ao thả cá. Tuy nhiên việc nuôi, thả chủ yếu qui mô hộ gia đình, không được đầu tư nên hiệu quả thấp. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của phường còn gặp nhiều khó khăn và hướng phát triển là không lớn. Nông nghiệp ngày càng bị xem nhẹ và người dân cũng có xu hướng chuyển sang ngành nghề khác với mức thu nhập cao hơn. Đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phường chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người dân, còn lại đều phụ thuộc vào mua bán thị trường bên ngoài. b. Ngành lâm nghiệp. Trước đây, hoạt động lâm nghiệp của phường chủ yếu là khai thác gỗ. Đến năm 1990 diện tích rừng của phường chỉ còn 57ha, chủ yếu là các trảm cây bụi, cây cỏ và một số cây gỗ khác với diện tích không đáng kể và hiệu quả kinh tế từ rừng mang lại là không đáng kể. Trong hơn 10 năm qua, bằng nhiều nguồn vốn (chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng) và một nguồn vốn của địa phương, phường đã trồng được hơn73 ha rừng. Trong số đó một số diện tích rừng đã cho thu hoạch. Uớc tính sản lượng kinh tế của rừng đạt 800 triệu đồng. Độ che phủ đạt 31,54%. Trong thời gian tới, phường đang có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như hồi, quế. Việc trồng các loại cây này vừa mang lại giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng hiện nay, vừa không phải chặt bỏ cả cây trong quá trình thu hoạch mà chỉ thu hoạch các sản phẩm từ cây. c. Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiêp- xây dựng. Trong những năm qua ngành công nghiệp-xây dựng đã từng bước phát triển mạnh hơn. Các đơn vị kinh tế đã chủ động liên doanh, liên kết, mở rộng sản xuất, đầu tư cải tạo công nghệ và coi trọng việc đào tạo, nâng cao chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ công nhân. Các đơn vị trên địa bàn đã chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và nâng cao trình độ quản lí, mở rộng thị trường tiêu thụ nên qui mô cũng như chất lượng các đơn vị được nâng cao hơn. Năm 2002 giá trị của ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 23,65% giá trị kinh tế của phưòng. Tiểu thủ công, một ngành truyền thống của phường trong những năm qua đã được khôi phục và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là từ khi ngành du lịch của phường phát triển đi lên. Do nhu cầu của thị trường, các sản phẩm hàng hoá thủ công với nhiều nét tinh xảo, độc đáo ngày xuất hiện càng nhiều. Điển hình là khảm gỗ, dệt vải dân tộc, kim hoàn. Ngoài ra, một số ngành nghề mới du nhập vào địa phương cũng đang phát triển khá mạnh như thêu ren, nhuộm. Hàng chục cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất-kinh doanh trên địa bàn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho khoảng hơn 1000 lao động với mức thu nhập bình quân là 5-6 triệu đồng/năm. d. Ngành thương mại-du lịch- dịch vụ. Dịch vụ-du lịch trên địa bàn phường phát triển mạnh, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của phường. Kinh tế phường chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch- dịch vụ và thương mại. Năm 2002, trên địa bàn phường có trên 350 hộ kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau,nhưng chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ, doanh thu tăng 75% so với năm 1995. Nguồn thu chính ở đây là du lịch, thương mại. Trong cơ cấu ngành dịch vụ, đáng kể nhất là mạng lưới thương nghiệp dịch vụ gồm ăn uống,vui chơi giải trí,giao thông vận tải,bưu chính viễn thông,điện tử,may mặc..