MỤC LỤC TRANG
ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
Lời nói đầu
Chương I: Một số nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển tại Công ty xây dựng Lũng Lô
1. Sự hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
3. Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty
3.1 Tổng quát về bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty
4. Kết quả hoạt động của Công ty
Chương II: Thực trạng về hoạt động quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Lũng Lô
I. Khái quát tình hình tài chính
1. Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận
2. Kết cấu tài sản
3. Nguồn tài trợ kinh doanh
3.1 Tỷ suất tự tài trợ
4. Khả năng thanh toán
II. Thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng Lũng Lô
1. Cơ cấu tài sản cố định
2. Công tác khấu hao thu hồi vốn cố định
3. Công tác đổi mới Tài sản cố định
4. Tình trạng kỹ thuật của Tài sản cố định
5. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định
III. Hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây dựng Lũng Lô
1. Cơ cấu tài sản lưu động
2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3. Hoạt động quản lý và thu hồi công nợ
4. Hoạt động quản lý trong khâu sản xuất
Kết luận
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Về công tác quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên nội trú.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy các phòng ban chức năng không trực tiếp chỉ huy quản lý Xí nghiệp nhưng có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất các quy trình tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật các chế độ quản lý tại Xí nghiệp, ở các Xí nghiệp có bộ máy quản lý theo hình thức trực tuyến, chức năng cụ thể được thể hiện ở sơ đồ sau.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP
Ban giám đốc Xí nghiệp
Phòng kinh tế kế hoạch kỹ thuật vật tư
Phòng tổ chức lao động tiền lương
Phòng kế toán tài vụ thống kê
Đội công trình
Đội công trình
Đội công trình
Đội công trình
Đội công trình
Các phòng ban chức năng của Xí nghiệp chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc, các đội công trình được thành lập tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ của đơn vị.
4. Kết quả hoạt động của Công ty xây dựng Lũng Lô trong thời kỳ gần đây.
Tuy Doanh nghiệp mới thành lập nhưng Công ty xây dựng Lũng Lô đã tạo được cho mình một uy tín lớn mà không phải Doanh nghiệp xây dựng nào cũng có được. Với trang thiết bị cơ giới hoá đa dạng và hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, lưc lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, Công ty xây dựng Lũng Lô đã thi công xây dựng các công trình xây dựng cao tầng, các công trình giao thông đường, cầu, cảng, công trình ngầm, sân bay, thi công các công trình thủy lợi và lắp đặt đường bay, trạm biến thế trong phạm vi cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực thi công nền móng mặt đường cao tốc, các công trình đường sân bay quốc phòng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra phát huy thế mạnh của binh chủng công binh, Công ty còn làm tốt công tác khảo sát dò tìm và xử lý bom mìn vật nổ làm sạch môi trường.
Trong những năm qua Công ty đã tham gia xây dựng và hoàn thành nhiều công trình, các công trình bàn giao được chủ đầu tư đánh giá đạt chất lượng tốt và thi công đúng tiến độ. Dưới đây là một số công trình Công ty đã và đang thi công.
STT
Tên công trình
Giá trị sản lượng (tr.đ)
1
Thi công âu tầu bến đậu tầu cho đảo Bạch long vĩ
1.240.000
2
Thi công đường nhà máy thủy điện Hàm thuận
8.000
3
Mở đường đá Chinfon – Hải phòng
26.180
4
Thi công đường Cubai – Quảng trị
12.500
5
Thi công cầu Đền cờn – Nghệ an
6.700
6
Thi công đường hầm Xuân nghi
2.000
7
Nạo vét đường cảng Sakỳ
5.400
8
Nạo vét sông Bằng giang – Cao bằng
12.000
9
Thi công xây dựng đường hầm nhà máy thủy điện Đami
110.000
10
Thi công tuy nen đường hầm nhà máy xi măng Nghi sơn – Nghệ an
7.500
Bên cạnh sự giúp đỡ của Bộ quốc phòng, Binh chủng công binh, kết hợp với sự cố gắng vươn lên, Công ty xây dựng Lũng Lô đã đạt được những thành tựu khá khả quan, doanh thu và lợi nhuận của Công ty khá lớn, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên vào khoảng 1,25 triệu đồng.
