MỤC LỤC
I.Giới thiệu chung về công ty. 1
2.Nguồn vốn của công ty. 5
3.Nhiệm vụ của công ty. 5
4.Trách nhiệm và quyền hạn của công ty. 6
5.Mạng lưới của công ty. 7
II.Hoạt động chính của công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh. 8
III.Những mặt hàng xuất khẩu chính của công ty. 8
1.Xuất khẩu. 9
2.Nhập khẩu. 9
IV. Định hướng đề tài 11
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp
Giới thiệu về công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh.
Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh.
Tên giao dịch: Quảng Ninh IMPORT-EXPORT company.
Tên đối ngoại: QUNIMEX.
Địa chỉ: 86-Lê Thánh Tông-Thành phố Hạ Long –Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.852302 – 033.825642
Fax: 84.33.25516.
I.Giới thiệu chung về công ty.
1.Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển .
Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh được thành lập theo quyết định số 128/BNT/QĐ-TCCB ngày 27-3-1964 của Bộ ngoại Thương thành “Công ty xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh”. Trong giai đoạn này nhiệm vụ của công ty là tổ chức sản xuất khai thác thu mua hàng xuất khẩu cho các Tổng công ty thuộc Bộ Ngoại Thương buôn bán trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu với tỉnh Quảng Đông.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là lâm, hải sản, khoáng sản như: quế, hồi, ba ba, tôm, mực, than, gỗ đặc sản,…và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: mành trúc, chiếu cói, thảm đay,…Nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng phục vụ các ngành sản xuất, tiêu dùng trong nước và an ninh quốc phòng.
Đến năm 1975 công ty đổi tên thành “Công ty Liên hiệp xuất khẩu Quảng Ninh” đây là thời kì sản xuất kinh doanh trong cơ chế bao cấp.Trong thời gian này công ty có trách nhiệm là khôi phục và củng cố ngành Ngoại thương của tỉnh sau thời gian dài chiến tranh. Công ty sẽ khai thác mọi tiềm năng về tài nguyên nh: đất đai, rừng, biển,…để phục vụ cho việc xuất khẩu. Chuẩn bị cơ sở vật chất và thực hiện tốt các kế hoạch 5 năm. Duy trì và phát triển những mặt hàng thế mạnh của địa phương có lợi thế về xuất khẩu như lâm sản, hải sản…Xây dựng các mặt hàng chủ lực, có doanh sè cao và ổn định
Sau một thời gian hoạt động đến năm 1980 công ty lại đổi tên thành “công ty Liên hợp xuất nhập khẩu Quảng Ninh” với quy mô lớn và phân chia chức năng nhiệm vụ về các huyện, thị xã trong tỉnh .Với các phòng ban chính với nhiệm vụ tham mưu, quản lý,…thì đặt ở trụ sở của công ty.
Tháng 7/1984 công ty tiến hành bàn giao phân cấp các trạm ngoại thương ở các huyện, thị xã về cho chính quyền huyện, thị xã quản lý.Trong giai đoạn này là khai thác năng ở các địa phương, đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu.Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng:than, quế, thảo quả, sa nhân,tùng hương, tắc kè…chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng sang Hồng Kông và các nước XHCN. Đặc biệt công ty còn đầu tư xây dựng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực nh: hàng thủ công mỹ nghệ, than,…và các vùng chuyên canh.
Nhập khẩu các mặt hàng nh:gạo, phân đạm, tàu thuyền,… và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác.
Từ năm 1986-1993 đây là thời kì công ty sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khủng hoảng và khó khăn của nền kinh tế, bước đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.Công ty tiếp tục cải cách mô hình tổ chức theo 2 khối :
Khối văn phòng công ty gồm các phòng ban.
Khối các đơn vị trực thuộc.