được phát triển rộng khắp địa bàn với nhiều chủng loại, cơ cấu hàng hoá đa dạng, phong phú đáy ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên hình thức tổ chức khai thác chưa thật phong phú, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức vì vậy trong qua trình khai thác hiệu quả còn thấp, cần qui hoạch sử dụng đất đai hoạch lại mạng lưới dịch vụ để tăng hiệu quả trong khai thác. 2. Dân số, lao động, việc làm. Năm 2002, dân số phường có 9539 người, mật độ bình quân là2326 người/km2 (cao hơn mức của thành phố1015người/km2). Do thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nam 2002 còn1,1% (cao hơn mức tăng bình quân của thành phố là 0,93%).Tuy nhiên, dân số của phường tăng mạnh do biến động cơ học. Đa số là dân của các phường, xã xung quanh đổ về làm ăn, buôn bán. Cơ cấu dân số trẻ, tuy nhiên mặt bằng dân trí chưa cao so với các đô thị khác trong nước. -Lao động, việc làm: tổng số lao động trong độ tuổi có 5074 người, chiếm 52,89% tổng số dân. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 21%, còn lại là lao động ở các ngành nghề khác. Lao động ở đây khá rẻ. Tuy nhiên, lao động chưa qua đào tạo còn nhiều và đa số họ vẫn giữ nếp sinh hoạt và phong cách làm việc của người nông dân. Do vậy muốn tận dụng tối đa nguồn lực này, ngoài việc tạo ra công việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 2-3% thì cũng cần quan tâm tới vấn đề đào tạo hay đào tạo lại nguồn lao động này. -Đời sống dân cư: đời sống dân cư của phường được nâng cao hơn trong những năm gần đây. Năm 2002, số hộ giàu chiếm 20,31%, số hộ khá, trung bình chiếm78,43%, hộ nghèo còn lại 25 hộ, chiếm1,26% tổng số dân, 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, số máy điện thoại đạt 3,8 chiếc/100dân. 96%số hộ được dùng nước sạch sinh hoạt. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân được chú trọng hơn .Trạm y tế của phường có hai bác sĩ đã tốt nghiệp tại các truờng đại học, chăm sóc tốt sức khoẻ cho nhân dân trong phường. Đến nay trên địa bàn phường chưa có dịch bệnh ngiêm trọng nào xảy ra. 3. Thực trạng phát triển hạ tầng cơ sở. a. Xây dựng cơ bản. Trụ sở phường, trường học, trạm y tế đã được xây dựng khiên cố và khá khang trang. Tuy nhiên cũng cần phải mở rộng diện tích cho trụ sở phường, cần phải xây dựng thêm 6/11 nhà văn hoá khối phố và sân vận động, khu văn hoá thể thao của toàn phường. b. Giao thông. Hệ thống giao thông của phường do đã có qui hoạch sử dụng đất đai hoạch từ trước nên tương hợp lí, khép kín và liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại đến các tuyến đường nội thị với 10 tuyến phố chính và các đường trong khu dân cư với tổng chiều dài trên 25,4km. Trong đó quốc lộ 1A cũ dài 1,56 km. Đường nội thị 6,84km. Các tuyến đường quốc lộ, các trục đường chính trong nội thị cũng đã được xây dựng khá hiện đại với đủ loại đèn báo, tín hiệu giao thông.Các tuyến đường trong khu dân cư đã được bê tông hoá hoặc rải đá cấp phối. Hệ thống đường thuỷ chưa chú trọng đúng mức, chỉ có một số thuyền nhỏ của các hộ gia đình vận chuyển hàng hoá trên sông. Cấp thoát nước. Tuy nước sạch đã đến với 96% số hộ dân nhưng chất lượng nước còn chưa đạt tiêu chuẩn do nhà máy nước của thành phố đã cũ kĩ, lạc hậu. Ngoài ra hệ thống đường ống cấp nước đã cũ và bị rò rỉ nhiều, gây thất thoát nước lớn và bị ô nhiễm do đi chung với hệ thống tiêu nước thải. Do vậy cần sớm thay thế hệ thống dẫn nước nơi đây. -Thoát nước và xử lí nước thải: hệ thống thoát nước trên địa bàn phường chưa được xây dựng đồng bộ, còn chắp vá và bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác, khi người dân tự thải nước thải ra các đồng ruộng xung quanh do chưa có đường ống thoát nước gây ra ô nhiễm cục bộ. Khi mưa lớn, nhiều nơi ở phường bị ngập úng làm cho giao thông nhiều đoạn đường bị tắc nghẽn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân.Vấn đề xử lí nước thải ở phường cũng rất kém, đa số là xả trực tiếp mà không qua một công đoạn xử kí nào cả. d. Điện, bưu chính viễn thông. Trên địa bàn phường, tất cả các tuyến đường đều có hệ thống chiếu sáng. Điện lưới quốc gia đã được 100% số hộ sử dụng. Phường đã xây dựng hệ thống truyền thanh cho cả 11 khối phố. Mỗi khối phố đều trang bị một bộ phát thanh riêng của mình. Hệ thống dây điện thoại và các trạm bưu điện được xây dựng rộng khắp trên địa bàn phường phục vụ tốt nhu cầu của người dân. 4. Hạ tầng cơ sở. a. Giáo dục-đào tạo. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của phường ngày càng phát triển, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Qui mô, loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn phường.Tỷ lệ huy động số cháu đúng tuổi vào lớp 1 ngày càng tăng cao.Phường đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập cấp tiểu học và đang phấn đấu đến năm 2005 sẽ đạt chuẩn phồ cập trung học. Đây là một sự cố gắng rất lớn của chính quyền cũng như ngành giáo dục nơi đây.Hiện nay trên địa bàn phường có 1 trường trung học cơ sở. Một trường tiểu học và hai trường mầm non.Năm 2001-2002 cả 4 trường đều được đề nghị công nhận là trường tiên tiến cấp tỉnh.Số phòng học được xây dựng kiên cố là 85%, hệ thống trang thiết bị cho dạy và học ngày càng trang bị tốt hơn. Tuy nhiên trong thời gian tới cần xây dựng, mở rộng trường lớp nhằm phục vụ tốt hơn vấn đề dạy và học trên địa bàn phường. Đây là một đòi hỏi do sự phát triển của giáo dục nơi đây. b. Ytế. Hiện tại trạm y tế của phường đã được xây dựng kiên cố, trang thiết bị từng bước được đầu tư nhiều hơn. Từ năm 1996 đến nay đã khám và điều trị cho hơn 10.000 lượt người. Với một hệ thống trang thiết bị và phòng khám và điều trị tốt như hiện nay thì ytế của phường là rất tốt cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu của người dân. c. Văn hoá -thể thao. Công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao được chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức hoạt động nên thu hút được nhiều quần chúng tham gia. Tuy nhiên vấn đề sân bãi cho nhân dân tập thể dục còn rất hạn chế, hệ thống nhà thi đấu thể thao vẫn chưa có để phường tổ chức các cuộc đua tài. Do vậy, trong thời gian tới phường cần phải đầu tư cho vấn đề sân bãi tập, nhà thi đấu thể thao trong toàn phường. 5. Nhận xét chung. Những thuận lợi. -Chi Lăng có vị trí thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế với các địa phương khác. Lại năm trên quốc lộ 1A cũ thuận lợi cho giao vận chuyển hàng hoá ra khỏi khu vực. -Có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch Cơ sở hạ tầng khá phát triển, đây là một thuận lợi rất cơ bản cho việc phát triển kinh tế của phường. +Những khó khăn, thách thức. -Dân số của phường tăng lên nhanh chóng, mật độ dân số cao và đang ngày một tăng. -Phường có quĩ đất nhỏ, trong đó 1/3 là đồi núi và không thể phát triển công nghiệp qui mô lớn. -Phường chưa có một cơ sở công nghiệp nào tầm cỡ để thu hút lao động, trong khi đó ngày càng chịu áp lực lao động bên trong và ngoài địa bàn phường. +áp lực đối với đất đai . -Trong những năm tới, áp lực đối với đất đai trên địa bàn là rất lớn, hiện tại mật độ dân số là khá cao và đang tiếp tục tăng. -Nhu cầu đất xây dựng mới và mở rộng một số công trình cũ gây nên áp lực cho đất đai. -Các đơn vị sản xuất, trong thời gian tới đều muốn mở rộng sản xuất, do đó nhu cầu về đất đai cùng tăng lên. Đứng truớc nhu cầu mới, thách thức mới cho việc phát triển đi lên của phường, toàn thể nhân dân dưới sự chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền phường từng bước khắc phục khó khăn để từng bước đi lên, phát triển thành một nơi có nền kinh tế phát triển, một địa điểm du lịch hấp dẫn. chương III tình hình quản lí và hiện trạng sử dụng đất I. tình hình quản lí đất đai. Trước năm 1993. Trước năm 1993, công tác quản lí đất đai của phường còn phân tán ở các ngành, chưa có cơ quan quản lí thống nhất. Hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn phường rất thấp, đất đai bị hoang hoá nhiều nơi. Trong khi nhân dân không có đất để sản xuất. Cán