Đây là những thành tích cụ thể để xem xét khả năng quản lý của Công ty ta sẽ xem xét thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Lũng Lô những năm qua.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
Trước khi đi vào xem xét thực trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta xem xét một số chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính của Doanh nghiệp trong ba năm 1997-1999
1. Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận
BẢNG 1: CHỈ TIÊU DOANH THU- LỢI NHUẬN
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2002/2001
%
chênh lệch
1.Doanh thu
110.434
349.194
216
238.760
2.Doanh thu thuần
103.115
336.227
226
233.172
3.Lợi nhuận sau thuế
3.529
11.387
222,67
7.858
Hệ số doanh lơi sau thuế(3/2)
0,034
0,0338
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2001-2002
của Công ty xây dựng Lũng Lô
Qua bảng số liệu cho thấy hai năm 2001-2002 Doanh nghiệp đều làm ăn có lãi. Trong năm 2002 tổng doanh thu tăng 216% rất lớn so với năm2001, tương đương với số tiền là 236.760tr.đ. Doanh thu thuần tăng 226%. Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, Công ty xây dựng Lũng Lô thu được khoản lợi nhuận tương đối cao, lợi nhuận sau thuế năm 2002 so với năm 2001 tăng 222,67%. Điều này chứng tỏ năm 2002 có dấu hiệu khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Nhưng hệ số doanh lợi sau thuế vẫn giảm một ít, chứng tỏ lợi nhuận sau thuế vẫn tăng chậm hơn doanh thu thuần, Doanh nghiệp cần khắc phục trong tương lai, mặt khác hệ số doanh lợi vẫn chưa cao.
2. Kết cấu tài sản
BẢNG 2: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
NĂM 2001-2002
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
Tỷ trọng %
2002
Tỷ trọng %
2001/2002
%
Chênh lệch
A. TSLĐ và ĐTNH
309.022
72,81
444.644
77,3
43,75
+135.322
B. TSCĐ và ĐTDH
115.507
27,19
130.460
22,7
12,95
+14.953
I. TSCĐ
100.117
112.852
II. ĐTDH
12.004
11.557
III. Chi phí XDCBDD
2.681
6.051
IV. Ký quỹ ký cược dài hạn
705
Tổng tài sản
424.829
575.104
33,37
+150.275
Nguồn: Báo cáo tài chính 2001-2002 của Công ty xây dựng Lũng Lô
Tổng tài sản của Công ty xây dựng Lũng Lô năm 2002 tăng 35,37 so với năm 2001 phản ánh sự mở rộng về quymô sản xuất của Doanh nghiệp. Trong năm 2002 tổng tài sản cố định tăng so với năm 2001 là 12,95 % tương ứng với số tiền 14.953 tr.đ. Trong khi đó tốc độ tăng của tài sản lưu động là 43,75% tương ứng với số tiền là 135.322 tr.đ. Như vậy Công ty cũng chưa thực sự tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Tỷ trọng tài sản cố định giảm, tuy nhiên các khoản đầu tư vào tài sản cố định vẫn tăng.
Như vậy kết quả doanh thu lợi nhuận và số liệu phản ánh quy mô tài sản của Công ty xây dựng Lũng Lô cho thấy quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là hợp lý với sự tăng lên không ngừng về quy mô đầu tư cũng như kết quả lợi nhuận thu được.
3. Nguồn tài trợ cho kinh doanh
3.1 Tỷ suất tự tài trợ
BẢNG 3: CHỈ TIÊU TỰ TÀI TRỢ
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2002/2001
%
chênh lệch
1. Nợ phải trả
370.015
521.611
+41
+151.596
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
54.814
53.493
-2,4
-1.321
3. Tổng nguồn vốn
424.829
575.104
+35,4
+150.275
Tỷ suất tự tài trợ (2/3)
13%
9,3%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2001-2002
của Công ty xây dựng Lũng Lô
Tỷ suất tài trợ của hai năm 2001-2002 đều không cao. Điều này chứng tỏ Công ty chưa có khả năng độc lập về tài chính. Công ty sử dụng nợ và chiếm dụng vốn là chủ yếu. Điều này sẽ có lợi cho Công ty, khi Công ty làm ăn có lợi nhuận trong kỳ thì lợi nhuận càng cao (sử dụng thành công hệ số nợ làm đòn bẩy tài chính) nhưng nó sẽ vô cùng bất lợi khi Công ty làm ăn thua lỗ thì thua lỗ càng nặng nề.