Trong giai đoạn này công ty chú trọng tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực với chất lượng cao, số lượng lớn và ổn định và mở rộng xuất khẩu thêm một số mặt hàng mới: chè, lạc nhân, song mây, riêng hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng giảm. Hàng nhập khẩu chủ yếu là mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước nh: ô tô, xe máy,…
Đến năm 1993 công ty đổi tên thành “ Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh “ với tên đối ngoại là: QUNIMEX.Từ 1993-1998 thời kì phục hồi và phát triển. ở thời kì này công ty còn mở thêm một số loại hình xuất khẩu ngoài hình thức xuất khẩu trực tiếp như:tạm nhập tái xuất,…đạt hiệu quả kinh doanh cao.Tuy nhiên những năm này hoạt động của công ty còn đơn điệu mới chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ. Đến năm 1998 trước biến động mạnh mẽ ở thị trường trong và ngoài nước và cuộc khủng hoảng kinh tế công ty đã đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mở rộng các hoạt động mới nh:chế biến hảI sản xuất khẩu, dịch vụ du lịch,…thực hiện đổi mới quản lí tài chính, nhân lực…các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phó.
Từ 1999 đến nay, đây là giai đoạn tăng tốc phát triển, tăng tính hiểu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây là giai đoạn phát triển, mở rộng các hoạt động, tiến hành đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc.Đẩy mạnh đầu tư trung, dài hạn váo các dự án nhằm khai thác các tiềm năng của địa phương, tìm hướng mở rộng và phát triển ra bên ngoài nhằm tăng tính hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo sự ổn định lâu dài và tăng tốc độ phát triển.
Thực hiện quyết định số 1775 QĐ/UB ngày 10/6/2003về việc phê duyệt sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước của UBND tỉnh Quảng Ninh, công ty đã tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp.công tác sắp xếp lao động được triển khai một cách dân chủ, công khai và đúng quy trình.Công tác kiêm kê tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp được tiến hành nghiêm túc, đúng hưỡng dẫn của các ban ngành liên quan. Đến nay công ty là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh cổ phần hóa đợt này và đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông,thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động, đồng thời bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty.
Năm 2004 công ty chính thức chuyển đổi hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.Mặc dù bước vào hoạt động theo mô hình mới trong lúc tình hình thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, nên hoạt động kinh doanh của công ty gặp một số khó khăn nhất định.Nhưng với truyền thống đoàn kết vượt mọi khó khăn, ý chí quyết tâm chủ động, sáng tạo, phát huy nội lực, tháo gỡ khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm 2004, đồng thời tích cực triển khai các phương án sản xuất kinh doanh, duy trì và đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua trên diện rộng, có chiều sâu tạo không khí phấn khởi, đoàn kết hăng hái lao động sản xuất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005.
Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 tương đối thuận lợi :các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao,phương thức quản lý luôn được đổi mới, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, đảm bảo được việc làm, thu nhập, thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với người lao động, duy trì tốt các phong trào tự quản an ninh trật tự, an toàn lao động,tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động xã hội.
Phương hướng năm 2006:
-Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp cả về hình thức lẫn nội dung đặc biệt là công tác quản lý.
- Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đúng đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Tích cực nghiên cứu đón bắt thời cơ, mở rộng thị trường,khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời tiếp tục đầu tư chính, chiều sâu vào các ngành mòi nhọn.
- Phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển yêu cầu của doanh nghiệp.
Trải qua nhiều thập niên hoạt động, Công ty không ngừng phát triển và ngày càng mở rộng thêm các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố và tiến hành hợp tác với nhiều nước trên thế giới và thu được nhiều kết quả.
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty ngày càng được đổi mới và được trang bị những thiết bị tiên tiến. Công ty có nhiều trụ sở và văn phòng đại diện: Thành phố Hải Phòng, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ,chi nhánh ở Vĩnh Phóc,…Trong hoạt động sản xuất và kinh doang, công ty luôn lấy chữ “tín” và tuân theo nguyên tắc “Bình đẳng đôi bên cùng có lợi” trong quan hệ với khách hàng
Trải qua quãng thời gian dài tồn tại và phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, hình thành và phát triển trong giai đoạn khó khăn của đất nước nhưng công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh cũng đã khẳng định được tên tuổi của mình ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Với cách thức tổ chức bộ máy quản lý tiên tiến gọn nhẹ, với đội ngò cán bộ công nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm và ý thức tổ chức kỉ luật tốt nên công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng phát triển và giàu đẹp.
2.Nguồn vốn của công ty.
Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập .Khi thành lập công ty, vốn nhà nước giao cho là:
Vốn cố định: 10 tỷ 3 trăm triệu đồng.
Vốn lưu động: 7 tỷ 3 trăm triệu đồng.
Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên phải có trách nhiệm bảo vệ và quản lý vốn, tài sản của nhà nước giao cho công ty.Toàn bộ vốn,tài sản của nhà nước phải được hoạch toán đúng, đủ theo quy định của điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước.
Ngoài phần kế hoạch, căn cứ vào nhu cầu cụ thể của thị trường, công ty được quyền mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn vật tu, lao động tự cân đối theo kế hoạch của mình.
3.Nhiệm vụ của công ty.
a.Nhiệm vô chung.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh
- Kinh doanh theo đúng ngành nghề mà công ty đã đăng kí và đúng với mục đích hoạt động của công ty.
- Bảo toàn,phát triển nguồn vốn của nhà nước giao cho hoạt động khi thành lập công ty và phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhà nước như: đóng thuế,…
- Phải chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty
- Bảo vệ Công ty, phải đảm bảo an toàn sản xuất và kinh doanh, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự ,thực hiện nghĩa vụ quốc phòng.
b.Nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh.
-Tổ chức khai thác các mặt hàng, mở rộng các hình thức bán buôn, bán lẻ, mở các đại lý của công ty để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư và phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Mở rộng liên doanh liên kết với các tổ chức xuất nhập khẩu trong nước cũng như nước ngoài.
- Xuất khẩu những mặt hàng trong nước mà các tổ chức nước ngoài có nhu cầu.
-Nhập khẩu những hàng hóa có nhu cầu ở trong nước và những mặt hàng nước ta chưa sản xuất được.
-Gia công chế biến nông, lâm sản,thực phẩm xuất khẩu.
-Sản xuất, gia công các loại hàng thủ công, mỹ nghệ chất lượng tốt, mẫu mã đẹp phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
4.Trách nhiệm và quyền hạn của công ty.
Công ty có quyền về sử dụng tài sản, hoàn thiện cơ cấu tài sản để phù hợp với nhu cầu của ngành nghề kinh doanh. Công ty có quyền tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty có quyền kí kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế nhà nước.
Có quyền nhượng bán, cho thuê tài sản cố định không dùng hoặc chưa dùng đến.Việc nhượng bán phải có công văn gửi cấp trên và được sự đồng ý của cấp trên.
Công ty có quyền lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh sao cho có thể đạt kết quả cao.
Công ty có quyền tuyển lao động theo yêu cầu của công việc và có quyền cho thôi việc nếu lao động đó vi phạm quy định của công ty.
Công ty có quyền lập bảng lương, tiền thưởng theo quy định của công ty. Công ty có quyền thưởng cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào có đóng lớn cho công ty. Công ty có quyền lùa chọn hình thức trả lương cho công nhân.
Công ty có trách nhiệm bồi dưỡng, đào tạo đội ngò cán bộ,công nhân viên có trình độ, có năng lực có khả năng tiếp nhận những công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với quá trình đổi mới và phát triển của công ty.
Công ty có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên.
Công ty phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh,đổi mới phương thức sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
5.Mạng lưới của công ty.
Công ty có một mạng lưới chi nhánh rộng, mở ở nhiều địa phương, tỉnh, được tổ chức chặt chẽ. Đây là cơ sở quan trọng quyết định sự thành công của công ty ngày hôm nay. Với mạng lưới chi nhánh rộng nên công ty dễ dàng thu mua hàng hóa, thuận tiện cho việc trao đổi và kinh doanh buôn bán nhiều mặt hàng.
+ Bé máy giúp việc cho Giám đốc:
Phòng kế hoạch tổng hợp.
Phòng kinh doanh.
Phòng kế toán tài vụ.
Phòng tổ chức cán bộ.
Phòng tổ chức hành chính tổng hợp.
+ Các công ty, xí nghiệp thành viên.
Công ty xuất nhập khẩu nông lâm khoáng sản.
Công ty xuất nhập khẩu Miền Đông.
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp.
Công ty dịch vụ du lịch Bạch Đằng.
Xí nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Yên Hưng.
+ Các chi nhánh, đại diện.
Chi nhánh Hà Nội.
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Vĩnh Phóc.
Đại diện tại thành phố Hải Phòng.
Đại diện tại Móng Cái – Quảng Ninh.
II.Hoạt động chính của công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh.
Tổ chức sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng : nông sản, hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ.