bộ địa chính địa chính phường thường phải kiêm nhiệm nhiều việc, lại không ổn định cả về chức năng nhiệm vụ và tổ chức chuyên môn. Đa số là cán bộ do dân bầu ra do tín nhiệm trong quá trình làm việc tại địa phương chứ không qua một trường lớp chuyên môn nào cả, thời gian làm việc thì ít (thường theo các khoá hội đồng nhân dân) do vậy đã không quản lí được tình hình sử dụng đất đai và những biến động trong việc sử dụng đất đai xảy ra trên địa bàn phường. Tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn phường diễn ra không có cơ sở để giải quyết. Trong thời kì này công tác điều tra cơ bản về đất đai không được tiến hành đồng bộ nên việc lập sổ sách thống kê, theo dõi tình hình biến động đất đai tên địa bàn phường không được tiến hành thường xuyên, thiếu chính xác.Diện tích toàn phường theo số liệu thống kê trước năm 1993 chỉ có 409,98 ha. Chỉ có một số diện tích đất nhỏ ở phía đông phường được sử dụng có hiệu quả do các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn sử dụng. Kết quả là sau năm 1993, toàn phường phải tiến hành làm lại hầu như từ đầu toàn bộ hệ thống hồ sơ địa chính. Từ năm 1993 đến nay. Sau khi có luật đất đai năm 1993 được ban hành, dưới sự chỉ đạo của phòng địa chính và uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, công tác quả lí nhà nước về đất đai trên địa bàn phường đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Phường đã có cán bộ chuyên trách, được chuyên môn hoá trong công tác và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thực hiện chỉ thị 24/1999/ct-ttg ngày 18/8/1999 của thủ tướng chính phủ về việc tổng kiểm kê đất đai năm 2000, phường đã tiến hành điều tra, đo đạc lại toàn bộ diện tích và xây dựng bản đồ hiên trạng sử dụng đất năm 2000 tỉ lệ1/5000.Đồng thời phường cũng tiến hành xây dựng xong bản đồ giải thửa để làm cơ sở cho công tác quản lí đất đai được chặt chẽ hơn. Hàng năm phường cũng đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất theo yêu cầu trong việc quản lý sử dụng đất và trình uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.Tuy nhiên kế hoạch sử dụng đất đai của phường còn nặng về thủ tục, chưa có tính thực tiễn cao do các đơn vị sử dụng đất trên địa bàn chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm và chưa đăng kí nhu cầu sử dụng đất hàng năm cho cán bộ địa chính nên việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa có cơ sở chính xác. Công tác lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai dài hạn vẫn chưa thực hiện được do chưa có kinh phí. Thực hiện nghị định 64/cp, nghị định 88/cp về giao đất nông nghiệp, đất đô thị cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, nghị định 85/cp và chỉ thị 245/ttg về cho thuê đất. Đến năm 2002, phường đã tiến hành giao, cho thuê 380,31 ha đất, chiếm 92,21% diện tích đất tự nhiên gồm: -Hộ gia đình và cá nhân quản lí sử dụng 283,31ha, chiếm74,61% diện tích được giao. -Uỷ ban nhân dân phường quản lí, sử dụng 41,56 ha, chiến 10,93% diện tích đã giao. -Các tổ chức khác là 55 ha, chiếm 14,46% diện tích đất đã giao. Các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng và đất ở đô thị đã giao, cho thuê 100% diện tích, cụ thể như sau: -Đất nông nghiệp: 34,63 ha, đã giao cho các đối tượng sử dụng, trong đó hộ gia đình và cá nhân sử dụng 31,9 ha, các đối tượng khác là2,73 ha. -Đất lâm nghiệp có rừng là 130,10 ha, chiếm 31,54% diện tích đất tự nhiên, trong đó hộ gia đình và cá nhân sử dụng 100% diện tích đã giao. -Đất chuyên dùng là 98,38 ha, chiếm 23, 85% diện tích đất tự nhiên, trong đó hộ gia đình quản lí, sử dụng 4,55 ha, uỷ ban nhân dân phường quản lí, sử dụng 41,56 ha, các đối tượng khác là 52, 27 ha. Đất ở đô thị là 117, 2 ha, chiếm 28,42% diện tích đất tự nhiên, trong đó 100% diện tích là của hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Phường