Qua bảng số liệu cho thấy hai năm 2001-2002 tỷ suất tự tài trợ của Công ty giảm mạnh (từ 13% xuống còn 9,3%), tuy nhiên không phải do nguồn vốn chủ sở hữu giảm nhiều mà chủ yếu là do tốc độ tăng của nợ phải trả là rất lớn (41%) tương ứng với số tiền là 151,596 triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm 2,4% tương ứng với số tiền là 1.321 triệu đồng. Điều này cho thấy Doanh nghiệp đã tăng các khoản nợ, chưa có khả năng độc lập về tài chính. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ phản ánh đặc điểm của đơn vị hạch toán độc không phụ thuộc vào đơn vị chủ quản. Nguồn vốn chủ yếu của Công ty là nợ phải trả hay nói cách khác Công ty chiếm dụng vốn là chính. Nhưng Công ty cũng bị chiếm dụng vốn (các khoản phải thu rất lớn). Đây là đặc điểm chung của các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
1.3.2 Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Để xem xét một cách cụ thể số liệu tài sản cố định có được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn một cách vững chắc hay không và Doanh nghiệp liệu có đủ khả năng thanh toán với các khoản nợ ngắn hạn cũng nhuư vốn ngắn hạn mà Doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động là bao nhiêu. Ta sẽ tiến hành phân tích đánh giá vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên qua hai giai đoạn 2001-2002. Trước hết nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn Doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm : hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên qua hai năm tại Công ty xây dựng Lũng Lô như sau:
BẢNG 4:
Chỉ tiêu
2001
2002
Phần thu (1)
111.193
185.761
Hàng tồn kho(2)
145.830
237.609
Nợ ngắn hạn (3)
366.241
512.658
Nhu cầu VLĐ thường xuyên (1+2+3)
-109.218
-89.288
Nguồn: Báo cáo tài chính 2001-2002 của Công ty xây dựng Lũng Lô
Ta nhận thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong hai năm qua của Công ty xây dựng Lũng Lô nhỏ hơn 0. Chứng tỏ các nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của Doanh nghiệp, không cần thiết phải nhận thêm các nguồn vốn ngắn hạn nữa. Điều này chủ yếu là do khoản phải thu người bán trong khoản mục nợ ngắn hạn phát sinh rất lớn, đối với các Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh khác thì việc dư thừa nguồn vốn ngắn hạn có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh kéo dài các chi phí phát sinh vì tỷ trọng các khoản phải trả của Công ty xây dựng Lũng Lô trong tổng số nguồn vốn ngắn hạn rất lớn mà chi phí không đáng kể nên điều này chưa đáng lo ngại lắm. Tuy nhiên Công ty xây dựng Lũng Lô cũng nên chú ý phân bổ hợp lý mức chiếm dụng giữa các nhà cung cấp tránh tình trạng lạm dụng quá tín dụng thương mại gây nên tình trạng quá tải cho riêng một đối tác nào đó. Ta tiếp tục xem xét vốn lưu động thường xuyên của Công ty
BẢNG 5: VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
Chỉ tiêu
2001
2002
TSCĐ (1)
115.507
130.460
Vốn chủ sở hữu(2)
54.814
53.493
Nợ dài hạn (3)
2.767
7.750
Nhu cầu VLĐ thường xuyên (2+3-1)
-57.926
-69.217
Nguồn: Báo cáo tài chính 2001-2002 của Công ty xây dựng Lũng Lô
Vốn lưu động thường xuyên của Công ty nhỏ hơn không cả hai năm qua. Cho nên tài sản cố định của Công ty không được tài trợ một cách vững chắc. Công ty cần tăng nguồn vốn dài hạn và vốn chủ sở hữu trong những năm tới để tài sản cố định được tài trợ một cách vững vàng hơn, là nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Tóm lại tình hình tài chính của Công ty chưa được lành mạnh tuy đã có khả quan hơn trong năm 2002, nhưng Tài sản cố định vẫn chưa được tài trợ một cách vững chắc làm mất tính ổn định trong kinh doanh
4 Khả năng thanh toán
Để đánh giá một cách chính xác hơn về khả năng độc lập về tài chính ngoài việc tính toán tỷ suất tự tài trợ xem xét khả năng hoạt động thanh toán tài chính của Công ty xây dựng Lũng Lô cũng góp phần đưa ra những nhận xét đầy đủ về khả năng tài chính của Công ty xây dựng Lũng Lô
BẢNG 6: CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ NĂM 2001-2001
Chỉ tiêu
2001
2002
1
Tổng tài sản
424.829
575.104
2
Tổng tài sản lưu động
309.322
444.644
3
Tổng vốn bằng tiền
18.915
12.183
4
Các khoản phải thu
111.193
185.761
5
Tổng nợ phải trả
370.015
521.611
6
Tổng nợ ngắn hạn
366.241
512.658
7
Hệ số nợ (5/1)
0,87
0,91
8
Tỷ suất thanh toán hiện hành (2/6)
0,84
0,87
9
Tỷ suất thanh toán nhanh (3+4/6)
0,36
0,39
10
Tỷ suất thanh toán tức thời (3/6)
0,05
0,024