Nhập khẩu thiết bị máy móc và hàng tiêu dùng. Kinh doanh trong nước theo hình thức bán buôn, bán lẻ, mở các đại lý, chi nhánh,…
Kinh doanh dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng đại diện,…
Liên doanh đầu tư, phát triển thương mại, du lịch và xản xuất hàng hóa.
Kinh doanh với thị trường Trung Quốc.
III.Những mặt hàng xuất khẩu chính của công ty.
Ngoài việc sản xuất, bán buôn, bán lẻ ở tỉng Quảng Ninh và trong nước thì công ty cũng tiến hành xuất nhập khẩu những lô hàng lớn, có giá trị ra nước ngoài. Thị trường chính của công ty đó là: Trung quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Tây Âu,…Với cách thức giao dịch gọn nhẹ, nhanh chóng, uy tín, chặt chẽ Công ty đã tạo được Ên tượng tốt cho khách hàng và có được những bạn hàng thân thiết.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty trong thời gian qua là: cao su, cà phê, đá quý, hàng dệt may, hạt điều,… các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ.
Với việc sản xuất, buôn bán nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại với nhiều hình thức kinh doanh và có một hệ thống chi nhánh cơ sở phân bố rộng khắp cả nước Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh ngày càng lớn mạnh và càng khẳng định được vị thế, uy tín của mình ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế và tạo được sự tin tưởng cho người tiêu dùng sản phẩm của công ty là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trên thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
1.Xuất khẩu.
a.Cao su tự nhiên.
Khả năng xuất khẩu: trên 20.000tấn/năm
Thị trường chính: Trung quốc.
b.Chè.
Khả năng xuất khẩu: trên 1.000tấn/năm.
Thị trường: Trung đông, ba lan, Malaixya, Indonexia, Đài loan,…
c.Tùng hương.
Sản lượng xuất khẩu hàng năm: 1.500tấn/năm.
Thị trường: Hàn quốc, Nhật bản,Đức.
d.Quế.
Khả năng xuất khẩu: trên 400tấn/năm
Thị trường chính: Hồng kông, Hàn quốc,Nhập bản,…
e.Đất sét.
f.Đá cao lanh.
Khả năng xuất khẩu: trên 30.000tấn/năm
Thị trường chính: Indonexia,Nhập bản.
Ngoài ra công ty còn khai thác và xuất khẩu số hàng hóa như: Hoa hồi, nấm hương, vải thiều, hàng thủ công mỹ nghệ…
2.Nhập khẩu.
Nhập khẩu ô tô, lốp ô tô, xe máy, hàng điện tử, điện lạnh.
Nguyên vật liệu, phụ tùng, máy móc vật tư thiết bị.
Ban gi¸m ®èc
Gi¸m ®èc
C¸c phã Gi¸m ®èc
Phßng tham mu qu¶n lý
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Phßng kÕ to¸n
Phßng kiÓm to¸n
Phßng ®Çu t ph¸t triÓn
Phßng kinh doanh
Phßng kinh doanh 1,2,3,4
Phßng dÞch vô- du lich.
C¸c c«ng ty kinh doanh
-C«ng ty XNK
-C«ng ty XNK n«ng, l©m, kho¸ng s¶n.
-C«ng ty XNK MiÒn §«ng.
-C«ng ty dÞch vô du lÞch B¹ch §»ng.
XÝ nghiÖp s¶n xuÊt kinh doanh.
-XÝ nghiÖp chÕ biÕn hµng XK Yªn Hng
-XÝ nghiÖp thñ c«ng mü nghÖ XK
C¸c chi nh¸nh,v¨n phßng ®¹i diÖn
-chi nh¸nhTP Hµ Néi
-Chi nh¸nh TP Hå chÝ Minh
-Chi nh¸nh VÜnh Phóc
-V¨n phßng ë H¶i Phßng
-V¨n phßng ë H¶i Ninh
IV. Định hướng đề tài
Đề tài : Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp.
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
Lời mở đầu.
Chương I : Mét số vấn đề chung về xuất khẩu và phân tích thống kê hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
I.Những vấn đề chung về xuất khẩu.
1.Khái niệm về xuất khẩu.
2.Các hình thức xuất khẩu.
3.Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
4.Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
II.Vai trò của xuất khẩu hàng hàng hóa và dịch vụ.
III.Phân tích thống kê hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
1.Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .
2.Các phương pháp phân tích thống kê.
Chương II : Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.