còn 32,13 ha đất chưa sử dụng và sông suối, chiếm 7,79% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là sông suối với 30,4 ha. Thực hiện Nghị định 18/cp của chính phủ, uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo cho phường khẩn trương tiến hành lập hồ sơ để cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Tính đến cuối năm 2002 phường đã cấp được 936 giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình với diện tích là11,19 ha và 260 giấy chứng nhân quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 36,16 ha.Tuy nhiên, khối lượng công việc, nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường còn lớn và cần được đẩy mạnh trong thời gian tới. Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn do các thủ tục hành chính và chính sách đền bù chưa thoả đáng. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai được tiến hành thường xuyên và đạt kết quả tốt, hầu hết các vụ việc đều được giải quyết ổn thoả, hợp tình hợp lí và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhìn chung công tác quản lí đất đai trên địa bàn phường trong thời gian qua đã chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phường trong thời gian qua. II. hiện trạng sử dụng đất. Năm 2002 phường đã khai thác đưa vào sử dụng 380,31 ha, tỉ lệ sử dụng đất là 92,21% gồm: -Đất nông nghiệp: 34,63 ha, chiếm 8,4% diện tích đất tự nhiên. -Đất lâm nghiệp có rừng: 130,1ha, chiếm 31,54% diện tích đất tự nhiên -Đất chuyên dùng: 98,38 ha, chiếm 23,42% diện tích đất tự nhiên -Đất ở đô thị: 117,2 ha, chiếm 28,42% diện tích đất tự nhiên Phường còn 32,13 ha đất chưa sử dụng và sông suối, chiếm7,79% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là sông suối (30,4ha). Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Năm 2002 toàn phường có 34,63ha đất nông nghiệp, chiếm 8,4% diện tích đất tự nhiên, bình quân 36,1m2/người và 701m2/nhân khẩu nông nghiệp (bình quân của thành phốlà 164m2/người), trong đó: -Đất trồng cây hàng năm có 28,61 ha, chiếm 82,62% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: + Đất ruộng lúa-lúa màu là 21,6 ha, chiếm 75,5% diện tích đất trồng cây hàng năm, trong đó 100% diện tích là ruộng một vụ. +Đất trồng cây hàng năm khác có 7,01 ha, chiếm 20,24% diện tích đất trồng cây hàng năm, chủ yếu là các loại đất trồng các loại rau màu, phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm phường và dọc theo sông kì cùng. -Đất vườn tạp có1,5 ha, chiếm 4,33% diện tích đất nông nghiệp, phân bố rải rác trong các khu dân cư, chủ yếu trồng rau phục vụ nhu cầu hàng ngày. Hiệu quả sử dụng đất vườn chưa cao, thu nhập kinh tế từ vườn còn thấp do chưa được đầu tư vốn và lao động đúng mức, chưa chọn lọc được các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. -Đất trồng cây lâu năm 0,22 ha chiếm 0,64% diện tích đất nông nghiệp, đây là diện tích được người dân trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như hồng không hạt, nho pháp... -Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có 4,3 ha, chiếm 12,41% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu dùng để nuôi cá, hiệu quả kinh tế chưa cao 2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp. Năm 2002 đất lâm nghiệp có rừng là130,1 ha, chiếm 31,54% diện tích đất tự nhiên, trong đó 100% là rừng trồng sản xuất. Nhìn chung việc khai thác đất lâm nghịêp có rừng đã đi vào ổn định, hầu hết đất lâm nghiệp đã có chủ. Đến nay phường đã giao hết 100% diện tích đất lâm nghiệp có rừng cho các hộ gia đình và cá nhân quản lí, sử dụng. 3. Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng. Năm 2002 đất chuyên dùng của phường có 98,38ha, chiếm 23,85% diện tích đất tự nhiên, trong đó: - Đất xây dựng 30,08 ha, chiếm 30,57% diện tích đất chuyên dùng và bằng 7,29 % diện tích đất tự nhiên, trong đất xây dựng bao gồm các loại sau: + Đất các công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại 5,80 ha, chiếm 19,28% đất xây dựng. +Đất xây dựng trụ sở cơ quan 13,55 ha, chiếm 45,05% đất xây dựng. Nhìn chung đất xây dựng trụ sở các cơ quan chưa được sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. +Đất các cơ sở y tế 2,22 ha, chiếm 7,38% diện tích đất xây dựng. +Đất trường học 3,6 ha, chiếm 11,97% đất xây dựng +Đất các công trình thể dục, thể thao là1,51 ha, chiếm 5,025 diện tích đất xây dựng, bao gồm các sân vận động, nhà thi đấu thể thao -Đất giao thông 38,835 ha, chiếm 38,83% diện tích đất chuyên dùng và bằng 9,26% diện tích đất tự nhiên, trong đó phần lớn là diện tích đường quốc lộ 1A cũ, đường Trần Quang Khải, đường Hùng Vương, đường Quang Trung... giao thông trong các khối phố chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Hệ thống đường được phân bố khá hợp lí, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của phường cũng như của thành phố trong thời gian qua. Tuy nhiên, một số tuyến đường trong khu dân cư đã xuống cấp, cần phải được cải tạo và một số tuyến đường cần được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. -Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 2,36 ha, chiếm 2,45% diện tích đất chuyên dùng. -Đất di tích lịch sử-văn hoá là1,6 ha, chiếm 1,635 diện tích đất chuyên dùng, chủ yếu là đất các đền, chùa như chùa Tiên, chùa Thành... -Đất an ninh quốc phòng 19,52 ha, chiếm 19,84% diện tích đất chuyên dùng. -Đất khai thác khoáng sản 1 ha, chiếm 1,02% diện tích đất chuyên dùng -Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 5,62 ha, chiếm 5,71% diện tích đất chuyên dùng 4. Hiện trạng sử dụng đất ở đô thị. Năm 2002, diện tích đất ở đô thị có 117,2 ha, chiếm 28,42% diện tích đất tự nhiên của toàn phường, bình quân đất ở đô thị 473,73m2/hộ, cao hơn mức bình quân chung của thành phố là 169,04m2/hộ. Nhìn chung cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống điện... và hạ tâng xã hội như giáo dục, thể thao, ytế, chợ, công viên cây xanh ...đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. 5. Hiện trạng đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá. Năm 2002 diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá còn 32,13 ha, chiếm7,79% diện tích đất tự nhiên, trong đó; -Đất bằng chưa sử dụng 0,5ha, chiếm 1,56% diện tích đất chưa sử dụng và sông suối ,núi đá. -Sông suối 30,4 ha, chiếm 94,62% diện tích đất chưa sử dụng và sông suối và núi đá. -Núi đá không có rừng cây 1,03ha, chiếm 3,21% diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá. -Đất chưa sử dụng khác 0,2 ha, chiếm 0,61% diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá. III. Biến động đất đai. Trước năm 1995, việc theo dõi biến động đất đai chưa được quan tâm đúng mức nên chưa nắm được quy luật và nguyên nhân biến động diện tích đất đai qua từng năm, từng thời kỳ. Thực hiện chỉ thị 364/CT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là thủ tướng chính phủ), chỉ thị 382/CT-ĐC về việc tiến hành tổng kiểm kê đất đai năm1995, công tác theo dõi biến động đất đai đã được tiến hành và thu được kết quả sát với thực tế, phản ánh đúng tình hình biến động đất đai qua các thời kỳ. 1. Biến động diện tích đất tự nhiên Trong giai đoạn 1996-2002 diện tích đất tự nhiên của phường tăng 2,46 ha (0,6%) . Nguyên nhân do chuẩn hoá lại địa giới hành chính các cấp theo chỉ thị 364/CP của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ) và do đo đạc, tính toán thống kê lại diện tích đất đai của các đợt Tổng kiểm kê đất đai (theo chỉ thị 382/CT-ĐC về tổng kiểm kê đất đai năm 1995 và chỉ thị 24/1999/CT-TTg về tổng kiểm kê đất đai năm 2000). 2. Biến động các loại đất. a. Bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100837.doc
Tài liệu liên quan