Nguồn: Báo cáo tài chính 2001-2002 của Công ty xây dựng Lũng Lô
Qua hai năm 2001-2002 hệ số nợ đã tăng ở năm 2002, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm sau đều cao hơn năm trước (trừ tỷ suất thanh toán tức thời), qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ suất thanh toán hiện hành của năm 2002 tăng hơn so với năm 2011 là 3,6% (0,87 so với 0,84), tỷ suất thanh toán nhanh tăng lên 8,3% nhưng tỷ suất phản ánh chính xác nhất khả năng thanh toán là tỷ suất thanh toán tức thời đã giảm 0,52% (0,024 so với 0,05). Tuy vậy các chỉ tiêu thanh toán đều quá thấp so với lý thuyết (là xấp xỉ 1 đối với tỷ suất thanh toán nhanh và lớn hơn 0,5 đối với tỷ suất thanh toán tức thời). Chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty không tốt dù nó càng ngày càng được củng cố. Như vậy Công ty bán bớt hàng hoá sản phẩm hay tích cực thu hồi các khoản phải thu giải phóng hàng tồn kho để trả nợ, đây cũng là đặc thù của các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng
Là Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng Lũng Lô chịu ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm ngành cũng như mục tiêu hoạt động, công tác cho vay nợ cũng là một bộ phận riêng nằm trong sự tác động chung đó.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chu kỳ sản xuất kinh doanh thường kéo dài, thời gian từ lúc bắt đầu tiến hành thi công hoàn thiện các hạng mục và bộ phận công trình cho tơí lúc nghiệm thu bàn giao và thanh toán giá trị công trình đã hoàn thành trung bình khoảng 2-3 năm nếu kéo dài có thể lâu hơn rất nhiều. Do vậy, không những bản thân vốn đầu tư công trình đang thi công, vốn sản xuất của các Doanh nghiệp bị ứ đọng tại các công trình đang thi công mà cả lượng tài sản lưu động phát sinh rất lớn, chủ yếu nằm trong giá trị xây dựng cơ bản dở dang và các khoản phải thu của khách hàng. Trong khi đó quá trình thanh toán được tiến hành rất chậm. Mặc dù có các khoản tạm ứng trả trước của bên A nhưng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt như tình hình tài chính của bên A, mối quan hệ giữa Công ty xây dựng Lũng Lô và bên A. Hơn nữa Công ty xây dựng Lũng Lô cũng như các Doanh nghiệp khác có thể tiến hành nhiều hợp đồng xây dựng cơ bản tại các địa bàn khác nhau. Vì vậy việc phát sinh công nợ đối với các đối tác trong quá trình sản xuất kinh doanh là điều không tránh khỏi và đã trở thành hiện tượng phổ biến.
Do đó khả năng thanh toán của Công ty xây dựng Lũng Lô còn thấp là điều dễ hiểu. Tuy nhiên khả năng thanh toán của Công ty ngày một tốt hơn và chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng rất ít so với quy mô đầu tư là minh chứng tương đối tích cực trong công tác quản lý và thanh toán nợ của Doanh nghiệp
* Nhận xét khái quát về tình hình tài chính của Công ty xây dựng Lũng Lô
Ta nhận thấy tình hình tài chính của Công ty chưa được tốt, tuy nhiên hướng phát triển của Công ty là đúng hướng. Tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận và rất lớn, Công ty đã đạt được hệ số doanh lợi tương đối cao chứng tỏ Công ty ngày càng có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực xây dựng quốc phòng. Công ty đã thực hiện tốt các công tác xử lí nơ, nhưng khả năng thanh toán chưa cao mặt khác công ty cũng chưa thưc sự độc lâp về tài chính. Trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước công ty luôn hoàn thành. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên chỉ mới phản ánh một cách khái quát tình hính tài chính của công ty. Để nghiên cứu môt cách sâu hơn về tình hình hoạt động đấu tư, quản lý cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta phải tiến hành tính toán và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
II. Thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng Lũng Lô
1. Cơ cấu tài sản cố định
Việc xem xét cơ cấu tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá tình hình quản lý và sử dụng cố định tại Doanh nghiệp. Cơ cấu Tài sản cố định cung cấp những thông tin khái quát về công tác đầu tư dài hạn của Doanh nghiệp cũng như việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất máy móc thiết bị tại Doanh nghiệp. Qua bảng cơ cấu Tài sản cố định ta có thể thấy được trọng tâm của Doanh nghiệp là lĩnh vực nào (qua số tiền đầu tư vào lĩnh vực đó). Tỷ trọng về các loại tài sản cố định trong tổng số tài sản thay đổi cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty thay đổi theo chiều hướng nào.