I.Khái quát chung về công ty.
II.Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Chương III : Những kiến nghị và giải pháp.
Nguồn số liệu(báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế toán)
Kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cãi của công ty XNK Quảng Ninh.
Năm
Tổng k/ngạchXK
hàng TCMN
(USD)
Trị giá XK hàng mây, tre, cãi(USD)
1999
126790
12100
2000
89920
13680
2001
128620
20760
2002
145150
11480
2003
124840
9740
2004
135040
12850
Tổng
750360
80610
Kim ngạch xuất khẩu hàng sơn mài của công ty XNK Quảng Ninh.
Năm
Tổng k/ngạchXK
hàng TCMN
(USD)
Trị giá XK hàng sơn mài (USD)
1999
126790
3620
2000
89920
17290
2001
128620
11150
2002
145150
7490
2003
124840
23590
2004
135040
22980
Tổng
750360
86120
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của công ty XNK Quảng Ninh.
Năm
Tổng k/ngạchXK
hàng TCMN
(USD)
Trị giá XK hàng gốm sứ (USD)
1999
126790
19280
2000
89920
16750
2001
128620
34730
2002
145150
50440
2003
124840
45780
2004
135040
45260
Tổng
750360
212240
Kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren của công ty XNK Quảng Ninh.
Năm
Tổng k/ngạchXK
hàng TCMN
(USD)
Trị giá XK hàng thêu ren (USD)
1999
126790
28630
2000
89920
18050
2001
128620
14530
2002
145150
16160
2003
124840
19010
2004
135040
25850
Tổng
750360
122230
Kim ngạch xuất khẩu hàng thảm của công ty XNK Quảng Ninh.
Năm
Tổng k/ngạchXK
hàng TCMN
(USD)
Trị giá XK hàng thảm (USD)
1999
126790
37310
2000
89920
4550
2001
128620
12340
2002
145150
9540
2003
124840
11580
2004
135040
6020
Tổng
750360
81340
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác của công ty XNK
Quảng Ninh.
Năm
Tổng k/ngạchXK
hàng TCMN
(USD)
Trị giá XK hàng TCMN khác (USD)
1999
126790
25850
2000
89920
19600
2001
128620
35110
2002
145150
50040
2003
124840
15140
2004
135040
22080
Tổng
750360
167820
Kim ngạch xuất khẩu sang Châu á -Thái Bình Dương
Đơn vị: USD
Năm
Tổng KN xuất khẩu hàng TCMN
Giá trị XK sang Châu á - TBD
1999
126790
31120
2000
89920
37800
2001
128620
44370
2002
145150
45050
2003
124840
40440
2004
135040
48210
Tổng
750360
246990
Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản
Đơn vị: USD
Năm
Tổng KN xuất khẩu hàng TCMN
Giá trị XK sang Nhật Bản
1999
126790
1670
2000
89920
6900
2001
128620
11430
2002
145150
6220
2003
124840
8060
2004
135040
15880
Tổng
750360
50160
Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan
Đơn vị: USD
Năm
Tổng KN xuất khẩu hàng TCMN
Giá trị XK sang Đài Loan
1999
126790
12590
2000
89920
15670
2001
128620
14470
2002
145150
15920
2003
124840
8370
2004
135040
3890
Tổng
750360
70910
Kim ngạch xuất khẩu sang Tây – Bắc Âu.
Đơn vị: USD
Năm
Tổng KN xuất khẩu hàng TCMN
Giá trị XK sang Tây-Bắc Âu
1999
126790
24670
2000
89920
24190
2001
128620
33860
2002
145150
50650
2003
124840
64500
2004
135040
61160
Tổng
750360
259030
Kim ngạch xuất khẩu sang Đông Âu-SNG
Đơn vị: USD
Năm
Tổng KN xuất khẩu hàng TCMN
Giá trị XK sang Đông Âu-SNG
1999
126790
55340
2000
89920
4600
2001
128620
6950
2002
145150
24410
2003
124840
1980
2004
135040
1920
Tổng
750360
95200
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác
Đơn vị: USD
Năm
Tổng KN xuất khẩu hàng TCMN
Giá trị XK sang thị trường khác
1999
126790
1400
2000
89920
760
2001
128620
17540
2002
145150
2900
2003
124840
1490
2004
135040
3980
Tổng
750360
28070
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 208.doc