BẢNG 7: CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
NG 2001
Tỷ trọng
NG 2002
Tỷ trọng
1
Nhà cửa
11.827
10,1%
14.002
8,9%
2
Máy móc thiết bị
84.439
72,4%
110.124
70,2
3
CCDC quản lý
145
0,12%
210
0,13
4
Thiết bị và phương tiện vận tải
20.264
17,38%
32.432
20,77
5
Tổng Tài sản cố định
116.675
156.768
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty xây dựng Lũng Lô năm 2001-2002
Bảng cơ cấu tài sản cố định phản ánh đặc thù của lĩnh vực kinh doanh xây dựng với những khoản đầu tư dài hạn tập trung vào máy móc thiết bị (máy dò mìn, máy rải thảm, máy nén, máy xúc,… ) và phương tiện vận tải như xe ben, xe tải,…
Qua hai năm 2001-2002 ta thấy tỷ trọng của máy móc thiết bị luôn luôn cao năm 1998 máy móc thiết bị chiếm 72,4% phương tiện vận tải chiếm17,38% trong tổng số Tài sản cố định. Trong năm 1999 đầu tư vào tài sản các loại tăng lên về giá trị tuyệt đối song tỷ trọng máy móc thiết bị lại giảm chỉ còn 70,2% tỷ trọng của phương tiện vận tải là 20,77%. Sự hoạt động thay đổi trong cơ cấu tài sản cố định phù hợp với việc mở rộng phạm vi hoạt động của Công ty xây dựng Lũng Lô
Nhưng ta có thể thấy và nhận định rằng năm 1999 Công ty đã thực hiện công tác đầu tư đổi mới Tài sản cố định. Tuy nhiên các tài sản cố định là nhà cửa, phương tiện quản lý bao gồm trụ sở, văn phòng đại diện các máy và thiết bị văn phòng như máy tính, máy phô tô cóp pi, điều hoà nhiệt độ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Bởi vì những tài sản cố định này không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên Công ty xây dựng Lũng Lô cũng chỉ duy trì ỏ mức vừa đủ để đảm bảo quản lý, điều hành hoạt động của Công ty
Mặc dù có cơ cấu Tài sản cố định mất cân đối nghiêm trọng nhưng với đặc thù của một Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản sự mất cân đối lại là rất cần thiết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty xây dựng. Đây là một tình hình phổ biến đối với các Doanh nghiệp khác cùng ngành.
2 Công tác khấu hao thu hồi vốn cố định
Tại Công ty xây dựng Lũng Lô trong thời gian vừa qua việc quản lý theo dõi và thu hồi vốn cố định đã được chú ý. Công ty đã xây dựng định mức khấu hao cho Tài sản cố định hàng năm và được thể hiện trong công tác kế hoạch hoá việc thu hồi bảo toàn và phát triển vốn cố định. Trong việc xác định phương pháp khấu hao, Công ty xây dựng Lũng Lô sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để ghi giảm giá trị Tài sản cố định tuy nhiên có một số tài sản cố định có tỷ lệ hao mòn vô hình cao như trang thiết bị máy móc quản lý. văn phòng, cần thiết phải khấu hao nhanh nhằm tránh hao mòn, góp phần thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn cố định, thu hồi vốn nhanh phần lớn lượng vốn đã đầu tư vào tài sản nhằm đầu tư vào tài sản mới.
Trong việc xác định mức khấu hao Công ty xây dựng Lũng Lô đã có sự cân nhắc để đưa ra mức khấu hao phù hợp. Mức khấu hao trung một năm của tài sản phụ thuộc vào nguyên giá Tài sản cố định và số năm sử dụng ước tính. Trong quyết định 1062/TC-QĐ-CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính đã đưa ra cách phân loại những nhóm tài sản cố định kèm theo thời gian sử dụng tốiđa và tối thiểu cho tài sản thuộc các nhóm. Để ước tính số năm sử dụng tài sản, Công ty xây dựng Lũng Lô căn cứ vào đặc tính sử dụng của tài sản mà quyết định số năm cần thiết để thu hồi vốn, các tài sản có mức hao mòn vô hình và hữu hình nhanh được lựa chọn thời gian sử dụng tối thiểu và các Tài sản cố định có mức độ hao mòn ít hơn được ấn định số năm sử dụng lâu hơn, đây là sự tính toán đúng đắn và rất khoa học
Hàng năm Công ty xây dựng Lũng Lô tiến hành kiểm kê đánh giá lại Tài sản cố định hai lần vào cuối quý II và cuối quý IV, Nhờ vậy Công ty có thể kịp thời phát hiện những tài sản đã hết khấu hao hoặc chưa hết khấu hao nhưng buộc phải thanh lý từ đó có kế hoạch đầu tư sửa chữa hoặc thay thế nhằm đảm bảo tình trạng kỹ thuật năng lực sản xuất của tài sản cũngnhư phát hiện và điều chỉnh kịp thời những chênh lệch giữa sổ sách và thực trạng tài sản.
Nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm cũng được quản lý và sử dụng trong tổng nguồn vốn nhằm đầu tư mua sắm những tài sản mới.
BẢNG 8: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ KHẤU HAO
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm
2001
2002
Chuyển từ trang trước sang
2.315
7.421
Trích trong năm
19.282
15.317
Sử dụng trong năm
14.176
3.539
Chuyển sang năm sau
7.421
19.199
Nguồn: Báo cáo tài chính 2001-2002 của Công ty xây dựng Lũng Lô
3 Công tác đổi mới tài sản
Trong quá trình sản xuất kinh doanh Tài sản cố định của Doanh nghiệp thường xuyên biến động, sự tăng giảm của Tài sản cố định nói chugn và của từng loại nhóm Tài sản cố định nói riêng sẽ ảnh hưởng khác nhau đến tình hình sản xuất của Doanh nghiệp. Do đó bên cạnh việc xem xét cơ cấu Tài sản cố định người ta còn xét tới sự biến động của chúng.
BẢNG 9: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ TRONG NĂM 2002
ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
NG đầu năm
Tăng trong năm
Giảm trong năm
NG cuối năm
1
Nhà cửa
11.827
4.163
1.988
14.002
2
Máy móc thiết bị
84.439
32.759
7.074
110.124
3
CCDC quản lý
145
103
38
210
4
Thiết bị và phương tiện vận tải
20.264
16.847
4.679
32.432
5
Tổng Tài sản cố định
116.675
53.872
13.779
156.768
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty xây dựng Lũng Lô năm 2001-2002
So với đầu năm nguyên giá Tài sản cố định của Doanh nghiệp đã tăng thêm 40.039 triệu đồng. Như vậy trong năm 2002 Công ty đã tập trung vào công tác đổi mới Tài sản cố định, tất cả mọi Tài sản cố định đều tăng cho dù tỷ lệ đầu tư khác nhau. Khoản mục máy móc thiết bị được đầu tư nhiều nhất là 32.759 triệu đồng, tiếp đến là khoản mục phương tiện vận tải là 16.847 triệu đồng. Các khoản mục đều có tỷ lệ đầu tư cao. Dựa vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính quy mô của tài sản cố định tăng lên chủ yếu do mua sắmvà xây dựng mới.
Tuy nhiên các Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản khi thắng thầu thường đã có năng lực về bề dày kinh nghiệm đáng kể (điều này thường đã được thể hiện rõ trong hồ sơ dự thầu). Vì vậy khi bắt tay vào thi công công trình thì vấn đề về máy móc thiết bị phục vụ thi công tạm gác lại phía sau. Thậm chí nếu có phát sinh nhu cầu đột xuất cũng có thể đi thuê máy thi công với chi phí có thể chấp nhận được, điều quan trọng lúc này là Công ty cần đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng các nhu cầu vốn trong quá trình thi công. Do đó việc Công ty đầu tư vào Tài sản cố định khá lớn đã hợp lý hay chưa là câu hỏi mà ta cần phải xem xét
Bên cạnh việc xem xét những biến động về mặt lượng ta còn phải xét đến tình trạng kỹ thuật của Tài sản cố định, vì tình trạng cũ mới của Tài sản cố định có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và chất lượng sử dụng vốn.
4 Tình trạng kỹ thuật của Tài sản cố định
Để đánh giá tình trạng mới cũ của Tài sản cố định người ta sử dụng hệ số hao mòn Tài sản cố định
Hm = TkH/NG
Hm : Hệ số hao mòn
TkH : Tiền khấu hao
NG : Nguyên giá
Hm càng lớn, tình trạng kỹ thuật tài sản cố định càng thấp, tài sản cố định càng cũ. Qua việc đánh giá hệ số hao mòn ta có thể đánh giá được công tác đổi mới tài sản cố định tại Công ty tốt hay không.
BẢNG 10 : CHỈ TIÊU HỆ SỐ HAO MÒN CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ NĂM 2001-2002
( Đơn vị : triệu đồng )
TT
Phân loại tài sản
Nguyên giá
Khấu hao/NG
Hệ số hao mòn
chênh lệch
2001
2002
2001
2002
2001
2002
1
Nhà cửa
11.827
14.002
2.068
4.020
0,17
0,29
+0,12
2
Máy móc thiết bị
84.439
110.124
11.083
32.138
0,13
0,29
+0,16
3
CCDC quản lý
145
210
24
42
0,16
0,2
+0,04
4
Thiết bị và phương tiện vận tải
20.264
32.432
4.123
7.716
0,2
0,24
+0,04
Tổng Tài sản cố định
116.675
156.768
17.308
43.916
0,15
0,28
+0,13
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty xây dựng Lũng Lô năm 2001-2002
Số liệu trên cho ta thấy hệ số hao mòn năm 1999 cao hơn hệ số hao mòn năm 1998 chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của Tài sản cố định năm sau thấp hơn năm trước như vậy mặc dù quy mô tài sản cố định tăng lên song xét về mặt kỹ thuật công tác đổi mới tại Doanh nghiệp chưa được tốt, Doanh nghiệp có tiến hành mua sắm và xây dựng mới song vẫn còn một số Tài sản cố định cũ được sử dụng làm giảm năng lực sản xuất của Doanh nghiệp
Từ việc xem xét những biến động về mặt lượng và tình trạng kỹ thuật của Tài sản cố định ta xét đến thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng Lũng Lô
5. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng Lũng Lô
BẢNG 11 : CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ NĂM 2000-2003
( Đơn vị : triệu đồng )
Chỉ tiêu
2001
2002
Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
110.434
336.287
2. Lợi nhuận sau thuế
3.529
11.387
3. Nguyên giá Tài sản cố định bình quân
108.276
136.677
4. Vốn cố định bình quân
93.427
106.485
Hệ số sử dụng Tài sản cố định (1/3)
1,02
2,46
+1,44
Hệ số sử dụng vốn cố định (1/4)
1,18
3,16
+1,98
Hàm lượng vốn cố định (4/1)
0,85
0,32
-0,53
Hệ số sinh lời vốn cố định(2/4)
0,04
0,11
+0,07
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty xây dựng Lũng Lô năm 2001-2002
Năm 2002 so với năm 2001 hệ số suất lợi nhuận vốn cố định đã tăng lên rất nhiều tới 175% sức sản xuất Tài sản cố định cũng tăng rất nhiều tới 141% sức sản xuất của Tài sản cố định tăng 168%. Chứng tỏ Doanh nghiệp đã đầu tư Tài sản cố định một cách hợp lý tuy công tác đổi mới Tài sản cố định tại Công ty chưa được tốt.
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2002 1đ Tài sản cố định tạo ra 2,46 đ doanh thu tăng hơn năm 2001 là 1,44 đ trong khi đó 1đ vốn cố định trong năm 1999 tạo ra 0,11đ lợi nhuận tăng 0,07đ so với năm 2001. Như vậy các hệ số sử dụng Tài sản cố định đều tăng, chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định năm sau đã cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng Lũng Lô ngày càng tốt đẹp
Tóm lại những số liệu trên đã phản ánh được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo về công tác quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Lũng Lô.docx